Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

3. Cô-sơn Viên-pháp-sư Thị Học-đồ

25 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6226)
3. Cô-sơn Viên-pháp-sư Thị Học-đồ

TRUY MÔN CẢNH HUẤN 
Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Việt dịch


3. CÔ-SƠN VIÊN-PHÁP-SƯ THỊ HỌC-ĐỒ

Ư hí (ô hô), đại-pháp hạ suy, khứ thánh du viễn. Phi truy tuy chúng, mưu đạo vi hưu. Cạnh thanh lợi vi kỷ năng, thị lưu thông vi nhi hí. Toại sử, pháp môn hãn tịch, giáo võng tương đồi. Thực lại hậu-côn, khắc hạ tư đạo.

LỜI GỢI BẢO HỌC-ĐỒ
Của Viên-Pháp-Sư núi Cô-Sơn (19)

Than ôi, đại-pháp xuống thấp, cách Thánh càng xa. Người mặc áo hoại sắc tuy đông, nhưng những người lo toan cho đạo càng ít. Đua tranh thanh-danh lợi-dưỡng là khả năng của mình, coi việc lưu thông Phật-pháp là trò đùa của con trẻ. Khiến cho, cửa chính-pháp ít mở ra, lưới giáo-lý hầu mục rách. Thực sự phải nhờ vào những người sau, gánh vác cho công việc của đạo!

Nhử tào, hư tâm thỉnh pháp, khiết kỷ y sư. Cận kỳ ư lập thân dương danh, viễn ký ư cách phàm thành thánh. Phát huy tượng pháp, xả tử nhi thùy? Cố tu, tu thân tiễn ngôn, thận chung như thủy. Cần nhĩ học vấn, cẩn nhĩ hành tàng. Tỵ ác-hữu như tỵ hổ lang, sự lương bằng như sự phụ-mẫu. Phụng sự tận lễ, vị pháp vong khu. Hữu thiện vô tự căng, khởi quá vụ tốc cải. Thủ nhân nghĩa nhi sác hồ bất đạt, xử bần tiện tắc lạc dĩ vong ưu. Tự nhiên, dữ họa tư vi, dữ phúc tư hội!

Các ông, để tâm rỗng lặng mà nghe pháp, giữ mình trong sạch mà nương thầy. Kỳ vọng gần là xây dựng cho mình được nổi tiếng, mong mỏi xa là đổi thân phàm thành thân thánh. Phát huy giáo pháp trong đời tượng này, nếu bỏ các ông đi thì còn ai! Cho nên, các ông cần phải sửa mình đúng theo lời nói, phải cẩn-thận, trước sau như một. Siêng năng học vấn, cẩn thận hành-tàng. Tránh né bạn ác như tránh né hùm beo, phụng sự bạn lành như phụng sự cha mẹ. Thờ thầy hết lễ, vì pháp quên mình. Có điều gì tốt không được tự khoe, gây lỗi lầm gì quyết nhanh hối cải. Giữ nhân nghĩa bền chắc, không thể nhổ được, ở trong cảnh nghèo thiếu, vui đạo quên lo. Tự nhiên, họa hoạn lánh đi, phúc lộc đưa tới!

Khởi giả tướng hình, vấn mệnh siểm cầu vinh đạt chi kỳ, trạch nhật tuyển thời, cẩu miễn bĩ truẫn chi vận. Thử khởi sa-môn chi viễn-thức, thực duy tục-tử chi vọng-tình. Nghi hồ, kiến hiền tư tề, đương nhân bất nhượng. Mộ Tuyết- Sơn chi cầu pháp, học Thiện-Tài chi tầm sư. Danh lợi bất túc động ư hoài, từ sinh bất túc ưu kỳ lự.

Như thế, há phải nhờ vào việc xem hình tướng, đoán mệnh, nịnh cầu có thời kỳ vinh-đạt, chọn ngày kén giờ, tạm mong khỏi vận hội xui xẻo. Việc đó, há là viễn thức của bậc sa-môn, thực là vọng-tình của người thế-tục. Nên vậy, thấy người hiền phải nghĩ sao bằng, thấy điều nhân không nên từ chối. Mến chuộng việc cầu pháp của ngài Tuyết-Sơn (20), học hỏi việc tìm thầy của ngài Thiện-Tài (21). Danh-lợi không đủ làm lay động nơi lòng dạ của mình, sống chết không đủ làm lo buồn sự tư lự của mình.

