KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương II:
CHÁNH THÍCH KINH VĂN
(Chánh thức giải thích kinh văn)
A.4. NHÂN
GIAN THUYẾT GIỚI
(thuyết giới pháp nơi cõi nhân gian)
A.4.2.2. PHẬT TỰ TỰ THUYẾT (Đức Phật tự thuật thuyết giới)
A.4.2.2.1. TỰ
TỤNG KHUYẾN NHÂN (tự tụng giới để khuyên người)
Kinh văn
1. Phiên
âm:
Từ câu “Phật cáo
chư Bồ Tát ngôn...” cho đến câu “... Thập Địa chư Bồ Tát diệc tụng”.
2. Dịch
nghĩa:
Đức Phật nói với
các vị Bồ Tát: “Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả
hàng Bồ Tát sơ phát tâm nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng,
Thập Kim Cương, Thập Địa cũng tụng giới ấy”.
Lời giảng:
Ở trên là nhà
kiết tập kinh thuật lại việc Đức Phật kiết giới, giờ đây là thuyết minh Đức
Phật tự thuật việc Ngài tụng giới.
Đức Phật nói với
chư Bồ Tát rằng: “Ta hôm nay, mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật”.
Trước tiên, điều cần nói rõ là giới quang đương thời trùm nhiếp tất cả đại
chúng, nhân, thiên, phàm thánh, trăm vạn ức rất nhiều.
Tại sao hiện tại
chỉ nói Đức Phật riêng nói với chư Bồ Tát?
Vì giới pháp của
chư Phật hiện tại, Đức Phật tự đương tụng là thuộc Đại Thừa Bồ Tát giới, đối
tượng thọ trì giới ấy dĩ nhiên là Bồ Tát. Mà Bồ Tát trong trăm vạn ức đại chúng
được nhân, thiên, phàm phu, Tiểu Thừa đồng tôn trọng. Nên kinh văn dù chép:
“Phật nói với chư Bồ Tát”, nhưng sự thật bao gồm cả đại chúng nhân, thiên trong
ấy.
Bốn chữ “bán
mạc, bán mạc” chỉ cho “hắc bạch” là hai bán cá nguyệt, tức từ mùng một đến rằm
là “bạch bán nguyệt” (nửa tháng có trăng). Từ mười sáu đến ba mươi là “hắc bán
nguyệt”.
Nguyên nhân mỗi
tháng phải tụng giới hai lần là vì muốn biểu thị sự tôn trọng của Đức Phật đối
với giới pháp và muốn hành giả phải thẩm sát giới pháp mình đã thọ có vi phạm
hay không?
Sở dĩ Đức Phật
đặc biệt tôn trọng giới pháp vì giới này là căn bổn chánh nhơn của Phật, Bồ Tát
tu chứng Bồ Đề Niết Bàn. Vì nếu không do giới pháp này thì chư Phật, Bồ Tát
quyết không thể chứng đắc cực quả rốt ráo Bồ Đề, Niết Bàn.
Nói như thế, Đức
Phật đối với giới pháp không thể không hết lòng tôn trọng. Sở dĩ hành giả phải
thẩm sát giới pháp mình đã bẩm thọ, vì thông thường đại đa số chúng ta đều có
tánh hay quên. Nếu lâu ngày không tụng giới kinh thì những giới đã bẩm thọ có
phạm hay không sẽ mặc nhiên không hay biết.
Nếu cứ mỗi nửa
tháng tụng giới một kỳ thì tự mình sẽ đề cao cảnh giác, không đến nỗi khi phạm
giới mà cho là trì giới. Vì thế, tụng giới là một điều vô cùng trọng yếu.
Nói rõ hơn,
chánh pháp của Đức Phật được cửu trụ trong thế gian hay không, cứ xem quy củ
Đức Phật chế định mỗi nửa tháng tụng giới có được duy trì trường cửu hay
không?
Luật Thiện Kiến
dạy: “Vân hà danh vi Chánh Pháp cửu trụ? Phật ngôn: Bố Tát pháp bất hoại thị”
(Thế nào gọi là chánh pháp được cửu trụ? Đức Phật dạy: “Với pháp bố-tát không
phá hoại chính là đấy”).
Bố-tát là tiếng
Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tịnh Trụ, nghĩa là làm lễ bố-tát tụng giới thì thân
tâm được thanh tịnh, và y như giới pháp Phật dạy mà an trụ. Chúng ta thử tưởng
Phật tử đã thọ đại giới, mà không y như giới pháp Phật dạy an trụ thì chánh
pháp Như Lai làm sao cửu trụ thế gian? Vì thế, luật tụng giới tuyệt đối không
vì nguyên nhân gì mà không tuân hành.
Bậc cổ đức
đối với sự tụng giới ở hai bán cá nguyệt hắc bạch đã giải thích sâu thêm một
mức nữa như vầy: Bạch bán cá nguyệt là từ mùng Một đến Rằm. Trong bán cá nguyệt
ấy mặt trăng từ khuyết đến tròn biểu thị cho trí quang dần dần được tăng
trưởng, cùng trí đức được viên mãn. Hắc bán cá nguyệt là từ mười sáu đến ba
mươi, mặt trăng từ sáng chuyển sang tối, tượng trưng tà quang dần giảm và đoạn
đức được cứu kính.
