Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Quán Đại Bi

05 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 19297)
Pháp Quán Đại Bi

ASANGA (375-430)
NGÀI VÔ TRƯỚC
PHÁP QUÁN ĐẠI BI
Bản dịch Anh ngữ: “Asanga’s Teaching of Great Compassion.”
Trích từ : Essential Tibetan Buddhism. R.A.F. Thurman.[1996]
Bản dịch Việt Ngữ : Đặng Hữu Phúc

blank[ Tu tập mở đầu ]

Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng (equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình và rồi tư - duy về giáo pháp tâm linh về nhân và quả có bảy chi do ngài Di Lặc giảng cho ngài Vô Trước. Trước nhất, hãy tưởng tượng xuất hiện trước bạn một hữu – tình chẳng hề giúp đỡ bạn cũng chẳng hề gây tổn hại bạn. Hãy nghĩ “Ông này tự thấy ông ta muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau, hoàn toàn giống như mọi người khác cũng đều mong muốn như vậy. Tôi sẽ làm cho tôi thoát khỏi sự yêu thích và không yêu thích. Tôi chẳng muốn cảm thấy thân cận với vài người và giúp đỡ họ trong khi đó cảm thấy xa cách những người khác và làm tổn hại họ. Tôi sẽ phát triển tâm bình - đẳng đối với tất cả hữu - tình. Chư vị lạt machư thiên hãy gia - hộ cho tôi làm được điều này!”

Một khi bạn cảm thấy tâm bình - đẳng đối với người trung - lập đó, hãy tưởng tượng một người mà bạn yêu thích. Hãy cố gắng cảm thấy tâm bình - đẳng đối với người đó. Hãy nghĩ “Lòng thiên lệch của tôi là do lòng yêu thích của tôi. Vì tôi luôn luôn ham muốn những hữu tình quyến rũ, tôi đã tái sinh liên tục trong vòng sinh - tử đầy khổ lụy”. Hãy ngăn chặn lòng ham muốn của bạn bằng tư - duy như thế và hãy thiền định.

Một khi bạn cảm thấy tâm bình - đẳng đối với con người yêu thích đó, hãy tưởng tượng đến một người không yêu thích. Hãy cố gắng cảm thấy tâm bình -đẳng đối với người này. Hãy nghĩ “Bởi vì đã có một sự không hòa thuận giữa chúng tôi, tôi đã phát triển một sự không yêu thích đối với người này và do thế tôi thiếu tâm bình - đẳng. Không có tâm bình - đẳng tôi không thể có tâm Bồ-đề trong tâm trí tôi!” Hãy ngăn chặn lòng không yêu thích của bạn bằng tư-duy như thế và hãy thiền định.

Khi bạn cảm thấy tâm bình-đẳng đối với người không yêu thích đó, hãy tưởng tượng cả hai người chung với nhau. Hãy nghĩ “Hai người này đều giống nhau ở điểm mỗi người tự mình muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau. Nhìn từ quan-điểm của tôi, người này giờ đây tôi thân cận như thế nhưng đã tái sinh làm kẻ thù của tôi vô số lần rồi. Người này tôi cảm thấy bất hòa nhưng đã tái sinh làm mẹ của tôi vô số lần và đã săn sóc tôi với lòng từ-bi, lòng yêu thương. Tôi nên yêu thích người nào đây? Tôi nên oán ghét người nào đây? Tôi muốn cảm thấy tâm bình-đẳng, không vướn vào yêu thích và không yêu thích”. Chư vị Lạt machư thiên, hãy gia-hộ tôi thực hiện được tâm bình-đẳng này.