Thảng công thành nhi sự toại, tất tự nhĩ nhi thiệp hà. Bất cô danh nhi danh tự dương, bất triệu chúng nhi chúng tự chí. Trí túc dĩ chiếu hoặc, từ túc dĩ nhiếp nhân. Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ. Sử, chân- phong tức nhi tái chấn, tuệ-cự diệt nhi phục minh. Khả vị đại-trượng-phu yên! Khả vị Như-lai-sứ hỹ!

Ví, công thành việc được, nên từ gần lần xa. Không mua danhdanh tự nổi, không mời chúng mà chúng tự tới. Trí-tuệ đủ, soi tỏ mê lầm, lòng từ đủ, tiếp dắt chúng nhân. Khi cùng, làm việc tốt cho riêng một mình, khi đạt làm việc tốt cho cả thiên hạ. Khiến cho, chân-phong bị ngưng nay lại trỗi dậy, đuốc tuệ đã tắt nay lại sáng lên. Như thế, đáng là bậc đại-trượng-phu chăng! Như thế, đáng là sứ-giả Như-lai chăng!

Khởi đắc thân thê giảng tứ, tích hỗn thường đồ. Tại uế ác tắc vô sở gián nhiên, ư hành giải tắc bất kiến khả úy. Dĩ chí, tích tập thành tính, tự diệt kỳ thân. Thủy giáo, mộ bỉ thượng hiền, chung kiến, luân ư hạ ác. Như tư chi bối, thành khả bi tai! Thi vân: “Mỵ bất hữu sơ, tiễn khắc hữu chung”, tư chi vị hỹ!

Trung nhân dĩ thượng, khả bất giới dư!

Há được, thân thể ngồi trong nhà giảng, bóng hình lẫn với bọn thường. Nơi uế ác, không nơi nào bỏ sót, phần giải hành, dù thấy vẫn không kinh. Đến nỗi, tập lâu thành tích, tự diệt thân mình. Trước kia, mến mộ bậc thượng-hiền, sau lại, chìm sâu nơi hạ ác. Những bọn như thế, thực đáng thương thay! Kinh thi nói: “Nếu không có trước, sao lại có sau”. Đúng với ý nghĩa ấy!

Những người thuộc bậc trung trở lên, há không lấy đó làm răn sao!

Ức hựu, giới tuệ phân tông, đại tiểu dị học. Tất tự Phật-tâm nhi phái xuất, ý tồn pháp-giới dĩ đồng quy. Ký nhi vị hiểu đại-du, ư thị các quyền sở cứ. Tập kinh luận tắc dĩ giới-học vi khí vật, tông luật-bộ tắc dĩ kinh luận vi bằng hư. Tập đại-pháp giả tắc diệt một tiểu-thừa, thính tiểu-thừa giả tắc khinh hủy đại pháp. Đản kiến nhân-sư thiên tán, toại chấp chi nhi hỗ tương thị phi. Khởi tri Phật-ý thường dung, cẩu đạt chi nhi bất kiến bỉ thử. Ưng đương, hỗ tương thành tế, cộng thục cơ duyên, kỳ do vạn phái triều tông, vô phi đáo hải. Bách quan lỵ sự, hàm viết cần vương. Vị kiến, hộ nhất phái nhi nghĩ tắc chúng lưu, thủ nhất quan nhi dục phế thứ tích.

Lại nữa, giới và tuệ chia ra từng tông, đại và tiểu có môn học khác. Tất cả đều từ Phật-tâm chia ra, có ý niệm, giữ pháp giới cùng quay về một gốc. Chưa hiểu được kế lớn, đó đều là sự quyền biến có sở cứ. Nhưng, tập kinh luận, cho giới-học là đồ bỏ, chuộng luật-bộ, cho kinh luận là vô bằng. Tập đại-pháp, muốn diệt hẳn tiểu-thừa, nghe tiểu-thừa lại khinh hủy đại-pháp. Thấy thầy nào khen ngợi thiên lệch, liền chấp lấy, gây nên sự thị phi lẫn nhau. Há biết, ý Phật thường dung-thông, nếu đạt tới, sẽ không thấy bỉ, thử. Cần nên giúp nhau đạt thành, cùng tới cơ-duyên thuần-thục. Khi ấy, khác gì muôn nhánh sông triều về gốc, nhánh sông nào cũng tới biển cả. Trăm quan coi việc, đều nói là cần vương (siêng năng giúp việc cho nhà vua). Chưa thấy, giúp một nhánh sông làm ngưng lấp cả mọi dòng nước chảy, giữ một quan-chức lại, làm phế bỏ công lao của nhiều người.

Nguyên phù, Pháp-vương chi thùy hóa dã, thống nhiếp quần phẩm, các hữu tư tồn. Tiểu luật tỷ lễ hình chi quyền, đại thừa loại quân hành chi nhậm. Doanh phúc như tư ư tào vãn, chế soạn nhược chưởng ư vương ngôn. Tại quốc gia chi bách lại hàm tu, loại ngã giáo chi quần tông cạnh diễn. Quả minh thử chỉ, khởi chấp dị đoan.

Nguyên là, đấng Pháp-vương đem giáo pháp giáo hóa cho đời, thống nhiếp mọi loại, mong mỗi loại đều được tự chủtồn tại. Tiểu-luật ví như cái hình về lễ hình, đại thừa giống như trách nhiệm về cán cân. Mưu tìm phúc lợi, như coi về việc chuyên chở, chế soạn công hàm, như nắm lời nói của vua. Trong quốc gia thì trăm quan tu sửa, trong giáo ta thì mọi tông tranh diễn. Thực rõ ý ấy, há chấp dị đoan.

Đương tu, lượng kỷ tài năng, tùy lực diễn bố. Tính mẫn tắc kiêm học vi thiện, thức thiển tắc chuyên môn thị nghi. Nhược nhiên giả, tuy các bá phong-du, nhi cộng thành từ tế. Đồng quy hòa hợp chi hải, cộng tọa giải thoát chi sàng. Phù như thị tắc chân mê-đồ chi chỉ-nam, giáo-môn chi mộc đạc dã. Cư hồ, sư vị lượng vô tàm đức, thú hồ, Phật-quả quyết định bất nghi. Nhữ vô căng phạt tiểu tiểu tri-kiến, thụ lập đại đại ngã-mạn. Khinh vu tiên- giác, huỳnh-hoặc hậu-sinh.

Tuy vân, thính tầm vị bổ quá cữu, ngôn hoặc hữu trung. Nhữ tào tư chi!

Cần nên lượng tài-năng mình, tùy sức diễn rộng. Tính tình linh lợi thì kiêm học là tốt, kiến thức nông cạn thì chuyên môn là hợp. Được như thế, tuy mỗi người đem truyền rộng phong-thái của lẽ đạo, theo khả năng của mình, nhưng nó sẽ trở thành luồng gió từ-bi cứu giúp chúng sinh. Cùng suôi về nơi biển cả hòa-hợp, cùng ngồi trên giường tòa giải-thoát. Như thế, thực là kim chỉ nam của đường mê, là mộc đạc (cái mõ gỗ) của giáo-môn. Ở trên ngôi sư, thực không hổ thẹn đức mình, đi đến quả Phật, quyết không ngờ vực chi nữa. Các ông không nên khoe khoang những tri-kiến nhỏ mọn, xây dựng tính ngã-mạn lớn lao, để khinh chê các bậc tiên-giác và lòe bịp những kẻ hậu-sinh!

Tuy vậy, trong đây, những lời nói trong sự nghe, tìm được, chưa hẳn bổ túc được những lỗi lầm khó tránh. Các ông nên suy nghĩ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13596)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25198)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13646)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 14969)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 17476)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 16973)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 14024)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13054)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14307)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19530)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16614)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 18433)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 18880)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18656)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 21014)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14674)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 38983)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14296)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 19184)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14581)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 15989)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14519)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15104)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14779)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15405)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 38866)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13963)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24314)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14218)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19283)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17819)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21312)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19549)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17343)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14672)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13756)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13637)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13982)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21729)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16630)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15113)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14417)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 13914)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14236)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15495)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14178)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14854)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18397)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24512)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 22910)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28211)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14955)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 13991)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14473)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18141)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26341)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15050)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14714)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15068)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 14981)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant