Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào

05 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10867)
59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào


59. THÁI ĐỘ CỦA PHẬT TỬ ĐỐI VỚI KINH PHẬT NHƯ THẾ NÀO

Kinh điển Đại thừaTiểu thừa Phật giáo nhiều không kể xiết. Còn việc kinh Phật được kết tập đại quy mô thành văn tự thì chỉ xảy ra nhiều thế kỷ sau khi Phật nhập diệt. Tuy rằng, đọc Luật tạng, chúng ta biết vào thời Phật còn tại thế, đã có một số kinh Phật được chép thành văn tự rồi [xem các cuốn 44, 48 của Luật căn bản Hữu Bộ, cuốn 4 Tạp sự, cuốn 3 Dược sự] nhưng số kinh ấy không nhiều. Trong thời kỳ đầu, phần lớn kinh Phật đều được truyền tụng bằng miệng. Bởi vì ở Ấn Độ, xưa nay, các sách Thánh đều do thầy truyền miệng cho trò [Xin nhắc là các kinh Phệ đà của Bà La môn Giáo đều không dùng văn tự ghi chép]. Do đó, tạo thành tập quán và năng lực của dân Ấn Độ nhớ rất giỏi. Một học giả đọc thuộc lòng 10 vạn bài tụng là chuyện bình thường. Hiện nay, ở Miến Điện, có tỳ kheo đọc thuộc lòng cả 3 tạng và được gọi là pháp sư ba tạng, ngay Hồ Thích cũng nói : "Các vị hòa thượng Ấn Độ thật kỳ lạ, có thể đọc thuộc lòng một lúc 2, 3 vạn câu kệ" [Văn học sử bạch thoại].

Thế nhưng, nếu dựa vào phương pháp thầy trò truyền đạo tụng kinh sách cho nhau, không thể đảm bảo không có sai sót, hơn nữa, trong tập quán thầy trò truyền thừa của dân tộc Ấn Độ, hình thành niềm tin tuyệt đối với thầy. Thời gian trôi qua, đối với một sự việc, hình thành nhiều truyền thuyết kháu nhau, tuy cũng không phương hại gì nhau. Trò nào tin thầy ấy. Do đó mà có khả năng, đem một số truyền thuyết trong nền văn hóa xưa của Ấn Độ, du nhập thành một bộ phận của nội dung kinh điển nhà Phật, mà người làm việc đó cũng hoàn toàn không có chủ tâm, dụng ý gì cả. Hơn nữa, dân tộc Ấn Độ xưa nay vốn không xem trọng công tác khảo chứng lịch sử. Do đó mà trong Kinh Phật, ghi chép nhiều điều mâu thuẫn về thời giansự kiện, nhất là đối với bộ phận Luận tạng [Phật giáo có ba tạng Kinh, Luật, Luận. Tính chất của Kinh, Luận, giống như Kinh Tân, cựu ước của Gia Tô, Luận giống như sách thần học của Gia Tô]. Phần lớn Luận tạng là do luận sư các bộ phái trước tác cho nên kiến giải bất đồng phải có nhiều.

Do đó, một phật tử chính tín, đối với kinh Phật, phải có thái độ vô cùng trân trọng, nhưng cũng bất tất phải tiếp thu mọi câu, mọi chữ. Phải tìm chính pháp Phật giáo ở trong Kinh Phật, nhưng đối với sự ghi chép trong Kinh, vẫn phải giữ thái độ suy xét, cân nhắc [nếu như bản thân mình có năng lực thẩm tra, suy xét].

Nhưng đứng về đại thể mà nói, đối với những kinh Phật đang lưu hành hiện nay và đã được lịch sử khảo nghiệm, mọi người đều có thể tin tưởng phụng hành; bởi vì tư tưởng chủ yếu của các kinh đó là chính xác. Nếu ngẫu nhiên, trong chữ nghĩa, pháp số, truyền thuyết, kiến giải mà có mâu thuẫn thì cũng thuộc về những vấn đề chi tiết, không phải là vấn đề cơ bản. Cho nên, nói chung, chúng ta không nên hoài nghi về tính chân thực, đáng tin cậy của các kinh Phật. Tốt nhất là tham hỏi các pháp sưtrình độ Phật học cao, để nhờ hỏi giải thích những giáo nghĩa mà tự mình không hiểu được. Bởi vì có nhiều danh từ và khái niệm thuộc về cảnh giới tu chứng, nếu bản thân mình không đọc nhiều kinh Phật và không có công phu thể nghiệm thực tiễn, thì sẽ không tài nào hiểu được.

Kinh điển Phật giáo rất nhiều. Trung Quốc dịch kinh điển Phật hơn 1000 năm, cũng không biết rõ đã dịch được mấy vạn quyển ! Số kinh sách Phật đã được dịch và lưu hành, kể cả các bộ chú giải, giảng thuật của người Trung Quốc gồm hơn 3000 bộ, cộng tất cả là hơn 1 vạn 5 nghìn cuốn (chưa kể các kinh sách Phật lưu hànhTây Tạng, Nhật Bản và các nước khác thuộc Phật giáo Nam truyền). Cho nên, hiện nay, vẫn chưa xác định được những kinh điển nào là chủ yếu nhất. Đối với những người đầu tiên tìm đọc sách Phật thì tốt nhất nên đọc các sách về Phật giáo sử và Phật giáo khảo luận. Loại sách nhập môn đó, sẽ chỉ bày rõ sau khi đọc, sẽ còn phải làm gì nữa, đọc gì nữa. Bản này chỉ có thể giới thiệu vấn đề một cách thông tục, cạn cợt. Còn việc chỉ đạo nghiên cứu đi sâu hơn thì không thuộc phạm vi bài này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188668)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43796)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25033)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30802)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21022)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38741)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27360)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31084)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33095)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23953)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16964)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20498)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31896)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18079)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20538)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27011)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18040)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25545)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26629)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36575)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28043)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27277)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30319)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37090)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37241)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23862)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32273)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55126)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36898)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27561)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28295)
Công Phu Khuya
(Xem: 37938)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25394)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24125)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11223)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14492)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10620)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant