Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đoạn 1 - Đoạn 16

16 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 6286)
Đoạn 1 - Đoạn 16

NGUYÊN NGUYÊN
Dịch giải
KIM CANG

DIỆU CẢM

 

Đoạn 1 

 

PHÁP HỘI NHÂN DO

 

. Nguyên văn chữ Hán:

法會因由

如是我聞.一時.佛在舍衛國祇樹給孤獨園.與大比丘眾千二百五十人俱.爾時.世尊食時.著衣持缽.入舍衛大城乞食.於其城中次第乞已.還至本處.飯食訖.收衣缽.洗足已.敷座而坐.

 

. Phiên âm Hán Việt:

PHÁP HỘI NHÂN DO

Như thị ngã văn:

Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu.

Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ.

Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.

 

. Phiên bản tiếng Việt:

NHÂN DUYÊN PHÁP HỘI

 Tôi đã được nghe như vầy.

Thuở ấy Đức Phật đang ở nước Xá Vệ, tại rừng Kỳ Đà, trong vườn Cấp Cô Độc, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại tỳ kheo.

Một hôm, gần đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y, ôm bát, đi vào thành Xá Vệ. Trong thành, Người lần lượt đến từng nhà khất thực. Sau đó trở về chỗ ở.

Thọ trai xong, Người sắp xếp lại y bát, rửa chân, rồi trải tọa cụ ra ngồi.

 

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Cơ hồ như con có thấy.

 Cơ hồ như con thấy lại khu rừng thái tử Kỳ Đà dâng cúng cho Người và chư đại tỳ kheo. Rừng cây xanh cổ thụ. Lá chen hoa. Chim vui hót. Con cũng thấy khu vườn Cấp Cô Độc, mênh mông, rợp bóng. Lác đác lá vàng rơi rắc.

 Tăng nhân đông quá ! Như bình an, như hân hoan ! Thế Tôn đắp y, ôm bình, đi vào thành Xá Vệ. Những bước chân kinh hành, khoan thai, an bình, biểu hiện tròn đầy an lạc thân tâm.

 Đến trước từng nhà, Người đứng yên, kính cẩn. Tâm thiền định. Từ lực lan tỏa, mênh mông. Lan tỏa vào từng nhà; lan tỏa vào tâm tư từng người. Thí chủthiện căn cảm nhận được từng đợt, từng đợt sóng tâm từ, cảm thấy bình an mênh mông !

 Người ta đem ra cúng dường hoa quả, như là biểu hiện lòng thành kính tín và tri ân.

 Người trở về chỗ ở, bắt đầu buổi thọ trai. Cử chỉ thọ trai, cũng như cử chỉ sắp xếp lại y bát, rửa chân, trải tọa cụ, hoặc ngồi, tất cả đều toát ra tâm từ bi, tâm hỉ xả.

 Ôi Thế Tôn, Ngươi là như vậy. Từng cử chỉ của Người đều toát ra ánh sáng thánh thiện.

 Ôi Thế Tôn, Người là như vậy. Ánh sáng thánh thiện toát ra từ chiếc mũi thanh tú, từ khuôn mặt thanh tú, và từ bờ vai an bình. Ánh sáng thánh thiện toát ra cho đến tận đầu ngón tay, ngón chân thánh thiện !

 Ôi Thế Tôn, Người là như vậy !

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

Đoạn 2 

 

THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH

 

 

. Nguyên văn chữ Hán:

善現啟請

時長老須菩提在大眾中.即從座起.偏袒右肩.右膝著地.合掌恭敬.而白佛言.希有世尊.如來善護念諸菩薩.善付囑諸菩薩.世尊.善男子.善女人.發阿耨多羅三藐三菩提心.云何應住.云何降伏其心. 佛言.善哉.善哉.須菩提.如汝所說.如來善護念諸菩薩.善付囑諸菩薩.汝今諦聽.當為汝說.善男子.善女人.發阿耨多羅三藐三菩提心.應如是住.如是降伏其心.唯然.世尊.願樂欲聞. 

 

. Phiên âm Hán Việt:

THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH

Thời trưởng lão Tu-bồ-đề tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính nhi bạch Phật ngôn: “Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”Phật ngôn: Thiện tai, thiện tai! Tu-bồ-đề, như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát, nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm". "Duy nhiên, Thế Tôn! Nguyện nhạo dục văn".

. Phiên bản tiếng Việt

THIỆN HIỆN HỎI PHÁP

 

Khi ấy, từ trong đại chúng, Tu Bồ Đề đứng dậy, trịch vai áo bên phải, quỳ chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

 - Ôi Thế Tôn, Người thật là tuyệt vời !

Người thường chăm sóc các vị Bồ Tát, Người thường bảo ban các vị Bồ Tát.

Bạch Thế Tôn, nếu như nay có những trai lành và gái tốt phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì họ phải an trụ tâm như thế nào và hàng phục tâm như thế nào ?

Phật dạy:

 - Lành thay ! Lành thay ! Thầy Tu Bồ Đề !

Đúng như lời thầy vừa nói. Như Lai thường chăm sóc các vị Bồ Tát. Như Lai thường bảo ban các vị Bồ Tát. Này, thầy hãy lắng nghe, Như Lai sẽ vì thầy mà giải đáp.

Những trai lành gái tốt phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên an trụ tâm như vầy, và nên hàng phục tâm như vầy.

- Vâng. Bạch Thế Tôn, con nguyện lắng nghe !

 

 

. Diệu cảm

 

 Kính thưa trưởng lão Tu Bồ Đề,

 Trước mắt Thế Tôn, ngài thi lễ thật là kính cẩn. Trịch trần vai phải, quỳ chân phải, chắp tay và cúi đầu. Về những cử chỉ đó các triết gia có thể chỉ ra những hàm ý triết học sâu xa. Tuy vậy, trong chỗ rốt ráo thì vốn không ngoài bốn chữ: chí tâm đảnh lễđảnh lễ hết lòng ! Là như thể lễ mà đầu cúi sát đất. Là buông trọn những thứ có tên là “tư tâm”, “tư ý”, “tư ngã”. Cũng là buông trọn cái “tâm phân biệt”. “Tâm phân biệt” vắng lặng, “tâm thiền định” liền hiện tiền, rỗng rang, thanh tịnh, đại thông. Cái “tâm thiền định” đó trọn vẹn hướng về Thế Tôn, và trọn vẹn lắng nghe.

 Kính thưa trưởng lão,

 Con nay tự hỏi: Duyên do nào mà đang từ trong đại chúng Ngài riêng đứng ra đảnh lễ Thế Tôn như vậy ? Ngài có ý định gì chăng ?

 Tự hỏi rồi tự trả lời: Con thấy là Ngài đã tự phát đảnh lễ. Nói một cách cụ thể thì Ngài đảnh lễ không vì một ý bên trong mà vì một tác động bên ngoài. Ấy là do sức tác động của vầng hào quang thánh thiện từ Thế Tôn lan tỏa, mà có lẽ chỉ riêng Ngài sớm thấy. Buột miệng, Ngài kêu lên:

- Thế Tôn, Người thật là tuyệt vời !

Kính thưa trưởng lão,

 Khi tán thán Thế Tôn trong vầng hào quang rạng ngời thánh thiện thì Ngài cũng trực nhớ ra rằng Ngài đang quỳ trước một bậc thầy vĩ đại, thầy của hàng Bồ Tát. Thế là Ngài không bỏ qua thiện duyên đang có để, vì những trai lành gái tốt đã phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, hỏi về diệu pháp của “an trụ tâm” “hàng phục tâm”.

 Kính thưa trưởng lão,

 Con nay nghĩ rằng con đã hiểu. Đó không phải là hai vấn đề trong trăm, ngàn vấn đề. Đây là hai vấn đề cơ bản, qua đó Ngài hỏi Thế Tôn về phép thực hành Bồ Tát hạnh. Thiền gia mãi về sau có vẽ mười bức tranh chăn trâu. Ấy là mười bước tu thiền. Mười bước, nhưng nếu thu lại thì chỉ có hai việc thôi. Đó là “an trụ tâm”“hàng phục tâm” vậy.

 Nghe câu hỏi của trưởng lão, Thế Tôn hoan hỉ đáp:

 - Lành thay ! Lành thay !

 Bảo là “lành”, bởi vì Ngài đã đặt đúng vấn đề cơ bản.Vấn đề được giải thì đem lại ơn ích lớn lao cho bao trai lành gái tốt chốn nhân gian !

 Tiếp theo, Thế Tôn cho thấy Người rất giàu kinh nghiệm về nghệ thuật nói trước một thính chúng đông đảo. Người nói với trưởng lão:

 - Thầy hãy lắng nghe …

 Thật ra là Người hướng về toàn thể thính chúng. Người lại nói:

 - Nên an trụ tâm như vầy, và hàng phục tâm như vầy.

 Ôi!“như vầy” là như thế nào ? Thế là thính chúng thêm chú tâm vì tò mò muốn biết. Quảng trường im phăng phắc, cơ hồ như có thể nghe tiếng ruồi muỗi bay !

 Trưởng lão nói:

 - Vâng, Bạch Thế Tôn, con nguyện lắng nghe !

 Ấy là trưởng lão nói thay cho toàn thể thính chúng vậy !

 Bạch Thế Tôn,

 Thính chúng xưa kính cẩn lắng nghe,

 Con nay cũng nguyện kính cẩn lắng nghe.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

 

 

 

Đoạn 3 

 

ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG

 

. Nguyên văn chữ Hán

大乘正宗

佛告須菩提.諸菩薩摩訶薩.應如是降伏其心.所有一切眾生之類.若卵生.若胎生.若濕生.若化生.若有色.若無色.若有想.若無想.若非有想非無想.我皆令入無餘涅槃而滅度之.如是滅度無量無數無邊眾生.實無眾生得滅度者.何以故.須菩提.若菩薩有我相人相眾生相壽者相.即非菩薩.

. Phiên âm Hán Việt

ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG

Phật cáo Tu-bồ-đề: Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sinh chi loại, nhược noãn sinh, nhược thai sinh, nhược thấp sinh, nhược hóa sinh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh, thực vô chúng sinh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng tức phi Bồ-tát.

. Phiên bản tiếng Việt:

CHÁNH TÔNG ĐẠI THỪA

Phật bảo Tu Bồ Đề:

Các vị Bồ Tát hàng phục tâm như thế này. Ấy là đối với chúng sinh các loại – hoặc loại sanh từ bào thai, từ trứng, từ nơi ẩm ướt, hoặc sanh bằng sự biến hó; hoặc có hình sắc hay không hình sắc; hoặc có tư tưởng hay không có tư tưởng; hoặc không phải là có tư tưởng mà cũng không phải là không có tư tưởng . Đối với chúng sinh các loại đó Bồ Tát đều độ cho nhập vô dư niết bàn.

Như vậy là Bồ Tát độ vô số, vô lượng, vô biên chúng sinh nhưng thực ra thì không có chúng sinh nào được độ cả.

Bởi cớ sao ? Này, thầy Tu Bồ Đề, nếu như một vị Bồ Tát mà còn chấp có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả thì không phải là một vị Bồ Tát đích thực.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Ngài trưởng lão hỏi Người về phép “hàng phục tâm” dành cho các trai lành và gái tốt phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nay Người lại thuyết giảng về phép “hàng phục tâm” của Bồ Tát. Vậy thì con có thể hiểu: cách “hàng phục tâm” của trai lành gái tốt kia vốn không khác cách “hàng phục tâm” của Bồ Tát. Và Bồ Tát “hàng phục tâm” bằng cách phổ độ chúng sinh.

 Dù cho chúng sinh có muôn hình muôn dạng, muôn màu muôn vẻ, nhưng Bồ Tát đều “độ” với cái tâm không phân biệt.

 Người dạy: “độ” cả thảy chúng sinh vào vô dư niết bàn. Nghĩa là sao ? Con nay hiểu như vầy.

 Bồ Tát Pháp Tạng xưa đã có lời đại nguyện: nếu không phổ độ được chúng sinh thì nguyện không thành Phật. Vậy mà Bồ Tát đã thành Phật, danh hiệu A Di Đà, từ vô lượng kiếp. Như vậy có nghĩa là chúng sinh đã được độ vào niết bàn.

 Đó là nói về tâm Phật bằng phiên bản tôn giáo.

 Trong phiên bản tâm học thì nói rằng: tất cả chúng sinh, bất kỳ là thai sinh, noản sinh, thấp sinh hay hóa sinh đều vốn có Phật Tánh. Khác nhau thì chẳng qua là như những hoa sen kia: hoặc là đã mãn khai, hàm tiếu hay là còn ẩn sâu trong nước. Vấn đề là phải “thấy” Phật Tánh đó. Thiền gọi là “thấy Tánh”. Cũng gọi là “ngộ”, hay “giác ngộ”.

 Bạch Thế Tôn,

 Từ tri kiến như trên về Phật Tánh mà con hiểu về từ “độ chúng sinh” trong kinh. Ấy là “thấy Tánh” nơi chúng sinh vậy. Và “thấy Tánh” nơi chúng sinh cũng có nghĩa là “thấy chúng sinh như-chúng-là”. Hoặc là “thấy chúng sinh trong như tánh của chúng” Để có thể thấy như vậy thì tất nhiên cái tâm phải là “Bản tâm thanh tịnh”. Nói cách khác thì đó phải là cái tâm thiền định. Mà nói vậy tức cũng là nói rằng qua thiền định mà tâm trở về Bản Tâm thanh tịnh. Nói một cách khác nữa thì qua thiền địnhBồ Tát “hàng phục tâm” mình vậy.

 Nói tóm lại thì giữa “hàng phục tâm”, “Bản Tâm thanh tịnh” “tâm không phân biệt” vốn thông nhau.

 Bạch Thế Tôn,

 Người còn dạy: “… thực ra thì không có chúng sinh nào được độ”. Về điểm nầy thì con nay hiểu như vầy. Ấy là vì Bồ Tát không có ý, hoặc có động thái “độ” chúng sinh nầy hay chúng sinh khác, tức là Bồ Tát không có ý, hay động thái “độ” chúng sinh nào! Vấn đề cốt ở chỗ BồTát tự thanh tịnh lấy tâm mình. Bồ Tát tự thanh tịnh lấy tâm mình thì đương nhiên là “độ” chúng sinh vậy. Phật ngôn có câu: “Tâm bình tức địa bình”. “Tâm bình” chỉ về việc tự thanh tịnh lấy tâm mình; “địa binh” chỉ về việc độ chúng sinh vậy.

 Câu kinh “...không có chúng sinh nào được độ” do đó có hàm ý rằng Bồ Tát không thấy riêng chúng sinh nầy, hoặc chúng sinh khác. Nếu có cái thấy như vậy thì là còn chấp “ngã tướng”, và từ đó mà chấp “nhân tướng”, “chúng sinh tướng” và “thọ giả tướng” vậy. Một vị bồTát chân thật không còn những thứ chấp đó!

 Bạch Thế Tôn,

 Về bệnh chấp bốn tướng, con nay hiểu như vầy:

 Chấp “ngã tướng”mê chấp về sự tồn tại của những cá thể độc lập, trước sau như một

  . Chấp « nhân tướng »mê chấp về sự tồn tại của con người, như là những nhân cách cao cả hơn sánh với những chúng sinh khác.

  . Chấp « chúng sinh tướng »mê chấp về sự khác nhau giữa chúng sinh và Phật.

 . Chấp « thọ giả tướng » tức là mê chấp rằng các cá thể có một thọ mệnh nhất định, giới hạn giữa sinh và tử.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu như vậy.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

Đoạn 4 

 

DIỆU HẠNH VÔ TRỤ

 

. Nguyên văn chữ Hán

妙行無住

復次.須菩提.菩薩於法.應無所住.行於布施.所謂不住色布施.不住聲香味觸法布施.須菩提.菩薩應如是布施.不住於相.何以故.若菩薩不住相布施.其福德不可思量.須菩提.於意云何.東方虛空可思量不.不也.世尊.須菩提.南西北方四維上下虛空.可思量不.不也.世尊.須菩提.菩薩無住相布施.福德亦復如是.不可思量.須菩提.菩薩但應如所教住.

 

.Phiên âm Hán Việt

DIỆU HẠNH VÔ TRỤ

Phục thứ Tu-bồ-đề, Bồ-tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí, sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Tu-bồ-đề, Bồ-tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩ cố? Nhược Bồ-tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lương. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Đông phương hư không khả tư lương phủ? Phất dã Thế Tôn! Tu-bồ-đề, Nam Tây Bắc phương tứ duy thượng hạ hư không, khả tư lương phủ? Phất dã Thế Tôn! Tu-bồ-đề, Bồ-tát vô trụ tướng bố thí, phước đức diệc phục như thị bất khả tư lương. Tu-bồ-đề, Bồ-tát đản ưng như sở giáo trụ.

. Phiên bản tiếng Việt

DIỆU HẠNH KHÔNG TRỤ

 

Lại nữa, này Tu Bồ Đề, Bồ Tát không trụ tướng khi bố thí. Ấy là không trụ tâm nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Tu Bồ Đề, đó là cách bố thí của Bồ Tát. Ấy là không trụ tướng.

Bởi cớ sao ? Bởi vì nếu Bồ Tát bố thítâm không trụ tướng thì phước đức lớn vô lượng.

Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào? Hư không phương Đông có thể ước lượng được không?

- Bạch Thế Tôn, không thể ước lượng được !

- Tu Bồ Đề, hư không các phương Tây, Nam, Bắc, bốn hướng phụ và hai hướng trên dưới có thể ước lượng được không ?

- Bạch Thế Tôn, không thể ước lượng được !

- Tu Bồ Đề, Bồ Tát bố thí với tâm không trụ tướng thì phước đức cũng như vậy, không thể ước lượng được.

Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên trụ tâm theo cách đã dạy như vậy.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Ở đoạn kinh trước đây con đã hiểu như vậy. Hiểu rằng cách thấy biết dựa trên “tướng” là cách thấy biết thiên lệch. Tuy vậy, nói như thế thì chỉ là nói lý thuyết. Nay Thế Tôn chuyển sang nói về việc thực hành: việc thực hành bố thí của Bồ Tát. Bồ Tát bố thí với cái tâm không trụ tướng.

 Ở đây liền khởi lên một điều nghi. Bởi lẽ trong bố thí vốn có ba thành phần tham gia: người bố thí, người thọ thí và vật đem ra bố thí. Cả ba đều là “tướng”. Vậy làm sao có thể không trụ tướng ?

 Vấn đề này vốn đã được các luận sư diễn giải: bố thí phải được thực hiện với ba không: “thí không”, “thọ không” “vật không”. Tức là không thấy có người bố thí, cũng không thấy có người nhận bố thí và vật đem bố thí. Có nghĩa là bố thí như thể khôngbố thí !

 Nghĩa là sao ? Như thế là mặt trời phát ra tia nắng ấm và sáng đó chăng ? Mặt trời không thấy có “ta” ban phát nắng ấm và ánh sáng cho trái đất. Vô tướng bố thí là như vậy đó chăng? Chỉ đơn giản như là sự vận hành tự nhiên của năng lượng trong vũ trụ. Như nước trên cao tự nhiên chảy xuống thấp. Như gió tự nhiên thổi từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp. Cũng thế, bố thí thì giống như sự di chuyển từ chổ thừa đến chổ thiếu. Cũng là tự nhiên thôi ! Còn “tướng” thì chẳng qua là dạng phù du, cho dù là dưới dạng sắc, thanh, hương, vị hay xúc, pháp.

 Bạch Thế Tôn,

 Ngoài ra Người còn nói rõ về thứ phước đức phát sinh từ bố thí không trụ tướng. Phước đức đó không thể ước lượng được. Thật vậy, nếu là “tướng” thì có ít có nhiều, có tăng có giảm, có thể đo, đếm, ước lượng. Phước đức phát sinh từ bố thí trụ tướng tất nhiên cũng như vậy, tức là ước lượng được, là hữu hạn. Còn hơn thế nữa, ấy là phước đức hữu lậu, tức là phước đức có pha trộn phiền não.

 Bố thí không trụ tướng gắn liền với phước đức không thể ước lượng. Hơn nữa, đó là phước đức vô lậu. Để mô tả loại phước đức này, Thế Tôn mượn hình tượng của “hư không”. Phước đức do bố thí không trụ tướng giống như “hư không”. Giống như “hư không” mà cũng đồng nghĩa với mênh mông!

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu như vậy.

 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

 

Đoạn 5 

 

NHƯ LÝ THỰC KIẾN

. Nguyên văn chữ Hán

如理實見

須菩提.於意云何.可以身相見如來不.不也.世尊.不可以身相得見如來.何以故.如來所說身相.即非身相.佛告須菩提.凡所有相.皆是虛妄.若見諸相非相.即見如來.

. Phiên âm Hán Việt

NHƯ LÝ THỰC KIẾN

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng. Phật cáo Tu-bồ-đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

. Phiên bản tiếng Việt

THẤY ĐÚNG TÁNH NHƯ

 

Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Có thể qua thân tướng mà thấy Như lai không ?

- Bạch Thế Tôn, không thể ! Không thể qua thân tướng mà thấy Như lai.

Bởi cớ sao ? Bởi vì Như Lai đã nói: thân tướng tức không phải thân tướng.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Phàm chỗ nào có tướng thì đều là hư vọng. Nếu thấy cái không tướng của các tướng thì là thấy Như Lai.

 

 

.Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Khi thuyết pháp Người thường tự xưng là “Như Lai”. Đại chúng nghe thế tự nhiên hiểu rằng “Như Lai” trỏ về vị thái tử cao quý, khôi ngô tuấn tú, tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Cũng vì thế mà đại chúng đồng nhất danh xưng “Như Lai” với “thân tướng”.

 Trong đoạn kinh này Thế Tôn chỉ ra chỗ sai lầm đó. Cũng là thêm một lần Người chỉ ra chỗ sai lầm khi đồng nhất “tướng” với “thực” vậy. Sai lầm, vì sao ? Vì cái thân tướng kia, cũng như tất cả chỗ nào có tướng, đều là hư vọng. Nghĩa là đều giống như những cái bóng lướt qua. Cái thân tướngđại chúng thấy là thật đó không phải là thân tướng như người ta vẫn tưởng. Nó chỉ như là những cái bóng lướt qua ! Hoặc là như ảo, như bọt, như bóng!

 Bạch Thế Tôn,

 Người lại nói: Nếu thấy cái không tướng của các tướng thì là thấy Như Lai.

 “Cái không tướng của các tướng” là gì ? Ôi “không tướng” hẳn là “không tên”. Vậy đâu có thể gọi “Nó” là gì ! Không có lời để nói ! Chỉ biết “Nó” là như vậy! Là “cái như vậy”, huyền nhiệm, diệu kỳ mà chân thật.Tạm gọi là “Chân Như” đó chăng ?

 “Thấy Như Lai” là như vậy đó chăng ?

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

Đoạn 6 

 

CHÁNH TÍN HI HỮU

. Nguyên văn chữ Hán

正信希有

須菩提白佛言.世尊.頗有眾生.得聞如是言說章句.生實信不. 佛告須菩提.莫作是說.如來滅後.後五百歲.有持戒修福者.於此章句.能生信心.以此為實.當知是人.不於一佛二佛三四五佛而種善根.已於無量千萬佛所.種諸善根.聞是章句.乃至一念生淨信者.須菩提.如來悉知悉見是諸眾生得如是無量福德.何以故.是諸眾生.無復我相人相眾生相壽者相.無法相.亦無非法相.何以故.是諸眾生.若心取相.即為著我人眾生壽者.若取法相.即著我人眾生壽者.何以故.若取非法相.即著我.人眾生壽者.是故不應取法.不應取非法.以是義故.如來常說.汝等 比丘.知我說法.如筏喻者.法尚應捨.何況非法.

 

. Phiên âm Hán Việt

CHÁNH TÍN HY HỮU

Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phả hữu chúng sinh, đắc văn như thị ngôn thuyết, chương cú, sinh thật tín phủ? Phật cáo Tu-bồ-đề: Mạc tác thị thuyết. Như Lai diệt hậu, hậu ngũ bách tuế, hữu trì giới tu phúc giả, ư thử chương cú năng sinh tín tâm, dĩ thử vi thật, đương tri thị nhân bất ư nhất Phật, nhị Phật, tam tứ ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩ ư vô lượng thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện căn. Văn thị chương cú, nãi chí nhất niệm sinh tịnh tín giả, Tu-bồ-đề, Như Lai tất tri, tất kiến thị chư chúng sanh đắc như thị vô lượng phúc đức. Hà dĩ cố? Thị chư chúng sinh vô phục ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng. Hà dĩ cố? Thị chư chúng sinh, nhược tâm thủ tướng tức vi trước ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nhược thủ pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Hà dĩ cố? Nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã nhân chúng sinh thọ giả. Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp. Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết: Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.

. Phiên bản tiếng Việt

CHÁNH TÍN ÍT CÓ

 

Tu Bồ Đề bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn,

Sau này nếu được nghe những lời vừa rồi Thế Tôn thuyết giảng, liệu người nghe có khởi phát tín tâm ?

Phật bảo Tu Bồ Đề:

-Thầy chớ nói như vậy. Khoảng năm trăm năm sau khi Như Lai diệt độ, sẽ có những người giữ giớitu phước; những người này sẽ nghe và tin lời Như Laichân lý. Nên biết rằng những người đó đã gieo giống lành trên Phật địa, chẳng phải là của một, hai, ba, bốn hay năm đức Phật, mà là của vô số đức Phật. Khi nghe những lời này họ sẽ thấy khởi phát tín tâm thuần tịnh.

- Này Tu Bồ Đề, Như Lai thấy rõ, biết rõ rằng những người đó có vô lượng phước đức.

Bởi cớ sao ? Bởi vì nơi những người đó không còn chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tướng Pháp, tướng Phi-Pháp.

Bởi cớ sao ? Bởi vì nếu chấp tướng thì họ chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Nếu chấp tướng Pháp thì họ chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả.

Bởi cớ sao ? Bởi vì nếu chấp tướng Phi-Pháp thì họ chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả.

Bởi vậy mà không nên chấp tướng Pháp cũng không nên chấp tướng Phi-Pháp.