Đức Phật là bậc
đã ở quả vị tối cao mà còn trịnh trọng tụng giới như vậy, chư Bồ Tát ở nhơn
địa, hành Bồ Tát đạo, phải tụng giới là lẽ đương nhiên.
Nên tiếp theo
kinh văn nói: “Nhữ đẳng nhứt thiết phát tâm Bồ Tát, nãi chí Thập Phát Thú, Thập
Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Địa chư Bồ Tát diệc tụng”.
Câu “nhứt thiết
phát tâm Bồ Tát” (tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm) là chỉ Bồ Tát mới phát tâm
Đại Thừa, theo địa vị thứ lớp là chỉ Bồ Tát ở vị Thập Tín, tức là sơ bộ của Tam
Hiền, giai cấp đầu tiên của Thập Thánh. Nếu không trải qua giai đoạn Thập Tín
này thì không thể bước lên đại đạo Hiền Thánh.
Còn chữ Tín ở
dây nói là chỉ sự tin giới pháp của chư Phật để làm chủng tử thành Phật. Vì
không có giới pháp này, quyết không thể thành Phật.
Trong kinh Anh
Lạc có nói rõ việc ấy như sau: “Người tu hành ở địa vị phàm phu, được gặp chư
Phật, Bồ Tát thuyết pháp giáo hóa, trong giới pháp của Phật, sanh một niệm thâm
tín liền phát tâm Bồ Đề, người ấy lúc bấy giờ ở trước Thập Trụ gọi là danh tự
Bồ Tát”.
Tu học Đại Thừa
Phật pháp mà không có tín tâm thì làm sao mà tu hành?
Chẳng những Bồ
Tát mới phát tâm, giới tâm chưa được kiên cố, giới hạnh chưa được viên thành,
cần phải tụng giới mỗi nửa tháng, mà chính chư đại Bồ Tát trong Tam Hiền Thập
Thánh, giới tâm đã kiên cố, giới hạnh đã viên thành, cũng phải tụng giới như
vậy. Vì tụng giới là quy luật vĩnh thường của chư Phật, nên bất luận vị thứ cao
thấp như thế nào, đều phải đồng tụng giới. Điều này không giản biệt bất cứ
người nào đã phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ Tát giới.
Thập Phát Thú,
theo như quyển thượng của kinh này nói: “Chư Phật các ngài nên biết! Trong Kiên
Tín Nhẫn, Thập Phát Thú Tâm hướng quả:
1. Xả tâm.
2. Giới
tâm.
3. Nhẫn
tâm.
4. Tấn
tâm.
5. Định
tâm.
6. Huệ
tâm.
7. Nguyện
tâm.
8. Hộ tâm.
9. Hỷ tâm.
10. Đảnh
tâm.
Mười tâm này lấy
Thập Tín trước làm căn bổn. Vì mười tâm này từ quả Giả Quán nhập Không quán,
tâm tâm khai phát, thú hướng về Phật quả, cho nên gọi là Phát Thú. Mười phát
thú tâm này thông thường gọi là Thập Trụ. Vì sau khi tín tâm đã thành tựu, trí
huệ an trụ nơi lý, chứng được địa vị bất thối chuyển.
Thập Trưởng
Dưỡng như quyển thượng kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: Từ
Thập Phát Thú tâm này vào trong Kiên Phát Nhẫn, Thập Trưởng Dưỡng tâm hướng
quả:
1. Từ tâm.
2. Bi tâm.
3. Hỷ tâm.
4. Xả tâm.
5. Thí
tâm.
6. Hảo ngữ
tâm.
7. Ích
tâm.
8. Đồng
tâm.
9. Định
10. Huệ
tâm.
Hành giả Bồ Tát
do mười tâm này từ quả Không Quán nhập Giả Quán, tinh tấn dõng mãnh, với công
hạnh tự lợi lợi tha, tăng trưởng Phật đạo cho tự mình, dưỡng dục thánh thai cho
tất cả chúng sanh, nên gọi là “trưởng dưỡng”. Thập Trưởng Dưỡng thường gọi là
Thập Hạnh, là do Thập Trụ tâm trước phát chơn ngộ lý. Từ đây, tiến thú về Phật
đạo không gián đoạn, rộng tu công hạnh lợi tha một cách tích cực, nên gọi là
Thập Hạnh.
Thập Kim Cương,
quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ nơi Thập
Trưởng Dưỡng tâm hướng vào trong Kiên Tu Nhẫn, Thập Kim Cương tâm hướng
quả:
1. Tín tâm
2. Niệm tâm
3. Hồi hướng tâm
4. Đạt tâm
5. Trực tâm
6. Bất thối tâm
7. Đại thừa tâm
8. Vô tướng tâm
9. Huệ tâm
10. Bất hoại tâm
Hành giả Bồ Tát
do mười tâm này tu tập pháp quán Trung Đạo, hàng phục vô minh, tánh như kim
cương, không bị bất cứ cái gì làm hư hoại, nên gọi là kim cương.Thập Kim Cương
thường gọi là Thập Hồi Hướng. Vì ở trong mười tâm này mà tu hành, có thể thực
hành ba thứ đại hồi hướng:
- Hồi sự hướng
lý.
- Hồi nhân hướng
quả.
- Hồi tự hướng
tha.
Hồi là hồi
chuyển. Hướng là thú hướng. Hồi hướng: đem công đức thiện căn của mình đã tu
hành thú hướng đến chỗ mong cầu, nên gọi là “hồi hướng”. Hồi Hướng có ba
loại:
- Hồi nhơn hướng
quả: Cũng gọi là Bồ Đề Hồi Hướng, là đem thiện nhơn công đức của mình tu tập,
thú hướng cầu chứng quả vị Bồ Đề.
- Hồi sự hướng
lý: cũng gọi là Thực Tế Hồi Hướng, là đem công đức thiên căn của mình tu tập
thú hướng cầu chứng vô vi Niết Bàn.
- Hồi tự hướng
tha: cũng gọi là Chúng Sanh Hồi Hướng, là nguyện đem công đức thiện căn của
mình tu tập, mà bố thí cho tất cả chúng sanh, nên gọi là Thập Hồi Hướng.
Thập Địa như
quyển thượng của kinh này thuyết minh: “Chư Phật các ngài nên biết: từ Thập Kim
Cương, tâm này vào trong Kiên Thánh Nhẫn, Thập Địa hướng quả:
1. Thể Tánh Bình
Đẳng Địa.
2. Thể Tánh
Thiện Huệ Địa.
3. Thể Tánh
Quang Minh Địa.
4. Thể Tánh Nhĩ
Diệm Địa.
5. Thể Tánh Huệ
Chiếu Địa.
6. Thể Tánh Hoa
Quang Địa.
7. Thể Tánh Mãn
Túc Địa.
8. Thể Tánh Phật
Hậu Địa.
9. Thể Tánh Hoa
Nghiêm Địa.
10. Thể Tánh
Nhập Phật Giới Địa.
Hành giả Bồ Tát
do mười tâm trên làm trí huệ vào thánh địa, nên tiến thêm một bước nữa mới vào
trong địa này.
Địa là ý nghĩa
gánh vác, chở che, là Bồ Tát tu hành đã vào bực Thập Địa, hướng thượng: phải
gánh vác chánh pháp của Như Lai, hướng hạ: có thể che chở cho chúng sanh một
cách rộng lớn.
Chỗ quy thú của
công đức trí huệ, chỗ phát sanh từ bi phương tiện, nên gọi là Địa. Dù mỗi Địa
đều có thể xuất sanh vô lượng pháp môn, nhưng vì sự cạn sâu của Địa và vì thứ
lớp bất đồng nên mới phân thành thập địa. Mười địa này cùng với thập địa,
thường nói trong các kinh, tên gọi bất đồng, nhưng đều đồng gọi là bực thánh
giả.
Như Lai sở dĩ ân
cần khuyến giáo chư Bồ Tát phải nửa tháng tụng giới vì sự thật, lúc hành Bồ Tát
đạo, Đức Phật do thường tụng giới pháp của chư Phật mà được hoàn thành Phật
quả.
Giờ đây, Ngài vì
chúng sanh giảng Tâm Địa giới, mong tất cả chúng sanh đều được siêu phàm nhập
thánh, tuần tự chuyển tiến, thú hướng Phật đạo và chúng sanh, đương nhiên cũng
phải y theo quy củ này của Phật, mỗi nửa tháng tụng giới pháp của chư Phật, để
huệ mạng của Như Lai được liên tục không đoạn tuyệt. Thế nên Ngài phải hai ba
phen ân cần khuyên chư Bồ Tát tụng giới pháp này.
A.4.2.2.2.
PHÓNG QUANG GIỚI HỌC
(phóng quang
khiến đại chúng tụng và học giới pháp)
Kinh văn
1. Phiên
âm:
Từ câu “Thị cố
giới quang tùng khẩu xuất...” cho đến câu “...ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng
thiện học”.
2. Dịch
nghĩa:
Vì thế, nên giới
quang từ miệng phóng ra. Phóng quang là vì có nguyên do chớ chẳng phải vô cớ.
Giới quang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng, và đen; chẳng phải sắc pháp
cũng chẳng phải tâm pháp, chẳng phải pháp hữu, pháp vô, cũng chẳng phải pháp
nhơn, pháp quả. Nó chính là bổn nguyên của chư Phật, là căn bổn hành Bồ Tát
đạo, là căn bổn của chúng Phật tử. Vì thế nên chúng Phật tử phải thọ trì, phải
đọc tụng, phải học kỹ giới pháp này.
Lời giảng
Kinh văn phần
trước nói: “Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh” (Đức Phật liền từ trong
mịêng phóng ra vô lượng tia sáng).
Giới quang từ
nơi miệng phóng ra, ý muốn nói rõ giới pháp từ miệng Phật tuyên thuyết, quang
minh ứng từ miệng Phật phóng ra. Sở dĩ trong miệng Phật phóng ra quang minh,
giảng nói giới pháp này, là do nhờ lúc tu nhơn, hành Bồ Tát đạo, ngài thường
trì tụng giới pháp của chư Phật.
Giới đủ công
năng sanh thiện diệt ác, quang minh có lực dụng chiếu sáng phá tối; nên giới
quang từ miệng Phật phóng ra, chúng sanh nào thấy được đều phát tâm Bồ Đề.
Chúng sanh nào nghe được đều lìa khổ sanh tử.
Giới quang đầy
đủ công năng, lực dụng như vậy, không phải vô nhân, vô duyên mà phóng quang nên
nói “hữu duyên, phi vô nhơn duyên cố quang” (phóng quang là vì có nguyên do,
chớ không phải vô cớ).
Giới quang từ
miệng đức Xá Na phóng ra, tất nhiên phải có nguyên do, và việc đức Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật tụng giới pháp hẳn nhiên không phải là vô cớ. Có chỗ giải thích
Tâm Địa diệu giới vốn không tự tánh; vô tự tánh giới hiện khởi, dĩ nhiên phải
nương nhờ nhân duyên.
Cái gì là nhân?
Cơ cảm chúng sanh là nhân.
Cái gì là duyên?
Đức Như Lai tuyên thuyết là Duyên.
Lại có chỗ nói
giới pháp của chư Phật, đức Lô Xá Na tự tụng, ngàn Phật tùy theo mà tụng. Ngàn
Phật tự tụng, hàng Bồ Tát sơ phát tâm và chư Bồ Tát đã phát tâm từ nhiều kiếp
lâu xa cũng tụng như thế. Cho nên duyên của giới quang chính từ miệng Phật lưu
xuất.
Đã có duyên thù
thắng như thế thì chắc chắn có nhân thù thắng của nó. Cho nên nói: “Hữu duyên
phi vô nhân cố quang”.
Vì e phàm phu,
ngoại đạo và tiểu thừa khi nghe Phật nói có nhân, có duyên, không liễu đạt giới
quang sẵn có của tự mình, một mặt hướng về ngoại cảnh dong ruổi tầm cầu, sanh
khởi vọng chấp không chánh đáng, nên Phật lại phân biệt tổng phá rằng: Như trên
nói phóng giới quang, đã là vật sắc ngũ phương (1), chẳng phải màu xanh, vàng,
đỏ, trắng, đen, nên không sa vào ảnh tượng quả Biến Kế Chấp của phàm phu; là
lục nhập sắc tâm (2), chẳng phải sắc pháp, chẳng phải tâm pháp, nên không sa
vào quả vọng tưởng tình cảnh của nhơn thiên. Lại không phải là vọng chấp của
lục sư (3), chẳng phải là pháp hữu, chẳng phải là pháp vô thì không sa vào quả
tà kiến, chấp thường, chấp đoạn của ngoại đạo.
Cũng không phải
là pháp hý luận, chẳng phải là pháp nhân, pháp quả, thì không sa vào quả sự
tướng có tu, có chứng của Tiểu Thừa. Đã không lạc vào các quả trên, thì đương
nhiên chứng nhập Pháp Thân Diệu Quả. Tức là chân nhơn thành Phật. Cho nên Tâm
Địa giới quang này là pháp siêu việt tình trần, ly khai kiến chấp hữu vô, bặt
dứt tâm tu chứng và không thể nghĩ bàn được.
Từ trong miệng
Đức Phật phóng ra tâm địa giới quang không thể nghĩ bàn, ấy là Bổn Nguyên Chánh
Biến Tri Hải thênh thang vô tận của chư Phật chứng đắc. Vì nếu chư Phật không
có tâm địa giới pháp này thì không thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề và vô trụ
Niết Bàn.
Chẳng những là
bổn nguyên của chư Phật thành Phật, mà cũng là căn bổn của chư Bồ Tát hành Bồ
Tát đạo. Vì Bồ Tát nếu không có tâm địa giới pháp này thì không thể tu lục độ
vạn hạnh. Suy xuống những tầng lớp bên dưới, chúng sanh đời đời kiếp kiếp sanh
tử không cùng, nhưng đến đời vị lai sẽ được thành Phật, ấy là do lấy tâm địa
giới pháp này làm căn bổn.
Cho nên nói:
“Thị đại chúng chư Phật tử chi căn bổn” (là căn bổn của chư Phật tử). Thật có
thể nói phàm thánh không ai chẳng nương vào giới pháp này. Vì nương nơi giới
thanh tịnh, lẽ đương nhiên được chỗ gọi là Tịnh Cực Quang Thông (giới nhơn là
thời kỳ tu nhơn nghiêm trì tịnh giới). Tâm Địa giới pháp này đã là căn bổn của
đại chúng, của chư Bồ Tát và của các đức Như Lai. Nên tiếp theo kinh nói: “Thị
cố đại chúng chư Phật tử ưng thọ trì, ưng độc tụng, ưng thiện học” (Vì thế
chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới này) không nên có
chút xem thường.
Thế nào là thọ
trì, đọc tụng?
- Lãnh nạp nơi
tâm là Thọ.
- Giữ mãi không
quên là Trì.
- Niệm văn tự
trong giới kinh là Đọc.
- Niệm thuộc
lòng giới kinh là Tụng.
- Gắng sức thực
hành theo là Thiện Học.
Trong ấy có sự
liên quan với nhau, nghe rồi cần phải thọ trì. Thọ trì rồi nhất định phải đọc
tụng, Đọc tụng thì phải học kỹ. Vì nếu không thọ trì thì không thể tạo được
nhân thành Phật. Nếu không đọc tụng thì không thể làm nhân tăng trưởng. Đọc
tụng mà không học kỹ thì chẳng những trở thành nói suông, không bổ ích, lại
không thể chứng đắc diệu quả. Vì thế học giả với bốn việc nghe, trì, đọc, học
này phải thuận theo thứ lớp, đúng như pháp mà thực hành, mới thấy được công
dụng của giới pháp.
Chú
thích:
1. Ngũ phương vật
sắc:
* Ngũ phương:
Đông,
* Vật sắc: ngũ sắc
gồm có hai loại:
- Ngũ chánh sắc:
xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.
- Ngũ gián sắc:
phi (màu điều), hồng, tử (tím), lục (xanh lá cây), lưu hoàng (màu vàng
cam).
Bộ Hành Sự Sao Tư
Trì Ký nói: “Ngũ sắc gồm nhiếp chánh sắc và gián sắc trong ngũ phương. Mỗi sắc
phối hợp với vị trí trong ngũ phương như sau:
Ngũ chánh sắc |
Phương hướng |
Ngũ gián sắc |
Thanh sắc |
Đông phương |
Lục sắc |
Bạch sắc |
Tây phương |
Phi sắc |
Xích sắc |
|
Hồng sắc |
Hắc sắc |
Bắc phương |
Tử sắc |
Hoàng sắc |
Trung Ương |
Lưu hoàng |
2. Lục nhập
sắc tâm (lục nhập tức là lục căn): nhãn – nhĩ - tỉ - thiệt – thân – ý.
Lục căn thuộc về
Tâm; Sắc là một ở trong lục trần. Nhưng Sắc ở đây tượng trưng cho lục trần. Lục
trần còn gọi là Lục Cảnh. Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cảnh sở
duyên của sáu căn. Xưa dịch là Lục Nhập, nay dịch là Lục Xứ. Lục Cảnh là Lục
Nhập bên ngoài. Lục Căn là Lục Nhập bên trong. Lục Nhập trong Thập Nhị Nhân
Duyên là Lục Nhập bên trong, tức Lục Căn. Chữ Nhập nghĩa là Thiệp Nhập, là sáu
căn với sáu cảnh thiệp nhập lẫn nhau mà sanh ra sáu thức nên gọi là Xứ.
3. Lục sư: Ngoại
đạo nước Thiên Trúc, trong bộ Phiên Dịch có thiên Lục Sư, nói tên Lục Sư như
sau:
1) Phú Lan Na Ca
Diếp.
2) Mạc Già Lê
Câu Xa Lê.
3) San Xà Dạ Tỳ
La Chi.
5) Ca La Cưu Đà
Ca Chiên Diên.
6) Ni Kiền Đà
Nhã Đề Tử.
A.4.2.2.3.
PHỔ NHẾP QUẦN CƠ (thâu nhiếp căn cơ của đại chúng)
Kinh văn
1. Phiên
âm:
Từ câu “Phật tử
đế thính! Nhược thọ Bồ Tát giới giả...” cho đến câu “...giai danh đệ nhứt thanh
tịnh giả”.
2. Dịch
nghĩa:
Chúng Phật tử
hãy lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này không luận là quốc vương, thái
tử, các quan chức, hay tỳ kheo, tỳ kheo ni, không luận là chư thiên cõi Sắc,
cõi Dục; không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ, hay hàng nô
tỳ, cũng không luận là tám bộ quỷ thần, thần Kim Cương hay loài súc sanh nhẫn
đến kẻ biến hóa, hễ ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư; thời đều thọ
đặng giới và đều giới gọi là thanh tịnh thứ nhứt.
Lời giảng
Giảng đến
đây, Đức Phật lại bảo các Phật tử rằng:
- “Hiện tại các
ông cần phải chí tâm thành ý lóng nghe cho kỹ, ta nói đây: Trường hợp của người
phát tâm thọ giới pháp của Phật, cùng người thọ giới tỳ kheo tăng có điểm bất
đồng: Thọ giới tỳ kheo chẳng những phải đủ năm duyên thành tựu (1), lại phải
trừ bỏ mười ba giá nạn (2) mới được cho thọ giới. Nếu thiếu một trong năm duyên
nói trên và có một giá nạn vào trong mười ba giá nạn thì không cho thọ giới tỳ
kheo tăng”.
Vì tỳ kheo tăng
là thành phần trụ trì Tam Bảo (3), là phước điền trong thế gian, là sư phạm của
Nhân Thiên. Nếu không phải là pháp khí thanh tịnh thì không thể phát sanh vô
tác giới thể. Trái lại, thọ giới Bồ Tát thì không khó khăn như thế, chỉ có điểm
tối cần là phải phát tâm Bồ Đề mới được thọ giới pháp của Phật.
Vì bổn nguyên
Tâm Địa diệu giới này tất cả chúng sanh đều sẵn đủ, nên bất luận hiền, ngu,
quý, tiện, nhân, phi nhân (quỷ thần)... chủ yếu là có thể lãnh hội được lời nói
của Pháp Sư truyền giới, thì không chúng sanh nào không có thể thọ giới pháp
này của Phật. Những chúng sanh ấy trong kinh văn lược nêu như sau:
- Quốc vương là
vị nhân chủ.
- Vương tử là
thanh cung (4).
- Bá quan là các
quan chức làm việc công của quốc gia để quyết đoán những sự phải quấy.
- Tể tướng (giới
bổn Việt văn dịch là các quan chức) là vị quân đứng đầu trong bá quan nắm cương
lãnh triều đình giúp cho quốc vương.
- Tỳ kheo, tỳ
kheo ni.
- Mười tám vị
Phạm thiên cõi trời Sắc giới (bổn Việt văn gọi là “chư thiên cõi Sắc”)
- Các thiên tử
sáu cõi Dục (chư thiên cõi Dục) cõi trời Dục Giới.
- Ngoài ra hàng
thứ dân là bá tánh ở nhân gian.
- Hoàng môn là
các quan hoạn ở nội cung.
- Dâm nam, dâm
nữ hy sinh sắc tướng.
- Hàng nô tỳ
phục vụ con người.
- Lại còn có bát
bộ quỷ thần thuộc về chúng Hộ Pháp.
- Thần Kim Cương
là vị thần cầm kim cương bảo xử theo hầu chư Phật để ngăn dẹp ngoại ma, hộ trì
Chánh Pháp.
- Súc sanh là
lục súc... cho đến người biến hóa là chỉ cho thiên, long, quỷ, thần...
Vì các vị này
nếu để nguyên hình vào trong đại chúng rất bất tiện, nên biến hóa hình người
đến đạo tràng thọ giới pháp của Phật.
Các thứ chúng
sanh như trên chủng loại bất đồng, chỉ cần hiểu lời nói của Pháp Sư đều được
thọ giới.
Nên biết những
chúng sanh vừa kể, xem về hình thái thì có sai khác, nhưng về bổn tánh thì
không có gì bất đồng. Cho nên ở nhân gian này, bậc quý trọng như quốc vương,
thái tử, hạ tiện như hoàng môn, nô tỳ, cho đến những chúng sanh khác, bất luận
là quỷ thần, chủ yếu nghe hiểu được lời nói của vị Pháp Sư thuyết giới, thì vị
hành giả Bồ Tát làm Truyền Giới Sư phải vì tất cả phải vì tất cả chúng sanh ấy
truyền trao Tâm Địa giới pháp.
Tuyệt đối không
nên có tâm phân biệt lựa chọn, nói chúng sanh này có thể thọ giới, chúng sanh
kia không được thọ giới. Phải có tâm đại từ bình đẳng, không bỏ sót một chúng
sanh nào. Nhưng trong sự không lựa chọn phân biệt, vẫn có chỗ lựa chọn phân
biệt như sau:
1. Chúng sanh
nào không hiểu được lời nói của Pháp Sư truyền giới thì không nên truyền giới
Bồ Tát, vì dù truyền giới cũng không thể đắc giới.
2. Chúng sanh
cõi Vô Sắc vì không có sắc thân, không phải pháp khí thọ giới, nên phải trừ bỏ,
không truyền giới.
3. Chúng sanh
trong địa ngục, thọ các thứ thống khổ, cực hình, bị các khổ làm chướng ngại,
nên cũng phải trừ bỏ, không truyền giới.
Chúng ta thấy Bồ
Tát giới hết sức bao dung, không quá nghiêm khắc như giới Thanh Văn. Vấn đề cần
phải rõ ở đây là vì sao thọ giới Thanh Văn lại nghiêm khắc như thế và thọ giới
Bồ Tát lại bao dung đến cả phi nhân, quỷ thần... đều được bẩm thọ? Như thế
không lẽ Bồ Tát thuần khiết không bằng Thanh Văn hay sao? Sự thật vấn đề thế
này:
- Bồ Tát lấy
việc lợi sanh làm mục đích duy nhứt, nên tinh thần dung nạp luôn phải rộng mở,
nếu như không thể bao dung tất cả thì sự hóa độ không khỏi có hạn lượng.
- Thanh Văn vâng
giữ theo Tăng chế của đức Như Lai, trụ trì chánh pháp của Phật, nên cần phải
lựa chọn nghiêm cẩn, nếu không thì chánh pháp của Như Lai không tránh khỏi có
chỗ tổn thất.
Đây là
nguyên nhân căn bản khác nhau giữa Bồ Tát giới và Thanh Văn giới.
Câu “giai
danh đệ nhứt thanh tịnh giả” (đều gọi là thanh tịnh thứ nhứt) là nói các loại
hữu tình trên, khi chưa thọ giới Bồ Tát, thì có sự sai biệt nhiễm tịnh, cao hạ,
quý tiện.
Khi thọ giới
rồi, như kinh văn dạy ở trước: “Chúng sanh thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị”
(chúng sanh nào thọ giới của Phật, tức đã dự vào hàng chư Phật). Lúc ấy, chúng
sanh nào cũng thành pháp khí, tối thượng, đều là thanh tịnh thứ nhất, lại cũng
không còn sữ khác biệt ai nhiễm, ai tịnh, ai cao, ai thấp, ai quý, ai tiện, ai
trí, ai ngu....
Lại có chỗ giải
thích: Khi chưa thọ giới, vì Tâm Địa diệu giới bị phiền não làm nhiễm ô, nên
không được thanh tịnh. Giờ đây thọ giới trước tiên theo kinh dạy phải tha thiết
sám hối, gột rửa thân tâm, đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh, nên gọi là đệ nhứt
thanh tịnh.
Chú
thích:
1. Năm duyên thành
tựu:
* Lối giải thích
thứ nhất:
- Nhân: chỉ người
thọ giới
- Tăng chỉ cho
chúng tăng như Hòa Thượng truyền giới và Yết Ma, Giáo Thọ, các tôn chứng....
- Pháp: là lúc làm
lễ truyền trao giới pháp đúng như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà thực hành.
- Y bát là mỗi
giới tử lúc thọ giới Cụ Túc phải có đủ ba y và bình bát.
* Lối giải thích
thứ hai:
- Nhơn thành tựu:
chỉ cho các vị thọ giới thuộc về người trong nhơn đạo và các căn phải đầy đủ,
không phải là người phá trọng giới, cũng phải đầy đủ hình tướng của người xuất
gia. Trước tiên thọ giới Sa Di, sau mới cho thọ giới Cụ Túc (bên Ni thọ Sa Di,
phải thọ Thức Xoa, học giới hai năm mới thọ Cụ Túc).
- Kiết giới thành
tựu: bạch Tứ Yết Ma, tăng số đầy đủ, không có lỗi biệt chúng, y bát đầy
đủ.
- Tự xưng danh
thành tựu: Giới tử thọ giới Cụ Túc phải tự xưng tên của mình và xưng tên của
Hòa Thượng, thành tâm khất cầu giới pháp.
- Tâm thành tựu:
tâm và cảnh đều tương ứng.
- Sự thành tựu:
việc thọ giới được cứu cánh thành tựu, trước là thỉnh sư, sau thọ giới. Xong
rồi, trước cũng như sau đều đúng pháp.
2. Mười ba
giá nạn
Nói chung gồm 13
giá tội và mười ba nạn tội. Giá tội thuộc về khinh, chữ “giá” nghĩa là ngăn
che. Nạn tội thuộc về trọng; chữ “nạn” là chướng nạn.
* Mười ba nạn
tội:
- Biên tội nạn:
Người trước kia thọ Cụ Túc Giới, rồi phạm bốn pháp Ba La Di thì người ấy ở bên
ngoài Phật pháp nên gọi là Biên Tội.
- Phạm Tỳ Kheo
Ni: Lúc còn làm người thế tục, phạm giới tỳ kheo ni nghiêm trì tịnh giới.
- Tặc tâm thọ
giới: Lúc làm người thế tục, hoặc xuất gia làm sa di, trộm nghe chúng tăng
thuyết giới yết ma, rồi giả dối xưng mình là tỳ kheo, nên gọi là “tặc tâm thọ
giới”.
- Người phá nội,
ngoại đạo: Người trước kia tu theo ngoại đạo, sau vào Phật pháp thọ giới Cụ
Túc. Thọ giới Cụ Túc rồi lại bỏ Phật pháp trở về ngoại đạo, bấy giờ muốn trở
lại thọ giới Cụ Túc. Người này với hai bên Phật pháp và ngoại đạo đều phá hoại,
tâm tánh không nhất định, nên gọi là “phá nội ngoại đạo”.
- Hoàng môn: năm
hạng người bất nam. Trong Luật gọi là “sanh bất nam” là khi vừa sanh ra không
có bộ phận dương vật của nam tử. Kiện bất nam là có dương vật nhưng tự cắt
(trường hợp cắt sau khi thọ Cụ Túc thì không ở trong cấm lệ), biến bất nam, bán
bất nam, đố bất nam.
- Giết
cha.
- Giết mẹ.
- Giết A La
Hán.
- Phá Tăng và
phá pháp luân tăng, nếu là phá yết ma tăng thì không ở trong nạn này.
- Làm thân Phật
xuất huyết.
- Nạn phi nhơn:
quỷ thần trong bát bộ biến hóa thành hình người để thọ giới.
- Súc sanh nạn:
súc sanh biến hóa làm hình người để thọ giới.
Nạn nhị hình:
người đủ hai căn nam và nữ.
* Mười ba giá
tội (có chỗ gọi là thập lục giá):
- Không biết tên
mình.
- Không biết tên
Hòa Thượng của mình.
- Không đủ hai
mươi tuổi.
- Không đủ ba
y.
- Không có bình
bát.
- Cha không cho
phép.
- Mẹ không cho
phép.
- Mình thiếu nợ
của người.
- Làm nô lệ cho
người.
- Đương làm quan
trong quốc gia (nếu hưu trí hay xin nghỉ thì không trong hạn lệ cấm này).
- Không phải là
nam tử.
- Có bịnh
hủi.
- Có bịnh ung
thư.
- Có bịnh bạch
lại.
- Mắc bịnh còm
xấu, thân hình gầy gò, ốm yếu.
- Bị điên
cuồng.
Mười sáu giá tội
này thường gọi là “mười ba giá tội”, nhưng trong Luật khi chất vấn giới tử thì
chỉ có mười thứ: y bát tính là một, cha mẹ tính là một, năm thứ bịnh tính là
một, cộng là mười giá tội.
3. Trụ Trì
Tam Bảo:
Một trong bốn
loại Tam Bảo. Kính Quán Vô Lượng Thọ nói: “Là Phật tử phải nhất tâm cung kính
Tam Bảo và phụng sự sư trưởng. Tất cả:
- Phật Đà là
Phật Bảo.
- Giáo pháp của
Đức Phật tuyên thuyết là Pháp Bảo.
- Những người
theo giáo pháp của Phật tu hành là Tăng Bảo.
- Phật là giác
tri.
- Pháp là phép
tắc.
- Tăng là hòa
hợp.
Bốn loại Tam
Bảo:
1) Nhứt Thể Tam
Bảo: còn gọi là đồng thể Tam Bảo, đồng tướng Tam Bảo, nghĩa là thể của mỗi Tam
Bảo đều có ý nghĩa Tam Bảo. Trên thể của Phật Bảo bao hàm ý nghĩa giác chiếu là
Phật Bảo, Quỹ Tắc là Pháp Bảo, không trái chống nhau là Tăng Bảo. Như thế, Phật
Bảo có đủ Tam Bảo. Tóm lại, Tam Bảo có quán trí là Phật Bảo, có quỹ tắc là Pháp
Bảo, hòa hợp không chống trái là Tăng Bảo.
2) Lý Thể Tam
Bảo: trên thể của Chơn Như mà thành lập đủ Tam Bảo. Lý thể Chơn Như cùng với
giác tánh, pháp tướng không trái chống nhau nên gọi là Lý Thể Tam Bảo.
3) Hóa Tướng Tam
Bảo: Còn gọi là Biệt Tướng Tam Bảo, Chơn Thật Tam Bảo. Tam Bảo này có hai
loại:
- Tam Bảo Đại
Thừa: ba thân của chư Phật là Phật Bảo, lục độ là Pháp Bảo, Thập Thánh là Tăng
Bảo.
- Tam Bảo Tiểu
Thừa: Hóa thân Phật tương tục là Phật Bảo, pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên là
Pháp Bảo, tứ quả Thanh Văn, Duyên Giác là Tăng Bảo.
4) Trụ Trì Tam
Bảo: Sau khi Phật nhập diệt, Tam Bảo cửu trụ ở thế gian, dùng các danh mộc điêu
khắc tượng Phật, hoặc dùng bùn, đất, xi măng tô đắp tượng Phật, dùng giấy vẽ
hình tượng Phật... là Phật Bảo. Văn cú trong Tam Tạng thánh điển là Pháp Bảo.
Phật tử xuất gia, cạo râu tóc, mặc y hoại sắc là Tăng Bảo.
Bốn loại Tam Bảo
trên có hai loại trước thuộc Đại Thừa, hai loại sau thông cả Đại, Tiểu
Thừa.
1. Thanh
Cung
Cung điện của
Thái Tử. Bộ Thần Dị Ký nói: “Ở phương Đông núi Đông Minh có một cung điện dùng
đá xanh làm vách, ngoài cửa có bảng bằng bạc, cũng dùng đá xanh chạm khắc sáu
chữ “thiên địa trưởng nam chi cung” (cung con trưởng nam của trời đất). Vì lý
do ấy nên gọi là Thanh Cung. Bộ sách trên nói:
- Phương Đông
thuộc về cung Chấn. Cung Chấn là trưởng tử. Xưa kia Tần Vương lúc còn làm Thái
Tử. Phụ hoàng của Tần Vương nói: “Phương vị của con ta ở tại Đông Cung nên cần
đem việc trong cung ủy thác cho Thái Tử”. Vì thế nên nói Đông Cung là cung điện
của Thái Tử ở.