Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 3. Ngũ Bách Kết Tập

16 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 5786)
Chương 3. Ngũ Bách Kết Tập

TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. 
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng

PHẦN THỨ TƯ
 PHẦN TẠP PHÁP

CHƯƠNG III 
Ngũ BÁCH KẾT TẬP

[966a19] Sau khi đức Thế Tôn bát-niết-bàn giữa rừng Sa-la,[1] trong khu vườn của người Mạt-la,[2] thành Câu-thi,[3] những người Mạt-la rửa xá-lợi[4] của Phật xong, dùng kiếp-bối sạch gói lại, lấy năm trăm trương điệp theo thứ tự quấn lại, để trong kim quan bằng sắt, rồi đổ đầy dầu thơm vào; sau đó để xá lợi vào giữa và đậy nắp lại. Rồi lại làm cái quách bằng gỗ, đặt kim quan vào giữa. Bên dưới chất một đống củi bằng loại gỗ thơm. Khi ấy, thủ lĩnh của người Mạt-la cầm lửa đốt. Bấy giờ, chư Thiên liền làm cho lửa tắt. Các Đại Mạt-la Tử khác lần lượt cầm cây đuốc lớn để đốt. Chư Thiên cũng đều dập tắt ngọn lửa. A-na-luật nói với những người Mạt-la rằng:

«Không cần phải khổ nhọc như vậy. Chư Thiên dập tắt lửa của các ông.»

Họ hỏi A-na-luật:

«Thưa Đại đức, vì sao Chư Thiên lại dập tắt lửa?»

A-na-luật trả lời:

«Vì Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp cùng đại tỳ-kheo gồm năm trăm vị hiện trên lộ trình đến đây, còn đang ở giữa hai nước Ba-bà và Câu-thi. Trưởng lão nghĩ rằng, ‘Ta có thể thấy được xá-lợi Phật, khi chưa thiêu hay chăng?’ Chư Thiên biết tâm niệm của Ca-diếp như vậy, cho nên đã dập tắt lửa.»

Những người Mạt-la nói:

«Đại đức A-na-luật, nay tạm đình hoãn, chìu theo ý Chư Thiên vậy.»

Bấy giờ, Ma-ha Ca-diếp cùng đại tỳ-kheo Tăng gồm năm trăm vị đang trên đường đi giữa hai nước kia, gặp một người Ni-kiền[5] cầm cành hoa mạn-đà-la[6] từ chỗ đức Thế Tôn Niết-bàn ngược chiều đi đến. Ca-diếp thấy, bèn hỏi:

«Ông từ đâu đến đây?»

Người ấy trả lời:

«Tôi từ thành Câu-thi đến.»

Ca-diếp lại hỏi:

«Có biết đức Thế Tôn của chúng tôi không?»

Trả lời:

«Biết.»

Lại hỏi:

«Nay Ngài còn tại thế chăng?»

Trả lời:

«Không còn tại thế. Nhập Niết-bàn trước đây bảy ngày rồi. Tôi từ đó cầm nhánh hoa này đến đây.»

Ca-diếp nghe rồi, không vui. Trong số đó, có những tỳ-kheo chưa ly dục, nghe đức Thế Tôn đã Niết-bàn, liền gieo mình xuống đất. Cũng như cây bị chặt gốc ngã xuống; các vị chưa ly dục này cũng lại như vậy. Khóc than rằng:

«Ôi! Đức Thiện thệ Niết-bàn sao quá sớm vậy? Ôi! Con mắt sáng của thế gian sao tắt nhanh vậy? Ôi! Chánh phápchúng ta tuân thừa sao có thể diệt tận?»

Có vị lăn tròn dưới đất. Cũng như khúc cây, các tỳ-kheo chưa ly dục này cũng lại như vậy. Than khóc sầu não rằng:

«Ôi! Đức Thiện thệ sao Niết-bàn quá sớm vậy?»

Khi ấy Bạt-nan-đà Thích tử[7] cũng ở trong chúng, nói với các tỳ-kheo:

«Thôi đủ rồi! Các Trưởng lão, đừng khóc nữa, đừng quá ưu sầu. Chúng ta nay đã thoát khỏi vị Ma-ha-la[8] ấy rồi. Lão ấy khi còn sống thường dạy chúng ta: ‘Cái này nên; cái này không nên. Phải làm điều này, không được làm điều này.’ Nay chúng ta được tự do làm theo ý muốn của mình. Muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi.»

Đại Ca-diếp nghe như vậy không vui, liền bảo các tỳ-kheo rằng:

«Hãy đứng lên! Nhanh chóng cầm y bát để kịp thời thấy xá-lợi của đức Thế Tôn trước khi chưa thiêu.»

Các tỳ-kheo nghe Ca-diếp nói liền vội vã ôm cầm y bát để đi. Đại Ca-diếp cùng năm trăm vị đến thành Câu-thi rồi, ra khỏi thành, vượt qua sông Hê-lan-nhã,[9] đến chùa Thiên quan,[10] chỗ tôn giả A-nan, nói:

«Này A-nan, tôi muốn kịp thấy xá-lợi Thế Tôn khi chưa thiêu.»