Bởi vậy mà Như Lai thường dạy:

- Hỡi các thầy tỳ kheo, các thầy nên biết rằng Pháp ta thuyết giống như một chiếc bè. Ngay cả Pháp còn buông, huống hồ là Phi-Pháp.

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Những điều Thế Tôn đã thuyết giảng đều là Pháp vô tướng: sự độ vô tướng, bố thí vô tướng, phước đức vô tướngNhư Lai vô tướng. Đó là diệu pháp, vừa cao, vừa sâu. Ngài Tu Bồ Đề thì có cái tâm đau đáu nghĩ về chúng sinh, từ đó khởi lên mối nghi: e rằng Diệu Pháp vừa cao vừa sâu kia chúng nhân không theo kịp, từ đó mà không khởi phát tín tâm để quy y Chánh Pháp.

 Trước mối nghi ngại đó Thế Tôn đã giải đáp.

 Thế Tôn nói với trưởng lão rằng Người đã thấy và đã biết hết. Người đã thấy và đã biết rằng về sau sẽ có nhiều người vì đã gieo vô lượng căn lành nên có vô lượng phước đức. Và vì có vô lượng phước đức nên những người này khi nghe lại lời thuyết giảng của Thế Tôn thì khởi phát tín tâm.

 Bạch Thế Tôn,

 Lời Người nói đây đã có người làm chứng có uy tín lớn. Đó là Lục Tổ Huệ Năng. Về “pháp môn tối thượng thừa” của Thế Tôn, Tổ đã khẳng định rằng “Kinh Kim Cang công đức vô lượng vô biên”. Về người có khả năng nhờ kinh này mà khởi phát tính tâm thì Tổ nói đó là các “đại trí nhân” và các “thượng căn nhân”. Không phải là người kém phước đức mà có thể tiếp cận được vậy !

 Bạch Thế Tôn,

 Về “phước đức” thì người đời thường hiểu ở khía cạnh hưởng thụ. Theo cách hiểu đó thì người có “phước đức” thì được hưởng phú quý vinh hoa.

 Theo chỗ con hiểu thì Thế Tôn nhìn về khía cạnh trí huệ, và theo đó thì người có phước đức là người không chấp bốn tướng như được nói trước đây. Không chấp bốn tướng đó thì không rơi vào mê lầm, là thấy thực Tánh như như, huyền nhiệm không tên. Đó là cái thấy của trí huệ.

 Bạch Thế Tôn,

 Lời Thế Tôn giảng giải gọi là Pháp. Tương phản thì gọi là Phi-Pháp. Thế Tôn bảo: cả Pháp và Phi-Pháp đều buông.

 Bạch Thế Tôn,

 Theo như chỗ con hiểu thì cái phải buông đó là những “tướng” – tướng của Pháp và tướng của Phi-Pháp. Đó là những lời để nói Pháp. Như ngón tay chỉ trăng. Đó chỉ là những phương tiện. Còn Pháp chân thật thì “vô tướng” cũng là “vô ngôn”, tức là cái không lời nào có thể nói hết. Vậy sau khi nói về sự độ vô tướng, bố thí vô tướngphước đức vô tướng, Như Lai vô tướng, ở đây Thế Tôn nói về Pháp vô tướng vậy.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu như vậy về Pháp vô tướng.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

Đoạn 7

 

VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT

. Nguyên văn chữ Hán

無得無說

須菩提.於意云何.如來得阿耨多羅三藐三菩提耶.如來有所說法耶.須菩提言.

如我解佛所說義.無有定法,名阿耨多羅三藐三菩提,亦無有定法如來可說。何以故.如來所說法,皆不可取,不可說,非法,非非法.所以者何.一切賢聖皆以無為法而有差別.

.Phiên âm Hán Việt

VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT

 

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da? Tu-bồ-đề ngôn: Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt.

 

. Phiên bản tiếng Việt

KHÔNG ĐẮC KHÔNG THUYẾT

 

- Này Tu Bồ Đê, ý thầy thế nào ? Có phải là Như Lai đã chứng đắcvô thượng chánh đẳng chánh giác” không ? Có phải là Như Lai có Pháp để thuyết không ?

Tu Bồ Đê thưa:

- Theo chỗ con hiểu lời Thế Tôn thì không có Pháp nhất định gọi là “vô thượng chánh đẳng chánh giác”. Cũng không có Pháp nhất định Như Lai có thể thuyết.

Bởi cớ sao ? Bởi vì Pháp Thế Tôn thuyết không thể chấp, cũng không thể nói thành lời; nó không phải là Pháp, cũng không phải là Phi-Pháp.

Bởi cớ sao ? Bởi vì các thánh hiền đều do Pháp vô vi mà có sai biệt.

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Ở những đoạn trước đây Thế Tônthuyết giảng về Như Lai vô tướngPháp vô tướng. Vậy mà ngay trước mắt mình thính chúng đang thấy vị Như Lai đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, và vị đó đang thuyết Pháp bằng lời mọi người đều nghe. Người này, lời này há không phải đều là hữu tướng đó sao ?

 Bạch Thế Tôn,

 Cũng bởi thấy biết mối nghi tiềm ẩn đó mà Thế Tôn hỏi trưởng lão Tu Bồ Đề, như thể là để “kiểm tra” tri kiến của vị này.

 Đọc lời đáp thì con nay thấy vị trưởng lão đáng kính này rất thông về tính “vô tướng” của Phật và Phật Pháp.

 Trưởng lão nói:

 Cái danh gọi “vô thượng chánh đẳng chánh giác” không tương ứng với vật gì có hình có sắc nhất định – không giống như danh gọi “nhà” tương ứng với cái nhà thấy được, vào ở trong đó được. “Vô thượng chánh đẳng chánh giác” vốn “vô tướng”.

 Lời thuyết pháp của Thế Tôn thì cũng chỉ là “lời”, không phải là “Pháp” – như thể ngón tay chỉ trăng không phải là trăng. Pháp cũng vốn “vô tướng”.

 Những “vô tướng” đó đương nhiên là không “chấp” được. Và cũng đương nhiên là không nói hết được bằng lời.

 Cái “chấp” được, nói thành lời được, do đó không phải là Pháp. Tuy vậy cái đó cũng không phải là Phi-Pháp_cũng như ngón tay chỉ trăng không phải là trăng, nhưng cũng không phải là không giúp người thấy trăng !

 Pháp “vô tướng” đó cũng gọi là “vô vi Pháp”, bất sinh, bất diệt. Các bậc thánh, bậc hiền đều là những người có tham gia vô vi Pháp đó. Nói cách khác là có thâm nhập Pháp đó. Từ bậc thánh đến bậc hiền cách thâm nhập có khác, mức độ thâm nhập có khác. Cũng thế, giữa vị thánh này với vị thánh khác, cũng như giữa vị hiền này với vị hiền khác, cách và mức độ thâm nhập không giống nhau, do đó mà hiện tướng của quý vị không giống nhau. Như thể trăng kia vốn một mà có những phản ánh khác nhau trên giọt sương, dưới đáy giếng, hay trên mặt đại dương bát ngát mênh mông!

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay biết như vậy, về Pháp hữu tướngPháp vô tướng.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

Đoạn 8

 

 

Y PHÁP XUẤT SINH

 

. Nguyên văn chữ Hán

依法出生

 須菩提.於意云何.若人滿三千大千世界七寶.以用布施.是人所得福德.寧為多不.須菩提言.甚多.世尊.何以故.是福德.即非福德性.是故如來說福德多.若復有人.於此經中.受持乃至四句偈等.為他人說.其福勝彼.何以故.須菩提.一切諸佛.及諸佛阿耨多羅三藐三菩提法.皆從此經出.須菩提.所謂佛法者.即非佛法.

.Phiên âm Hán Việt

Y PHÁP XUẤT SANH

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược nhân mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân sở đắc phước đức, ninh vi đa phủ?

Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thị phúc đức tức phi phúc đức tính, thị cố Như Lai thuyết phúc đức đa.

- Nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phúc thắng bỉ. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhất thiết chư Phật cập chư Phật A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề pháp, giai tùng thử kinh xuất. Tu-bồ-đề, sở vị Phật pháp giả tức phi Phật pháp.

 

. Phiên bản tiếng Việt

TỪ PHÁP SINH RA

 

- Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ?

Nếu có người đem cả bảy báu đầy tam thiên đại thiên thế giới ra bố thí thì người ấy có phước đức nhiều không ?

Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn, rất nhiều ! Bởi cớ sao ? Bởi vì đó là thứ phước đức không thuộc “Tánh”, cho nên Như Lai nói rằng phước đức đó nhiều.

- Nếu lại có người thọ trì kinh này cho đến những bài “tứ cú kệ” và còn vì người khác mà giảng giải thì phước đức này hơn thứ phước đức kia.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề, bởi vì chư Phật và Pháp Phật chánh đẳng chánh giác đều từ kinh này mà ra.

Này Tu Bồ Đề, cái gọi là Phật Pháp đó không phải là Phật Pháp thật.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Theo chỗ con hiểu thì trong đoạn này Người cũng thuyết giảng về “phước đức”. Vậy là thêm một lần con được học về “phước đức”.

 “Phước đức” được nói trước là thứ phước đức “quả”, phát sinh từ “nhân”. “Nhân” ở đây là “tài thí”bố thí cả “bảy báu chất đầy tam thiên đại thiên thế giới”. “Nhân” bố thí là số nhiều; “quả” phước đức tương ứng cũng là số nhiều. Nhiều lắm !

 Nói là “nhiều” hay “nhiều lắm” thì cũng có hàm ý là “hữu tướng”. “Nhân hữu tướng” phát sinh ra “quả hữu tướng”. Mà “hữu tướng” thì cũng có nghĩa là “hữu hạn”. Và cũng là “hữu lậu” !

 Tương phản là thứ “phước đức” được phát sinh từ việc “thọ trì kinh này cho đến những bài tứ cú kệ, và còn vì người khác mà giảng giải …”. Thứ phước đức này hơn phước đức nói trên kia. “Hơn”, cốt ở những điểm tương phản là “vô tướng”, “vô hạn”, “vô lậu”.

 “Hơn”, còn có thể thấy ở một phương diện khác nữa. Ấy là vì thứ phước đức nói trước là “tài thí”, tức là đem của cải ra bố thí. Mà “tài” vốn là vật ngoài thân, phước đức phát sinh từ đó cũng thuộc loại vật ngoài thân. Thứ phước đức được nói sau thuộc Bản Tánh, do đó Thế Tôn gọi tên là “Tánh phước đức”.

 Bạch Thế Tôn,

 Về “Tánh phước đức” con hiểu như vầy. Ấy là thứ phước đức làm thức tỉnh Bản Tánh, hay Bản Tâm. Ấy là thứ phước đức làm nên sự chuyển hóa từ sang tỉnh vậy.

 Bạch Thế Tôn,

 Nghe kinh đến đây mà con cảm nhận tầm quan trọng vô hạn của kinh này, ấy là có đầy đủ công đức chuyên chở đi từ bờ mê sang bến giác. Cảm nhận tầm quan trọng đó khởi phát cùng với lòng biết ơn vô hạn. Biết ơn Người đã gọi cho tỉnh dậy từ cơn ác mộng xuất phát từ cái tâm mê !

 Bạch Thế Tôn,

 Người dạy là phải thọ trì kinh này. Con hiểu đây là bài kinh đang được Người thuyết giảngtiếp tục thuyết giảng. Người cũng dạy thọ trì kinh cho đến những bài “tứ cú kệ”. Con hiểu rằng Người sẽ đọc những bài “tứ cú kệ” đó, ắt là ở đâu đó khoảng cuối bài thuyết pháp này.

Bạch Thế Tôn,

 Người lại nhắc: “Cái gọi là Phật Pháp không phải là Phật Pháp thật”. Vâng, con xin ghi nhớ. Chỉ là cái danh gọi. Chỉ là “phương tiện”. Chỉ như là ngón tay chỉ trăng. Và cũng vì thế mà con nguyện chăm chỉ nhìn theo hướng ngón tay chỉ, chờ một ngày thấy trăng !

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoạn 9 

 

NHẤT TƯỚNG VÔ TƯỚNG

. Nguyên văn chữ Hán

一相無相

須菩提.於意云何.須陀洹能作是念.我得須陀洹果不.須菩提言.不也.世尊.何以故.須陀洹名為入流而無所入.不入色聲香味觸法.是名須陀洹.須菩提.於意云何.斯陀含能作是念.我得斯陀含果不.須菩提言.不也.世尊.何以故.斯陀含名一往來而實無往來.是名斯陀含.須菩提.於意云何.阿那含能作是念.我得阿那含果不.須菩提言.不也.世尊.何以故.阿那含名為不來而實無不來.是故名阿那含.須菩提.於意云何.阿羅漢能作是念.我得阿羅漢道不.須菩提言.不也.世尊.何以故.實無有法名阿羅漢.世尊.若阿羅漢作是念.我得阿羅漢道.即為著我人眾生壽者.世尊.佛說我得無諍三昧.人中最為第一.是第一離欲阿羅漢.世尊.我不作是念.我是離欲阿羅漢.世尊.我若作是念.我得阿羅漢道.世尊則不說須菩提是樂阿蘭那行者.以須菩提實無所行而名須菩提.是樂阿蘭那行.

 

 . Phiên âm Hán Việt

NHẤT TƯỚNG VÔ TƯỚNG

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tu-đà-hoàn năng tác thị niệm ngã đắc Tu-đà-hoàn quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tu-đà-hoàn danh vi Nhập lưu nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu-đà-hoàn.- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tư-đà-hàm năng tác thị niệm: Ngã đắc Tư-đà-hàm quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tư-đà hàm danh Nhất vãng lai nhi thật vô vãng lai, thị danh Tư-đà-hàm.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-na-hàm năng tác thị niệm: Ngã đắc A-na-hàm quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? A-na-hàm danh vi Bất lai, nhi thật vô bất lai, thị cố danh A-na-hàm.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-la-hán năng tác thị niệm: Ngã đắc A-la-hán đạo phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thật vô hữu pháp danh A-la-hán. Thế Tôn! Nhược A-la-hán tác thị niệm: Ngã đắc A-la-hán đạo, tức vi trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô tránh tam-muội, nhân trung tối vi đệ nhất, thị đệ nhất ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã bất tác thị niệm: Ngã thị ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã nhược tác thị niệm: Ngã đắc A-la-hán đạo, Thế Tôn tắc bất thuyết Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh giả. Dĩ Tu-bồ-đề thật vô sở hành, nhi danh Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh.

 

. Phiên bản tiếng Việt

MỘT TƯỚNG KHÔNG TƯỚNG

 

- Này Tu Bồ Đề, thầy nghĩ thế nào?Bậc Tu Đà Hoàn có thể nghĩ như thế này không? Nghĩ rằng: Ta đã đắc quả vị Tu Đà Hoàn !

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn: Không thể như vậy được ! Bởi cớ sao ? Vì quả vị “Tu Đà Hoàn” có nghĩa là “nhập lưu”; vậy mà không có nơi nào “nhập” được – không thể “nhập” vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ! Vì thế nên được gọi là “Tu Đà Hoàn”.

- Này Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào? Bậc Tư Đà Hàm có thể nghĩ như thế này không ? Nghĩ rằng: Ta đã đắc quả vị Tư Đà Hàm !

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, không thể như vậy được ! Bởi cớ sao ? Bởi vì “Tư Đà Hàm” có nghĩa là “đến lần nữa”; vậy mà thật ra đâu có chuyện đến hay đi ! Vì thế nên mới gọi là “Tư Đà Hàm”.

- Này Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Bậc A Na Hàm có thể nghĩ như thế này không ? Nghĩ rằng: Ta đã đắc quả vị A Na Hàm !

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, không thể được ! Bởi cớ sao ? Bởi vì “A Na Hàm” có nghĩa là “không đến”; vậy mà thật ra vốn không có cái “không đến”. Vì thế nên mới gọi là “A Na Hàm” !

- Này Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Bậc A La Hán có thể nghĩ như thế này không ? Nghĩ rằng: Ta đã đắc quả vị A La Hán !

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, không thể được ! Bởi cớ sao ? Bởi vì không có Pháp nào có tên là A La Hán.

 Bạch Thế Tôn, nếu có một vị A La Hán nghĩ rằng mình đắc quả vị A La Hán thì tức là vị ấy đã chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả.

Bạch Thế Tôn, Đức Phật từng nói cho biết rằng, bản thân con đã đắc “Vô tránh tam muội”, bậc nhất trong cõi người, tức là bậc A La Hán không tham dục vào bậc nhất. Con không hề có ý nghĩ rằng mình là bậc A La Hán không tham dục.

Bạch Thế Tôn, nếu như con nghĩ rằng mình đắc đạo A La Hán thì Thế Tôn hẳn đã không nói rằng Tu Bồ Đề thích hạnh thanh tịnh – không tham dục, không phiền não. Vì Tu Bồ Đề không có ý nghĩ kia nên Thế Tôn nói rằng Tu Bồ Đề thích hạnh thanh tịnh.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Ngay từ đầu buổi nói Pháp Thế Tôn đã đưa chúng con vào trí huệ Bát-nhã tế vi:

- Bồ tát độ vô số chúng sinh nhưng thật ra không có chúng sinh nào được diệt độ.

Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy rõ điều này: trí huệ Bát-nhã đúng là ở bờ bên kia của tư duy lý tính thường quen trong thiên hạ. Thực vậy, theo tư duy lý tính thì khi đã nói “độ vô số chúng sinh” thì có nghĩa là “vô số chúng sinh được độ”. Vì thế mà không thể nói tiếp theo rằng “không có chúng sinh nào được độ”.

 Bạch Thế Tôn,

 Tuy vậy con nay thấy rằng dưới hình thức nghịch lýdụng ý kia, mệnh đề sau không tương phản với mệnh đề trước. Chỉ có thể nói nó chính là mệnh đề trước được đặt dưới cái thấy mới. Trước là thấy tướng, sau là thấy Tánh. Trước thấy tướng cho nên nói “vô số chúng sinh” này khác với “vô số chúng sinh” khác. Sau chỉ thấy Tánh Như. Trước thấy tướng “được độ” tương phản với tướng “không được độ”. Nay thấy Tánh Như, vốn là như vậy, không tăng không giảm, không được không mất.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy là như vậy. Khi không có cái tâm tham chấp thì cũng không tính toán, không lo và sợ. Tâm bình an, thiền định, chiêm ngắm. Khi ấy núi là như vậy, sông là như vậy. Như như. Nhìn kỹ, thấy núi thật diệu kỳ. Nhìn kỹ, thấy sông thật diệu kỳ. Núi ấy, sông ấy, và tất cả, đều là những biểu hiện diệu kỳ của cái vũ trụ diệu kỳ. Tự bao giờ vốn vẫn thế, không thêm, không bớt, không người nọ, người kia ! Việc “được độ” giờ đây giống như giấc mộng đêm qua !

 Bạch Thế Tôn,

 Tiếp theo, Thế Tôn đã chỉ ra nhiều khía cạnh khác nữa của “ Thấy Tánh”.

 Chẳng hạn như trong hành vi thể hiện hạnh bố thí. Ấy là bố thí vô tướng, trong đó không thấy có người cho, người nhận và vật cho/nhận. Phải, có gì đâu mà kể ! Kể “công đức” ! Như thể cây xoài kia, nó không hề kể công, kể đức ! Nó cho bóng mát, cho trái ngọt. Nó nhận vào mình thán khí độc hại để rồi tỏa ra dưỡng khí trong lành. Nó không thấy có cái ta bố thí, không thấy người thọ thí. Nó không có cả cái khái niệm “bố thí” trong tâm thức. Ấy là bố thí vô tướng đó chăng ? Ấy là bố thí không ly Tánh đó chăng ? Ấy là cách bố thí của Bồ Tát đó chăng ?

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy ra rằng bố thí như là không bố thí thì mới thật là bố thí!

 Tiếp theo, Thế Tôn giúp chúng con sáng tỏ về Như Lai. Ấy là trước nay vốn có cái biết mê mờ, cứ dựa vào “thân tướng” mà cho rằng mình có biết về Như Lai. Chúng con mãi đồng nhất Như Lai với thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, một nhân vật sống trong một bối cảnh không thời gianxã hội nhất định. Nay rõ ra rằng thái tử chỉ là ứng thân / hoá thân Phật. Siêu việt trên ứng thân đó là Pháp Thân, siêu việt mọi bối cảnh lịch sử, mênh mông vô hạn và diệu kỳ.

 Ôi, Đức Phật ấy, Như Lai, con nay cảm nhận được sự hiện tiền của Người, từ bi mênh mông, trí huệ vô biên, thánh thiện tuyệt vời !

 Ôi, Đức Phật ấy, Như Lai, con nay chắp tay, cúi đầu, buông xảquy phục và nhận được ơn cứu độ – khi buông mình vào “Biển Cả Tâm Phật Đại Bi”

 Ôi, Như Lai là như vậy đó chăng ? Là “Biển Cả Tâm Phật Đại Bi” đó chăng ?

 Bạch Thế Tôn,

 Vô vàn cảm tạ ơn Người đã khai ngộ cho con về Như Lai. Như Lai nay không bị bao phủ trong một khái niệm xơ cứng. Như Lai nay là lung linh ánh sáng trí huệ đang tỏa sáng. Như Lai nay là ấm áp của đại bi tâm. Như Lai nay là sức chuyên chở mênh mông và sức hóa giải cứu độ diệu kỳ.

 Bạch Thế Tôn,

 Như Lai là như vậy đó chăng ? Là Như Lai vô tướng.thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngộ đạo, nhưng còn hơn thế. Phật Pháp thì cũng thế. Ấy là những lời thuyết của thái tử Tất Đạt Đa ngộ đạo, nhưng còn hơn thế.

 Và khả năng tiếp cận cái “hơn thế” đó là phước đức của những ai đã nhẹ buông bốn tướng: ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả.

 Bạch Thế Tôn,

 Con hiểu về Như Lai vô tướngPhật Pháp vô tướng là như vậy.

 Như Lai như vậy vốn vô tướng. Vì thế mà không thể khái niệm hóa, không thể nói, diễn giải hay nghĩ bàn.

 Những “danh hiệu” hay “quả vị” khác thì cũng thế. Chẳng hạn như những quả vị Đức Phật từng nói đến trước đây: “Tu Đà Hoàn”, “Tư Đà Hàm”, “A Na Hàm”, “A La Hán”. Những danh hiệu đó trỏ về gì ? Trỏ về những cấp bậc chứng ngộ chăng ? Phải biết rằng không phải vậy. Do đó mà những câu như sau đây để lộ cho thấy tâm mê:

 

- Ta đắc quả vị Tu Đà Hoàn !

- Ta đắc quả vị Tư Đà Hàm !

- Ta đắc quả vị A Na Hàm !

- Ta đắc quả vị A La Hán !

 

 Ôi, “cái ta” kia rành rành là căng cứng ngã tướng, rành rành là “hư vọng”! Cái gì ghép với nó liền trở thành “hư vọng”. Do đó mà “cái ta hãy đứng xê ra” ! Chỉ khi cái ta đã đứng xê ra thì mới có Tu Đà Hoàn chân thật. Hoặc Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán chân thật. Chân thật như cái thanh tịnh rỗng rang vốn chân thật. Tâm không khởi một mống niệm. Thong dong được cởi trói. Như trên trời cao kia con chim bay ! Như dưới biển rộng kia con cá lội ! Như tâm của vị đạo nhân kia ngắm chim bay mà cảm thấy bình anhạnh phúc cùng con chim bay! Hoặc nhìn cá lội mà cảm thấy bình anhạnh phúc cùng con cá lội!

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy biết như vậy !

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

Đoạn 10 

 

TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ

 

莊嚴淨土

佛告須菩提.於意云何.如來昔在然燈佛所.於法有所得不.不也.世尊.如來在然燈佛所.於法實無所得.須菩提.於意云何.菩薩莊嚴佛土不.不也.世尊.何以故.莊嚴佛土者.即非莊嚴.是名莊嚴.是故.須菩提.諸菩薩摩訶薩.應如是生清淨心.不應住色生心.不應住聲香味觸法生心.應無所住而生其心.須菩提.譬如有人.身如須彌山王.於意云何.是身為大不.須菩提言.甚大.世尊.何以故.佛說非身.是名大身.

 

.Phiên âm Hán Việt

TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ

Phật cáo Tu-bồ-đề: Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở ư pháp hữu sở đắc phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

- Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát Ma-ha tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Tu-bồ-đề, thí như hữu nhân, thân như Tu-di sơn vương, ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân

 

. Phiên bản tiếng Việt

 

TRANG NGHIÊM CÕI PHẬT

 

Phật hỏi Tu Bồ Đề:

- Ý thầy thế nào ? Như Lai xưa khi ở nơi Phật Nhiên Đăng có được Pháp gì không ?

- Bạch Thế Tôn, không ! Như Lai xưa khi ở nơi Phật Nhiên Đăng thật không có được Pháp chi cả !

- Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Bồ Tát có làm trang nghiêm cõi Phật không ?

- Bạch Thế Tôn, không ! Bởi cớ sao ? Bởi vì việc đó không phải là làm trang nghiêm cõi Phật, chỉ tạm gọi tên như vậy.

- Bởi vậy, này Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên sinh tâm thanh tịnh như vậy. Ấy là không sinh tâm trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên sinh tâm nơi không có chỗ trụ.

- Này Tu Bồ Đề, ví như có người thân lớn như núi Tu Di, thầy có nghĩ là thân người ấy lớn không ?

- Bạch Thế Tôn, rất lớn ! Bởi cớ sao ? Bởi vì Phật dạy rằng đó chẳng phải là thân thật, chỉ tạm gọi là thân lớn.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Câu chuyện về Đức Phật Nhiên Đăng, con được nghe nói như vầy. Hàng a-tăng-kỳ kiếp trước, tiền thân Phật Thích Ca Mâu Ni, lúc bấy giờ là một tỳ kheo tu Bồ Tát hạnh, được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho sau này thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.

 Đó là một câu chuyện về tiền thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ý chính là Như Lai xưa khi ở nơi Phật Nhiên Đăng đã được thọ ký sẽ thành Phật.

 Tuy vậy, khi được hỏi về việc này ngài Tu Bồ Đề lại đáp: Như Lai xưa ở nơi Phật Nhiên Đăng đã không được Pháp chi cả !

 Bạch Thế Tôn,

 “Được” tất nhiên là trái nghĩa với “không được”. Bởi vậy mà lời đáp của ngài Tu Bồ Đề có vẻ là trái với câu chuyện về tiền thân của Đức Phật. Tuy vậy, theo như con hiểu thì chỗ “có vẻ là trái” ở đây cũng giống như chỗ “chân đế” có vẻ trái với “tục đế”. “Tục đế” thì nói rằng có một “vị” tỳ kheo được thọ ký về sau thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Và rồi thì a-tăng-kỳ kiếp sau quả nhiên “vị” ấy thành Phật. Chân lý được diễn giải dưới dạng “tục đế” đó rõ ràng là trụ trên “ngã tướng” - “ngã tướng” của “vị” ấy.

 Bạch Thế Tôn,

 Thế Tôn từng nói:

 “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

 ( Phàm là tướng thì đều là hư vọng)

 Thực vậy, sự tồn tại của “vị” ấy qua a-tăng-kỳ kiếp để rồi “vị” ấy thành Phật là một hư vọng. Về cái hư vọng ấy ngài Tu Bồ Đề dứt khoát nói một chữ “không”: không được Pháp chi cả!

 Bạch Thế Tôn,

 Trên kia là nói về sự “thành Phật” theo kiến giải hữu tướngvô tướng. Về “cõi Phật” thì cũng có kiến giải kiểu hữu tướng. Chẳng hạn như về cõi Phật A Di Đà, hay “Tịnh Độ Di Đà”, thì ở phương Tây, và ở cách xa đây mười vạn tám ngàn dặm. Hiểu như vậy là cách hiểu chấp tướng.

 Cũng bằng cách hiểu chấp tướng như vậy người ta thường hiểu về cách làm trang nghiêm cõi Phật. Chẳng hạn như tin rằng khi làm một điều lành thì ở Tịnh Độ nở một hoa sen, để rồi bằng cách đó mà “trang nghiêm Tịnh độ” bằng nhiều hoa sen việc lành.

 Phật hỏi ngài trưởng lão: Bồ Tát có làm trang nghiêm Tịnh độ bằng cách đó ? Và ngài trưởng lão đã trả lời là: không !

 Thế Tôn tiếp lời trưởng lão, nói: Bồ Tát sinh tâm thanh tịnh ! Thay vì “trang nghiêm Tịnh độ” thì “sinh tâm thanh tịnh”.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu rằng “Tịnh độ” không chỉ về một nơi nào đó, mà chỉ về bản tâm thanh tịnh. Về sau này, Tổ Huệ Năng nói rõ:

Mê nhân niệm Phật cầu sinh ư bỉ; ngộ nhân tự tịnh kỳ tâm.

(Người mê niệm Phật cầu vãng sinh nơi ấy;

Người ngộ niệm Phật để tự tịnh lấy bản tâm.)

 Chữ “tự tịnh kỳ tâm” của Lục Tổ rõ ràng là lặp lại chữ “sinh tâm thanh tịnh” của Thế Tôn vậy. Về “sinh tâm thanh tịnh” thì Thế Tôn có nói rõ. Ấy là không để tâm dính vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 Dính vào “sắc” thì chẳng hạn như mê cái ô tô, nhà lầu, vợ đẹp, v.v..

 Dính vào “thanh” thì chẳng hạn như là mê tiếng đàn ngọt, tiếng hát hay, lời dịu dàng, v.v..

 Dính vào “hương” hoặc “vị” thì chẳng hạn như mê rượu thơm, thịt béo, v.v..

 Dính vào “xúc” thì chẳng hạn như là mê cảm giác êm ấm trên da thịt.

 Dính vào “pháp” tức là dính vào tư tưởng và những khái niệm làm chất liệu cho tư tưởng. Chẳng hạn như những khái niệm thường đầu độc lòng người như giàu/nghèo, sang/hèn, vinh/nhục, v.v..

 Nói chung, “dính” vào chỗ nào thì như là bị cột vào đó. Như là bị nó chiếm lĩnh và thống trị. Nó xôn xao, nó lăng xăng, nó sai khiến … vì thế mà tâm không thanh tịnh. Nói cách khác thì “dính” đồng nghĩa với tham chấp. Và tham chấp đi liền với “phiền não”. “Giải thoát” do đó cũng cốt ở cái tâm thanh tịnh.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy rõ rằng “sinh tâm thanh tịnh” thật quan trọng xiết bao ! Con cảm thấy thật phước đức nhớ lại có lần đọc được câu này trong Kinh Bồ Tát Giới:

Ngã bản tánh nguyên tự thanh tịnh.

(Bản Tánh ta vốn tự nhiên thanh tịnh)

 Mới hay rằng tâm thanh tịnh vốn thống nhất với Bản Tánh. “Sinh tâm thanh tịnh” do đó là cách tu hành dẫn đến “kiến Tánh” vậy.

 Bạch Thế Tôn,

 Kết thúc ý này Người đã nói một câu vàng ngọc:

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm !

 (Nên sinh tâm nơi không có chỗ trụ.)

 Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã từ câu đó mà thực hành phép tu “bích quán”.

 Lục Tổ Huệ Năng nghe câu đó mà được khai ngộ.

 Bạch Thế Tôn,

 Tiếp theo Người đề cập sang quan niệm về “thân lớn”. “Thân lớn” như núi Tu Di, đó là “lớn” về tầm vóc vậy. Con lại chợt thấy một hình tượng “lớn” khác nữa. Đó là hình tượng của Tần Thủy Hoàng Đế. Ấy là “lớn” về phương diện mà người ta gọi là “địa vị xã hội”, hay “quyền lực”. Còn có thể thấy ra nhiều kiểu “lớn” khác nữa. Tuy vậy, nói chung thì cũng là “lớn” về “tướng”. Vậy cũng đều là cái “lớn” hư vọng. Rõ là như vậy ! Khi đã nói đến lớn/nhỏ, nhiều/ít là nói về “tướng”, cũng tức là nói về cái hư vọng !

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu như vậy.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

Đoạn 11 

 

VÔ VI PHƯỚC THẮNG

 

. Nguyên văn chữ Hán

無為福勝

須菩提.如恆河中所有沙數.如是沙等恆河.於意云何.是諸恆河沙.寧為多不.須菩提言.甚多.世尊.但諸恆河.尚多無數.何況其沙.須菩提.我今實言告汝.若有善男子.善女人.以七寶滿爾所恆河沙數三千大千世界.以用布施.得福多不.須菩提言.甚多.世尊.佛告須菩提.若善男子.善女人.於此經中.乃至受持四句偈等.為他人說而此福德勝前福德.

.Phiên âm HánViệt

VÔ VI PHƯỚC THẮNG

Tu-bồ-đề, như Hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng Hằng hà. Ư ý vân hà? Thị chư Hằng hà sa, ninh vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Đản chư Hằng hà, thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.

- Tu-bồ-đề, ngã kim thật ngôn cáo nhữ, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩ thất bảo mãn nhĩ sở Hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới, dĩ dụng bố thí, đắc phước đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Phật cáo Tu-bồ-đề: Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đđẳng vị tha nhân thuyết, nhi thử phúc đức thắng tiền phúc đức.

 

. Phiên bản tiếng Việt

 

- Này Tu Bồ Đề, nếu nay ứng với một hạt cát trên sông Hằng lại có một sông Hằng, vậy thì theo ý thầy, tổng số cát trên tất cả những sông Hằng đó có lớn không ?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, lớn lắm ! Chỉ riêng những sông Hằng đó thôi thì đã là vô số, huống hồ là cát trên những sông Hằng đó !

- Này Tu Bồ Đề, ta nói thật cho thầy biết. Nay nếu có người trai lành, gái tốt dùng bảy loại báu vật đầy cả ngần ấy Hằng hà sa số tam thiên đại thiên trên thế giới đem ra bố thí thì có được phước nhiều không ?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, nhiều lắm !

Phật bảo Tu Bồ Đề: Nếu như người trai lành, gái tốt đó thọ trì kinh này cho đến những tứ cú kệ rồi diễn giải cho người khác biết thì phước đức này hơn phước đức nói trên.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Nội dung đề tài Phật thuyết pháp hôm nay cũng là nội dung đề tài Phật thuyết pháp ở một đoạn trước đây: luận về những phước đức hữu viphước đức vô vi. Đức Phật lặp lại ý này cũng có nghĩa là Đức Phật muốn nhấn mạnh. Mà lý do tại sao Đức Phật muốn nhấn mạnh thì có lẽ con cũng đã hiểu. Ấy là vì chung quanh Đức Phật thời ấy con người rất quan tâm đến “phước đức” với ý “cầu phước”. Tu là để cầu phước. Bố thí nói riêng, ấy là để cầu phước.

 Bạch Thế Tôn,

 Trên hai mươi lăm thế kỷ sau Đức Phật tâm lý con người vẫn không khác. Vẫn là tâm lý cầu phước và dựa trên lòng tin rằng: “làm phước được phước”.

 “Làm phước được phước”, Đức Phật xác nhận luật nhân quả đó. Đức Phật còn nói rõ: của bố thí lớn thì được phước lớn. Tuy vậy, Đức Phật từ bi còn chỉ ra một loại phước đức khác mà thứ phước đức kia không thể sánh được.

 Thứ phước đức đó ở đoạn trước đây Đức Phật đã gọi tên là“Tánh phước đức” – thứ phước đức ở bình diện “Tánh”, tương phản với thứ phước đức ở bình diện “tướng”. “Tánh phước đức” làm phát sinh ra trí huệtừ bi. “Tánh phước đức” chuyển hóa cái tâm thường ngày trở về “Bản Tâm thanh tịnh”.

 “Tánh phước đức”  xuất phát từ việc thọ trì kinh này cho đến những bài tứ cú kệ rồi diễn giải cho người khác được thông.

 “Tánh phước đức”  không có thứ phước đức nào sánh kịp.

 Bạch Thế Tôn,

 Với đại bi tâm vô lượng, Người đã nhiều lần nhắc nhở điều đó.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

Đoạn 12 

 

TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO

 

. Nguyên văn chữ Hán

尊重正教

復次.須菩提.隨說是經.乃至四句偈等.當知此處.一切世間天人阿修羅皆應供養如佛塔廟.何況有人.盡能受持讀誦.須菩提.當知是人.成就最上第一希有之法.若是經典所在之處即為有佛.若尊重弟子.

. Phiên âm Hán Việt

 TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO.

Phục thứ Tu-bồ-đề! Tùy thuyết thị kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ,nhất thiết thế gian thiên nhân A-tu-la giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu,hà huống hữu nhân tận năng thọ trì, độc tụng. Tu-bồ-đề! Đương tri thị nhân thành tựu tối thượng đệ nhất hy hữu chi pháp. Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử.

. Phiên bản tiếng Việt

 

TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO

 

Hơn nữa, này Tu Bồ Đề, phàm nơi nào kinh này, cho đến những tứ cú kệ, được thuyết giảng thì nên biết rằng nơi ấy các hạng trời, người, a-tu-la đều cúng dường – như thể ở chùa hay tháp thờ Phật.

Càng nên trân trọng hơn nữa nếu có người toàn tâm thọ trì và tụng đọc kinh này. Này Tu Bồ Đề, phải biết rằng người ấy thành tựu Pháp cực cao quý và ít có nhất.

Phàm nơi nào có kinh này thì nơi đó có Đức Phật và các đại đệ tử của Phật.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Tiếp tục ý ở đoạn trước, Thế Tôn lại nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh này.

 Bạch Thế Tôn,

 Lời Người quả linh nghiệm.

 Trên hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua mà nay đọc kinh này con vẫn cảm nhận được sự hiện tiền của Người và quý đại đệ tử.

 Và đó là sự hiện tiền của thánh thiện mênh mông, trí huệ mênh môngtừ bi mênh mông !

 Thế giới Ta bà này thực đa đoan ! Sự và vật vô số, mà cũng là xô bồ, nhiều như số hạt cát sông Hằng nhân với số hạt cát sông Hằng. Trong điều kiện đó Người hiện tiền như vầng trăng sáng rực bên kia chân trời.

 Người đã đem lại cho thế giới này cái chiều kích mênh mông. Từ đó mà vạn vật xuất hiện với chiều kích mênh mông ! Mênh mông vầng trăng sáng ! Mênh mông một nụ hồng ! Thế giới Ta bà phút chốc hóa ra thành Tịnh độ !

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

Đoạn 13 

 

NHƯ PHÁP THỌ TRÌ

. Nguyên văn chữ Hán

如法受持

爾時.須菩提白佛言.世尊.當何名此經.我等云何奉持.佛告須菩提.是經名為金剛般若波羅蜜.以是名字.汝當奉持.所以者何.須菩提.佛說般若波羅蜜.即非般若波羅蜜.是名般若波羅蜜.須菩提.於意云何.如來有所說法不.須菩提白佛言.世尊.如來無所說.須菩提.於意云何.三千大千世界所有微塵.是為多不.須菩提言.甚多.世尊.須菩提.諸微塵.如來說非微塵.是名微塵.如來說世界非世界.是名世界.須菩提.於意云何.可以三十二相見如來不.不也.世尊.不可以三十二相得見如來.何以故.如來說三十二相.即是非相.是名三十二相.須菩提.若有善男子.善女人.以恆河沙等身命布施.若復有人.於此經中.乃至受持四句偈等.為他人說.其福甚多.