Một khi bạn đã cảm thọ tâm bình-đẳng như thế, hãy trải rộng tâm này đến tất cả hữu-tình. “Tất cả hữu-tình đều như nhau. Mỗi hữu-tình đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả hữu-tình đều là người trong gia đình của tôi. Do đó tôi sẽ học tâm bình đẳng và không vướng mắc vào chuyện yêu thích kẻ tôi thấy thân cận và không yêu thích kẻ mà tôi thấy xa cách, giúp đỡ vài người và tổn hại những người khác. Chư vị Lạt machư thiên hãy gia-hộ tôi thành tựu điều này!”.

 [ 1: Tất cả hữu tình đều là mẫu thân ]

Một khi bạn đã phát triển được tâm bình đẳng, hãy thực thi giáo chỉ thứ nhất của bảy giáo chỉ về nhân và quả để đạt đến Tâm Bồ đề. Hãy quán tưởng chư vị lạt machư thiên trước mặt bạn và hãy tư-duy “Tại sao tất cả hữu-tình là người trong gia đình tôi? Vì không có sự khởi đầu của vòng sinh tử, thế nên cũng không có sự khởi đầu của các tái sinh của tôi. Trải qua vô lượng vô biên cuộc sống này, không hình thức sinh sống nào mà tôi không được sinh ra. Trong tất cả hữu tình, không ai mà không là mẹ của tôi trong vô số lần. Mỗi người là mẹ của tôi trong thế giới con người vô lượng lần, và sẽ lại trở thành mẹ tôi nhiều lần nữa”.

Khi bạn đã kinh nghiệm đầy đủ sự thật này, hãy tư-duy về lòng từ-bi (the kindness) mà chúng sinh đã hiển hiện cho bạn khi họ đã là mẹ của bạn. Hãy quán tưởng chư vị lạt machư thiên trước bạn, hãy tưởng tượng rõ ràng mẹ của bạn ở đời này, khi bà còn trẻ và khi bà già dần đi. “Bà không những chỉ là mẹ tôi trong đời này, nhưng bà đã chăm lo săn sóc cho tôi biết bao nhiêu đời qua mà con số không thể đếm được. Trong đời này bà đã từ-bi cho tôi an-trú trong thai-tạng của bà, và khi tôi được sinh ra bà đã thương yêu đặt tôi trên chiếc gối mềm mại và ru tôi trong vòng tay của bà. Bà đã ôm ấp tôi với bộ ngực ấm áp của bà, đã cho tôi bú những giòng sữa ngọt ngào của bà. Bà đã đón chào tôi với nụ cười âu yếmngắm nhìn tôi với đôi mắt hạnh phúc sung sướng. Bà lau sạch nước mũi cho tôi và thu dọn sạch sẽ các thứ tôi bài tiết. Tôi có đau yếu chút ít thì làm bà lo lắng khốn khổ hơn so với cái lo bà có khi bà sắp chết. Xem nhẹ các đau khổ thân tâm, các cơ cực về tinh thần, các lạm dụng, tệ bạc, không quan-tâm chút nào đến chính bà, bà cung cấp cho tôi đầy đủ, sẵn sàng mọi thứ tôi cần cũng y như lúc bà cung cấp thức ăn thức uống và nơi cư-trú. Bà cho tôi vô lượng hạnh phúc và lợi-ích và bảo-vệ tôi tránh khỏi mọi khổ đau và những tổn hại không thể đo lường được”. Hãy tư-duy về lòng từ-bi vô lượng của bà. Và rồi sau đó, cũng theo cách đó, hãy tư-duy về lòng từ-bi của cha của bạn và những người khác thân thiết với bạn, bởi vì họ cũng là mẹ của bạn đã vô số lần.