Tôn giả A-nan trả lời:

«Muốn kịp thấy xá-lợi của đức Thế Tôn khi chưa thiêu, thật là khó. Vì sao vậy? Xá-lợi đức Thế Tôn đã được tắm rửa, được bọc bằng kiếp-bối mới, rồi dùng năm trăm trương điệp tuần tự quấn lại, để trong kim quan bằng sắt, đổ đầy bằng dầu thơm, rồi để vào trong một cái quách bằng gỗ. Dưới cái quách chất một đống củi bằng cây thơm. Nay sắp sửa đốt. Cho nên khó có thể thấy được.»

Bấy giờ, Đại Ca-diếp từ từ bước đến chỗ kim quan đựng xá-lơi của Phật. Khi ấy cái quan và cái quách liền tự mở ra, chân đức Thế Tôn hiện ra. Đại Ca-diếp thấy dấu bánh xe dưới bàn chân Thế Tôn có vết bẩn, liền hỏi tôn giả A-nan:

«Nhan dung của đức Thế Tôn đoan chánh, thân thể bằng sắc vàng, ai làm bẩn dấu bánh xe dưới chân?»

Tôn giả A-nan trả lời với Đại Ca-diếp:

«Bạch Đại đức Ca-diếp, tâm người nữ[11] mềm yếu. Khi kính lễ đức Thế Tôn, người ấy khóc. Nước mắt rớt xuống đó, rồi lấy tay nắm nên làm bẩn chân đức Thế Tôn

Đại Ca-diếp nghe nói, không vui, rồi kính lễ dưới chân đức Thế Tôn. Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, chư Thiên, đại chúng cũng đều kính lễ chân đức Thế Tôn. Bấy giờ, chân đức Thế Tôn hoàn lại trong kim quan, không còn hiện nữa. Đại Ca-diếp buồn than, nói kệ, nhiễu quanh kim quan bảy vòng, rồi lửa không châm mà tự nhiên cháy.

Đại Ca-diếp, sau khi lễ hỏa thiêu xá-lợi rồi, vì nhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, kể lại rằng:

«Trên đường đi về đây, tôi nghe Bạt-nan-đà nói với các tỳ-kheo như sau: ‘Thôi đủ rồi! Các Trưởng lão, đừng khóc nữa, đừng quá ưu sầu. Chúng ta nay đã thoát khỏi vị Ma-ha-la ấy rồi. Lão ấy khi còn sống thường dạy chúng ta: Cái này nên, cái này không nên; phải làm điều này, không được làm điều này. Nay chúng ta được tự do làm theo ý muốn của mình. Muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi.’»

Đại Ca-diếp nói:

«Nay, chúng ta hãy cùng nhau luận Pháp, Tỳ ni. Chớ để cho ngoại đạo nói thêm nhiều điều, biếm nhẽ rằng, ‘Pháp và Luật của Sa-môn Cù-đàm như khói. Khi Thế Tôn ấy còn sống, mọi người cùng học giới. Nay người ấy mất rồi, không còn ai học giới nữa.’ Các Trưởng lão, nay hãy lựa chọn cá tỳ-kheo đa văn, trí tuệ, là những vị A-la-hán.»

Bấy giờ, chọn được bốn trăm chín mươi chín vị đều là A-la-hán, đa văn trí tuệ. Các tỳ-kheo đề nghị:

«Nên chọn tôn giả A-nan ở trong số này.»

Đại Ca-diếp nói:

«Chớ chọn A-nan vào trong số đó.»

Hỏi:

«Vì sao vậy?»

Đáp:

«Vì A-nan còn có ái, nhuế, bố, si. Người có ái nhuế bố si thì không nên chọn vào trong số đó.»

Khi ấy, các tỳ-kheo lại nói:

«Tôn giả A-nan là người cúng dường[12] Phật, thường đi theo Phật, đích thân thọ nhận giáo pháp từ đức Thế Tôn. Đây đó, những chỗ nghi vấn, chắc chắn tôn giả đã thưa hỏi đức Thế Tôn. Vậy nên cần được chọn vào trong số đó.»

Rồi tôn giả được chọn vào trong số.

Các tỳ-kheo đều nghĩ, «Chúng ta nên chọn chỗ nào mà tập hội để luận [967a1]Pháp và Tỳ-ni, chỗ mà ẩm thựcngọa cụ được đầy đủ không thiếu?» Tất cả đều nói, «Chỉ có thành Vương-xá là nơi mà phòng xá, ẩm thựcngọa cụ được đầy đủ dồi dào. Nay chúng ta nên đến đó tập hợp để luận Pháp và Tỳ ni.»

Bấy giờ, Đại Ca-diếp liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Các tỳ-kheo này được Tăng sai. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đến thành Vương-xá tập hội để luận Pháp và Tỳ ni. Đây là lời tác bạch

Tác bạch rồi, tất cả đều đến Tỳ-xá-ly.

Khi ấy, A-nan đang trên đường đi, nơi chỗ thanh vắng, tâm tự suy nghĩ rằng, «Ví như con trâu nghé mới sanh còn bú sữa, cùng năm trăm con trâu lớn đồng đi. Nay ta cũng như vậy. Là hàng hữu học, còn có việc phải làm,[13] mà cùng đi với năm trăm vị A-la-hán!»

Bấy giờ, các Trưởng lão đều đến Tỳ-xá-ly. A-nan cũng đang trụ tại Tỳ-xá-ly. Các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, đại thần, các bà-la-môn, ngoại đạo đều đến thăm hỏi. Mọi người tụ hội đông đảo.

Bấy giờ, có tỳ-kheo Bạt-xà Tử[14] có đại thần lực, đã đặng thiên nhãn, biết được tâm trí của người khác, suy nghĩ: «Hiện nay, A-nan cũng đang ở tại Tỳ-xá-ly. Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương đại thần, các bà-la-môn ngoại đạo đều đến thăm hỏi. Mọi người tụ hội đông đảo. Nay ta nên quán sát xem A-nan là người hữu dục hay vô dục?» Sau khi quán sát biết A-nan là người hữu dục chứ chẳng phải vô dục. Tỳ-kheo lại nghĩ, «Nay ta nên khiến cho A nan sanh tâm yểm ly.» Vì muốn khiến tôn giả A-nan sanh tâm yểm ly, nên Bạt-xà Tử liền nói bài kệ:

Dưới gốc cây chỗ khuất,

Tâm tư hướng Niết-bàn.

Tọa thiền đừng buông lung.

Nói nhiều để làm gì?

Tôn giả A-nan nghe tỳ-kheo Bạt-xà Tử nói pháp yểm ly rồi, liền ở riêng một mình, tinh tấn không buông lung, tịch nhiên, không loạn động. Đây là pháp vị tằng hữu[15] của A-nan. Bấy giờ, tôn giả A-nan ở chỗ đất trống, trải giường giây, hầu hết suốt đêm đi kinh hành, đến lúc gần sáng, khi tướng bình minh sắp xuất hiện, thân mỏi mệt, nghĩ rằng, «Nay ta quá mỏi mệt, cần ngồi một chút.» Nghĩ xong, liền ngồi; rồi nghiêng mình muốn nằm. Trong khoảnh khắc, khi đầu chưa đến gối, bỗng nhiên tâm đắc vô lậu giải thoát. Đây là pháp vị tằng hữu của tôn giả A-nan.

A-nan đắc A-la-hán rồi, liền nói kệ:

Đa văn, nói rất nhiều.

Thường hầu hạ Thế Tôn.

Đã đoạn sanh tử xong

Nay Cù-đàm[16] muốn nằm.

Các tỳ-kheo từ Tỳ-xá-ly đến thành Vương xá, nói:

«Trước khi luận Pháp và Tỳ-ni, chúng ta cần làm việc gì? Sửa soạn phòng xá, ngọa cụ trước, hay luận Pháp, Tỳ-ni trước?»

Tất cả đều nói, tu bổ phòng xá, ngọa cụ trước.

Bấy giờ, Đại Ca-diếpnhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng. Trong số này, Đà-hê-la Ca-diếp làm Thượng tọa. Trưởng lão Ba-bà-na là Thượng tọa thứ hai.[17] Đại Ca-diếpThượng tọa thứ ba. Trưởng lão Đại Châu-na là Thượng tọa thứ tư.

Bấy giờ, Đại Ca-diếp biết Tăng sự liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng tập hợp để luận Pháp Tỳ ni. Đây là lời tác bạch

Khi ấy, tôn giả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay, bạch Đại Ca-diếp:

«Tôi trực tiếp nghe từ đức Phật, ghi nhớ lời Phật có dạy rằng, ‘Từ nay về sau, vì các tỳ-kheo bỏ các giới nhỏ tiểu tiết.’»[18]

Ca-diếp hỏi A-nan:

«Ông có hỏi đức Thế Tôn, giới nào là giới nhỏ tiểu tiết hay không?»

Tôn giả A-nan trả lời:

«Lúc ấy tôi sầu ưu nên quên, không hỏi điều đó.»

Các tỳ-kheo đều nói:

«Đến đây. Tôi sẽ nói với ông, trong giới nhỏ tiểu tiết

Hoặc có vị nói, trừ bốn ba-la-di, ngoài ra là giới nhỏ tiểu tiết. Hoặc nói, trừ bốn ba-la-di và mười ba sự, ngoài ra là giới nhỏ tiểu tiết. Hoặc nói, trừ bốn ba-la-di, mười ba việc, và hai bất định, ngoài ra là giới nhỏ tiểu tiết. Hoặc nói, trừ bốn ba-la-di, mười ba việc, hai bất định, và ba mươi việc, ngoài ra là giới nhỏ tiểu tiết. Hoặc nói, trừ bốn ba-la-di, cho đến chín mươi việc, ngoài ra là giới nhỏ tiểu tiết. Đại Ca-diếp bảo các tỳ-kheo:

«Các Trưởng lão! Nay, trong chúng mỗi vị nói một cách, không biết giới nào là giới nhỏ tiểu tiết. Từ nay về sau, nên cùng nhau lập ước chế: ‘Nếu trước đây, những gì đức Phật không chế cấm thì nay không nên chế cấm. Trước đây những gì đức Phật chế cấm thì nay không nên hủy bỏ. Nên tùy thuận học tập những gì mà đức Phật đã quy định

Đại chúng đều lập chế hạn như vậy.

Đại Ca-diếp[19] nói với A-nan:

«Ông là người đầu tiên thỉnh cầu Phật độ người nữ xuất gia ở trong Phật Pháp, mắc tội đột-kiết-la. Nay nên sám hối

Tôn giả A-nan trả lời:

«Bạch Đại đức, điều này tôi không cố ý làm. Ma-ha Ba-xà-ba-đề có đại ân đối với đức Phật. Phật mẫu qua đời, nuôi nấng Thế Tôn. Bạch Đại đức, nay tôi đối với việc này, không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên xin sám hối

Đại đức Ca-diếp lại nói:

«Ông khiến Thế Tôn phải ba lần yêu cầu ông làm thị giả, mà ông nói không làm, phạm đột-kiết-la tội. Nay ông nên sám hối

Tôn giả A-nan trả lời với Đại Ca-diếp:

«Điều này, tôi không cố ý làm. Bởi vì làm thị giả Phật là việc rất khó, nên tôi nói là tôi không thể. Nay, tôi đối với việc này, không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên xin sám hối

Đại đức Ca-diếp lại nói:

«Ông vá y Tăng-già-lê cho đức Phật, dùng chân đạp để vá, mắc tội đột-kiết-la. Nay phải sám hối

A-nan trả lời Đại đức Ca-diếp:

«Điều này, tôi không cố ý làm. Chẳng phải tôi có tâm khinh mạn mà làm như vậy. Vì không có ai cầm nên tôi phải làm như vậy. Nay, tôi đối với việc này, không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên xin sám hối

Ca-diếp nói:

«Đức Thế Tôn muốn Niết-bàn, ba phen nói với ông. Ông không thỉnh đức Thế Tôn ở lại thế gian một kiếp hay hơn một kiếp, để cho vô số người được lợi ích, vì thương tưởng thế gian, vì sự an lạc cho chư thiên, nhân loại. Ông mắc tội đột-kiết-la. Nay phải sám hối

Tôn giả A-nan thưa:

«Bạch Đại đức Ca-diếp, điều này không phải tôi cố làm, mà do ma ám tâm tôi, khiến tôi không thỉnh Phật ở đời thêm nữa. Trong đây, tôi không tự thấy có tội, nhưng vì kính tín Đại đức, nên xin sám hối

Ca-diếp lại nói:

«Đức Thế Tôn bảo ông lấy nước, ông không lấy, mắc tội đột-kiết-la. Nay phải sám hối

A-nan thưa:

«Điều nầy không phải tôi cố ý làm. Nhưng vì lúc ấy có năm trăm chiếc xe đi ngang qua phía trên dòng nước, nên nước bị đục. Sợ đức Thế Tôn uống bị bệnh, nên tôi không lấy.»

Ca-diếp nói:

«Khi ấy ông lấy thì hoặc do oai thần của Phật, hoặc chư Thiên khiến cho nước được trong.»

A-nan nói:

«Trong đây, tôi không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên xin sám hối

Ca-diếp lại nói:

«Ông không thưa hỏi đức Thế Tôn, giới nhỏ tiểu tiết, là những giới nào, mắc tội đột-kiết-la. Nay nên sám hối

Ông A-nan thưa:

«Điều này, chẳng phải tôi cố ý làm, mà vì lúc ấy tôi sầu ưu, không nhớ để thưa hỏi đức Thế Tôn giới nào là giới nhỏ, tiểu tiết. Trong đây, tôi không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên xin sám hối

Ca-diếp lại nói:

«Ông không ngăn người nữ, để cho họ làm bẩn chân đức Phật. Mắc tội đột-kiết-la. Nay phải sám hối

Tôn giả A-nan thưa:

«Điều này chẳng phải tôi cố làm, mà là do người nữ tâm mềm yếu nên khi kính lễ chân Phật, [968a1] khóc chảy nước mắt, lấy tay lau, làm bẩn chân đức Phật. Trong đây tôi không tự thấy có tội. Nhưng vì kính tín Đại đức nên nay xin sám hối

Khi ấy, Đại Ca-diếp liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng hỏi Ưu-ba-ly Pháp Tỳ-ni. Đây là lời tác bạch

Khi ấy Ưu-ba-ly liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng khiến Thượng tọa Ca-diếp hỏi, tôi đáp. Đây là lời tác bạch

Đại Ca-diếp liền đặt câu hỏi:

«Giới ba-la-di thứ nhất, duyên khởi tại chỗ nào? Ai là người phạm đầu tiên?»

Ưu-ba-ly trả lời:

«Duyên khởi, đầu tiên tại Tỳ-xá-ly. Tu-đề-na Ca-lan-đà Tử là người phạm đầu tiên.»

«Giới thứ hai, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại thành Vương-xá. Tỳ-kheo Đà-ni-già,[20] con ông thợ đồ gốm, phạm đầu tiên.»

Lại hỏi:

«Giới thứ ba, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tai Tỳ-xá-ly. Tỳ-kheo bên sông Bà-cầu phạm đầu tiên.»

Lại hỏi:

«Giới thứ tư, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại Tỳ-xá-ly. Tỳ-kheo bên sông Bà-cầu phạm đầu tiên.»

Lại hỏi:

«Giới thứ nhất của Tăng tàn, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Ca-lưu-đà-di là người phạm đầu tiên.»

Như vậy, lần lượt tùy theo chỗ phát khởi đầu tiên như phần đầu đã nói.

Lại hỏi:

«Giới thứ nhất, bất định pháp, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Người phạm đầu tiên là Ca-lưu-đà-di.»

Giới thứ hai cũng vậy.

Lại hỏi:

«Ni-tát-kỳ ba-dật-đề, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo phạm đầu tiên.»

Như vậy, lần lượt, như phần đầu đã nói.

Lại hỏi:

«Ba-dật-đề, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại Thích-sí-sấu. Tỳ-kheo Tượng Lực Thích tử là người phạm đầu tiên.»

Như vậy, lần lượt, như phần đầu đã nói.

Lại hỏi:

«Ba-la-đề-đề-xá-ni duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắcduyên khởi

Thứ hai, thứ ba, thứ tư, như phần đầu đã nói.

Lại hỏi:

«Thứ nhất, chúng học pháp, duyên khởi đầu tiên ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo phạm đầu tiên.»

Như vậy, lần lượt, như phần đầu đã nói.

Giới riêng của tỳ-kheo-ni, như luật đã nói.

Lại hỏi:

«Đầu tiên cho phép thọ đại giới, duyên khởi ở chỗ nào?»

«Tại Ba-la-nại, năm tỳ-kheo.»

Lại hỏi:

«Đầu tiên cho phép thuyết giới ở đâu?»

«Tại thành Vương xá, vì các niên thiếu tỳ-kheo.»

Lại hỏi:

«Đầu tiên cho phép an cư ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo là duyên khởi

Lại hỏi:

«Ban đầu duyên khởi tự tứ ở đâu?»

«Tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo là duyên khởi

Như vậy, lần lượt hỏi cho đến Tỳ-ni Tăng nhất.

Bấy giờ, các vị tập hợp tất cả phần việc của tỳ-kheo thành một nhóm gọi là «Luật tỳ-kheo.» Phần việc của tỳ-kheo-ni thành một nhóm gọi là «Luật tỳ-kheo-ni.» Tất cả các pháp liên hệ thọ giới thành một nhóm gọi là «Kiền độ Thọ giới.» Tất cả các pháp bố-tát thành một nhóm gọi là «Kiền độ Bố-tát.» Tất cả các pháp an cư thành một nhóm gọi là «Kiền độ An cư.» Tất cả các pháp tự tứ thành một nhóm gọi là «Kiền độ Tự tứ.» Tất cả các pháp liên hệ sử dụng da thuộc thành một nhóm gọi là «Kiền độ Da thuộc.» Tất cả các pháp liên hệ y phục thành một nhóm gọi là «Kiền độ Y.» Tất cả các pháp liên hệ sự dùng thuốc thành một nhóm gọi là «Kiền độ Dược.» Tất cả các pháp liên hệ Ca-thi-na y thành một nhóm gọi là «Kiền độ Ca-thi-na y.» Hai bộ luật, tất cả những Kiền độ, Điều bộ, Tỳ-ni Tăng nhất, tập hợp lại gọi là «Tỳ-ni tạng.»

Bấy giờ, Đại Ca-diếp liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng hỏi A-nan Pháp Tỳ ni. Đây là lời tác bạch

Khi ấy, tôn giả A-nan liền tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng khiến Đại Ca-diếp hỏi, tôi trả lời. Đây là lời tác bạch

Đại đức Ca-diếp liền hỏi A-nan:

«Kinh Phạm động[21] được nói ở chỗ nào? Tăng nhất,[22] nói ở đâu? Tăng thập,[23] nói tại chỗ nào? Kinh nói về việc thế giới thành bại,[24] nói ở đâu? Kinh Tăng-kỳ-đà,[25] nói ở chỗ nào? Kinh Đại nhơn duyên,[26] nói ở đâu? Kinh Thiên đế Thích hỏi,[27] nói ở đâu?»

Tôn giả A-nan đều trả lời như được nói trong Kinh Trường A-hàm.

Các vị liền tập hợp tất cả các kinh dài lại gọi là «Trường A-hàm», tất cả kinh trung gọi là «Trung A-hàm.» Từ một việc, cho đến mười việc; từ mười việc cho đến mười một việc gọi là «Tăng nhất.» Nhặt lượm[28] những điều liên quan đến tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, chư Thiên, Đế Thích, Ma, Phạm vương, tập lại gọi là «Tạp A-hàm.»

Như thị sanh kinh,[29] Bổn kinh,[30] Thiện nhơn duyên kinh,[31] Phương đẳng kinh,[32] Vị tằng hữu kinh,[33] Thí dụ kinh,[34] Ưu-bà-đề-xá kinh,[35] Cú nghĩa kinh,[36] Pháp cú kinh,[37] Ba-la-diên kinh,[38] Tạp nan kinh,[39] Thánh kệ kinh[40]: các kinh như vậy tập hợp lại thành Tạp tạng. Có nạn không nạn ràng buộc tương ưng với nhau, tập hợp lại thành A-tỳ-đàm tạng. Bấy giờ, những lời dạy của đức Phật được tập hợp lại thành Ba tạng. 

Bấy giờ, Trưởng lão Phú-la-na[41] nghe tại thành Vương-xá, có năm trăm vị A-la-hán cùng nhau tập hợp Pháp Tỳ-ni, liền cùng năm trăm vị tỳ-kheo, đến thành Vương-xá, chỗ Đại Ca-diếp nói:

«Tôi nghe Đại đức cùng năm trăm vị A-la-hán cùng nhau tập hợp Pháp Tỳ-ni, tôi cũng muốn dự nghe pháp

Đại Ca-diếp, vì nhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng vì số tỳ-kheo này hỏi lại Ưu-ba-ly, cho đến tập hợp thành Ba Tạng như trên đã nói.

Phú-la-na thưa Đại đức Ca-diếp rằng:

«Tôi nhất trí tất cả, chỉ trừ tám việc.[42] Thưa Đại đức, chính tôi nghe từ đức Phật và nhớ kỹ không quên, đức Phật cho phép: ngủ với thức ăn, nấu thức ăn trong giới, tự mình nấu thức ăn, tự mình lấy thức ăn, thọ thực lúc sáng sớm, từ người kia mang thức ăn đến, nếu có tạp quả, hoặc nước trong ao chảy ra mà có vật có thể ăn được thì được ăn. Tám trường hợp trên Phật đều cho phép không làm pháp dư thực mà được ăn.»

Đại Ca-diếp trả lời:

«Thật đúng như lời Thầy nói. Đức Thế Tôn vì lúc mất mùa, lúc gạo khan hiếm, nhơn dân đói khổ, khất thực khó, đã từ mẫn đối với tỳ-kheo nên cho phép tám việc như vậy. Khi nào được mùa lúa gạo đầy đủ thức ăn nhiều thì Phật liền chế cấm, không cho phép làm như vậy.»

Phú-la-na lại nói:

«Thưa Đại đức Ca-diếp, đức Thế Tôn là bậc Nhất thiết tri kiến, không bao giờ cấm rồi lại mở; mở rồi lại cấm.»

Đại Ca-diếp trả lời:

«Vì đức Thế Tôn là bậc nhất thiết trí kiến nên mới cấm rồi lại mở, mở rồi lại cấm. Này Phú-la-na, chúng ta nên lập chế ước như vầy: Những gì đức Phật không cấm thì không nên cấm. Những gì đức Phật chế cấm thì không nên hủy bỏ. Nên tùy thuận học tập những chế giới của đức Phật.»[43]

Tại thành Vương xá, năm trăm vị A-la-hán, cùng nhau kiết tập Pháp Tỳ-ni, cho nên gọi là: «Tập Pháp Tỳ ni ngũ bách nhơn.»


[1] Sa-la lâm 娑羅林. Pali: sālavana. Khu rừng của những cây sa-la, chỗ Phật nhập niết-bàn. Trương A-hàm 4 (T01n1 tr.24b26): «Bấy giờ Thế tôn ở tại Câu-thi-na-kiệt, rừng Sa-la, giữa cặp cây sa-la» Cf. D. ii. 137: iṅgha me tvaṃ antarena yamaka-sālānaṃ uttara-sīsakaṃ mañcakaṃ paññāpehi, «A-nan, hãy dọn gường nằm cho Ta giữa cặp cây sa-la, đầu hướng về phía bắc.» Phiên dịch danh nghĩa 3 (T54n2131, tr.1100b18): Sa-la, đây gọi là kiên cố 堅固... vì đông cho đến hạ không thay đổi…Hoa nghiêm âm nghĩa dịch là cao viễn 高遠…» Cây mọc từng cặp, nên gọi là sa-la song thọ 娑羅雙樹; Pali: yamaka-sālā.

[2] Mạt-la 末羅. Tên của một bộ tộc lớn thời Phật. Hán dịch là «lực sĩ.» Bộ tộc này chia làm hai nhánh. Một đóng thủ phủ ở Pāvā (Ba-hoà hay Ba-bà) và một ở Kusināra (Câu-thi-na). Trường A-hàm 4, đã dẫn: «Phật bảo A-nan, ngươi hãy vào Câu-thi-na-kiệt báo cho những người Mạt-la biết, nửa đêm hôm nay Như lai sẽ nhập niết-bàn giữa cặp cây sa-la trong vườn Sa-la.»

[3] Câu-thi thành 拘尸城. Pali: Kusinārā (Skt. Kuśinagara/ Kuśinagarī/Kuśigrāmaka, 拘尸那竭: Câu-thi-na-kiệt). Thủ phủ của người Mạt-la.

[4] Xá-lợi 舍利; Pali: sarīra, thân thể, nhục thể. Đây nói nhục thân của Phật trước khi hỏa thiêu; không phải xá-lợi sau khi hỏa thiêu.

[5] Cf. Vin. ii (Pañcasatikakkhandaṃ) 184: một người ājīvaka, tà mạng ngoại đạo.

[6] Mạn-đà-la hoa 曼陀羅華; Pali: mandārava, loại hoa được coi là chỉ có ở trên Trời, không có trong thế gian này.

[7] Bạt-nan-đà Thích tử, người được đề cập rất nhiều trong các nhân duyên Phật chế giới. Nhưng, Vin.ii. 184 nói: Subhadda, một tỳ-kheo xuất gia khi tuổi đã già, nói lên điều này. Đây không phải là Subhadda (Tu-bạt), người Bà-la-môn được Phật độ cuối cùng, mà nguyên là một người thợ hớt tóc. Một số điều luật Phật chế do việc làm sai trái của ông này.

[8] Ma-ha-la 摩訶羅; Phiên dịch danh nghĩa 5 (T54n2131 tr.1137c16): «Đây gọi là vô tri 無知.» Phiên âm từ Skt. mahālla: người già yếu, già lão, vô tri.

[9] Hê-lan-nhã 醯蘭若. Pali: Hiraññavatī (Skt. Hiraṇyavatī), cũng nói là Hi-liên-thiền, hay Kim hà. Con sông ở bìa rừng Sa-la, chỗ Phật nhập niết-bàn.

[10] Thiên quan tự 天觀寺. Trương A-hàm, đã dẫn: 天冠寺. «Sau khi qua sông Hi-liên-thiền, đến chùa Thiên quan thì hoả thiêu.»

[11] Trường A-hàm, dd., «có một lão mẫu.»

[12] Cúng dường 供養; chỉ (người) phục vụ, hay thị giả. Pali: upaṭṭhāka; xem Phần iii, Ch.iii, An cư Cht. 3.

[13] Hữu tác 有作. Vì còn phải tu tập. Khi một vị chứng quả A-la-hán, vị ấy được nói là «Đã làm những điều cần làm» (Pali: kataṃ karanīyaṃ: sở tác dĩ biện).

[14] Bạt-xà Tử 跋闍子; Pali: Vajjiputta. Vị tỳ-kheo này thuộc Vương tộc Licchavī, dòng họ Vajjī.

[15] Pháp đặc biệt duy chỉ A-nan có. Xem Trung A-hàm 8, kinh 33 «Thị giả». Trường A-hàm 4, (T01n1 tr.25c21): Phật nói 4 pháp kỳ đặc của A-nan. Cf. D.ii. 145: cattārome bhikkhave acchariyā abbhutā dhammā ānande.

[16] A-nan thuộc Vương tộc họ Thích, nên tự gọi mình là Cù-đàm.

[17] Đà-hê-la Ca-diếp 陀醯羅迦葉 , Ba-bà-na 婆婆那, và Đại Châu-na 大周那. Tăng kỳ 32 (T22n1425, tr.490c21): ba vị Thượng thủ, thứ tự: Đại Ca-diệp 大迦葉, Na-đầu-lô 那頭盧, Ưu-ba-na-đầu-lô 優波那頭盧. Thập tụng 60 (tr. 446a4), bốn vị Thượng thủ của Diêm-phù-đề: đệ nhất Thượng tọa, trưởng lão A-nhã Kiều-trần-như; đệ nhị Thượng tọa, trưởng lão Quân-đà; đệ tam Thượng tọa, trưởng lão Thập Lực Ca-diếp; đệ tứ Thượng tọa, trưởnglão Ma-ha Ca-diếp.

[18] Tạp toái giới 雜碎戒. Trường A-hàm 4 (tr.26a 29): tiểu tiểu giới. Pali: khudā-nukhudakāni sikhāpadāni, các học xứ nhỏ, và không quan trọng.

[19] Luật Pali, Vin. ii. 189, các tỳ-kheo trưởng lão nêu tội, không phải chỉ một mình Đại Ca-diếp. Trong đây, chỉ luận 5 tội đột-kiết-la của A-nan. Thập tụng 60, đã dẫn, 6 đột-kiết-la.

[20] Đà-ni-già 陀尼伽. Trên kia, phiên âm là Đàn-nị-ca.

[21] Kinh Phạm động 梵動經. Trường A-hàm 14, kinh số 21, Phạm động, No 1(21). Tương đương Pali, D.1. Brahmajāla-suttanta.

[22] Kinh Tăng nhất 增一經. Trường A-hàm 9, kinh số 11, Tăng nhất, No (11). Tương đương Pali, không có. Như kinh Thập thượng, No 1(10)

[23] Kinh Tăng thập 增十經. Trường A-hàm 9, kinh số 10, Thập thượng, No 1(10). Tương đương Pali, D. 34. Dasuttara-suttanta.

[24] Kinh Thế giới thành bại 世界成敗經. Trường A-hàm 18-22, kinh số 30, Thế ký, No 1(30). Không có Pali tương đương.

[25] Kinh Tăng-kỳ-đà 僧祇陀經. Trường A-hàm 8, kinh số 9, Chúng tập, No 1(9). Tương đương Pali, D. 33. Saṅgīti-suttanta.

[26] Kinh Đại nhân duyên 大因緣經. Trường A-hàm 10, kinh số 13, Đại duyên phương tiện, No 1(13). Tương đương Pali, D. 15. MahāNidāna-suttanta.

[27] Kinh Thiên đế Thích vấn 天帝釋問經. Trường A-hàm 10, kinh số 14, Thích Đề-hoàn Nhân vấn, No (14). Tương đương Pali, D. 21. Sakkapañha-suttanta.

[28] Tạp 雜; được hiểu là «nhặt lượm những điều tạp toái, linh tinh», sát nghĩa Skt. saṃykta (Pali: saṃyutta): liên kết những sự kiệnliên hệ nhau.

[29] Như thị sanh kinh 如是生經. Skt. itivṛttaka/ ityukta, Pali: itivuttka, 1 trong 9 hay 12 phần giáo; phiên âm là y-đế-mục-đa-già, cũng dịch là bản sự, gồm những chuyện cổ không thuộc bản sanh.

[30] Bổn kinh 本經. Skt. Pali: jātaka, chỉ bản sanh truyện, những chuyện về tiền thân của Phật.

[31] Thiện nhơn duyên kinh 善因緣經. Skt. nidāna, tập họp những giải đáp của Phật do các đệ tử hỏi trong nhiều nhân duyên khác nhau.

[32] Phương đẳng kinh 方等經. Skt. vaipulya, âm là tỳ-phật-lược, dịch là phương đẳng hay phương quảng, xiển dương nghĩa lý quảng đại bình đẳng, tức diễn rộng nhưng ẩn ý vi mật trong các lời dạy của Phật.

[33] Vị tằng hữu kinh 未曾有經. Skt. adbhuta-dharma, âm a-phù-đa-đạt-ma, tập họp nhưng điều ly kỳ, hiếm có trên đời.

[34] Thí dụ kinh 譬喻經. Skt. avadāna, âm a-ba-đà-na, gồm những chuyện ngụ ngôn để răn dạy đạo đức.

[35] Ưu-bà-đề-xá kinh 優婆提舍經. Skt. upadeśa, dịch là luận nghị, giải thíchbiện luận ý nghĩa lời Phật.

[36] Cú nghĩa kinh 句義經. Skt. padārtha, không có Hán.

[37] Pháp cú kinh 法句經. Skt. dharmapada, tuyển tập những bài kệ của Phật.

[38] Ba-la-diên kinh 波羅延經. Tương đương Pali: Pārāyana-vagga (phẩm đáo bỉ ngạn), phẩm thứ năm của Suttanipāta, Tiểu bộ Pali (Khuddaka-Nikāya).

[39] Tạp nan kinh 雜難經. Không có Hán.

[40] Thánh kệ kinh 聖偈經. Tương đương Pali: Theragathā (Trưởng lão kệ) và Therīgathā (Trưởng lão ni kệ), tuyển tập những bài kệ của các Thánh đệ tử, thuộc Tiểu bộ Pali (Khuddaka-Nikāya).

[41] Phú-la-na 富羅那. Vin. ii. 289: bấy giờ, Trưởng lão Purāṇa cùng với 500 tỳ-kheo từ Nam sơn (Dakkhiṇāgiri) về Vương-xá để tham dự kết tập. Vị Trưởng lão này không được đồng nhất với Tôn giả Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử, cũng gọi là Mãn Từ Tử (Skt. Pūrṇa-maitrāyani-putra, Pali: Puṇṇa-Mantāni-putta), 1 trong 10 Đại đệ tử.

[42] Ngũ phần 30 (T22n1421 tr.191c27): bảy điều.

[43] Ngũ phần, và Cūḷavagga còn kết thêm pháp phạm-đàn (brahmadaṇḍa).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12394)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10250)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12233)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11528)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28682)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 11926)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12900)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11341)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12257)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17277)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52694)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35368)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21212)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10586)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19087)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12306)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 25831)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13209)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14271)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 15956)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13627)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16711)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17402)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13017)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12433)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11522)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11472)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20259)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18815)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19419)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18492)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12100)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12189)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13742)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14887)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 14955)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13860)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15421)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11297)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17018)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14829)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20042)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14524)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13747)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11630)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 14934)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12884)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22750)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14474)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11542)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13078)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16776)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18239)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11858)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11412)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15714)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12789)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18784)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18260)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant