- Tám Quy Luật Của Viện Phiên Dịch Kinh Điển
- Bài Tựa Một
- Bài Tựa Hai
- Chính Văn Kinh
- I. Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh
- Ii. Nhân Duyên Phát Khởi Kinh Này
- Iii. Phân Tích Rõ Kinh Này Thuộc Tạng Và Thừa Nào
- Iv. Khảo Sát Sự Sâu Mầu Của Giáo Lý
- V. Tuyên Bày Giáo Thể
- Vi. Sự Thích Nghi Của Từng Căn Cơ Chúng Sinh Với Giáo Nghĩa Kinh Này
- Vii. Phân Định Rõ Tông Thú Của Kinh
- Viii. Xác Định Rõ Thời Gian Thuyết Kinh
- Ix. Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh
- X. Người Dịch
- Xi. Giảng Giải Kinh Văn
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
VI. SỰ THÍCH NGHI CỦA TỪNG CĂN CƠ CHÚNG SINH VỚI GIÁO NGHĨA KINH NÀY
Điều này liên quan đến những chúng sinh được giáo hóa. Kinh này nhắm đến giáo hóa những chúng sinh nào? Kinh Thủ-lăng-nghiêm nhắm đến giúp các loài hữu tình lẫn vô tình đồng thời hoàn mãn tuệ giác, cả loài hữu tình và vô tình đều chứng đạt Phật đạo. Hàng Thanh văn, Duyên giác cũng được đặc biệt nhắm đến để giáo hóa như hàng hữu học.
Hàng Thanh văn (a-la-hán), là nghe lời Đức Phật thuyết pháp mà ngộ đạo. Họ tu tập pháp Tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, đạo.
Những vị Duyên giác là Bích-chi Phật, họ sinh ra nhằm lúc Phật không xuất hiện ở thế gian. Họ tu tập pháp mười hai nhân duyên mà ngộ đạo. Khi Đức Phật không thị hiện ở thế gian, họ được gọi là Độc giác Phật. Những vị này sống nơi núi non, trong thung lũng hẻo lánh, ẩn mình trong những nơi hang động. Nơi đó, họ quán sát sự sinh diệt bất tận của vô số hiện tượng trong trời đất. Vào mùa xuân, trăm hoa đua nở, vào mùa thu lá vàng rơi rụng. Nhờ quán sát tường tận sự biến chuyển này mà họ ngộ đạo.
Ngoài giáo lý cho hàng Thanh văn, Duyên giác ra, kinh này còn nhắm vào giáo hóa hàng hữu học, trong kinh này là nhắm đến hàng bồ-tát. Chỉ có chư Phật mới được gọi là vô học. Kinh này còn giáo hóa hàng định tánh Thanh văn, là những người không muốn từ bỏ quả vị nhỏ để hướng về Đại thừa. Bất định tánh Thanh văn là người có thể từ bỏ quả vị nhỏ hướng đến Đại thừa, có thể vượt qua vị trí của hàng Thanh văn, Duyên giác để trở thành bồ-tát. Không chỉ Thanh văn được gọi là đương cơ chủ yếu của kinh này, mà tất cả chúng sinh trong ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới đều là đương cơ chủ yếu của kinh. Kinh này khế hợp tất cả mọi căn cơ và nhằm độ thoát cho hết thảy chúng sinh khắp mọi loài.