[ 2: Tưởng nhớ ân đức của tất cả hữu tình mẫu thân ]

Khi bạn có đầy đủ kinh-nghiệm về sự thật này, hãy thiền quán về những hữu-tình bạn cảm thấy vô tư đối với họ (impartial) “Mặc dầu giờ đây có vẻ như họ không có liên quan gì với tôi, họ đã là mẹ của tôi vô số lần, và trong những đời sống đó, họ đã bảo vệ tôi với lòng từ-bi và nhân-đức”. Khi bạn đã có kinh-nghiệm về sự thật này hãy thiền quán về những hữu-tình mà họ giờ đây là đối-thủ đua tranh với bạn. Hãy tưởng tượng rõ ràng trước bạn, và hãy nghĩ: “Làm sao bây giờ tôi có thể cảm thấy rằng những người này là những kẻ thù của tôi? Vì số lượng cuộc đời đã vô lượng, họ đã là mẹ tôi trong vô số lần. Khi họ là mẹ tôi họ đã đem đến cho tôi hạnh phúclợi ích vô lượng và đã bảo-vệ tôi thoát khỏi khổ đau và tổn hại. Nếu không có họ tôi không thể tồn tại ngay chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi và nếu không có tội họ sẽ không thể chịu nổi những đau khổ cơ cực dù chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi. Chúng tôi cảm thấy một sự gắn bó mạnh mẽ như thế trong vô số lần. Thế mà bây giờ họ là những đối-thủ của tôi do duyên khởi vận-hành (due to bad evolutionary actions). Vào một thời gian khác trong tương lai họ sẽ lại là mẹ của tôi, người bảo vệ tôi với lòng từ-bi.” Khi bạn có kinh-nghiệm đầy đủ về sự thật này, hãy thiền quán về lòng nhân-đức của tất cả hữu-tình.

[ 3: Phát triển ý-nguyện báo ân hữu tình mẫu thân ]

Sau đó hãy thiền quán về báo ân tất cả hữu tình, tất cả các bà mẹ của bạn. Hãy quán tưởng chư vị lạt ma và chư thần bảo-hộ (deities) trước bạn và tư-duy. Từ thời vô-thủy những bà mẹ này đã bảo vệ tôi với lòng từ-bi nhân đức. Vậy mà từ đó tới nay (yet as) tâm trí của họ bị phiền não (phiền-động não-loạn) bởi những ma chướng của say mê, mê đắm (demons of addictive passsions) họ đã không có được tâm trí tự chủ và thành ra bị quẩn trí. Họ thiếu con mắt để thấy hoặc con đường đưa tới cõi ngườichư thiên hoặc con đường đưa tới Niết Bàn, tối-thượng thiện-hảo. Họ không có được vị thầy tâm linh, người dẫn đường cho những kẻ mù. Liên tục bị thoi nện bầm dập tả tơi do các tác-nghiệp sai-trái đánh-nhầu-với-nhau-một-trận, họ lăn trượt tới bên bờ vực thẳm dễ sợ của tái sinh trong tương tục của sinh tử, đặc biệt là những cảnh-giới thấp kém của tử-sinh . ( Continually pummeled by the discord of wrong deeds, they slip to the edge of the terrifying abyss of rebirth in the life-cycle, especially its lower state ).Tảng-lờ-không-ngó-ngàng đến những bà mẹ từ-bi nhân-đức này là không biết hổ thẹn. Để báo-ân tôi sẽ giải- thoát họ khỏi khổ đau sinh tử tương-tục và sẽ an-lập họ trong đại-lạc của giải thoát. Chư vị lạt machư thiên, hãy gia-hộ cho tôi làm được điều này.

[ 4: Phát triển tâm từ-bi: Giúp hữu tình mẫu thân làm chủ hạnh phúc và căn nguyên của hạnh phúc ]

Rồi sau đó hãy thiền quán về từ-bi (Love). Hãy tưởng tượng một người bạn quý mến rất nhiều, chẳng hạn như mẹ của bạn “ Làm thế nào để bà ta có thể có được hạnh phúc vô-lậu, hạnh phúc không còn tập khí phiền não, (undefiled happiness: tịnh lạc) khi mà bà không có được ngay cả hạnh phúc hữu lậu (defiled happiness), hạnh phúc vẫn còn tập khí phiền não của cõi đời sinh tử tương tục? Những gì hiện nay bà hãnh-diện khoe-khoang khoác-lác là hạnh phúc thì trơn tuột mất biến thành khổ đau. Bà khao khát và khao khát, nỗ lựcnỗ lực, ham muốn cái hạnh phúc phù du của giây phút thoáng qua (desiring a moment’s happiness), nhưng bà chỉ tạo lập căn-nguyên của khổ đau tương lai và những tái sinh trong những cảnh-giới thấp kém hơn của hữu tình. Nên trong cõi đời này, mệt lử và kiệt sức, bà chỉ tạo ra khốn khổ, khổ đau. Nhất-định-là-dứt-khoát-là, bà không có hạnh phúc thật sự. (She definitely does not have real happiness). Thật là tuyệt diệu biết bao nếu bà làm chủ được hạnh phúc và tất cả căn-nguyên của hạnh phúc. Bà mong muốn làm chủ chúng. (May she possess them!)

Tôi sẽ làm cho bà làm chủ hạnh phúc và tất cả căn-nguyên của hạnh phúc. Chư vị lạt-ma và chư thiên hãy gia-hộ tôi làm được điều này!”

Khi bạn đã đạt được kinh-nghiệm này, hãy tiếp tục thiền quán, trước hết hãy tưởng tượng những người khác thân thiết với bạn, tỉ dụ cha của bạn, và sau đó hãy tưởng tượng một người mà bạn cảm thấy vô tư với họ, và sau đó một người đối nghịch và sau cùng tất cả hữu tình.

[ 5: Phát triển tâm đại bi: Giải cứu khổ đau của hữu tình mẫu thân trong sinh tử tương tục ]

Và rồi sau đó hãy thực hiện pháp thiền đại-bi và trách-nhiệm phổ-quát (Then do the meditation of great compassion and universal responsibility): “Chư vị phụ-thân và mẫu-thân của tôi, số lượng có thể chất đầybầu trời, đang bị buộc chặt vào vòng duyên khởi nhân quả và những thống khổ trong hoàn cảnh bị bỏ rơi, không ai giúp đỡ (helplessly). Bốn dòng sông giòng tương tục của ái dục (desire), giòng tương tục của hữu (existence), giòng tương tục của vô-minh (ignorance), giòng tương tục của tà-kiến [hoặc tin vào đấng tạo lập hữu ngã thường hằng, bản-ngã thường hằng; hoặc tin vào đoạn diệt, không có đời trước đời sau, không có duyên khởi, không có giải thoát (fanaticism: chủ-thuyết tôn giáo cuồng tín vào cực đoan = tà-kiến)], tất cả bốn dòng sông này quét họ vào trong giòng nước lũ của sinh tử tương tục trong cảnh họ bị bỏ rơi, không ai giúp đỡ, vào nơi mà họ bị vùi giập tả tơi hoa lá bởi những con sóng của sinh, già, bệnh và chết. (The four rivers, the rivers of desire, existence, ignorance, and faniticism, sweep them helplessly into the currents of the life cycle, where they are battered by the waves of birth, old age, sickness anh death).

Họ bị trói buộc trọn vẹn vào cái vòng trói chặt chẽ và khó mà phá được các mối nối kết đủ loại của các tác nghiệp duyên khởi nhân quả. Từ thời vô-thủy họ đã bước vào cái lồng sắt của thủ chấp những ý niệm “tôi” và “của tôi” ở ngay tâm điểm của lòng họ. Cái lồng này thì rất khó mà khai mở bởi bất cứ một ai. Bị bao trùm bởi bóng tối mênh mông của vô-minh (=vô thủy vô minh) nên mọi phán đoán thiện ác đều bị ngăn ngại, họ không nhìn thấy, chính lúc này, con đường đưa đến những trạng thái hạnh phúc của hữu-tình. Nói chi đến chuyện họ thấy con đườnggiải thoát và giác ngộ (Much less do they see the path leading to liberation and enlighttenment).

[ 6: Trách nhiệm phổ quát = Bản thệ: Nếu tôi không cứu, ai sẽ cứu? ]

“Những hữu tình tiều tụy này đã bị hành hạ không ngừng nghỉ bởi những khổ đau của khốn khổ (khổ khổ), khổ đau của biến dịch (hoại khổ), và khổ đau lan tràn của tạo tác (hành khổ). Tôi thấy tất cả các hữu-tình này, những mẫu-thân của tôi, đang bị trầm luân thê thảm trong đại-dương của sinh-tử. Nếu tôi không cứu họ, ai sẽ cứu? Nếu tôi tảng-lờ-không-hay-biết đến họ, tôi sẽ không biết xấu hổ là gì, một loại thứ thấp kém nhất trong tất cả hữu-tình. Nguyện-vọng của tôi theo học đại thừa sẽ chỉ thuần là từ-ngữ, và tôi không thể nào trình diện mặt tôi trước Chư Phật và Bồ-Tát. Thế nên, trong mọi hoàn cảnh, tôi sẽ phát triển khả năng cứu vớt tất cả mẫu-thân hiền-đức âu sầu của tôi ra khỏi đại-dương sinh-tử và an-lập họ nơi quả-phật. Hãy nghĩ đến điều này và hãy lưu xuất một trách-nhiệm phổ-quát, dũng mãnh, tinh thànhnhất tâm: chúng sinh vô biên thệ nguyện độ (Think this and generate a very strong and pure universal responsibility).

[ 7: Phát triển Bồ-Đề-Tâm ]

Cuối cùng hãy thiền định về tâm Bồ-đề. Hãy tự hỏi bạn có thể hoặc không thể an-lập tất cả hữu-tình nơi quả phật, và hãy phản-tỉnh (reflect), “Tôi không biết tôi đang đi đâu; làm sao tôi có thể an lập vào chính lúc này, một hữu-tình nơi quả phật? Ngay cả đến những vị đã thành tựu những quả vị học trò của Đức Phật (disciple: Thanh Văn) hoặc ẩn-sĩ Phật ( hermit Buddha: Độc giác Phật) cũng chỉ có thể thành tựu những mục tiêu nhỏ bé của hữu-tình, và không thể an-lập các hữu-tình nơi quả Phật. Thế nên chỉ có một vị Phật toàn giác (a perfect Buddha) mới có thể dẫn tất cả hữu tình đến toàn giác (full enlighttenment). Thế nên trong mọi hoàn cảnh (no matter what), tôi sẽ đạt quả vị Phật Vô-Thượng Chánh-Đẳng-Chánh-Giác (peerless and completely perfect Buddhahood) vì lợi ích của tất cả hữu-tình. Chư vị lạt machư thiên , hãy hoan hỉ gia-hộ tôi làm được điều này!”.

--------------------------------------------------------------------------------------------

CHÚ THÍCH CỦA BẢN DỊCH VIỆT NGỮ

Chú thích 1: Trong bản dịch Việt ngữ, những gì bên trong dấu […] đều là chú thích của người dịch bản Việt.

Chú thích 2:

Bản Anh ngữ: Think this and generate a very strong and pure universal responsibility.

Pure: Clear- clean- does not contain any harmful substances - complete and total – produced or practised according to a standard or form that is expected of it ( Formal )

Universal: 1. of affecting or including all

 2. existing or occuring everywhere

Bản Việt ngữ: Hãy nghĩ đến điều này và hãy lưu xuất một trách nhiệm phổ quát dũng mãnh, tinh thànhnhất tâm: chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

Nhất tâm = dốc lòng.

Universal love = compassion = đại bi, tình yêu phổ quát

Universal responsibility = trách nhiệm phổ quát = tâm đại bi

Mother beings : hữu tình mẫu thân

Chú thích 3

Mười hai chi của một vòng duyên khởi:

1.Vô minh 2.hành 3.thức 4.danh sắc

5.Sáu xứ 6.xúc 7.thọ 8. ái 

9.thủ 10.Hữu 11.Sinh 12.lão tử

Hữu (Bhava: Sanskrit)

Hữu (Existence) là trở thành (becoming). Hữu là tiến trình của nghiệp, là quả của nghiệp hiện tại, nuôi dưỡng bởi Ái và Thủ. Hữu là giai đoạn đi trước giai đoạn tái sinh (new existence): sinh và lão tử. Thế nên Hữu được gọi tên là Hữu, theo quả của nó.

Chú thích 4

Các biểu ngữ về kiến chấp: có 360 vọng kiến (false views) và 62 tà kiến (wrong views) của các triết gia (=nhà ngoại đạo), có thể tóm tắt thuộc hai nhóm có và không (hữu và vô, thường hằng và đoạn diệt-being and non-being, to be and not to be, eternalism and nihilism).

Nhập Lăng già Đại thừa kinh tuyên bố là “…Các triết gia cũng như những kẻ sơ trí, họ tôn quý cái nhị biên giữa có và không (they cherish the dualism of being and non-being)”.

Các pháp do duyên khởi nên không có tự tính.

Whatever depends upon conditions,

That is empty of intrinsic existence. (Tsong Khapa)

Nhân duyên hội hợp nên pháp gọi là có; nhân duyên biệt ly nên pháp gọi là không.

Thế nên duyên khởi (dependent arising) cũng là tinh không (= các pháp đều thiếu vắng cái hiện hữutự tính = chân không = chân không diệu hữu: emptiness, openness), cũng là trung đạo (=lìa hữu vô: middle way, beyond extremes), cũng là như huyễn (illusion).

  •  Kính lễ Đức Phật:

Đức Phật Cồ Đàm Đại Thánh Chủ

Thương xót hữu tình thuyết nhân duyên

Để đoạn dứt tất cả kiến chấp

Nay tôi dốc lòng đảnh lễ Phật

 ( Bồ Tát Long Thọ -- Kệ tụng kết thúc Trung Luận)

  • Bồ Tát Đại Huệ Mahamati tán thán Đức Phật ( Kinh Lăng Già)
Thế gian lìa sinh diệt
Như hoa đốm trên không
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi

Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi

Xa lìa chấp đoạn thường
Pháp thế gian như mộng
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi
  • Đức Phật giảng về không có tự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng Già (trích Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn trang 164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati, không phải các sự vật là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính chúng, trừ phi chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa của “các pháp đều vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa thâm sâu nhất thì không có tự tínhvô sinh. Tất cả các pháp khôngtự tính nghĩa là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát na từ trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế thì tất cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati, vô nhị là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những biểu từ tương đối và cái này không độc lập đối với cái kia; như Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự vật là không-hai, không có Niết-bàn ngoài nơi có luân hồi; không có luân hồi ngoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện hữu không có đặc tính độc lập đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất cả các pháp là vô nhị như Niết-bàn và luân hồi vậy. Vì vậy, này Mahàmati, ông phải tu tập (thể nghiệm) cái không, vô sinh, vô nhịvô tự tánh.

Nguồn: Đặc San Hiện Thực số 16/2009 , Năm thứ 5 , trang 154-165

Ảnh minh họa trên: Đại luận sư Vô Trước (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.)

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43480)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24872)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30717)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20932)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38611)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27190)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 30981)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 32968)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23858)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16873)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20408)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31796)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 17981)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20401)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26907)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 17931)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25439)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26532)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36409)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27957)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27167)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30205)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 36928)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37098)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23784)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32209)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55037)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36740)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27453)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28181)
Công Phu Khuya
(Xem: 37836)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25294)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24032)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11136)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14378)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10505)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant