TỲ KHEO GIỚI VÀ
TỲ KHEO NI GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
TỲ KHEO NI GIỚI
IV. Phần Cuối Tỷ-kheo Ni Giới
Đức tính nhẫn nhục
là đạo bậc nhất,
Phật nói vô vi
là pháp tối thượng;
là người xuất gia
mà bức não người,
thì không được gọi
là bậc sa môn.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Tỳ-bà-thi, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Ví dụ như người
có đôi mắt sáng,
mới có khả năng
tránh đường hiểm
nghèo;
thế giới mà có
những người thông
minh,
thì có khả năng
xa rời điều ác.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Thi-khí, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Không hề phỉ báng
cũng không ganh
ghét,
và hãy kính cẩn
tuân hành giới
pháp,
bằng cách ăn uống
cũng biết vừa đủ,
thường thường thích
thú
ở chỗ thanh vắng,
tâm trí định tĩnh
ưa thích tinh tiến,
đó là những điều
chư Phật huấn dụ.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Tỳ-diệp-la, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Ví như loài ong
hút lấy mật hoa
thì không thương tổn
sắc hương của hoa
mà chỉ hút lấy
cái vị mật ngọt,
Tỷ-kheo cũng vậy
đi vào làng xóm
thì không can dự
công việc người
khác,
không nhìn đáng
làm
hay không đáng
làm,
mà chỉ tự nhìn
bản thân mà đi
coi có ngay thẳng
hay không ngay thẳng.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Câu-lưu-tôn, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Tâm trí không nên
có sự phóng dật,
pháp của bậc thánh
phải siêng học
tập;
được như thế ấy
không còn lo buồn,
tâm trí ổn định
nhập vào niết bàn.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Câu-na-hàm mâu-ni, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Tất cả điều ác
đừng có làm đến,
tất cả điều thiện
kính cẩn mà làm,
tự mình làm sạch
tâm trí của mình,
những điều như vậy
là chư Phật dạy.
Bài tụng này là Giới kinh được thuyết ra bởi đức
Ca-diếp, đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri.
Khéo léo mà giữ
miệng lưỡi lời
tiếng,
tự mình làm sạch
tâm trí của mình,
và thân thể nữa
cũng đừng làm ác,
đó là đường sạch
của cả ba nghiệp;
khả năng đạt được
đường sạch như vậy
chính là đường đi
của bậc đại tiên.
Bài tụng này là Giới kinh của đức Thích-ca mâu-ni,
đấng như lai, đấng vô trước, đấng chánh biến tri, thuyết ra cho chư tăng không có
mọi sự tội lỗi trong 12 năm. Từ đó về sau chỉ là phân tích phong phú Giới kinh
này.
Những người minh
triết
giữ được giới
pháp,
thì thực hiện được
ba thứ vui thích,
một là danh thơm
hai là lợi quí
ba là chết rồi
sinh lên chư thiên.
Cần phải cứu
xét
cái điều này đây,
mà người có trí
nên giữ giới pháp.
Giới mà trong sạch
lại có tuệ giác,
thì thực hiện được
cái đạo bậc nhất.
Tất cả Phật đà
trong thì quá khứ
cùng chư Thế tôn
hiện tại vị lai
chiến thắng lo
buồn,
là do cùng nhau
tôn kính giới
pháp,
và chính điều này
là cái nguyên tắc
của chư Phật đà.
Nếu có người
nào
biết tự vì mình
mà tìm đường đi
của chư Phật đà,
thì hãy tôn trọng
đối với chánh
pháp,
đó là huấn thị.
của chư Như lai.
Bảy đức Phật đà
là đấng Thế tôn,
đã trừ diệt hết
mọi thứ kiết sử,
và đã thuyết ra
bảy bản Giới kinh,
làm cho giải thoát
mọi thứ ràng buộc,
làm cho nhập vào
niết bàn tối thượng,
ở đó vĩnh viễn
diệt sạch hý luận.
Tôn trọng tuân
hành
Giới kinh Phật
nói,
cùng với giới pháp
hiền thánh ca
tụng,
con em của Phật
mà làm như vậy
thì sẽ nhập vào
niết bàn tịch diệt.
Khi đức Thế tôn
sắp nhập niết bàn,
Ngài đã nổi dậy
lòng thường to lớn,
chiêu tập đầy đủ
chư vị Tỷ-kheo,
và dạy như vầy
đối với giới pháp:
Chư vị đừng nói
Như lai nhập diệt
thì không ai giữ
cho người thanh
tịnh;
Như lai đã khéo
nói ra Giới kinh,
Như lai lại khéo
nói ra giới pháp,
dẫu rằng Như lai
nhập vào niết bàn,
chư vị hãy coi
Giới ấy như Phật.
Giới kinh tồn tại
lâu dài trong đời,
thì Pháp của Phật
sẽ được hưng
thịnh,
và Pháp của Phật
mà hưng thịnh lên,
thì làm cho người
được nhập niết bàn.
Nếu không tuân giữ
giới pháp như vầy,
và không đúng phép
cử hành bố-tát,
thì như mặt trời
đến lúc lặn mất,
cả thế giới này
tối tăm mịt mù.
Hãy cố mà giữ
giới pháp như vầy,
như bò đuôi dài
tiếc giữ đuôi nó,
bằng cách hòa hợp
tập hợp thuyết giới,
đúng như Phật đà
đã từng huấn dụ.
Tôi đã thành
kính
tụng lại Giới
kinh,
chư tăng cũng đã
bố-tát hoàn tất.
Tôi tụng giới
kinh
được bao công đức,
nguyện hiến chúng
sinh
cùng thành Phật đạo.