. Phiên âm Hán Việt

NHƯ PHÁP THỌ TRÌ.

Nhĩ thời Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Đương hà danh thử kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì? Phật cáo Tu-bồ-đề: Thị kinh danh vi Kim Cang Bát-nhã ba-la-mật, dĩ thị danh tự nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật tức phi Bát-nhã ba-la-mật, thị danh Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ? Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới, sở hữu vi trần, thị vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn!

- Tu-bồ-đề! Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần nhị tướng kiến Như Lai phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.

- Tu-bồ-đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩ Hằng hà sa đẳng thân mạng bố thí, nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thậm đa.

. Phiên bản tiếng Việt

THỌ TRÌ THEO PHÁP

 Khi ấy, Tu Bồ Đề hỏi:

- Bạch Thế Tôn, kinh này nên gọi tên là gì ? Và chúng con nên phụng trì thế nào ?

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Kinh này tên gọi là Kim Cang Bát-nhã ba-la-mật. Thầy nên theo tên gọi như vậy mà phụng trì.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề, Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức là không phải Bát-nhã ba-la-mật, chỉ tạm gọi tên là Bát-nhã ba-la-mật.

- Này Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Như Laithuyết pháp không ?

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, Như Lai không có thuyết pháp.

- Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Trong tam thiên đại thiên thế giới vốn có những vi trần, vậy có nhiều không ?

- Bạch Thế Tôn, nhiều lắm !

- Này Tu Bồ Đề, những vi trần Như Lai nói không phải là vi trần, chỉ tạm gọi tên là vi trần. Thế giớiNhư Lai nói không phải là thế giới, chỉ tạm gọi tên là thế giới.

- Này Tu Bồ Đề, ý thầy thế nào ? Có thể dựa vào ba mươi hai tướng để thấy Như Lai không ?

- Bạch Thế Tôn, không thể !

Bởi cớ sao ? Bởi vì Như Lai nói rằng ba mươi hai tướng không phải là ba mươi hai tướng, chỉ tạm gọi là ba mươi hai tướng.

- Này Tu Bồ Đề, nếu có một trai lành hay gái tốt đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng ra bố thí

Mặt khác, nếu lại có người thọ trì kinh này cho đến những tứ cú kệ rồi thuyết giảng lại cho người khác thì phước đức này nhiều hơn nhiều.

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Về tên gọi là kinh Kim Cang Bát-nhã ba-la-mật thì con hiểu như thế này.

“Kim cang” chỉ về thứ ngọc quý nhất, chiếu sáng nhất, cứng nhất, sắc bén nhất.

“Bát-nhã ba-la-mật”trí huệ của bậc giác ngộ, đưa người sang đến bờ bên kia.

Về ngữ nghĩa thì như vậy. Nay xin soi xét ý sâu.

 Bạch Thế Tôn,

 Khi chưa được Thế Tôn khai ngộ thì điều mà chúng con tin thật là điều mà chúng con gọi là “tai nghe, mắt thấy”. Nói rộng ra hơn nữa thì còn là điều mà mũi đã ngửi, lưỡi đã nếm, tay đã sờ, và trí đã xét suy nghiêm chỉnh.

 Đến khi được kinh Phật dạy rồi thì mới hay ra rằng những điều mà mình biết được như vậy chỉ là “tướng” – chỉ là cái bề ngoài hư vọng. Cái chân thật đối với chúng con là cái ở “bờ bên kia”, bên kia tầm tay với của lục căn: mắt, tay, mũi, lưỡi, thân, ý.

 Vậy kinh này là nói về trí Bát-nhã đưa đến “bờ bên kia” đó. Lại có hình tượng“kim cang”, ấy là để nói về cái đức sáng, cứng, sắc bén không gì bằng. Ấy là để nói về cái khả năng cắt đứt cái thói quen “chấp tướng”, tức là cái thói quen chỉ thấy có “tướng” là thật. Thói quen đó cũng có tên là “vô minh”, vốn có từ vô thủy, ắt là từ khi con người đang thành hình. Hoặc thậm chí là trước đó !

 Bạch Thế Tôn,

 Ngài Tu Bồ Đề hỏi tên kinh. Thế Tôn thấy đó là điều chính đáng. Để tiện bề nói năng. Tuy vậy, nơi tâm thức chúng con còn có một thói quen có tính vô minh khác. Ấy là từ cái tên gọi đó cái trí liền hình thành một khái niệm tương ứng rồi “chấp” lấy cái tên gắn liền với cái khái niệm ấy. Và từ đó mà chấp danh và đánh mất thực vậy ! Thế Tôn vốn biết rõ cái cơ chế tự động đó của tâm thức cho nên có ngay lời cảnh giác:

 “Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức là không phải Bát-nhã ba-la-mật”!

 Tạm mượn cái danh gọi đó để trỏ về cái ở “bờ bên kia”.

 “Bờ bên kia”,đó là cái “huyền nhiệm không tên” !

 Cũng là chỗ “vô sở trụ” !

*

 Bạch Thế Tôn,

 Người có thuyết Pháp chăng ?

 Thưa: Có ! Người đang thuyết Pháp ! Pháp âm như mãi còn vang vọng đến bây giờ !

 Tuy vậy, bạch Thế Tôn, con nay vẫn còn nhớ lời trưởng lão Tu Bồ Đề nói về “Pháp” mà Người thuyết. Nói rằng:

 “Vô hữu định Pháp Như Lai khả thuyết”

 ( Vốn không có Pháp nhất định để Như Lai thuyết.)

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay thấy như vậy. Con thấy rằng khi Như Lai thuyết Pháp thì dùng lời như là một phương tiện. Lời chỉ đơn giản như là chiếc bè đưa người sang “bờ bên kia” ! Nói cách khác thì “Pháp” Thế Tôn thuyết là “vô vi Pháp”. Mà nói một cách khác nữa thì đó là thứ Pháp “bất khả thuyết” !

 Tuy vậy, bạch Thế Tôn, đa phần những người nghe Pháp chúng con quên mất đi lẽ đó. Quên rằng Pháp người thuyết chỉ là “phương tiện”. Quên rằng Pháp kia vốn là “vô vi Pháp”. Do đó mà cố bám lấy. Cố “chấp” lời kinh, quên rằng:

 “Như Lai sở thuyết Pháp giai bất khả thủ”

 ( Pháp Như Lai thuyết là cái không thể nắm giữ được. )

 Nói một cách khác nữa thì Pháp Như Lai thuyết mãi mãi là ngón tay ở bờ bên này chỉ sang “bờ bên kia” ! Vấn đề của chúng con là mắt phải rời ngón tay chỉ để hướng tầm nhìn về phía bờ bên kia. Để thấy cái “bất khả thuyết”.

 Bạch Thế Tôn,

 Tiếp theo, Thế Tôn thuyết về “vi trần”“thế giới”. “Vi trần”hạt bụi nhỏ li ti. Nhưng “thế giới” này cũng được gọi là “cõi trần”, tức là cái thế giới được tạo thành bởi vô lượng những hạt bụi li ti kia vậy. Do đó nói là vô lượng hạt bụi thì cũng phải; nói đó là thế giới thì cũng phải ! Nếu phiên dịch thành kinh văn thì là: Cái Như Lai nói là vi trần cũng không phải là vi trần; cái Như Lai nói là thế giới cũng không phải là thế giới. “Vi trần” và “thế giới” chẳng qua là những cái tên gọi, do con người đặt ra vì sự tiện lợi.

Bạch Thế Tôn,

Cái tên “vi trần” kia nay con thấy là cũng có thể dùng để chỉ về những “hạt nguyên tử”. Cũng có thể dùng để chỉ về những hạt bé hơn nhiều, gọi là “vi hạt hạ nguyên tử”. Những hạt đó cũng tạo thành vũ trụ, hoặc nhiều vũ trụ, tạm gọi là “thế giới”.

 Bạch Thế Tôn,

 Những vi hạt kia chính xác là phi vật chất. Ấy là những dạng năng lượng. Đó là những dạng năng lượng thô. Ngược dòng trở về nguồn là những dạng năng lượng càng cao càng tinh tế hơn, tinh tế đến vô vùng, để có thể gọi là Bát-nhã ba-la-mật ! Cũng từ đó mà mà thấy ra rằng cái thế giới gọi là “cõi trần” nầy không phải là “cõi phàm trần”!

Thật vậy, chính Thế Tôn cũng từng nói rõ: Khi “cõi trần” nầy có kinh Kim Cang và có người thọ trìdiễn giải kinh nầy thì nơi nầy trở thành là nơi để tôn thờ.

Bạch Thế Tôn,

Tương truyền rằng thuở thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm vừa chào đời, có một thầy tướng số xem tướng nói rằng Người có quý tướng. Với tướng ấy, nếu sống trong thế tục thì Người sẽ trở thành một bậc minh quân; nếu đi tu thì Người sẽ trở thành một bậc giác ngộ.

 Trong kinh Bát Nhã thì nói rõ là Như Laiba mươi hai tướng tốt, chẳng hạn:

  1. Lòng bàn chân đầy đặn,
  2. Dưới bàn chân có hàng ngàn văn ốc,
  3. Tay chân mềm dịu,
  4. Ngón chân như ngón chân nhạn,
  5. Ngón tay ngón chân đều tròn đầy …

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay tin như vậy. Tin rằng thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm thực sự có “quý tướng”. Đó là cái tướng hiện ra bên ngoài của những tiềm năng vốn có ở bên trong của thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ấy là tiềm năng về tâm tính, về đức độ, về năng lực, và cả về địa vị xã hội. Tuy vậy, những tướng trạng phản ánh những tiềm năng ấy đều thuộc về loại tri kiếngiới hạn, tạm gọi là tri kiến ở “bờ bên này”. Đó là loại tri kiến phản ánh cái tâm phân biệt, từ đó mà thấy sự vật mang cái tướng của những cặp đối lập: sang / hèn, quý / tiện, tốt / xấu, thánh / phàm, v.v..

 Và khi nói rằng Như Laiba mươi hai tướng tốt là người ta đã đồng nhất Như Lai với thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Thực ra thì Như Lai cũng là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, mà còn hơn thế nữa.

*

 Bạch Thế Tôn,

 Về người đem thân mạng ra bố thí, con nhớ lại hai câu chuyện về tiền thân Đức Phật.

 Câu chuyện thứ nhất kể lại rằng ở một tiền thân nọ Đức Phật đã hiến thân mạng mình làm mồi để cứu sống hai mẹ con con cọp đói giữa mùa đông giá buốt.

 Câu chuyện thứ hai kể lại rằng ở một tiền thân khác Đức Phật đem thân mạng mình làm mồi cho một con chim ưng để đổi lấy mạng sống của một con chim sẻ.

 Đem thân mạng mình ra bố thí như vậy hẳn là người bố thí đã quên đi thân mạng mình. Vậy về phía người bố thí thì đó là bố thí vô tướng.

 Về phía kẻ thọ thí thì sao ? Mẹ con con cọp nọ giữ được thân mạng. Con chim sẻ nọ giữ được thân mạng. Về phía kẻ thọ thí như vậy thì việc bố thí kia có tính hữu tướng. Do đó mà hữu hạn: chỉ là cứu được thân mạng của những con cọp, con chim sẻ nọ. Những thân mạng này vốn dĩ phù du. Nay được cứu sống, ngày mai sẽ ra sao ?

 Việc thọ trì kinh và diễn giải cho người khác thì khác. Thường được gọi tên là “bố thí Pháp”. Người bố thí Pháp không kể có cái ta bố thí, không kể có việc bố thí. Về người thọ thí thì sao? Người thọ thí nghe diễn giải kinh có khả năng tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ mà rơi rụng “cái ta”. Là quên mất ngã tướng. Là trở thành vô tướng. Là trở thành vô hạn. Là hòa nhập vào mênh mông ! Để thấy mình mênh mông!

 Và phước đức kia cũng không gì có thể sánh tày ! Không thể sánh tày, và cũng không thể nói thành lời!

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay xin nguyện cầu cho mọi người có một ngày thấy được Bản Tánh mình. Bản Tánh ấy mênh mông!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

Đoạn 14 

 

LY TƯỚNG TỊCH DIỆT 

. Nguyên văn chữ Hán

離相寂滅

爾時.須菩提聞說是經.深解義趣.涕淚悲泣而白佛言.希有世尊.佛說如是甚深經典.我從昔來所得慧眼.未曾得聞如是之經.世尊.若復有人得聞是經.信心清淨.即生實相.當知是人成就第一希有功德.世尊.是實相者.則是非相.是故如來說名實相.世尊.我今得聞如是經典.信解受持不足為難.若當來世後五百歲.其有眾生.得聞是經.信解受持.是人則為第一希有.何以故.此人無我相人相眾生相壽者相.所以者何.我相即是非相人相眾生相壽者相即是非相.何以故.離一切諸相則名諸佛.佛告須菩提.如是.如是.若復有人得聞是經不驚不怖不畏.當知是人.甚為希有.何以故.須菩提.如來說第一波羅蜜即非第一波羅蜜.是名第一波羅蜜.須菩提.忍辱波羅蜜.如來說非忍辱波羅蜜.是名忍辱波羅蜜.何以故.須菩提.如我昔為歌利王割截身體.我於爾時.無我相.無人相.無眾生相.無壽者相.何以故.我於往昔節節支解時.若有我相.人相.眾生相.壽者相.應生瞋恨.須菩提.又念過去於五百世.作忍辱仙人.於爾所世.無我相.無人相.無眾生相.無壽者相.是故.須菩提.菩薩應離一切相.發阿耨多羅三藐三菩提心.不應住色生心.不應住聲香味觸法生心.應生無所住心.若心有住.即為非住.是故佛說菩薩心.不應住色布施.須菩提.菩薩為利益一切眾生故.應如是布施.如來說一切諸相.即是非相.又說一切眾生.即非眾生.須菩提.如來是真語者.實語者.如語者.不誑語者.不異語者.須菩提.如來所得此法.此法無實無虛.須菩提.若菩薩心住於法而行布施.如人入闇.則無所見。若菩薩心不住法而行布施.如人有目日光明照.見種種色.須菩提.當來之世.若有善男子.善女人.能於此經受持.讀誦.則為如來.以佛智慧.悉知是人.悉見是人.皆得成就無量無邊功德.

 

.Phiên âm Hán Việt

LY TƯỚNG TỊCH DIỆT

Nhĩ thời Tu-bồ-đề văn thuyết thị kinh, thâm giải nghĩa thú, thế lệ bi khấp, nhi bạch Phật ngôn: Hy hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinh điển, ngã tùng tích lai sở đắc tuệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi kinh. Thế Tôn! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinh, tín tâm thanh tịnh tắc sinh thực tướng, đương tri thị nhân thành tựu đệ nhất hy hữu công đức. Thế Tôn! Thị thực tướng giả tức thị phi tướng, thị cố Như Lai thuyết danh thực tướng. Thế Tôn! Ngã kim đắc văn như thị kinh điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương lai thế, hậu ngũ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì, thị nhân tắc vi đệ nhất hy hữu. Hà dĩ cố? Thử nhân vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng,vô thọ giả tướng. Sở dĩ giả hà? Ngã tướng tức thị phi tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng. Hà dĩ cố? Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật.

Phật cáo Tu-bồ-đề: Như thị, như thị! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinh bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhân, thậm vi hy hữu! Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết đệ nhất ba-la-mật, tức phi đệ nhất ba-la-mật, thị danh đệ nhất ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhục ba-la-mật thị danh nhẫn nhục ba-la-mật. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Như ngã tích vi Ca-lợi vương cát tiệt thân thể, ngã ư nhĩ thời vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận. Tu-bồ-đề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bách thế tác nhẫn nhục tiên nhân, ư nhĩ sở thế vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Thị cố, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ , tắc vi phi trụ. Thị cốâ Phật thuyết Bồ-tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vị lợi ích nhất thiết chúng sanh, ưng như thị bố thí. Như Lai thuyết nhất thiết chư tướng tức thị phi tướng hựu thuyết nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh. Tu-bồ-đề! Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư. Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí như nhân nhập ám tắc vô sở kiến. Nhược Bồ-tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí như nhân hữu mục, nhật quang minh chiếu, kiến chủng chủng sắc. Tu-bồ-đề! Đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân năng ư thử kinh thọ trì độc tụng tức vi Như LaiPhật trí tuệ, tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.

. Phiên bản tiếng Việt

LÌA TƯỚNG VẮNG LẶNG

 

Khi ấy, nghe kinh và thấm nghĩa sâu, Tu Bồ Đề xúc động đến rơi nước mắt mà thưa cùng Phật:

 - Thế Tôn thật là tuyệt vời ! Phật nói kinh nghĩa lý thật sâu. Con từ khi có huệ nhãn đến nay chưa từng được nghe kinh như vậy.

Bạch Thế Tôn,

Nếu có người được nghe kinh này mà tín tâm thanh tịnh thì nhận ra thực tướng. Phải biết rằng người đó đã thành tựu công đức hi hữu bậc nhất.

Bạch Thế Tôn,

Thực tướng ấy không phải là tướng, vì thế Như Lai gọi tên là thực tướng.

Bạch Thế Tôn,

Nay con nghe kinh này, tin hiểu và thọ trì, không thấy có chi khó.

Nhưng nếu năm trăm năm sau có chúng sinh nào đó được nghe kinh này mà tin hiểu và thọ trì thì người đó thật là hi hữu bậc nhất.

Bởi cớ sao ? Bởi vì người đó không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướngthọ giả tướng.

Bởi cớ sao? Bởi vì ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướngthọ giả tướng không phải là tướng.

Bởi cớ sao ? Bởi vì lìa tất cả các tướng thì được gọi là Phật.

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Như vậy ! Như vậy !

 Lại nữa, nếu như có người được nghe kinh này mà chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt, chẳng e dè thì phải biết rằng người đó rất hi hữu.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói ba-la-mật đệ nhất thì không phải là ba-la- mật đệ nhất, chỉ tạm gọi là ba-la-mật đệ nhất.

Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói nhẫn nhục ba-la-mật thì không phải là nhẫn nhục ba-la-mật, chỉ tạm gọi là nhẫn nhục ba-la-mật.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề, bởi vì trong một tiền kiếp, khi cơ thể ta bị vua Ca Lợi chặt đứt rã rời, ta không hề chấp ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng.

Bởi cớ sao ? Bởi vì thuở ấy, khi cơ thể ta bị chặt rã rời, nếu ta chấp ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng ắt là trong ta phải sinh lòng oán giận.

Này Tu Bồ Đề,

Nhớ lại thuở năm trăm đời trước ta là một vị tiên nhẫn nhục. Thuở ấy ta cũng không có chấp những tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả.

Bởi vậy, này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa tất cả các tướng mà phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chẳng nên sinh tâm trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên sinh tâm nơi không có chỗ trụ. Nếu tâm có trụ tức là không trụ.

Bởi vậy Phật nói rằng tâm Bồ Tát chẳng nên trụ sắc mà bố thí.

Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát vì lợi ích của toàn thể chúng sinhbố thí như vậy.

Như Lai nói rằng tất cả các thứ tướng đều chẳng phải là tướng. Lại nói: tất cả chúng sinh đều chẳng phải là chúng sinh.

Này Tu Bồ Đề, lời Như Lai nói là lời chân chính, chân thật, trung thực, không giả dối, không lạ thường.

Này Tu Bồ Đề, Pháp của Như Lai chứng đắc không thực, không hư.

Này Tu Bồ Đề, nếu tâm Bồ Tát trụ vào pháp mà thực hành bố thí thì cũng giống như người đi vào chỗ tối, nào thấy được gì ! Nếu tâm Bồ Tát không trụ vào pháp mà thực hành bố thí thì cũng giống như người có mắt lại được mặt trời chiếu sáng nhờ đó mà thấy rõ mọi hình sắc.

Này Tu Bồ Đề, nếu về sau mà có người trai lành gái tốt nào biết thọ trìđọc tụng kinh này thì Như Lai, với Phật trí, thấy biết rằng người ấy chắc chắn thành tựu được công đức vô lượng vô biên.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Mối xúc cảm đến rơi nước mắt của trưởng lão Tu Bồ Đề con nay cũng hiểu. Nó giống với mối xúc cảm của một người lưu lạc nay được dẫn về quê nhà gặp lại ông bà cha mẹ, anh chị em. Mừng vui đến độ rơi nước mắt !

 Đó là ví dụ. Nay nói thực tế. Ấy là ngài Tu Bồ Đề đã được Thế Tôn vén màn để được thấy “bản lai diện mục” ! Như bừng tỉnh sau cơn mê dài. Tỉnh ra thấy … ôi, mình chính là Phật ! Nói một cách khác thì ngài Tu Bồ Đề đã thấy “thực tướng” của mình !

 Từ kinh nghiệm bản thân, ngài Tu Bồ Đề thấy ra điều kiện để thấy thực tướng như vậy: ấy là có “tín tâm thanh tịnh”. Nghĩa là sao ? Ấy là nghe lời kinh mà như thể được uống tinh chất cam lồ ! Tinh chất cam lồ chảy sâu vào lòng. Chảy đến đâu thì liền tan rã những kinh hãi, sợ sệt, e dè cùng nghi nan. Chảy đến đâu thì liền tan rã bệnh chấp tướng từ lâu đã trở thành “thâm căn cố đế” – chấp những tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả.

 Khả năng chửa lành bệnh chấp tướng đúng là có tầm quan trọng hàng đầu. Đức Phật nói rõ điều đó: “Lìa tất cả các tướng thì được gọi là Phật”. Đặt dấu nhấn lên ý nghĩa cơ bản đó, Thế Tôn nói với Tu Bồ Đề: “Như vậy ! Như vậy !”

“Bản lai diện mục” là như vậy ! Là “ly nhất thiết tướng” !

 Bạch Thế Tôn,

 Trước đây Người đã thuyết giảng về “lục ba-la-mật”. Đó là:

  1. 1. Bố thí ba-la-mật
  2. 2. Trì giới ba-la-mật
  3. 3. Nhẫn nhục ba-la-mật
  4. 4. Tinh tấn ba-la-mật
  5. 5. Thiền định ba-la-mật
  6. 6. Trí huệ ba-la-mật

 Bạch Thế Tôn,

 Theo như chỗ con hiểu thì sáu ba-la-mật được xếp theo thứ tự như trên không có hàm ý hơn kém trọng khinh. Chẳng hạn như “bố thí ba-la-mật” được xếp trước tiên, thường được gọi là “đệ nhất ba-la-mật”, vốn không có hàm ý rằng đó là ba-la-mật hàng đầu. Sáu ba-la-mật đều có ý nghĩa quan trọng như nhau, vì đều cùng là ba-la-mật, đều là ở “bờ bên kia”, đều cùng là “lìa tướng”, hoặc “vô tướng”.

 Không có ba-la-mật thì mọi việc đều là luẩn quẩn bờ bên này. Có ba-la-mật thì tỏa ra ánh sáng bờ bên kia. Ánh sáng của giác ngộ. Ánh sáng của tự tại vô ngại.

 Chẳng hạn như bố thí mà không ba-la-mật, cũng gọi là bố thí hữu tướng, thì luẩn quẩn trong những vọng cầu về phước báo. “Bố thí ba-la-mật”, cũng gọi là bố thí vô tướng, thì không thấy có người thí chủ hay người thọ thí. Cũng không thấy ngay cả việc bố thí. Như cây kia trổ hoa kết trái. Không có mục đích riêng. Hòa nhịp cùng vũ trụvận hành !

 “Nhẫn nhục ba-la-mật” thì cũng vậy, cũng gọi là nhẫn nhục vô tướng. Không thấy có người nhẫn nhục. Không thấy nhẫn nhục trước ai. Không thấy ngay cả sự nhẫn nhục. Như việc một tiền thân của Đức Phật thuở xưa nhẫn nhục trước vua Ca Lợi. Vua Ca Lợi cắt tai Người. Đau lắm! Nhưng đã lìa ngã tướng, Người không oán giận kẻ hại mình. Nhưng người kia không dừng lại đó, tiếp tục thử thách Người: xẻo mũi, chặt hai tay, rồi chặt hai chân. Đau đớn tột độ ! Nhưng Người không oán giận ! Như cây rừng kia nghiêng ngã trong sấm sét bão bùng, cành rơi lá đổ ! Nhưng không chút oán giận sấm sét bão bùng !

 Bạch Thế Tôn,

 Về cách cây trổ hoa và kết trái mà không có mục đích riêng, hoặc về cách cây rừng không oán giận sấm sét bão bùng, người đời giải thích là vì cây là vật “vô tri vô giác”. Riêng con nay cảm thấy thán phục xiết bao! Nếu Như Lai bảo rằng cây kia là thị hiện của Như Lai thì con cúi đầu vâng nhận tôn ý với cái tâm thanh tịnh. Còn về người thực hành bố thí vô tướng như thế kia, và có khả năng nhẫn nhục vô tướng như thế kia, thì con biết rằng đó là biểu hiện của trí huệ ba-la-mật và từ bi ba-la-mật.

 Và con tin nơi lời dạy của Thế Tôn xiết bao! Bởi vì :

 “Lời Như Lai nói là lời chân chính, chân thật, trung thực, không giả dối, không lạ thường.”

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

 

Đoạn 15 

 

TRÌ KINH CÔNG ĐỨC

 

. Nguyên văn chữ Hán

持經功德

須菩提.若有善男子.善女人.初日分以恆河沙等身布施.中日分復以恆河沙等身布施.後日分亦以恆河沙等身布施.如是無量百千萬億劫以身布施.若復有人.聞此經典.信心不逆.其福勝彼.何況書寫.受持.讀誦.為人解說.須菩提.以要言之.是經有不可思議.不可稱量.無邊功德.如來為發大乘者說.為發最上乘者說.若有人能受持.讀誦.廣為人說.如來悉知是人.悉見是人.皆得成就不可量.不可稱.無有邊.不可思議功德.如是人等.即為荷擔如來.阿耨多羅三藐三菩提.何以故.須菩提.若樂小法者.著我見人見眾生見壽者見.則於此經不能聽受讀誦.為人解說.須菩提.在在處處.若有此經.一切世間天人阿修羅所應供養.當知此處.則為是塔.皆應恭敬.作禮圍遶.以諸華香而散其處.

. Phiên âm Hán Việt

TRÌ KINH CÔNG ĐỨC

Tu-bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, sơ nhật phần, dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhật phần phục dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhật phần diệc dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhân văn thử kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì độc tụng vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, vô biên công đức, Như Lai vị phát Đại thừa giả thuyết, vị phát Tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhân năng thọ trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết, Như Lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hà đảm Như Lai A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ độc tụng, vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử kinh, nhất thiết thế gian thiên, nhân, a-tu-la sở ưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp, giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.

. Phiên bản tiếng Việt

CÔNG ĐỨC TRÌ KINH

 

Này Tu Bồ Đề, nay nếu có người trai lành hay gái tốt buổi sáng đem cả Hằng hà sa số thân mạng ra bố thí, buổi trưa đem cả Hằng hà sa số thân mạng ra bố thí, buổi chiều đem cả Hằng hà sa số thân mạng ra bố thí, và cứ thế mà bố thí suốt trăm ngàn vạn ức kiếp

Lại nếu như có người nghe kinh này mà lòng trọn tin thì phước này hơn phước kia. Huống chi là người này sao chép, thọ trì, đọc tụng, giảng giải cho người khác nghe kinh nầy.

Nói tóm lại, kinh này có công đức không thể nghĩ bàn, vô lượng, vô biên, vô hạn. Như Lai vì người phát tâm đại thừa mà nói.

Nếu như có người thường hay thọ trì, đọc tụng, giảng giải cho nhiều người biết thì Như Lai biết rõ, thấy rõ rằng người ấy thành tựu được công đức vô lượng, vô biên, không thể nói hết, không thể nghĩ bàn. Hạng người như vậy mới đảm đương nổi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như Lai.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề, bởi vì những ai ham thích pháp nhỏ, dính mắc trong ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiếnthọ giả kiến, thì không có khả năng nghe, thọ trì, đọc tụng kinh này và giảng giải cho người khác.

Này Tu Bồ Đề, bất kỳ nơi nào có kinh này, bất kỳ là ở cõi trời, người, hay thần, đều nên cúng dường. Phải biết rằng nơi ấy là tháp thờ Phật, nên được cung kính lễ bái, đi nhiễu vòng quanh, và rải lên các thứ hương hoa.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Thế Tôn nói về người trai lành gái tốt đem Hằng hà sa số thân mạng ra bố thí.

 Con nay hiểu rằng đó không phải là cách “bố thí vô tướng”. Đó là cách “bố thí hữu tướng”.

 Con chợt liên tưởng đến những tráng sĩ xưa” gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”. Những người ấy được thế nhân tôn thờ, thường được xem như hạng người cao quý.

 Tuy vậy, nếu sự hi sinh của những người đáng kính đó được xem như là một cách bố thí thì đó vẫn là bố thímục đích. Và mọi mục đích đều nặng mang “ngã tướng”, cá nhân hay tập thể. Nói đó là thứ “bố thí hữu tướng” vì vậy. Là vì có mục đích.Thứ bố thí đó là nhân, làm phát sinh ra quả phước đức nào đó chăng ? Hẳn là có. Nhưng cũng hẳn đó là thứ “phước đức hữu lậu”. Đó là thứ phước đức pha trộn với đau khổ, như cơm trắng có lẫn những hạt sạn ! Thứ cơm trắng đó, cho dù nhiều đến độ Hằng hà sa số bát nhân lên Hằng hà sa số lần, thì vẫn là những bát cơm có lẫn sạn !

 Bạch Thế Tôn,

 Nay con chuyển sang nhìn về phía người thọ trì, đọc tụnggiảng giải kinh này cho người khác. Thế Tôn bảo rằng phước đức phát sinh từ hành vi này thì hơn phước đức nói trên kia. Do đó con hiểu rằng đây là thứ phước đức khác. Không phải nhiều hơn về số, mà là khác. Như thể cơm trắng không lẫn sạn. Cũng gọi là “phước đức vô lậu”.

 Bạch Thế Tôn,

 Con mường tượng như nghe Người hỏi:

 - Về phần con, cho tới nay con học được gì từ kinh này ?

 Bạch Thế Tôn,

 Con xin kính cẩn thưa:

 - Theo chỗ con thấy thì con đã học được điều có tên là “bố thí vô tướng”. Ấy là không thấy có “thí chủ”. Không thấy có người “thọ thí”. Không thấy có việc gì đó được gọi là “bố thí” !

 Con hiểu rằng việc được gọi là “bố thí” đó thực ra không phải là “bố thí”. Chỉ là tự nhiên thôi ! Tự nhiên như nước từ trên cao chảy xuống thấp. Tự nhiên như mây theo gió trôi đi. Tự nhiên như cây chuyển hóa dạng năng lượng hút được dưới đất thành năng lượnghình sắc là lá xanh, hoa thắm và trái ngọt.

 Bạch Thế Tôn,

 Con thấy là như vậy ! Con cũng thấy rằng cách thấy biết trong đời thường bị vướng mắc trong “ngã kiến”, “nhân kiến”, “chúng sinh kiến”, “thọ giả kiến”. Do đó mà “bố thí vô tướng” nói riêng, và nghĩa lý mênh mông của kinh này nói chung, vốn ngoài tầm tiếp cận của người mãi mê theo “tiểu pháp”. Con cũng biết rằng kinh này Đức Phật đã vì “những người phát tâm đại thừa mà nói, vì những người phát tâm tối thượng thừa mà nói”.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay nghĩ rằng bản thân vốn có túc duyên mà được thọ trì kinh này. Con không dám lơ là mà không cố gắng tiếp cận nghĩa sâu.

 Cũng không dám không cố gắng cùng người khác chia sẻ những điều thấy biết.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

 

 

 

 

Đoạn 16 

 

NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG

 

. Nguyên văn chữ Hán

能淨業障

復次.須菩提.善男子.善女人受持讀誦此經.若為人輕賤.是人先世罪業.應墮惡道.以今世人輕賤故.先世罪業.則為消滅.當得阿耨多羅三藐三菩提.須菩提.我念過去無量阿僧祇劫.於然燈佛前.得值八百四千萬億那由他諸佛.悉皆供養承事.無空過者.若復有人.於後末世.能受持讀誦此經.所得功德.於我所供養諸佛功德.百分不及一.千萬億分.乃至算數譬喻所不能及.須菩提.若善男子.善女人於後末世.有受持讀誦此經.所得功德.我若具說者.或有人聞.心則狂亂.狐疑不信.須菩提.當知是經義不可思議.果報亦不可思議.

.Phiên âm Hán Việt

NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG

Phục thứ Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, độc tụng thử kinh, nhược vi nhân khinh tiện, thị nhân tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Ngã niệm quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp, ư Nhiên Đăng Phật tiền đắc trị bát bách tứ thiên vạn ức na-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự vô không quá giả. Nhược phục hữu nhân ư hậu mạt thế năng thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật công đức, bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập. Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư hậu mạt thế, hữu thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhân văn tâm tắc cuồng loạn hồ nghi bất tín. Tu-bồ-đề! Đương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị.

. Phiên bản tiếng Việt

TỊNH ĐƯỢC NGHIỆP CHƯỚNG

 

Lại nữa, này Tu Bồ Đề, người trai lành gái tốt thọ trì đọc tụng kinh này nếu bị người khinh thị thì ấy là vì người đó trong kiếp trước đã tạo nên ác nghiệp đáng bị đọa vào ác đạo. Nay bị người khinh thị mà tội nghiệp kiếp trước được tiêu trừ, thành tựu được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Này Tu Bồ Đề, nhớ lại thời quá khứ, a-tăng-kỳ kiếp trước Phật Nhiên Đăng, khi gặp tám trăm bốn ngàn vạn ức na-do-tha chư Phật , Ta đều cúng dường phụng sự không hề sơ sót. Sau này, vào đời mạt pháp, nếu có người biết thọ trì, đọc tụng kinh này thì người đó thành tựu được công đức hơn công đức của Ta gấp trăm, ngàn, vạn ức lần, không số nào có thể đếm, không vật gì có thể so sánh để gợi ý được.

Này Tu Bồ Đề, nếu vào thời mạt pháp mà có người trai lành gái tốt nào thọ trì, đọc tụng kinh này thì sẽ thành tựu được công đức nhiều đến độ mà nếu kể ra cho hết thì người nghe sẽ loạn tâm, hoài nghi không tin.

Này Tu Bồ Đề, phải biết rằng nghĩa lý kinh này thì không thể nào nghĩ bàn, và phước báo thì cũng không thể nghĩ bàn.

 

 

. Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Con cảm tạ ơn Thế Tôn đã dạy cho biết về cơ chế của “quả báo”.

 Một việc ác đã phạm thì liền trở thành ác nghiệp. Nói một cách khác thì nó liền trở thành một hạt giống xấu nẩy mầm và phát triển thành một cây xấu và sẽ kết quả xấu. Tự nhiên như vậy, ngay trên mảnh đất của tâm.

 Lại giả sử người phạm ác kia sau đó làm một việc lành. Thế là một hạt giống lành được gieo trên mảnh đất tâm kia. Cây lành được mọc lên.

 Cây lành này nếu là cây lớn, mạnh thì có khả năng giải trừ tác dụng xấu của cây xấu và quả xấu phát sinh trước đó. Tuy vậy khả năng giải trừ kia chỉ đạt đến một mức độ nhất định. Bởi vì dù sao cây xấu quả xấu phát sinh từ hạt giống xấu kia cũng đã thành hình !

 Bạch Thế Tôn,

 Đó chính là trường hợp của người trai lành gái tốt đã thọ trìđọc tụng kinh này mà vẫn bị người chung quanh khinh thị vậy. Bởi vì quả xấu trót đã sinh !

 Tuy vậy, quả xấu đã được giảm trừ nhiều. Thay vì, do ác nghiệp đã tạo, người kia phải bị đọa vào cảnh giới ngạ quỷ, súc sinh hay địa ngục, nhưng mà chỉ phải thọ lãnh thứ ác báo là bị người khinh thị. Có thể xem như là thứ ác báo kia khi ghép vào thiện báo nọ mà được giảm trừ đi rất nhiều vậy.

 Bạch Thế Tôn,

 Do thọ trìđọc tụng kinh này mà người kia tu được hạnh nhẫn nhục ba-la-mật. Ấy là thọ lãnh hoàn toàn quả báo do ác nghiệp đã tạo – không chút phản kháng, không chút than van. Ác nghiệp vì thế, như sóng biển tan trên bãi cát phẳng, được giải trừ, năng lượng quả báo đến đây tan rã hết.

 Bạch Thế Tôn,

 Đến đây thì quả báo của thiện nghiệp phát huy đầy đủ tác dụng. Người thọ trìđọc tụng kinh này thành tựu được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 Ấy là quả vị tối cao. Bởi cớ sao? Bởi vì quả báo của kinh này vốn là không thể nghĩ bàn !

 Bạch Thế Tôn,

 Người dạy: nghĩa lý kinh này không thể nghĩ bàn. Và quả báo của kinh này không thể nghĩ bàn. Con nay hiểu như vậy.

 Bởi cớ sao? Bởi vì việc “nghĩ bàn” chốn nhân gian được xây dựng trên những khái niệm trừu tượng. Những khái niệm này không có thực chất, chỉ như là những phản ánh trống rỗng và chết khô! Vậy mà, thật khổ, sự hiểu biết chốn nhân gian được xây dựng trên những khái niệm đó và những nghĩ bàn đó. Đức Phật gọi đó là “vô minh” vậy!

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay hiểu như vậy. Con hiểu rằng đạo mầu của Thế Tôn thực tinh tế cao sâu không thể nắm bắt bằng cách nghĩ bàn thường quen, mà chỉ có thể tiếp cận bằng cách chăm chỉ lắng nghe diệu cảm.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay cũng hiểu rằng “không thể nghĩ bàn” cũng có nghĩa là huyền nhiệm,chỉ có thể tiếp cận được với cái tâm kính tín.

 Vậy con nguyện kính cẩn lắng nghe !

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15663)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 10974)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53438)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12871)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16389)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15259)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19053)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19813)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15419)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15237)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15057)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20182)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23722)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15348)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 12948)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 19844)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13170)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 28927)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11601)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18182)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16523)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13126)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12688)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13121)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12879)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12765)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12897)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13436)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11586)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14134)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17642)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22272)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13344)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14192)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105544)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14498)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19630)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38294)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15416)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34542)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 15945)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11264)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15564)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 13902)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12738)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13569)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12393)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19286)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26882)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13049)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13368)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21473)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21753)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14081)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 15964)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15982)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 18969)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24591)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant