Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 4 Khảo Sát Sự Có Mặt Của Các Tâm Sở

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11615)
Chương 4 Khảo Sát Sự Có Mặt Của Các Tâm Sở

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 4

KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC TÂM SỞ


Đề cập đến học thuyết Duy Thức, chúng ta nghĩ ngay đến TÂM VƯƠNGTÂM SỞ. Tâm Vương là chỉ cho những Tâm Thứcchúng ta đã khảo sát và giải thích rõ ràng ở phần trước gồm có tám loại khác nhau. Tám Tâm Vương ở đây thường làm chủ cho sự hiểu biết, nên gọi là tám ÔNG VUA NHẬN THỨC (tám Tâm Vương nhận thức).

Ngoài tám loại Tâm Vương ra, con người còn có thêm một lô tâm lý khác và những tâm lý này vẫn hiện có mặt ở phía bên trong thân thể nơi mỗi con người với mục đích giúp đỡ cho tám Thức Tâm Vương sinh hoạt để hiểu biết (tám Ông Vua nhận thức). Những tâm lý vừa đề cập ở trên không được gọi là Tâm Thức. Nguyên vì bản chất của những tâm lý này không phải và cũng không có khả năng làm chủ cho sự hiểu biết, nhưng chúng không thể thiếu mặt trong khi các Tâm Vương sinh hoạt để hiểu biết. Vì thế, nhà Duy Thức gọi những tâm lý này một danh từ chung là TÂM SỞ.

A.- ĐỊNH NGHĨA: sao gọi là Tâm Vương và Tâm Sở?

1/- TÂM VƯƠNG: là những tâm thức, như trên đã trình bày luôn luôn làm chủ tất cả mọi sự hiểu biết về vạn pháp, nên gọi là TÂM VƯƠNG. Đầu tiên năm tâm thức ở trước như là: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt ThứcThân Thức thì chuyên làm chủ hiểu biết năm khía cạnh khác nhau của một pháp. Năm khía cạnh khác nhau của một pháp mà năm tâm thức ở trước hiểu biết chính là: Hình Sắc (Visible Form), ÂmThanh (Sound), Hương Thơm (Odor), Mùi Vị (Taste) và Xúc Chạm (Tangible Object). Năm khía cạnh nơi một pháp thường làm đối tượng cho sự hiểu biết của năm Thức Tâm Vương. Mỗi Thức Tâm Vương chỉ có khả năng hiểu biết mỗi khía cạnh nói trên và không thể hiểu biết toàn diện năm khía cạnh của một pháp. Kế đến Ý Thức thứ sáu thì làm chủ cho sự hiểu biết về tánh chất, giá trịý nghĩa của vạn pháp. Riêng Thức Mạt Na thứ bảy thì chuyên làm chủ về sự lựa chọn, suy tính so lường và chấp trước vạn pháp. Đặc biệt nhất là Thức Alaya thứ tám thì luôn luôn làm chủ về sự tàng trữ, bảo tồnxây dựng vạn pháp.

2/- TÂM SỞ (Mental Factor): là những hiện tượng tâm lý phụ thuộc nơi Tâm Vương, chỉ yểm trợ và giúp đỡ các Tâm Vương trong sự hiểu biết vạn pháp. Nói cách khác, Tâm Sở theo nghĩa Duy Thức là những tâm lý lệ thuộc Tâm Vương, thừa hànhyểm trợ cho các Tâm Vương trong mọi lãnh vực hiểu biết vạn pháp, nên gọi là TÂM SỞ.

Thí dụ, Nhãn Thức thì làm chủ nhìn thấy vạn pháp và ngoài Nhãn Thức đây ra không tâm thức nào có thể thay thế để hiểu biết về sự nhìn thấy, nhưng Nhãn Thức nếu như khôngTâm Sở Dục muốn nhìn thì cũng không thể thấy được vạn pháp.

B.- SỰ QUAN HỆ GIỮA TÂM VƯƠNGTÂM SỞ:
Qua định nghĩa trên, các Tâm Vương tuy làm chủ tất cả mọi sự hiểu biết, nhưng phải nhờ đến các Tâm Sở giúp đỡ thì mới có thể sinh hoạt với vạn pháp. Các Tâm Vương không thể tự động sinh hoạt để có nhận thức và tạo nghiệp, nếu như các Tâm Sở không chịu hướng dẫn và chỉ đạo. Đối với vạn pháp, các Tâm Sở thường xuyên ràng buộc, điều khiển tất cả mọi sự sinh hoạt của các Tâm Vương. Các Tâm Sở không cho các Tâm Vương sinh hoạt trực tiếp và hiểu biết đúng nghĩa và lý về vạn pháp.

Thí dụ, Ý Thức Tâm Vương tuy đã hiểu biết sự sân hận là điều tội lỗi, nhưng luôn luôn bị Tâm Sở Sân điều khiển không thể tự chủ và cũng không thể tự xóa bỏ hết sự trói buộc của Tâm Sở Sân mỗi khi gặp phải những điều ngang trái.

liên hệ quá nhiều với các Tâm Sở, thành thử các Tâm Vương hình như không còn trung thực trong mọi sự nhận thức về vạn pháp. Các tất cả hầu hết bị các Tâm Sở lôi cuốn và xúi giục, thường xuyên gây tạo những nghiệp nhân thiện ác để rồi tự mình chuốc lấy biết bao quả báo khổ vui bất an trong thế gian. Các Tâm Sở thì điều khiển gây nhân và các Tâm Vương thì lại thọ hưởng quả báo. Sự liên hệ giữa các Tâm Vương và các Tâm Sở được ghi nhận qua hai đặc điểm sau đây:

1/- Các Tâm Vương như trước đã nói làm chủ sự hiểu biết về vạn pháp. Nếu như không có các Tâm Vương sinh hoạt, sự hiểu biết về vạn pháp không có ai thay thế được, nhưng các Tâm Vương mỗi khi sinh hoạt thì không còn tự chủ để lãnh đạo trong việc hiểu biết. Các Tâm Vương thường xuyên bị các Tâm Sở như là: Tham Lam, Sân Hận, Si Mê, Kiêu Mạn, Nghi Kỵ, Ác Kiến v.v... thay nhau xúi giục gây tạo các nghiệp dữ như là: sát hại, trộm cướp, tà dâm vọng ngữ v.v... Những nghiệp dữ này trở lại lôi kéo các Tâm Vương sa đọa vào những con đường tội ác như là: Địa Ngục, Ngạ Qủy, Súc Sanh v.v...

2/- Ngược lại, các Tâm Vương nếu như lãnh đạo sáng suốttự chủ trong mọi sự sinh hoạt để hiểu biết về vạn pháp, đồng thời lại còn được các Tâm Sở Thiệm như là: Tín, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si v.v... ra tay giúp đỡ thì nhất định sẽ phát sanh trí tuệ và cũng sẽ giải thoát mọi khổ đau sinh tử trong thế gian.

C.- SỐ LƯỢNG CÁC TÂM SỞ:
Vì tánh chất và giá trị khác nhau của các Tâm Sở, nhà Duy Thức chia những tâm lý này thành 51 loại và trong đó phân làm sáu nhóm như sau:

1/- Biến Hành Tâm Sở gồm có 5 loại

2/- Biệt Cảnh Tâm Sở gồm có 5 loại

3/- Thiện Tâm Sở gồm có 11 loại

4/- Căn Bản Phiền Não Tâm Sở gồm có 6 loại

5/- Tùy Phiền Não Tâm Sở gồm có 20 loại

6/- Bất Định Tâm Sở gồm có 4 loại

Cộng chung là: 51 loại

1.- BIẾN HÀNH TÂM SỞ: (Omnipresent Mental Factors)

Biến Hành Tâm Sở tức là Tâm Sở Biến Hành (giải thích ở đoạn dưới) gồm có năm loại. Năm loại Tâm Sở Biến Hành đối với tám Thức Tâm Vương là những tâm lý vô cùng quan hệ và cần thiết một cách trọng yếu trong việc sinh hoạt nhận thức vạn pháp. Năm tâm lý này được nhà Duy Thức so sánh như những Trung Thần bên cạnh ông vua. Những Tâm Sở Trung Thần này thường sát cánh với ông vua Tâm Vương trong mọi lãnh vực sinh hoạt để hiểu biết và tạo nghiệp. Sự quan hệ mật thiết giữa năm Tâm Sở Biến Hành và tám Thức Tâm Vương được nhà Duy Thức so sánh như sau:

Tâm Vương là ông vua và Tâm Sở Biến Hành là Thừa Tướng luôn luôn hầu cận bên Vua. Thừa Tướng này có nhiệm vụ thay mặt Vua điều hành quốc gia, ban lệnh của Vua xuống các cấp, bắt buộc thần dân phải chấp hành. Tâm Vương sinh hoạt để hiểu biết vạn pháp không thể thiếu mặt Tâm Sở Biến Hành cũng như ông Vua điều hành quốc gia không thể thiếu người Thừa Tướng hầu cận, thế thì giá trị của Tâm Sở Biến Hành như thế nào?

BIẾN: nghĩa là cùng khắp.

HÀNH: nghĩa là đi, là di chuyển, là có mặt.

BIẾN HÀNH TÂM SỞ: nghĩa là năm tâm lý này đều có mặt khắp bốn vị trí như sau:

a)- KHẮP TẤT CẢ THỜI GIAN: Thời gianquá khứ, hiện tạivị lai. Khắp tất cả thời gian là năm Tâm Sở này luôn luôn có mặt cùng khắp tất cả thời gian từ vô lượng kiếp về trước và có mặt mãi mãi cho đến vô lượng kiếp về sau.

b)- KHẮP TẤT KHÔNG GIAN: Không gian ở đây là chỉ cho ba cõi (1) và chín địa (2). Khắp tất cả không gian nghĩa là năm Tâm Sở này đều có mặt cùng khắp tất cả mọi nơi và khắp tất cả ba cõi (Tam giới).

c)- KHẮP TẤT CẢ THỨC: Năm Tâm Sở này đều yểm trợ trực tiếp cho cả tám Thức Tâm Vương trong tất cả sinh hoạt để hiểu biết vạn pháp và để tạo lấy nghiệp báo.

d)- KHẮP TẤT CẢ ĐỊA VỊ: Năm Tâm Sở này đều có mặt cùng khắp mọi loài, chẳng những có mặt nơi chúng sanhđịa vị phàm phu trần tục mà còn có mặt ở nơi các bậc Thánh Chúng, nghĩa là các bậc Thánh Chúng cũng cần đến năm Tâm Sở này yểm trợ để có hiểu biết.

Năm Tâm Sở Biến Hành gồm có:

1/ Xúc (Contac): là cảm xúc, nghĩa là cảm giác qua sự tiếp xúc gữa Căn (thần kinh), Cảnh (sự vật) và Tâm Thức. Đây là trạng thái tâm lý sanh khởi để kích thích con người xúc cảm sau khi thần kinh, cảnh vật và Tâm Thức tác duyên với nhau đưa đến sự tri giác.

Thí dụ, chúng ta xem diễn kịch, diễn viên đóng kịch cười khúc khích chúng ta cười theo. Diễn viên đóng kịch khóc thút thít chúng ta khóc theo, đó là trạng thái cảm xúc của Tâm Sở Xúc tác dụng để kích thích.

2/- Tác Ý (Mental engagement): nghĩa là sự móng tâm chú ý. Trạng thái tâm lý này có hai công dụng:

a)- Các Tâm Vương và những Tâm Sở khác nếu như muốn sanh khởi sự tác dụng để sinh hoạt thì phải nhờ Tâm Sở này đứng ra kích động, đánh thức, khiến cho sanh khởi.

b)- Các Tâm Vương và những Tâm Sở khác nếu như đã sanh khởi sự tác dụng thì phải nhờ Tâm Sở này đứng ra hướng dẫn để chuyên chú vào việc duyên đến những bối cảnh để có hiểu biết.

Thí dụ 1: khi con người ngủ mê, sáu Tâm Thức ở trước đã trở về hạt giống nguyên thể của chúng để an trú. Bất chợt, một tiếng động bên ngoài kích động vào lỗ tai, liền lúc đó trước hết Tâm Sở Tác Ý đánh thức hạt giống Nhĩ Thức để nghe và kế tiếp đánh thức các Tâm Thức khác cũng sanh khởi để chú ý nghe.

Thí dụ 2: người nào đó bất chợt nghe không rõ một điều gì. Khi hỏi lại, Tâm Sở Tác Ý người đó hướng dẫn Nhĩ Thức của họ lắng nghe, hướng dẫn Nhãn Thức của họ chú mục nhìn và hướng dẫn Ý Thức chăm chú nhớ nghĩ người ta thuật lại.

3/- Thọ (Feeling) là cảm thọ, thọ nhận, nghĩa là cảm nhận, nhận lấy những ảnh tượng do cảm giác cung cấp. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hay cảm nhận những hoàn cảnh thuận lợi (những hoàn cảnh an vui, những hoàn cảnh trái nghịch (những hoàn cảnh khổ đau) và những hoàn cảnh bình thường hàng ngày (trạng thái không khổ cũng không vui).

Thí dụ, chị A, chị B và chị C là bạn thân cùng xóm. Một hôm, có người báo tin là mẹ chị A chết vì tai nạn xe. Nghe tin ấy, chị A bị xúc động ngất xỉu (đó là trạng thái Tâm Sở Xúc hoạt động). Sau đó chị A bị ray rứt trong lòng, đau khổ vì đã mất người mẹ thương yêu xem như mất cả cuộc đời (đó là trạng thái Khổ Thọ của Tâm Sở Thọ hoạt động). Chị B là bạn tri kỷ của chị A, nghe tin ấy cũng xúc động khóc theo chị A (đó là trạng thái Tâm Sở Xúc hoạt động). Sau đó chị B về nhà vẫn bình thường như mọi khi, không có gì khiến chị bị ray rứt đau khổ như chị A (đó là trạng thái Xả Thọ của Tâm Sở Thọ hoạt động), còn chị C thì rất ghét mẹ chị A, nguyên vì mẹ chị A thường ngày khó dễ chị C mỗi khi đến nhà chơi. Nghe tin đột ngột ấy, chị C cũng xúc động buồn năm phút (đó là trạng thái Tâm Sở Xúc hoạt động). Sau đó chị C rất vui mừng vì từ đây không còn gặp khó khăn mỗi khi đến nhà chị A chơi nữa (đó là trạng thái Lạc Thọ của Tâm Sở Thọ hoạt động).

4/- Tưởng (Discrimination) là suy tưởng, tưởng tượng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hay tưởng tượng về tên gọi (danh xưng), về ý nghĩahình tướng của một sự vật nào đó đã được thâu nhận hoặc đã nhìn thấy, liền đặt cho chúng nó những danh từ xưng hô để phân biệt dễ dàng.

Thí dụ, cha mẹ sau khi đã sanh con, liền tưởng tượng một danh xưng thật đẹp để đặt tên cho nó. Các nhà văn thường tưởng tượng những nhân vật ly kỳ, rất tình tứ rồi tạo thành cốt truyện hoặc tiểu thuyết theo sự tưởng tượng trên và đặt tên cho nó một nhãn hiệu thật hấp dẫn.

5/- Tư (Intention) là nhận xét (thẩm định), quyết định (ý chí) và hành động (phát động). Đặc tánh của tâm lý này là một năng lực của ý chí tác dụng thuận theo sự cảm tìnhcảm giác, nghĩa là cảm tìnhcảm giác khởi lên một năng lực tác dụng gọi là ý chí. Ý chí này thúc đẩy Tâm Thức con người hành động theo sự điều khiển của cảm tìnhcảm giác gọi là Tư. Trạng thái tâm lý này thường sai khiến các Tâm Vương cùng các Tâm Sở khác đặt kế hoạc để hỗ trợ cho hành động của nó, đồng thời nó cũng thúc đẩy thân thể và miệng lưỡi con người gây tạo những việc lành, những việc ác, cùng với những việc không lành và cũng không ác (những việc thuộc vô ký) theo sự điều khiển của nó.

Thí dụ, tôi đã hiểu lý Duy Thức một cách thấu đáo. Tôi muốn trình bày cho mọi người đều hiểu lý Duy Thức như tôi. Trước hết, Tâm Sởsai khiến Ý Thức của tôi tìm những ngôn từ, những thí dụ cụ thể cho lý Duy Thức. Tiếp đến, Tâm Sởthúc đẩy miệng của tôi giải thích nguyên lý Duy Thức qua những ngôn từ, những thí dụÝ Thức đã tìm ra để chứng minh. Cùng lúc đó, Tâm Sở Tư cũng thúc đẩy tay của tôi trình bày lên bảng bằng những chữ, những hình ảnh để gợi ý cho những học viên trực tiếp nhận biết được lý Duy Thức. Bao nhiêu hiện tượng nêu trên đều là do Tâm Sở Tư điều khiển. Ngay cả sự đi đứng của con người và của các loài động vật khác cũng đều do Tâm Sởhoạt động cả.

2.- BIỆT CẢNH TÂM SỞ: (Determining mental factors)

Biệt Cảnh là những cảnh giới riêng biệt, những hình ảnh khác nhau từng loại một của tất cả pháp. Năm Tâm Sở Biệt Cảnh, mỗi loại sinh hoạt duyên lấy mỗi giới riêng biệt nhau và tạo nghiệp không giống nhau. Năm Tâm Sở này mỗi loại sinh hoạt không quan hệ với nhau và cũng không thể giúp đỡ lẫn nhau chung một hoàn cảnh. Năm Tâm Sở Biệt Cảnh gồm có:

1/- DỤC (Aspiration): là hy vọng, mong muốn. Trạng thái tâm lý này thường thúc dục con giác ngộ mong muốn được hưởng thụ những cảnh vui thích và mong muốn xa lìa những cảnh khổ đau. Đặc tánh của Tâm Sở Dục, ngoài sự ước ao và mong muốn ra, còn là những động cơ để yểm trợ tâm lý Tinh Tấn phát sanh.

Thí dụ, anh A muốn có một chiếc xe đạp để làm chân đi đây đi đó cho tiện. Khi có được chiếc xe đạp, anh lại ước muốn có một chiếc xe hơi để đi cho sang trọng v.v... Anh được voi thì đòi tiên.

2/- THẮNG GIẢI (Belief): là phân giải sự việc một cách chính xác bằng phương thức nhận định rõ ràngđánh giá vững chắc. Sự nhận định cũng như đánh giá sự việc của Tâm Sở Thắng Giải không thể lầm lẫn và cũng không thay đổi ý chí. Trạng thái tâm lý Thắng Giảihiểu biết sự việc rõ ràng, thấu triệt tường tận và minh bạch mọi vấn đề, minh xác một cách cụ thể những đối tượng không còn chút nghi nghờ chen vào tâm ý. Đặc tánh Tâm Sở này thúc dục con người tận dụng khả năng phân tích, tuyển chọn mọi sự việc, quyết định tiếp nhận lấy những vấn đề mà nó đã minh xác, chọn lọc một cách chắc chắn không lầm lẫn và không chuyển đổi lập trường.

Thí dụ, giảng sư dẫn chứng nhiều thí dụ cụ thể để biện minh cho lý Duy Thức, còn hiểu được lý Duy Thức chính là Ý Thức, nhưng Ý Thức phải nhờ những thí dụ chứng minh về mặt pháp lý thì mới nhận thức rõ lý Duy Thức. Ý Thức trước khi hiểu lý Duy Thức phải nhờ Tâm Sở Thắng Giải chọn lựa những nét độc đáo đã được hợp pháp của những thí dụ trên trao cho Ý Thức để hiểu thấu ý nghĩa của lý Duy Thức. Ngược lại, một người khác cũng với những thí dụ trên, Tâm Sở Thắng Giải của họ hoạt động yếu kém hơn, không chọn lực được nét độc đáo để cung cấp cho Ý Thức. Thành thử Ý thức của anh ta không hiểu thấu được lý Duy Thức, mặc dù Ý Thức của anh ấy vẫn tận dụng tối đa, chăm chú theo dõi sự trình bày của giảng sư. Giảng sư trình bày đến đâu và thính giả nghe đều gật đầu đến đó thì chứng tỏ Tâm Sở Thắng Giải người nghe hoạt độnghiệu lực.

3/- NIỆM (Mindfulness): là nhớ nghĩ, hồi tưởng. Trạng thái tâm lý này thường xúi giục con người nhớ tưởng những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, những kỷ niệm của quá trình sinh hoạt sống, ta đều được lưu trữ và bào tồn trong Thức Thể Alaya. Đặc tánh của Tâm Sở này ngoài sự điều khiển con người nhớ lại (hồi tưởng lại) những sức thuộc về dĩ vãng và còn là động cơ để thúc đẩy tâm lý Định phát sanh.

Thí dụ, tôi nhớ rõ hình ảnh người tri kỷ đã chết cách đây hơn hai mươi năm và nhớ rõ ông bà chết bằng cách nào. Tôi cũng nhớ rõ hình ảnh của cha mẹ tôi lúc tôi mới lên mười tám tuổi và nhớ rõ những điều ông bà dạy dỗ mỗi khi tôi tinh nghịch. Những hình ảnh đó tôi không bao giờ quên được.

4/- ĐỊNH (Stabilization): là chuyên chú, tập trung ý. Trạng thái tâm lý này thường điều khiển con người tập trung ý chuyên chú vào một đối tượng hoặc một vấn đề nào mà người đó muốn nhận thức về chiều sâu của nó. Ngoài ra Tâm Sở Định còn tập trung tâm ý của con người không cho tán loạn để quan sát một vấn đề hoặc ghi nhớ sự vật một cách rõ ràngchính xác. Đặc tánh của Tâm Sở này ngoài sự điều khiển tâm ý tập trung và còn là động cơ thúc đẩy trí tuệ phát sanh.

Thí dụ, người tu Thiền Định, họ tập trung tâm thức chuyên chú vào những câu Thoại Đầu là những câu ngắn gọn có tánh cách ẩn số mà các Thiền Sư đề ra nhằm mục đích giúp các Thiền Sinh dựa theo đó mà quán chiếu để tìm ra nguyên lý ẩn chứa bên trong.

5/- HUỆ (Knowledge): là hiểu biết một cách sáng suốt qua sự quán sát. Trạng thái tâm lý này mỗi khi đối diện với một sự vật nào hoặc vấn đề gì thì luôn luôn quán sát kỹ càng, phân tích tỉ mỉ và chính xác, soi sáng những nét độc đáo của những sự vật, của những vấn đề nêu trên, khiến cho chúng hiện bày ra ngoài một cách tinh tường, hiện bày không mâu thuẩn và không trái nghịch với nhau. Nhờ soi sáng và thâu ảnh của Tâm Sở Huệ, Tâm Sở Thắng Giải dễ dàng xác định, dễ dàng chọn lấy một trong những nét độc đáo nào đó rất cần thiết, rất quan hệ để chuyển qua cho Tâm Sở Xúc. Đồng thời Tâm Sở Xúc mang những hình ảnh của Tâm Sở Thắng Giải đã trao đem vào cho Ý Thức thứ sáu nhận thức. Đặc tánh của Tâm Sở Huệ ngoài sự soi sáng và thâu ảnh những sự vật một cách minh bạch, một cách rõ ràng, đồng thời còn có khả năng chận đứng không cho tâm lý Nghi Ngờ phát sanh.

Thí dụ, chị A có duyên ngầm và duyên đó được ẩn náu trong con người của chị. Tâm Sở Huệ nương nơi Nhãn quan của chị B, tức là nương nơi hệ thống Thần Kinh con mắt để soi sáng và khiến cho duyên ngầm hiện rõ nét khắp thân thể của chị A. Tâm Sở Thắng Giải của chị B mới chọn lấy điểm duyên ngầm nào độc đáo nhất chuyển sang Tâm Sở Xúc và nhờ Tâm Sở Xúc mang vào cho Ý Thức chị B để nhận thức. Tâm Sở Thắng Giải của chị B thì chọn duyên ngầm nơi đôi mắt của chị A. Trái lại, Tâm Sở Thắng Giải của chị C thì chọn duyên ngầm nơi cái miệng của chị A. Thành thử Ý Thức thứ sáu của chị B và của chị C hiểu biết duyên ngầm của chị không giống nhau về mặt nhận thức.

3.- THIỆN TÂM SỞ: (Virtuous mental factors)

Thiện là lương thiện, là hiền lành, hoàn toàn tốt đẹp. Điều thiện ở đây là trái ngược với những điều tội ác. Tâm Sở Thiện có mười một loại. Bản tánh của mười một Tâm Sở Thiện là thường ưa thíchchuyên cần làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nên gọi là Thiện Tâm Sở. Tất cả muôn pháp lành của thế gian đều nương nhờ nơi mười một Tâm Sở Thiện này để sanh trưởng. Tâm Sở Thiện cũng là nền tảng căn bản cho sự giác ngộgiải thoát của những bậc xuất thế gian (của những bậc đã giải thoát ra khỏi thế gian). Tâm Sở Thiện gồm có:

1/- TÍN (Faith): là tin tưởng, là đức tin. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người luôn luôn tin tưởng một cách chân chánh vào những điều mà người đó đã chọn lựa kỹ càng qua sự phán xét của lý trí. Khác với mê tín và khác với tà tín, Tâm Sở Tín là một loại tâm lý hoàn toàn thanh tịnh, không si mê lầm lạc không tà ngụy xấu xa. Tâm Sở này có ba tánh chất:

a). THẬT: nghĩa là chân thật. Thật đây gồm có hai loại:

SỰ THẬT: nghĩa là chân thật về mặt sự tướng, về mặt hiện tượng trong thế gian. Chân thật về mặt sự tướng như là tin tưởng luật Nhân Quả là một điều thật hiển nhiên trong thế gian. Luật Nhân Quả này vẫn có mặt thường xuyên trong thế gian và có khả năng quyết định toàn diện mọi vấn đề thiện ác cũng như tội phước của tất cả chúng sanh trong thế gian, cho nên gọi luật Nhân Quả là một Sự Thật. Tin tưởng điều đó một cách chân thành nên gọi là Tín Thật về mặt Sự Tướng.

LÝ THẬT: nghĩa là chân thật về mặt lý tánh (về mặt chân lý). Chân thật về mặt lý tánh như là tin tưởngDuy Thức có khả năng cải tạo con người trở thành bậc A La Hán, Bồ Tát và chư Phật ngay trong thế gian này. Tin tưởng điều đó một cách chân chánh nên gọi là Tín thật về mặt Lý Tánh.

b). ĐỨC: là đức tánh, là giá trị của sự thật và lý thật đã được nêu ở phần trên đều hoàn toàn thanh tịnh và chân chánh nên gọi là Đức. Đức tánh này không bao giờ mê hoặc con người chạy theo những con đường lầm lạctội lỗi.

c). NĂNG: (công dụng chuyên nghiệp) là năng lực của sự thật và lý thật vừa trình bày trên có khả năng chuyển hóa con người từ kẻ thấp hèn trở nên bậc thánh nhânbiến đổi cả vũ trụ ác trược tội lỗi của thế gian này để trở thành thế giới an lạcthanh tịnh thật sự.

Công dụng của Tâm Sở Tín là nhằm mục đích đối trị tâm lý Bất Tín (tâm lý không tin tưởng) và khiến con người luôn luôn say mê làm việc lành một cách thích thú.

Thí dụ, học thuyết Duy Thức nhàm đào luyện con ngườiđức tin chân chánh và đức tin đó được thể hiện một cách kiến cố qua bốn phương diện sau đây:

Phương diện sự thật: Duy Thức Học trình bày hiện tượng tâm lývật lý của con người, của vạn pháp trong thế thế gian một cách cụ thể, trình bày có tánh cách khoa học và thực tế. Duy Thức Học giải thích nguyên lý vạn pháp một cách tinh tường, rõ ràng, sâu sắc, không mơ hồ, khiến cho người nghiên cứu dễ dàng tiếp thu và dễ dàng nhận thức.

Phương diện lý thật: Duy Thức Học hướng dẫn con người nhận chân được thể tánh của vạn pháp và nguồn gốc phát sanh ra thân thể cũng như tâm linh của chúng sanh qua ngưỡng cửa Duy Thức. Duy Thức Học trình bày những nguyên lý trên rất có phương pháp, có nghệ thuật, bắt đầu khởi điểm từ nơi sự tướng (từ nơi hình thức) để hiện bày được lý tánh của vạn pháp, dẫn dụ một cách khéo léo tế nhị khiến cho người nghiên cứu dễ dàng, không bị lẫn lộn và không bị lầm lạc về sự tướng cũng như về lý tánh.

Phương diện đức tánh: Duy Thức Học nhằm mục đích đào luyện con người trở nên chánh tín và giúp đỡ con người khỏi bị lầm lạc bởi những tà thuyết, bởi những tà giáo mê hoặc, lôi kéo, dụ dỗ. Người nào hiểu thấu được lý Duy Thức một cách tường tận thì người đó nhất định sẽ có tầm nhìn rất xa, có chánh tri kiến thật thông suốt.

Phương diện công năng: Chúng ta tin tưởng rằng, phương pháp tu tập quán chiếu của Duy Thức có khả năng chuyển hóa con người trở thành đức Phậtkiến tạo xã hội con người trở thành thế giới thanh tịnh an lạc. Người có Tâm Sở này không bao giờ thiếu đức tin.

2/- TINH TẤN (Cần) (Effort): là Tinh Tấn là siêng năng, hăng hái tiến tới mãi không ngừng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người siêng năng, chuyên cần đoạn trừ các việc ác và thực hành các việc lành, nghĩa là những điều tội ác chưa sanh khởi thư cương quyết ngăn ngừa không cho chúng nó sanh khởi, còn những điều tội ác đã sanh khởi thì cố gắng tiêu diệt cho tuyệt gốc. Ngược lại, những điều thiện những điều thiện chưa sanh khởi, người tinh tấn quyết định thực hiện cho kỳ được, bằng cách tạo dựng những duyên thuận lợi khiến cho chúng nó sanh khởi, còn những điều thiện đã sanh khởi thì cố gắng thúc đẩy giúp cho chúng nó được tăng trưởng và lớn mạnh thêm. Tâm Sở này có năm tánh chất:

a)- BỊ GIÁP TINH TẤN: nghĩa là tiến tới mãi không bao giờ sợ chết, cũng giống như chiến sĩ mặc áo giáp ra trận.

Thí dụ, khi có đức tin chánh pháp, Hòa Thượng Thích Quảng đức can đảm tự thiêu thân vào năm 1963 để bảo vệ lý tưởng Phật Giáo hiện đang bị một chế độ hà khắc kỳ thị.

b)- GIA HẠNH TINH TẤN: nghĩa là siêng năng gia công cố sức thực hiện cho kỳ được những điều mà mình đã tin tưởng, dù cho gặp phải bao khó khăn gian khổ đến mức nào đi chăng nữa cũng không nản chí.

Thí dụ, người tu hành, khi chọn một pháp môn nào thích hợp, họ tận tâm gia công tu luyện, thực tập mãi không bao giờ nản chí và ngã lòng. Họ tu mãi con đường khi công thành quả mãn, đạt đến mục đích cuối cùng những điều mà họ đã chọn. Trên con đường tu tập, dù cho gặp phải những trở ngại và những khó khăn, họ cũng không ngã lòng.

c)- VÔ HẠ TINH TẤN: nghĩa là tiến mãi không chịu dừng bước. Người tu tập hạnh Vô Hạ Tinh Tấn thì cương quyết tiến lên mãi không chịu dừng bước, cố đạt đến mục đích cuối cùng những điều mà họ mong muốn.

Thí dụ, người tu Thiền Định, khi chứng được bậc Sơ Thiền thì lại không chịu dừng chân tại đó. Họ vẫn tiếp tục chuẩn bị tu tập tiến lên thêm nữa con đường khi nào đạt được bậc cuối cùngTứ Thiền, một trong bốn bậc Thiền Định mà họ đã chọn. Trong lúc tu tập, họ không chịu dừng chân để an trụ vào bậc Thiền Định nào cả, nếu như chưa đạt được mục đích mà họ đã chọn.

d)- VÔ THOÁI TINH TẤN: nghĩa là tiến tới mãi không bao giờ thối chíngã lòng dù cho phải trả với giá rất đắt.

Thí dụ, trên con đường tu học, người tu Thiền nếu như bị thất bại trận này thì tiếp tục gầy trận khác. Họ tu tập không bao giờ nản chí, không bao giờ ngã lòng và bỏ cuộc giữa đường những công trình tu học mà họ đã đi qua.

e)- VÔ TÚC TINH TẤN: nghĩa là hăng hái tiến lên mãi, tiến lên không bao giờ biết đủ hoặc dừng bước để an phận.

Thí dụ, trên con đường tu học, người tu Thiền đã trải qua nhiều cấp bậc, nhiều địa vị của sự chứng đắc. Tuy mỗi cấp bậc, mỗi địa vị có đôi chút phước báo riêng, danh vọng riêng, nhưng họ không cho là đầy đủ và không chịu dừng chân để thụ hưởng. Họ cứ nhẫn nại tiến lên mãi cho đến khi nào đạt được mục đích cuối cùngthành Phật thì họ mới mãn nguyện.

Đặc tánh của Tâm Sở Tinh Tấnđối trị tâm lý Giải Đãi để cho việc lành được hoàn thành một cách viên mãn.

3/ TÀM (Shame): là tự xấu hổ riêng mình. Trạng thái tâm lý này thường tôn trọng danh dự cá nhân, cho nên khiến con người không làm những điều tội ác để có thể tổn hại đến thanh danh. Nếu như người nào lỡ lầm đã làm những điều tội lỗi, mặc dù người khác chưa hay biết, nhưng Tâm Sở Tàm khiến họ riêng tự cảm thấy xấu hổ, cảm thấy lương tâm bị cắn rứt không sao chịu được. Cho nên người đó âm thầm tự sửa chữa lấy những lỗi lầm mà họ đã lỡ gây nên và họ không còn tiếp tục hành động phạm pháp nữa. Đặc tánh của Tâm Sở Tàm là đối trị tâm lý Vô Tàm để ngăn ngừa việc ác không cho phát sanh.

Thí dụ, đạo hữu A là người tiêu biểu cho đạo đức duy nhất trong xóm, nguyên vì đạo hữu đã thọ giới Bồ Tat. Đứng trước bao nhiêu sắc đẹp cám dỗ, đạo hữu khéo léo tránh né, bởi vì đạo hữu sợ mất danh giá của mình mà lối xóm ai cũng tin tưởngkính trọng. Một hôm, đạo hữu lại xiêu lòng bởi một cô M dùng sắp đẹp quyến rũ mọi cách, nhưng khi đã lỡ phạm giới, mặc dù lối xóm chưa ai biết đến, đạo hữu tự mình cảm thấy xấu hổ, cắn rứt lương tâm không sao chịu được, liền âm thầm sám hốiphát nguyện từ đây chừa bỏ hẳn, không cho tái phạm.

4/- QUÝ (Embarrassement): là thẹn với người. Trạng thái tâm lý này thường tôn trọng dư luận xã hội, cho nên khiến con người không dám làm những điều tội ác. Mỗi khi lầm lỡ hành động những điều tội ác, họ liền cảm thấy e thẹn trước quần chúngvô cùng lo sợ không chịu nỗi sự dư luận của xã hội. Đặc tánh của Tâm Sở Quý là đối trị tâm lý Vô Quý để ngăn ngừa những việc ác không cho phát sanh.

Thí dụ, anh B cũng là một đạo hữu trong xóm và cũng đã thọ Giới Bồ Tát giống như anh A, nhưng anh ta thường lén lút đi đêm với cô M. Bà con lối xóm nghe thấy cùng nhau bàn tán về anh, anh B nghe được liền cảm thấy thẹn thuồng với mọi người, rồi tự động bỏ hẳn, không còn tái phạm bởi bệnh tà dâm nữa.

5/- VÔ THAM (Non- Attachment): là không tham lam. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không tham đắm những cảnh dục lạc giả tạo trong thế gian cũng như những cản tầm thường trong ba cõi. Họ nếu như có thừa của cải thì thích bố thí cho những kẻ thiếu thốn. Họ bố thí một cách vui vẻ và không tỏ thái độ hối tiếc trong khi cho. Họ nếu như không có thừa của cải thì cũng không tham cầu những gì quá khả năng. Đặc tánh của Tâm Sở Vô Thamđối trị tâm lý Tham và khiến cho con người say mê và thích thú trong trong việc làm lành.

Thí dụ, một bác sĩ C cư ngụ tại Chợ Lớn thuộc miền nam Việt Nam, vào năm 1950, bác sĩ là một người tham lam nhất trong vùng, kẻ ăn lối lộ số một nơi khu vực Chợ Lớn. Mọi người ai cũng phải nể mặt và sợ uy quyền của bác sĩ với chức vụ là Giám Đốc Sở Vệ Sinh. Về sau khi được đạo được giáo dục, bác sĩ hồi tâm hướng thiện liền trở thành một Phật tử chân chánh của chùa Ấn Quang. Từ đó bác sĩ đã không tham cầu tiền tài và danh vọng nơi thế gian, lại còn phát tâm Bồ Đề dũng mãnh tinh tấn bố thí cho những người nghèo khó đói và lúc bấy giờ được lòng dân chúng Sài Gòn, Chợ Lớn ủng hộ.

6/- VÔ SẢN (Non-Hatred): là không sân hận, nghĩa là không nóng giận và cũng không hận thù. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người khi đối diện trước những nghịch cảnh ngang trái luôn luôn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, an nhiên tự tại. Con người có tánh vô sân thì không bao giờ tỏ ra nóng giận hay thù hận vớì những ai đã từng cố ý gây đau khổ cho họ. Nếu như gặp phải những hoàn cảnh phủ phàng, đen tối, họ chẳng những cam tâm nhận chịu, không chút than thở trách móc số phận. Nếu ai làm cho họ đau khổ, gây cho họ oan khiên, họ cũng không thù hận, cũng không trách cứ, lại còn thương hại, lại còn khoan dungtha thứ cho những kẻ đã lầm lỡ. Đặc tánh của Tâm Sở Vô Sânđối trị tâm lý Sân và chận đứng không cho nó phát sanh.

Thí dụ, chị K trước đây thường hay sân hận, ưa gây gổ, ưa nói xóc óc, gặp ai thì gây nấy. Câu chuyện thì ít nhưng chị lại xích ra cho thêm nhiều, thêm lớn. Câu chuyện thì quá bé nhỏ, nhưng chị lại xé ra cho to lớn. Chị tạo nhiều thù oán với những người chung quanh. Ngày nay nhờ đạo đức giáo dục, chị trở thành người hiền lương, ít nói. Nhiều người khiêu khích chị, hại chị, nhưng chị đã không bực tức, không thù oán họ mà lại còn thương hại và giúp đỡ mỗi khi họ gặp phải những tai nạn khổ đau. Người đời thường cho chị là kẻ hiền như ông Phật.

7/- VÔ SI (Non-Ignorance): nghĩa là không ngu simê muội. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người khi đối diện với vạn pháp về mặt sự tướng cũng như về mặt lý tánh đều sáng suốt, đều hiểu biết thông minh, phân biệt rõ ràng lẽ chánh tà, chân vọng, không còn chút mờ ám, mê muộilầm lẫn. Đặc tánh của Tâm Sở Vô Siđối trị tâm lý Si Mê không cho phát sanh.

Thí dụ, chúng ta mỗi khi đã hiểu được lý Duy Thức một cách tường tận và rõ ràng thì đối với những chủ trương có chân chánh hay sai lầm của bao nhiêu học thuyết hay của bao nhiêu tôn giáo đều nhận định rất sáng suốt, không còn bị si mê lầm lạc và cũng không còn bị ai dụ dỗ hay lôi cuốn nữa.

8/- KHINH AN (Pliancy): là nhẹ nhàng và an định. Trạng thái tâm lý này khiến cho thân tâm con người trở nên nhẹ nhàng, thư thái an nhiên tự tạiđiềm tĩnh trước những vấn đề, trước những biến cố tai họa khiêu khích.

Thân tâm của kẻ khinh an thì không bao giờ chao động mỗi khi đối diện với bất cứ vấn đề khổ vui nào của cuộc đời. Người khinh an thì cũng không mừng trước những điều may mắn mang đến cho họ và cũng không lo sợ một khi rủi ro dồn dập xảy ra cho họ. Những lo âu, buồn khổ và hối tiếc không bao giờ khuấy động tâm thần của kẻ khinh an. Đặc tánh của Tâm Sở này là đối trị tâm lý Hôn Trầm.

Thí dụ 1, anh B lãnh một trọng trách nặng nề với ông chủ là phải hoàn tất công việc trong thời gian sớm nhất mà ông chủ đã giao phó. Anh lập tức chuyên cần dùi mài với công việc đó để sớm được hoàn thành. Khi hoàn tất công việc đúng kỳ hạn mà ông chủ quy định, anh liền thở một hơi dài thoải mái, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái như vừa trút cuống một gánh nặng trên vai. Đó là trạng thái khinh an mà anh B đã được thụ hưởng trong giờ phút an lạc trên.

Thí dụ 2, anh A nhờ tu hành chính chắn lâu năm, nên không còn mang bệnh chấp trước nữa. Môi của anh luôn luôn nở nụ cười hỷ xả. Bao nhiêu phiền não không còn khuấy đục trong tâm hồn của anh. Bỏi thế anh cảm thấy trong người của mình nhẹ nhàng, thư thái, dù cho ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái thường được biểu lộ lên nơi con người của anh qua phong cách đi đứng, nói năng, giao thiệpcư xử với mọi người chung quanh. Đối với họ, anh A không bao giờ tỏ thái độ bực tức, khổ sở, hoặc bẩn trí trước mọi hoàn cảnh đau thương thử thách.

9/- BẤT PHÓNG DẬT (Conscientiousness): là không buông lung, không phóng túng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người mỗi khi sinh hoạt thì luôn luôn kềm chế thân và tâm trong khuôn khổ đạo đức. Người có tánh không buông lung và người rất mực tận tụy và chuyên cần trong những công việc thực hiện các điều thiện. Bất cứ giờ phút nào, họ cũng quan tâm ngăn ngừa những việc ác một cách thận trọng không cho chúng phát sanh. Người không buông lung thì thường siêng năng thúc liểm thân tâm không cho tự do phóng túng, thường gìn giữ phong cách trong những cử chỉ đi đứng, nằm ngồi, ý nghĩ, nói năng, hành động, làm thế nào biểu lộ được đạo đức thuần lương. Đặc tánh của Tâm Sở này là đối trị tâm lý Phóng Dật.

Thí dụ, anh X tu hành tinh tấn, siêng năng gìn giữ giới luật thật rất nghiêm minh. Anh đi đứng nằm ngồi đều không bao giờ trái phạm quy cũ và luật pháp của Thiền Môn.

10/- HÀNH XẢ (Equanimity): Hành là hành động tạo tác, Xả là buông bỏ. Hành Xả nghĩa là hành động tạo tác mà không chấp trước. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không bao giờ chấp trước hay khoe khoang với bất cứ ai những thành quả mà họ đã đạt được hoặc đã chứng đắc một cách vẻ vang. Người hành xả thì không quan tâm đến những lời khen chê, không tự hào, không kể công với mọi người về những việc làm của họ khi họ thi ân bố đức cho chúng sanh. Những việc phước thiện, những điều tu chứng đối với người hành xả chỉ là phương tiện, chỉ là chiếc thuyền dùng để đi đến mục đích giác ngộgiải thoát, mục đích chứng thành Phật quả. Khi chứng quả Phật, người hành xả cũng bỏ luôn phương tiện, cũng bỏ luôn chiếc thuyền mà không còn chấp trước, nghĩa là những phương pháp thực hành, những pháp môn tu học, những địa vị tu chứng, mặc dù đó là những pháp lành, nhưng tất cả chỉ là phương tiện đối với người hành xả trên đường tu tập. Người Hành Xả không cho những thứ đó là cứu cánh, cho nên họ không cần phải cố chấpbảo thủ. Nhờ buông bỏ tất cả, thân tâm của người hành xả trở nên an lạc, thanh tịnhgiải thoát thật sự. Đặc tánh của Tâm Sở Hành Xảđối trị tâm lý Trạo Cử không cho phát sanh.

Thí dụ, người tu tập hạnh Hành Xả thường sống an lạc, tự tạigiải thoát. Họ không chấp trước, không kiêu cách, không háo danh, không khoe khoang, không lập vị, không làm tướng, không tỏ ra cho mọi người biết mình là kẻ lãnh đạo, không tỏ ra mình là bậc chân tu để được tôn kính. Con người thanh thoát thường an tịnh, thường thản nhiên, không cảm thấy phiền não sân si nổi lên làm bẩn đục Tâm Trí mỗi khi mình đối diện với những kẻ thiếu lễ độ, thiếu cung cách trong lúc xử sự với nhau.

11/- BẤT HẠI (Non-Harmfulness): là không làm tổn hại, Trạng thái tâm lý này thường hay thương xót, chia xẻ và ra tay hào hiệp cứu giúp chúng sanh. Người có tâm bất hại thì không ưa thích sự chém giết và cũng không bao giờ cố tâm giết hại một ai hoặc làm tổn thương đến sanh mạng của một sinh vật dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là một sinh vật quá nhỏ bé. Người bất hại thường trải rộng tâm từ bi, tôn trọng, bảo vệ sự sống và hạnh phúc của chúng sanh. Đặc tánh của Tâm Sở này là đối trị tâm lý Tổn Hại và không cho nó phát sanh.

Thí dụ, anh D trước kia là người dao búa, chuyên sống nghề đánh thuê chém mướn, giết người không gớm tay. Ngày nay anh trở nên kẻ tu hành. Tình thương của anh mở rộng. Anh chẳng những không giết người và lại còn không nỡ giết hại sanh mạng của những loài vật. Anh thường tổ chức phóng sanhcứu sống các loài vật mỗi khi thấy chúng bị tai nạn.

4.- CĂN BẢN PHIỀN NÃO TÂM SỞ: (Root afflictions)

Căn bản phiền não Tâm Sở là những tâm lý thuộc loại phiền não căn bản. Những Tâm Sở này gồm có sáu loại. Sáu loại Tâm Sở Phiền Não căn bản chính là gốc rễ của vô minh, là nguyên nhân của sinh tử luân hồi. Chúng luôn luôn mê lầm chấp trước và bám lấy những ngã tướng giả dối cũng như những pháp tướng không chân thật cho là thật thể. Những Tâm Sở này thường hay quấy nhiễu, thường làm não loạn tâm trí của con người, khiến cho con người cũng như các chúng sanh hữu tình khác quên mất đi bản tánh chân thật sáng suốt của mình, còn người bị những Tâm Sở Phiền Não căn bản lôi kéo, điều khiển, sai xử thì cứ mãi chạy theo để đuổi bắt những ảo ảnh vọng tưởng điên đảo của cuộc đời mà chính chúng nó vốn đã giả tạo. Những Tâm Sở phiền não căn bản này còn có thêm một tên nữa là "Câu Sanh Phiền Não". Câu Sanh Phiền Não nghĩa là những phiền não cùng sanh ra một lúc với con người. Những Tâm Sở đây cũng là nguồn gốc sanh ra các Tâm Sở Phiền Não chi nhánh khác (Chi Mạt Vô Minh). Cho nên chúng được gọi là Phiền Não Căn Bản. Sáu Tâm Sở Phiền Não căn bản gồm có:

1/- THAM (Desire): là tham lam và đắm nhiễm. Trạng thái tâm lý này thường tham đắm, nhiễm trước những pháp mà nó ham thíchtâm lý này sai khiến con người đam mê chạy theo năm dục lạc của thế gian như là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ, nghỉ và nó tham đắm, nhiễm trước không bao giờ biết đủ. Con người có tâm tham lam thì ham thích gây tạo một cách say mê những điều tội lỗi sanh tử luân hồi trong ba cõi không bao giờ tỉnh ngộ. Đặc tánh Tâm Sở Tham thường chận đứng không cho tâm lý Vô Tham phát sanh.

Thí dụ, vấn đề ăn, mặc và ở là ba yếu tố rất cần thiết cho con người để sống còn trong xã hội. Nhưng con người trong khi ăn uống cộng thêm tâm lý Tham vào thì liền biến thành chứng bệnh tham ăn khó trị. Chừng đó vấn đề ăn uống trở nên xấu xa vô nghĩa. Cho đến vấn đề mặc và ở đều cũng như thế.

2/- SÂN (Anger): là nổi nóng, giận dữ. Trạng thái tâm lý này thường phát sanh sự tức giận, sự thù ghét, khiến cho con người trở nên bực dọc và làm cho họ cảm thấy khó chịu trong lòng mỗi khi họ gặp phải những hoàn cảnh trái nghịch khổ đau dồn dập mang đến. Những người có tâm sân hận thì lại ham thích gây tạo nhiều tội ác trong xã hội. Đặc tánh của Tâm Sở Sân luôn luôn bức bách thâm tâm con người, thúc dục khiến họ có cuộc sống không được bình yên và khiến tâm của họ mãi bị xáo trộn trước mọi hoàn cảnh ngang trái đưa đến không được an nhiên tự tại. Tâm Sở Sân thường tác dụng để chận đứng không cho tâm lý Vô Sân phát sanh.

Thí dụ, anh A và anh B là hai người bạn chí thân với nhau từ lâu. Một hôm vì lời khiêu khích của anh C, hai anh A và B trở nên thù nghịch với nhau, hai bên đều nổi sân hận lên, miệng thì chưởi, tay thì đánh, đấm đá lẫn nhau tơi bời. Họ chửi nhau và đánh nhau, không cần biết ai phải, ai quấy và nếu như lúc đó có người đứng ra hòa giải, hai anh cũng không chịu nghe.

3/- SI MÊ (Ignorance): là nguyện si, mê muội, không sáng suốt (Vô minh thuộc chi nhánh). Trạng thái tâm lý này thường khiến cho con người trở nên ngu si, mê muội, tối tăm, không sáng suốt trước mọi vấn đề thiện ác, tốt xấu, đúng sai của thế gian. Người si mê thì không thể phân biệt được những lẽ phải quấy, chánh ta, chân vọng của mọi pháp trong thế gian để khỏi bị lầm lạc. Tâm Sở Si Mê khuấy đục tâm trí sáng suốt của con người, lôi cuốn biến họ thành đam mê, cuồng tín, cứ mãi chạy theo những pháp bất chánh, hành động theo những tà giáo của ngoại đạo dụ dỗ. Những người si mê đều là thuộc hạng mê tín dị đoan. Si Mê có hai loại:

Lý si: là si mê về mặt chân lý, nghĩa là không thông suốt bản tâm chân thật thanh tịnh của mình ở đâu và cũng không nhận chân được bản thể của vạn pháp ở chốn nào. Con người si mê về mặt chân lý thì thường mê vọng chấp trước Ngã TướngPháp Tướng giả tạo của vạn pháp, lầm tưởng cho là chân thật, rồi cứ mãi chạy theo đua bắt để bám lấy chúng nó một cách điên đảo say mê mà không biết buông xả. Đây là thuộc về loại Căn Bản Vô Minh.

Sự si: là si mê về mặt sự tướng của vạn pháp, nghĩa là không hiểu biết tinh tường về mặt thật của những sự vật trong thế gian. Con người si mê về mặt sự tướng thì hoàn toàn không nhận thức được rằng, giá trị của những sự vật ở trong vũ trụ đều là do nhân quả nghiệp báo quyết định cả. Họ lại tưởng vạn pháp trong vũ trụ đều là hoàn toàn thực tại, thường còn, không bao giờ bị sanh diệt biến hoại và cũng vì sự mê lầm đó họ lại tạo tác ra rất nhiều pháp tạp nhiễm khác do bởi sự tà kiếnác kiến của họ ô nhiễm. Đặc tánh của Tâm Sở Si Mê là nhằm tác dụng để chận đứng không cho tâm lý Vô Si phát sanh.

Ba Tâm Sở Tham, Sân và Si Mê đều là những tâm lý chuyên môn làm chướng ngại cho sự tu tập của chúng sanhchận đứng không để cho ba môn học giải thoát. Giới. Định và Huệ được tự do phát triển.

Thí dụ, Tôn giáo Ấn Độ là đạo thờ con bò. Họ thần thánh con bò như thần thánh Trời Phạm Thiên. Họ quý trọng con bò hơn tánh mạng con người. Họ si mê cuồng tín, không biết đâu là chân vọng và đúng sai. Người nào khởi tâm thương hại nếu như đứng ra giải thích rõ ràng về sự lý của vạn pháp với mục đích họ sớm giác ngộ được mặt thật của sự việc thì lúc đó họ đã không chịu nghe theo mà lại còn bào chữa một cách gượng ép để biện hộ cho những điều mê tín mà họ đang tôn thờ. Đạo thờ con Heo v.v... đều cũng giống như thế cả.

4/- MẠN (Pride): là khinh mạn, ngạo mạn. Trạng thái tâm lý này thường tỏ thái độ cao ngạo, khinh khi và hống hách với mọi người chung quanh. Con người khinh mạn thường đề cao cá nhân trên hết và cho mọi người chung quanh là thuộc hạng thấp hèn. Họ ỷ mình có tài đôi chút hoặc cậy thế lực sẵn có hơn người xem ai không ra chi. Họ thường biểu lộ những cử chỉ, bày tỏ những thái độ qua những trường hợp như là: có khi hành động lộ vẻ ra ngoài và cũng có lúc đối xử ngấm ngầm bên trong thân tâm. Về phía đối xử ngấm ngầm bên trong thân tâm, chúng ta chỉ để ý đến thì mới nhận biết được sự ngạo mạn của họ. Tâm Sở này được phân làm sáu loại như sau:

Mạn: nghĩa là mình có đôi chút tài năng hoặc quyền thế nào đó thì tự hào, hãnh diện, lên mặt với mọi người chung quanh bằng cách tỏ thái độ hiu hiu tự đắc, chỉ thấy mình là trên hết, xem mình là quan trọng hơn cả và coi ai không ra chi. Người khinh mạn thường biểu lộ cử chỉ cao ngạo, hống hách và bắt buộc mọi người chung quanh phải quan tâm đến mình, còn đối với những kẻ tài năngquyền thế ngang hàng với mình, người ngạo mạn thì ỷ lại tự xem mình có vai vế tương đương với họ, cho nên đối xử với họ thiếu phong cách và thiếu lễ độ trong khi giao tiếp trước công chúng.

Thí dụ 1, ông thầy T.Q được đôi chút tài năng là người du học ngoại quốc và có đôi chút quyền thế là đương kim Tổng Vụ Trưởng H.P nào đó, rồi ra mặt cao ngạo, nhìn mọi người không ra chi, nhưng thật ra, họ chỉ có tiếng mà không có miếng, nghĩa là họ không có tài năng tương xứng với địa vị đương kim mặc dù họ là người du học.

Thí dụ 2, ông T và ông H là người bạn thân với nhautài năng của hai người đều tương đương nhau. Ông T thì may mắn hơn được phong chức là Giám Đốc của một Xí Nghiệp P.B. Một hôm, ông H muốn cần gặp ông T để thăm, nên từ Cần Thơ lên thành phố Sài Gòn. Ông T đã không tiếp lại sai nhân viên ra tiếp. Trong khi tiếp chuyện, người nhân viên tỏ thái độ bất cần trước mặt ông H. Ông H bất mãn ra về.

Quá mạn: nghĩa là đối với những người tài năngđịa vị ngang hàng với mình, người Quá Mạn thường lên mặt tỏ thái độ kiêu cách, tự cho mình hơn họ, còn đối với những người tài năngđịa vị hơn mình, người quá mạn lại lên mặt khoe khoang, tự cho rằng mình bằng họ.

Thí dụ 1, cùng một địa vị ngang nhau, trước mặt công chúng, anh X có bệnh quá mạn thích ra mặt thầy đời, tỏ ra mình là người lãnh đạo, tự cho mình là kẻ chỉ huy, đi cắt đặt người này, sai bảo người kia và bắt mọi người phải theo sự điều khiển của mình mà thật ra anh X không có nhiệm vụ chi cả.

Thí dụ 2, thấy người ta có địa vị cao sang hơn mình, người có bệnh quá mạn thì lại ưa khoác lác, ưa khoe khoang với mọi người rằng: Tài năng ông đó đâu có hơn tôi, tại ông ấy gặp thời nên mới được địa vị như thế. Tôi nếu như ra lãnh đạo thì đâu có thua ông ấy.

Mạn quá mạn: nghĩa là tranh lấy phần hơn. Theo nguyên tắc, người ta thật sự đã hơn mình về khả năng cũng như đức độ. Thế mà mình lại lên mặt để tranh lấy phần hơn với họ và quả quyết rằng mình nhất định không thua họ. Ai khuyên can mình cũng không chịu nghe.

Thí dụ, anh và anh B tranh tài với nhau. Kết quả Ban Giám Khảo chấm anh A thua anh B, nhưng anh A không chịu thua. Anh viện đủ lý do phản đối Ban Giám Khảo cho là bất công, thiên vị. Anh cương quyết đấu tranh đòi hỏi anh B phải thi lại. Ai có khuyên anh thì anh cũng không nghe.

Ngã mạn: nghĩa là ỷ lại vào đôi chút tài năngquyền thế đã có, con người có bệnh ngã mạn thường đề cao cá nhân, tự cho mình là kẻ đáng quý trọng hơn hết và khi giao tiếp với bất cứ ai họ thường tỏ thái độ tự cao, khinh khi và lấn áp mọi người chung quanh.

Thí dụ, anh K là một nhà chánh trịtài năng và có địa vị trong xã hội, đương kim là một Nghị Sĩ trong Quốc Hội. Anh K thường tỏ thái độ cao ngạo, tự tôn vinh mình và tự cho mình là nhân vật quan trọng trong xã hội. Cho nên anh nhìn mọi người dưới cặp mắt thấp hèn và cho họ không xứng đáng để anh ta làm quen. Người nào nếu như có tài năng bằng anh ta hoặc vượt bực hơn anh ta thì người đó bị anh ta tìm mọi cách chèn ép, lấn áp và đè đầu họ xuống không cho ngước lên.

Tăng thượng mạn: nghĩa là những kẻ chưa chứng ngộ đến chỗ chân lý tuyệt đối, chưa đạt được chánh đạo mà lại đi quảng cáo, đi khoe khoang làm ra vẻ mình đã chứng đắc với mục đích làm mờ mắt mọi người.

Thí dụ, một vị tu pháp môn nào đó có chuyên nghiệp đôi chút, rồi lập vị, làm tướng, khoe khoang, dùng mọi kỹ thuật quảng cáo cho mọi người biết mình là kẻ đã chứng đắc nhằm để mê hoặc chúng sanh. Đồng thời họ đi chê bài các pháp khác của Phật đều là sai lầm, chỉ có Pháp của họ mới đúng chân lý v.v...

Ty liệt mạn: nghĩa là mình biết mình kém tài, kém đức hơn người ta mà lại vẫn khoe khoang với mọi người rằng: mình có nhiều tài, nhiều đức hơn họ và đi kích bác người này, chê bai người nọ, cho tất cả không ai bằng mình.

Thí dụ, anh G thì học lem nhem không có bằng cấp chi cả, nhưng anh ta vẫn khoe khoang và khoác lác với mọi người rằng, anh ta nào có là có chứng chỉ này, có bằng cấp nọ, rồi anh ta mượn áo cử nhân, mượn áo tiến sĩ chụp hình để lòe đời, nhưng khi vào thực tế, anh ta chẳng làm được trò chi, bởi lẽ anh chẳng có khả năng và trình độ chút nào cả.

Đặc tánh của Tâm Sở Mạn là nguyên nhân để sanh ra các tội lỗi và ngăn chận không cho tâm lý Khinh An phát sanh.

5/- NGHI (Doubt): là nghi ngờdo dự, nghĩa là không tin tưởng vào những điều mà trước kia họ đã tin. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hay nghi ngờ giá trị những pháp chân chánh, nghi ngờ cả về phương diện sự tướng cũng như phương diện lý tánh. Có sáu lý do sanh nghi:

a) Nghe phải những pháp không chân chánh.

b) Thấy một số sư hành trì những pháp thuộc về tà giáochấp trước cũng như bảo thủ những điều hiểu biết sai lầm của họ.

c) Thấy những người tin tưởngthọ trì cũng như thực tập Phật Pháp có nhiều cách khác nhau và giải thích giáo lý của Phật có nhiều chỗ chỏi ngược nhau.

d) Vì căn tánh ngu độn, không sáng suốtthông minh.

e) Vì giáo pháp của Phật quá cao siêu.

g) Vì giáo lý của Phật quá rộng lớn.

Đặc tánh Tâm Sở Nghi thường làm trở ngại sự phát triển của những việc lành và cũng thường chận đứng không cho tâm lý Tín của Tâm Sở Thiện phát sanh.

Thí dụ, chị M được nghe thầy bổn sư giảng giải về pháp môn tu Tịnh Độ. Thầy trình bày rất hay cho nên chị tin theo. Đến khi thực hành, chị tu mãi kà không thấy kết quả chút nào như ý muốn. Chị bắt đầu nghi ngờ cho rằng: Cảnh Cực Lạc Tây Phương thật sự không có, đây chỉ là do mấy ông thầy bịa ra đấy thôi. Từ đó chị bỏ đạo Phật, không còn theo nữa.

6/- ÁC KIẾN (Afflicted View): Ác là những điều xấu xa tội lỗi chẳng những có hại cho mình mà còn có hại cho mọi người chung quanh, có hại cả đời này và có hại dẫn đến cả đời sau. Kiến là thấy, là nhận thấy, là hiểu biết, là quan niệmchấp trước. Ác Kiếnnhận biết một cách sai lầm về sự việc và chấp trước những điều sai lầm đó một cách kiên cố. Người ác kiến chẳng những gây tai hại cho họ và lại còn ảnh hưởng đến những kẻ chung quang, ảnh hưởng ngay cả đời này cũng như đời sau. Trạng thái tâm lý Ác Kiến đối với vạn pháp đều hiểu biết điên đảo, vọng tưởng, hiểu biết sai lệch và nhận thức không đúng chân thật về phương diện sự tướng cũng như về phương diện lý tánh. Sự nhận thức sai lầmđiên đảo của Tâm Sở Ác Kiến được phân làm năm loại khác nhau như sau:

Thân kiến: (View of the transitory collection) [as real mine]: là chấp ngã, tức là chấp trước cho rằng, thân thể thuộc năm Uẩn này chính là cái Ta chân thật. Người bị bệnh thân kiến thường nghĩ đến mình, thường nghĩ đến quyền lợi của mình trước hết, không cần biết sự quan hệ giữa mình và mọi người như thế nào. Họ luôn luôn đề cao cá nhân, tha hồ sử dụng mọi thủ đoạn tàn ác để phục vụ cho cá nhân, bất chấp dư luận của thế gian, miễn sao được hưởng thụ theo ý mình muốn là toại nguyện, chẳng quan tâm chút nào đến hậu quả.

Thí dụ, trường hợp thành phố Sài Gòn sắp mất vào tay của Cộng Sản, thế mà một số Sinh Viên Việt Nam được gọi là Trí Thức lúc đó cứ tha hồ ăn chơi, trụy lạc, không cần biết đến hậu quả sẽ ra sao cho đất nước và cho cả đời sống của mình, cả gia đình của mình mỗi khi bị Cộng Sản vào cai trị.

Biên kiến: (View of holding to an extreme): là chấp trước một bên, chấp trước một chiều. Biên Kiến được phân làm hai loại: thứ nhất là chấp thường và thứ hai là chấp đoạn.

+ Chấp thường: nghĩa là chấp rằng, linh hồn của con người sau khi chết vẫn còn là con người mãi mãi, nghĩa là dù cho lên Thiên Đường hay xuống Địa Ngục đi chăng nữa, linh hồn cũng vẫn là hình dáng của con người, không bao giờ thay đổi tướng trạng. Hơn nữa con người lại chấp rằng, trên họ có một Đấng tối thường luôn luôn khống chế và quản lý con người cả mọi mặt từ sự sống chết cho đến sự tội phước. Tất cả, từ sự đi đứng nói năng cho đến sự ăn uống hít thở v.v... của con người đều do quyền năng của Đấng tối thượng tạo thành, ban rải cho hay trừng phạt đến.

Thí dụ, Ấn Độ giáoHồi giáo v.v... đều tôn thờ một vị Thần Linh tối cao và họ cũng chủ trương cho quyền năng của Đấng Chí Tôn là trên hết. Đó là những phái Chấp Thường, gọi là Thường Kiến Ngoại Đạo.

+ Chấp đoạn: là chấp trước cho rằng, linh hồn của con người là do vật chất sanh ra. Sau khi con người chết, vật chất trong thân thể của họ đều bị tan rã và linh hồn của họ cũng không còn tồn tại.

Thí dụ, Duy Vật chủ nghĩa chính là phái chủ trương chấp đoạn, họ cho rằng, chỉ có quốc hồn mà không có linh hồn. Quốc hồn hay linh hồn cũng đều do vật chất sanh ra chúng không có thật thể riêng. Đó là phái chấp đoạn gọi là Đoạn Kiến Ngoại Đạo.

Tà kiến: (Perverse view): là chấp theo tà thuyết của ngoại đạo, mê tín dị đoan, chạy theo chủ nghĩa bất chánh của thế gian, tạo nhiều sự tổn hại cho chúng sanh.

Thí dụ, Đạo ông lên bà xuống, đồng bóng, xuất hồn, cầu cơ, thờ ông Táo, ông Địa, Thần Tài v.v...

Kiến thủ: (Conception of a [bad] view as supreme): là chấp trướcbảo thủ, tức là cố chấpbảo thủ những ý kiến sai lầm, những quan niệm không đúng. Người kiến thủ thường cố chấpbảo thủ những điều sai lầm của mình mặc dù ai khuyên giải hoặc chỉ bảo cũng không chịu nghe theo.

Thí dụ, cùng sinh hoạt chung một đoàn thể, anh A và anh B đều phát biểu ý kiến. Ý kiến của anh A bị đa số không công nhận, cho là sai lầm. Thế mà anh A đã không tự giác, không chịu sửa sai, lại còn tự ái, bảo thủ, tìm mọi cách chống đối lại đoàn thể, không chịu chấp hành ý kiến chung.

Giới cấm thủ: (Conception of [bad] ethics and modes of conduct as supreme): nghĩa là chấp hành và gìn giữ những giới cấm không chân chánh của tà giáo ngoại đạo. Kẻ mê tín thường mù quáng cho những giới cấm đó đều là chân lý, là sự thật, có khả năng giúp con người sẽ được làm Thánh, làm Thần, làm Trời, sẽ được lên Thiên Đàng v.v...

Thí dụ, chàng Vô Não tu theo giáo pháp của Bà La Môn. Tôn giáo này dạy chàng Vô Não rằng: muốn trở thành bậc Phạm Thiên, phải đi giết một ngàn mạng người, chặt lấy một ngón tay út đem đi xỏ xâu và dâng nạp lên cấp trên thì sẽ được chứng quả. Chàng ta nghe theo và đã giết được 999 mạng người, còn thiếu một người nữa, chàng định về nhà giết mẹ mình cho đủ túc số để kịp thời nạp lên cấp trên.

Đây là năm loại tâm lý thuộc về tội lỗisai lầm. Năm tâm lý này có hại không nhỏ cho chúng sanh nên được gọi chung là Ác Kiến. Đặc tánh của Ác Kiến đều là tội lỗi xấu xa ác độc, chính là nguyên nhân của khổ đau, của sinh tử luân hồi trong ba cõi và luôn luôn ngăn ngại sự hiểu biết chân chánh.

5.- TÙY PHIỀN NÃO TÂM SỞ: (Secondary afflictions)

Tùy Phiền Não là những tâm lý luôn luôn tùy thuộc vào sáu Phiền Não căn bản để tác dụng và chúng cũng được sanh ra từ nơi sáu Phiền Não căn bản để tác dụng trên. Những Tâm Sở Tùy Phiền Não nếu như không có sáu Phiền Não Căn Bản làm nền tảng thì nhất định không thể phát sanh, nhưng nhà Duy Thức căn cứ vào đặc tánh cũng như căn cứ trên lãnh vực sinh hoạt của các Tâm Sở trên đây liền kết luận rằng: những Tâm Sở Tùy Phiền Não đều hoàn toàn khác nhau với sáu Phiền Não Căn Bản. Do đó, họ tách rời những tâm lý này ra khỏi sáu Phiền Não Căn Bảnlập thành những đề mục riêng biệt được gọi là Tùy Phiền Não. Phạm vi sinh hoạt của những Tâm Sở Tùy Phiền Não không giống nhau, cho nên nhà Duy Thức lại cũng phân chia những tâm lý này ra thành ba nhóm khác nhau: Tiểu Tùy, Trung Tùy và Đại Tùy.

a)- TIỂU TÙY PHIỀN NÃO: là những tâm lý mà trong đó mỗi loại riêng mình tự sinh hoạt một cách độc lập và không liên hệ với các Tâm Sở khác trong cùng một nhóm. Đồng thời mỗi loại chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp của chính nó, nghĩa là mỗi Tâm Sở chỉ hoạt động riêng rẽ trong phạm vi khả năng của từng loại và không liên hệ cũng như không ảnh hưởng chút nào với các Tâm Sở khác. Nói rõ hơn, chúng không thể hợp tác với hai hoặc ba hay nhiều hơn nữa nơi các Tâm Sở sinh hoạt khác để sinh hoạt chung và sinh hoạt cùng một lúc. Do đó, chúng được gọi là Tiểu. Vả lại, chúng phải tùy thuộc vào sáu Phiền Não căn bản để sanh khởi, nên được gọi là Tùy, vì sinh hoạt riêng biệt từng cá nhân, những Tâm Sở này gọi chung là Tiểu Tùy. Tiểu Tùy Phiền Não gồm có mười loại khác nhau được liệt kê sau đây:

Phẫn (Belligerence): là phẫn nộ, bực tức, tức giận. Trạng thái tâm lý này thường thể hiện thái độ bực tức, phẫn uất và khó chịu mỗi khi gặp phải những hoàn cảnh trái nghịch. Đặc tánh Tâm Sở Phẫn thúc dục thân thể cũng như Tâm Thức con ngườitình trạng bất an, bị chao động luôn. Con người lúc đó không được bình tĩnhsáng suốt mỗi khi đối diện với sự việc không tốt. Con người bị Tâm Sở Phẫn điều khiển, cho nên chuyên gây tổn hại đến mạng sống của chúng sanh. Tâm Sở Phẫn ở đây là thuộc loại Sân và phát sanh từ nơi tâm lý Sân. Tâm Sở này cũng là một trong những động lực nhằm ngăn chận không cho tâm lý Vô Sân phát sanh.

Thí dụ, anh T nghe đồn rằng, anh C vu khống và bêu xấu đời tư của anh với mọi người. Ngay lúc đó, anh T liền phẫn nộ và tức giận nổi lên khiến cho anh trở nên bất an giống như những đang ngồi trên đống lửa. Anh ăn không ngon, ngủ không yên giấc và bằng mọi các tìm gặp được anh C để đối chất cho ra sự thật. Đây là những động tác của kẻ bị Tâm Sở Phẫn điều khiển. Tâm Sở Phẫn luôn luôn sinh hoạt trong trường hợp không có đối tượng hiện diện. Khi có đối tượng hiện diện, Tâm Sở Phẫn bị chuyển hóa thành Tâm Sở Sân và không còn nguyên bản chất nữa.

Hận (Resentment): là hờn ghét, thù hận. Trạng thái tâm lý này thường khiến cho con người mãi ôm ấp mọi hờn oán trong tâm khảm không thể tha thứ và tìm đủ mọi cách báo thù cho vơi cơn tức. Tâm lý này sanh khởi sau khi nóng giận. Đặc tánh của Tâm Sở Hận thích xúi dục kẻ có tâm thù hận gây sóng gió oán hờn đến với mọi ngườicản trở không cho tâm lý Vô Sân phát sanh.

Thí dụ, anh G và anh H có mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ đôi bên. Khi đối diện với anh H, anh G không bao giờ tỏ thái độ giận dữ, sỉ vả, mắng chửi, nguyền rủa hoặc la lối giống như những người có trạng thái tâm lý Sân thúc giục và anh cũng không lộ vẻ phẫn nộ, hay giận tức giống như những người bị tâm lý Phẫn Uất nổi lên lôi cuốn. Ở đây anh G lúc đó trước mặt anh H vẫn điềm tĩnh, lạnh lùngtrầm lặng xem như không có chuyện gì xảy ra, nhưng trên thực tế anh đang ngấm ngầm tìm mọi các để trả thù anh H cho bằng được.

Não (Spite): là buồn phiền, buồn mầu nhiệm mác. Trạng thái tâm lý này thường khìến cho con người nhớ lại những hoàn cảnh trái ngang, những cuộc đời bất hạnh, những cuộc sống phũ phàng đã trải qua và tâm tư họ luôn luôn nằm trong trạng thái bất an. Người bị Tâm Sở Não điều khiển cứ mãi thở than, sầu khổ, phiền muộn, buồn trách và sống ray rứt trong lòng. Tâm Sở Não cũng phát sanh từ nơi tâm lý Sân và đặc tánh của nó khiến cho con người không còn hồn nhiên, vô từ như thuở nào.

Thí dụ, chị E và chị N là hai bạn thân với nhau. Một hôm hai chị đụng chạm nhau vì quyền lợi thương mại, nguyên do hai người cạnh tranh thị trường với nhau. Từ đây hai chị buồn nhau không muốn gặp mặt và hai người nếu như lỡ gặp mặt nhau thì tìm mọi cách tránh né. Từ đó hai người không còn vui vẻ tự nhiên như thời chưa ra làm ăn buôn bán.

Phú (Concealment): là che dấu tội lỗi không cho người khác biết. Trạng thái tâm lý này khiến con người thường biểu lộ cử chỉ sợ mất danh giá và sợ mất quyền lợi riêng tư đang có. Cho nên con người có bệnh Tâm Sở Phú hay che dấu những tội lỗi mà họ đã phạm phải và họ không thành thật ăn năn, không tự thú nhận những lỗi lầm sai trái đã tạo nên. Tâm Sở Phú được phát sanh từ nơi tâm lý Si Mê và đặc tánh của nó cản trở không cho tâm chân thật phát sanh.

Thí dụ, anh P đi trộm đồ của người ta. Nhà chức trách tình nghi nên điều tra anh. Anh cứ chối quanh. Đến khi nhà chức trách đưa ra nhiều chứng cớ cụ thể thì chừng đó anh mới chịu nhận tội.

Tật (Jealousy): là tật đố, nghĩa là ganh ghét, ganh tỵ, hiềm khích. Trạng thái tâm lý này khiến con g thường ganh ghétđố kỵ những người có tài năngđịa vị hơn họ. Theo tinh thần tiến bộ, chúng ta nên ủng hộ những người có tài năng, có địa vị trong xã hội và nên khuyến khích những người đó ra làm việc để đem lại những lợi ích chung cho chúng sanh. Thế mà người tật đố đã không ủng hộ những kẻ có tài mà trái lại còn tìm đủ mọi cách để bêu xấu họ trước quần chúng và hạ bệ họ xuống để đưa mình lên bằng những hành động không chân chánh. Đặc tánh của Tâm Sở này hay biểu lộ sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình trên hết và ngoài ra không còn biết đến ai. Con người tật đố luôn luôn cho mình là kẻ quan trọng hơn cả và tìm đủ mọi cách, dùng mọi thủ đoạn để đưa mình lên cho hơn mọi người với những hành động không chân chánh. Tâm Sở Tật thuộc loại tâm lý Sân và chận đứng không cho tâm lý không bỏn xẻn phát sanh.

Thí dụ, chị K lúc còn nghèo khổ thường nương cậy và nhờ chị B giúp đỡ làm ăn sanh sống. Không bao lâu, chị K dành dụm lần hồi trở nên giàu có và tiền vô như nước, nhưng chị K lại rất keo kiết, không dám ăn xài. Mỗi khi gặp chị B, chị K cứ than thở rằng mình làm ăn lỗ lã. Chị K than thở trước mặt chị B là nguyên vì sợ chị B nhờ cậy. Đến khi Cộng Sản chiếm được miền Nam Việt Nam liền ra lệnh kiểm kê tài sản dân chúng vào năm 1976, ai nấy không thể ngờ rằng chị K là người tỷ phú. Chị gởi tiền vào Ngân Hàng nhiều nơi. Đợt kiểm kê tài sản kỳ này của Cộng Sản tổ chức, chị K mất hết sự nghiệp rồi tự tử chết một cách đau đớn.

Cuống (Deceit): là dối trá, xảo quyệt. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người nói năng và hành động một cách khôn khéo nhằm để dối gạt và qua mặt mọi người với mục đích khiếm chác chút danh vọng, quyền lợi. Đặc tánh của Tâm Sở này là luôn luôn điều khiển con người chạy theo những việc bất chánh. Con người mang bệnh cuống không từ chối bất cứ việc bất thiện nào và miễn sao việc đó có lợi cho họ là được. Tâm Sở này thuộc loại tâm lý Tham LamSi Mê, đồng thời ngăn chận không cho tâm lý không dối gạt phát sanh.

Thí dụ, ở Việt Nam, có một số tổ chức vượt biên rẻ tiền, nhằm mục đích dối gạt người để đoạt vàng. Khi lấy được vàng xong, họ cho hành khách ra khơi rồi xô hết xuống biển để phi tang. Họ là những kẻ dối trá, xảo quyệt, không còn chút lương tâm, dám làm tất cả sụ tàn ác để cướp của người ta mà không chút nới tay.

Xiểm (Dissimulation): là bợ đỡ, nịnh hót. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hành động nịnh hót, bợ đỡ những kẻ có thế lực, những kẻ có địa vị trong xã hội với mục đích cầu cạnh tiền tài và danh vọng. Đặc tánh của Tâm Sở Xiểm là xúi dục con người ham mê chạy theo thời cuộc, cứ mãi a dua theo thế lực để trục lợi, mua danh và làm những việc bất chánh. Những người có tánh nịnh bợ không biết lễ nghĩa, liêm sĩ và miễn sao đạt được mục đích riêng tư, ích kỷ cho họ là được. Những người mang bệnh xiểm không bao giờ chịu nghe những lời khuyên giải chân chánh của thầy, của bạn và ngược lại, họ còn chỉ trích, còn phê bình cho rằng, những kẻ khuyên giải là hạng người ngu dốt, sống không biết thích nghi với hoàn cảnh. Tâm Sở này cũng làm trở ngại tâm lý không dua nịnh phát sanh và nó thuộc về tâm lý Tham và Si Mê.

Thí dụ, anh A muốn làm Quận Trưởng để trục lợi mua danh, nhưng anh không có khả năng và cũng không có trình độ tương xứng. Anh ta khéo léo lòn cúi, bợ đỡ, nịnh hót với cấp trên, nào là hùa theo, nào là tâng bốc, lo lót, lập công v.v... Nhờ đó anh mua được lòng của ông Tỉnh Trưởng và anh cũng được cấp trên nâng đỡ cho làm Quận Trưởng theo như ý anh muốn. Khi ông Tỉnh Trưởng này bị đổi đi nơi khác, anh lại chạy theo ông Tỉnh Trưởng mới. Anh cũng dở trò hùa theo, tâng bốc, lập công, lại đi bêu xấu ông Tỉnh Trưởng trước để giữ vững ghế Quận Trưởng muôn năm với ý đồ tha hồ trục lợi cho anh hưởng thụ.

Hại (Harmfulness): là làm tổn hại. Trạng thái tâm lý này thường biểu hiện hành động giết hại chúng sanh mà không có chút thương xót. Đặc tánh của Tâm Sở hại thúc đẩy con người ham thích chém giết, ham thích hành hạ và bức não chúng sanh bằng mọi hình thức. Người có tâm lý hại hay tỏ ra an nhiên, vui cười một cách thỏa thích mỗi khi nhìn thấy kẻ khác đang oằn oại, đang dẫy dụa và đang đau khổ dưới sự ức chế của họ. Tâm Sở Hại luôn luôn làm chướng ngại và ngăn chận không cho tâm lý không tổn hại phát sanh. Tâm Sở này cũng thuộc về loại tâm lý sân.

Thí dụ, những người được đãng, những kẻ dao búa thường chuyên nghề đánh thuê, giết mướn. Họ có tánh hung bạo, thích chém giết và giết người không gớm tay.

Kiêu (Haughtiness): là kiêu căng, ngạo mạn. Trạng thái tâm lý này thường xúi dục con người hay kiêu cách, ngạo ngễ, nhìn quần chúng dưới đôi mắt thấp hèn. Người kiêu cách khi thấy mình giàu sang, có quyền tước, có tài năng, có sắc đẹp v.v... vượt trội hơn tất cả thì coi ai không ra chi. Tất cả có sáu loại Kiêu được phân định như sau:

1)- Không bệnh tật kiêu.

2)- Trẻ tuổi hơn người kiêu.

3)- Sắc đẹp kiêu.

4)- Quý phái kiêu.

5)- Giàu sang kiêu.

6) - Học nhiều, biết nhiều kiêu.

Đặc tánh của Tâm Sở này khiến con người thường khinh khi kẻ khác và tự đề cao cá nhân, cho họ là nhân vật quan trọng hơn cả. Đối xử với quần chúng, người kiêu cách luôn luôn thiếu sự nhún nhường, thiếu sự khiêm cung và lễ độ. Đây cũng là nguyên nhân sanh ra các tội lỗi. Tâm Sở Khiêu cũng làm chướng ngạingăn cản không cho tâm lý không kiêu càng phát sanh.

Thí dụ, ông A và B trước kia là bạn chí thân ở cùng quê. Lúc còn nhỏ, ông A nghèo hơn ông B và đến tá túc nhà của ông B tại tỉnh thành để đi học. Gia đình ông B đối xử với ông A rất đẹp. Đến khi tốt nghiệp, ông A khéo nịnh hót nên được cấp trên cân nhắc lên Sài Gòn làm quan to, có nh àlầu xe hơi, có cổng kín tường cao. Một hôm ông B nhơn dịp lên Sài Gòn chơi, nghĩ đến tình xưa bạn cũ, nên ghé thăm ông A. Ông A đã không tiếp và lại còn bảo người ở ra trả lời rằng: "Quan lớn không có quen biết với kẻ ăn xin, đừng thấy sang bắt quàng làm họ. Ông nên về đi". Đây là giọng nói của kẻ kiêu cách, của kẻ thiếu lịch sự và thiếu khiêm cung.

b)- TRUNG TÙY:

Trung Tùy nghĩa là những Tùy Phiền Não sinh hoạt thường hiển lộ ra bên ngoài rất dễ nhận biết. Phạm vi hoạt động của chúng rất rộng lớn. Những Tâm Sở Trung Tùy mỗi khi sinh hoạt thường hợp tác với Tâm Sở cùng loại và đồng thời kết hợp (tương ưng) thêm một vài Tâm Sở bất thiện khác để tạo thêm thế lực. Do đó, những Tâm Sở này su gọi là Trung Tùy. Trung Tùy gồm có hai loại:

1/- VÔ TÀM (Non-Shame): nghĩa là không tự biết xấu hổ. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không biết thẹn với lương tâm, không biết tôn trọng nhân cách và không biết giữ gìn phẩm giá của chính mình. Người vô tàm làm những việc tội lỗi hoặc hành động những điều sái quấy không tha thiết sửa đổi và không quan tâm cải thiện. Đặc tánh của Tâm Sở Vô Tàm thì chỉ biết làm thế nào để được thỏa mãn những đòi hỏi của tham dục cho riêng cá nhân và không cần biết đến lẽ phải trái cũng như giá trị của con người. Tâm Sở này là nguyên nhân khiến cho những việc xấu ác mỗi ngày càng thêm nẩy nở và lớn mạnh, đồng thời lại ngăn ngại và chận đứng tâm lý Tàm phát sanh.

Thí dụ, anh A có những hành động bất chánh với của anh B mà anh B lại là bạn thân của anh A. Đã vậy, mỗi khi đối diện với anh B, anh A không bao giờ cảm thấy xấu hổ trong lương tâm, lại còn tỏ vẻ vồn vã thân mật với anh B và xem như không có chuyện gì xảy ra. Anh A tỏ vẻ thân mật với anh B như thế nhằm mục đích để đi lại dễ dàng với vợ của bạn mình, mặc dù anh B chưa hề hay biết chuyện tồi tệ xảy ra trong gia đình của anh.

2/- VÔ QUÝ (Non-Embarrassment): nghĩa là không biết thẹn với người. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hiện bày thái độ không biết hổ thẹn mỗi khi làm những việc tội lỗi hoặc hành động những điều sai quấy. Người vô quý không sợ ai chê trách, không cần biết đến nhân phẩm hay thể diện, vẫn cứ mặt trơ mày đá, miễn làm thế nào để thỏa mãn được tánh tham dục của mình mặc dù người đời bình phẩm, phê phán và khinh khi. Đặc tánh của Tâm Sở này là ham thích làm những việc xấu ác vá bất chấp dư luận của thế gian. Người vô quý chẳng những không biết xấu hổ về những hành động tội lỗi của họ và ngược lại, còn hãnh diện, còn tự hào cho những hành động của họ được mọi người quan tâm, được mọi người chú ý và được mọi người bình phẩm đến. Tâm Sở này cũng là nguyên nhân khiến cho những việc xấu ác mỗi ngày càng thêm nảy nở, càng thêm lớn mạnh và chận đứng không cho tâm lý Quý phát sanh.

Thí dụ, anh T là người chuyên sống nghề trộm cướp. Ai khuyên giải anh cũng không nghe và còn trả lời rằng: Thây kệ tôi, chuyện tôi làm tôi chịu, không can hệ đến mấy người.

c)- ĐẠI TÙY:

Đại Tùy là những Tùy Phiền Não hoạt động trong phạm vi rộng lớn và quan hệ khắp các Tâm Sở bất thiện khác để cùng sinh hoạt. Khi khởi tác dụng, chúng có thể hợp tác với các Tâm Sở đồng loại cùng nhau sinh hoạt, đồng thời chúng cũng hưởng ứng và trợ lực cho các Tâm Sở bất thiện và các Tâm Sở vô ký khác (Những Tâm Sở thuộc loại không phải hiền và cũng không phải dữ) để cùng nhau bành trướng thế lựcmở rộng môi trường hoạt động càng thêm lớn mạnh hơn lên, cho nên gọi là Đại Tùy. Đại Tùy gồm có tám loại được liệt như sau:

1/- TRẠO CỬ (Excitement): là lao chao, không điềm tĩnh. Trạng thái tâm lý này khiến thân thểtâm linh của con người luôn luôn chao động và không yên tịnh như:

a) Về thân thể, cử chỉ lăng xăng, đi đứng không đầm thắm.

b) Về miệng lưỡi, nói năng bậy bạ, tục tĩu.

c) Về tâm ý, tư tưởng nhảm nhí, vẩn vơ.

Đặc tánh của Tâm Sở này là phá hoại phong cách của con người, thúc đẩy thân thểtâm linh của con người không được an tịnh, chận đứng tâm lý Định và Hành Xả không cho hoạt động.

Thí dụ:

a) Về thân thể, ngồi ưa rung đùi, đi đứng hấp tấp, lao chao, làm việc giục chạt, tay chân mó máy, cử chỉ thiếu phong độ đứng đắn của bậc trượng phu.

b) Về miệng lưỡi, nói năng lấp bấp không ra đề, thích nói tục tĩu, quàng xiên v.v...

c) Về tâm ý, tư tưởng xằng bậy, méo mó, lệch lạc.

2/- HÔN TRẦM (Slow Lethargy): là tối tăm trầm trệ. Trạng thái tâm lý này thường khiến cho tâm trí con người mờ mịtđần độn, nghĩa là tâm trí không thông minh sáng suốt, không nhạy bén lanh lợi mỗi khi quán sát ngoại cảnh. Đặc tánh của Tâm Sở này ngăn che sự hiểu biết của con người khiến cho con người hiểu biết chậm chạphiểu biết cạn phợt, không được sâu sắc và linh hoạt, phản ứng một cách chậm chạp trước bất cứ sự việc gì đưa đến. Tâm Sở này còn chận đứng không cho tâm lý Huệ và Khinh An phát sanh.

Thí dụ, trò A và trò B học cùng một lớp với nhau. Khi thầy giáo giảng bài, trò A nghe đến đâu liền hiểu đến đó, hiểu một cách rõ ràng. Trái lại trò B tận dụng Ý Thức tối đa, nhưng trò không hiểu chi cả, hoặc hiểu một cách mập mờ, hiểu không rõ ràng, hiểu chậm chạp. Khi về đến nhà, trò B suy nghĩ lại rồi sau đó mới hiểu thấu. Đó là Trạng thái Hôn Trầm sinh hoạt.

3/- BẤT TÍN (Non-Faith): là không tin tưởng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không tin tưởng vào các pháp lành, không tin tưởng những điều chân thật, không tin tưởng những giá trị, những lợi ích chưa từng có của chân thật về mặt sự tướng cũng như về mặt nguyên lý. Đặc tánh của Tâm Sở này hay nghi ngờ, hay thắc mắc, thiếu chuyên cần tiến tu đạo Giác Ngộ để được an lạc, thanh tịnhgiải thoát.

Thí dụ, có nhiều người tưởng đạo Phật cũng giống như các đạo khác, rồi vội khép tội cho đạo Phật là đạo mê tín, dị đoan, đạo theo thần quyền và chuyên môn ru ngủ xã hội.

4/- GIÃI ĐÃI (Laziness): là lười biếng, trễ nãi. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người sanh tâm lười biếng trong việc tu học, không chuyên cần, không tinh tấn trong việc hóa giải các điều ác và trễ nãi tu tập cùng phát triển các việc lành. Tâm trí người giãi đãi không được thanh tịnh sáng suốt. Đặc tánh Tâm Sở này là cản trở việc tu họcchận đứng không cho tâm lý Tinh Tấn phát sanh.

Thí dụ, người tu hành, ban đầu lúc nào cũng chuyên cần tụng niệm, ngồi thiền ngày đêm sáu thời không bao giờ thiếu mặt, nhưng họ tu lâu ngày thì sanh bệnh lười biếng, không thấy thấy tụng kinh một thời nào cả và ngồi thiền sơ sơ vài phút cho có lệ mà thôi.

5/- PHÓNG DẬT (Non-Conscientiousness): là buông lung, phóng túng. Trạng thái tâm lý này khiến con người thường buông lung vọng niệm và thích cuộc sống buông thả tự do cá nhân, phóng túng chạy theo các cuộc vui thú giả tạo của thế gian. Đặc tánh của Tâm Sở này là không thích bị ràng buộc, bị cột trói trong bất cứ khuôn khổ luật lệ nào và cũng không thích ai điều khiển hay chỉ huy mình. Người phóng dật thích sống tự do cá nhân và không chịu ai kềm chế vào khuôn khổ đạo đức hay luật lệ học đường. Người phóng dật chỉ biết sống hiện tại mà chẳng cần nghĩ đến tương lai, chẳng cần diệt trừ các điều ác hay phát triển các việc lành. Tâm Sở này luôn luôn chận đứng không cho tâm lý Tinh Tấn phát sanh.

Thí dụ, một đứa trẻ đi hoang, thiếu sự giáo dục của cha mẹ, sống cuộc sống ăn xin lang thang, ngủ đầu đình xó chợ, chuyên phá làng xóm, khác chi người tu hành không chịu kềm thúc thân tâm, không giữ gìn giới luật của Phật chỉ dạy.

6/- THẤT NIỆM (Forgetfulness): là mất chánh niệm, nghĩa là hay quên lãng. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người hay quên lãng những sự việc đã qua mà chính họ hiện đang quản lý, đang bảo trì. Người thất niệm không ghi nhớ những gì cần phải nhớ để phối kiểm cho chính xác trước khi đem ra sử dụng. Đặc tánh của Tâm Sở này là phân tâm con người trở nên tán loạn và ngăn chận không cho tâm lý Chánh Niệm phát sanh.

Thí dụ, anh A là một học sinh lại bị bệnh hay quên lãng. Cho nên, anh học trước lại quên sau, học đâu quên đó, học mãi không thông. Khác nào người đang cầm trong tay cây viết nguyên tử mà không hay biết, lại chạy đi tìm cây viết nguyên tử khắp nơi.

7/- TÁN LOẠN ((Distraction): là rối loạn, nghĩa là tâm trí không an định một chỗ. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người phân tán tư tưởng, suy nghĩ lung tung, nhớ nghĩ điều này chưa dứt khoát, chưa kết thúc, lại nhớ sang điều khác. Đặc tánh của Tâm Sở này là điều khiển tâm trí con người trở nên rối loạn, hiểu biết sai lầm về tánh chất, giá trịý nghĩa của vạn pháp, đồng thời Tâm Sở này ngăn chận không cho tâm lý Chánh Định phát sanh.

Thí dụ, khi người ngồi thiền, tâm họ hoạt động, tưởng nhớ chuyện này chưa dứt khoát thì lại nhớ sang chuyện khác. Họ chính vì bị phân tâm như thế suốt thời gian tu tập, cho nên không thể tự kiềm chế và điều khiển tâm trí để tập trung vào hơi thở cho được an định, cũng như không thể chuyên chú vào một vấn đề duy nhất để quán chiếu. Bởi thế họ thường sanh ra loạn tưởng (những ý tưởng điên cuồng) trong suốt thời gian hành trì.

8/- BẤT CHÁNH TRI (Non-Introspection): là không hiểu biết chân chánh. Trạng thái tâm lý này khiến con người hiểu biết mập mờ, nhận thức sai lầm về tánh chất, giá trịý nghĩa của vạn pháp. Người bất chánh tri là người không nhận thức được vạn pháp một cách rõ ràngchính xác về mặt sự tướng cũng như về mặt nguyên lý. Cho nên họ thường hay lầm lạctin tưởng một cách mù quáng, điên cuồng những pháp bất thiện. Đặc tánh của Tâm Sở này là thúc đẩy con người chạy theo những tà thuyết mê tín dị đoanchận đứng không cho hiểu biết chân chánh phát sanh.

Thí dụ, vấn đề tội phước của con người, theo giáo lý đạo Phật, đều do luật nhân quả nghiệp báo quyết định cả, nghĩa là người nào gieo nhân xấu thì nhất định phải gánh lấy quả báo khổ đau do chính họ gây nên. Thế mà người ngoại đạo không nhận thức được điều đó, lại mê chấp cho rằng: vấn đề tội phước nêu trên chính là do quyền năng của Thượng Đế ban xuống để thưởng phạt loài người.

6.- BẤT ĐỊNH TÂM SỞ: (Changeable mental factors)

Bất định nghĩa là những Tâm Sở thuộc loại không nhất định là thiện hay ác. Những Tâm Sở này chỉ khi nào liên kết với các Tâm Sở Thiện để chận đứng những điều tội ác không cho phát sanh thì được gọi là Thiện và ngược lại, chúng liên kết với các Tâm Sở Ác để ngăn chận những điều Thiện không cho phát sanh thì lại gọi là Ác. Đặc tánh của các Tâm Sở Bất Định là không phải Thiện và cũng không phải Ác, nên gọi là Bất Định Tâm Sở. Bất Định Tâm Sở gồm có bốn loại:

1/- HỐI (Contrition): nghĩa là hối hận, ăn năn. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người sanh tâm hối hận, ăn năn những việc đã làm. Hối có hai phần:

a)- Ăn năn, hối tiếc những việc thiện, những việc lợi ích đáng nên làm mà đã bỏ qua cơ hội tốt không chịu thực hiện, hối tiếc những may mắn đưa đến mà không chịu tiếp nhận.

b)- Ăn năn hối hận những việc xấu ác, đáng lẽ không nên thực hành mà trót đã lỡ gây ra.

Hối đây có khi thiện và cũng có khi ác, nghĩa là tùy theo trường hợp mà định mức giá trị của Hối. Hối được ghi nhận như sau:

Hối thiện: nghĩa là những việc đã lỡ gây tạo và giờ đây biết tỉnh ngộ, biết hối hận, đó là Hối Thiện.

Hối ác: nghĩa là những việc lành, những việc lợi ích đã thực hiện và giờ đây lại ăn năn, lại hối tiếc cho việc làm của mình lãng phí, đó là Hối Ác.

Thí dụ, anh Ta là người ham danh vọng. Trước công chúng, trước đồng bào, anh tỏ thái độ nghĩa hiệp, đứng ra giúp đỡ một người bất hạnh nào đó. Khi về đến nhà, anh lại hối tiếc việc làm của mình.

2/- MIÊN (Sleep): là ngủ nghỉ. Trạng thái tâm lý này thường khiến cho thân thểtâm thần con người trở nên mệt mõi, mê muội, không tự chủ, uể oải, thích ngủ nghỉ. Đặc tánh của Tâm Sở này là thường gây chướng ngại cho sụ tu tập quán tưởng. Miên đây cũng có hai loại: một loại Thiện và một loại ác.

Miên thiện: nghĩa là con người khi nghe đến những điều ác, những tà thuyết không chân chánh của ngoại đạo hay bị buồn ngủ và hay ngủ gục, đó là Miên Thiện.

Miên ác: nghĩa là con người không nghe những điều thiện, nghe giảng chánh pháp hay bị buồn ngủ và hay ngủ gục, đó là Miên ác.

Thí dụ, người tu hành, khi nghe thuyết pháp, nghe giảng kinh, hoặc ngồi Thiền, thường hay bị ngủ gục. Trái lại họ đi xem hát, coi chưởng thì sáng đem không thấy buồn ngủ chút nào cả.

3/- TẦM (Investigation): là tìm cầu. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người bận tâm lo nghĩ hay tìm tòi những hình ảnh, những dữ kiện, những chứng tích thô thiển bên ngoài có liên quan đến tánh chất, giá trịý nghĩa của vấn đề, của mục đích mà họ trình bày hay khảo cứu, cần phải biện minh để làm sáng tỏ lập trường trước quần chúng. Tâm Sở Tầm không nhất định thiện hay ác, tùy theo trường hợp của sự việc. Tâm Sở này được gọi là thiện khi nó sinh hoạt với những điều thiện và Tâm Sở này được gọi là ác khi nó sinh hoạt với những điều ác. Đặc tánh của Tâm Sở Tầm là khiến cho thân tâm con người không được an định.

Thí dụ, thầy A muốn giảng ý nghĩa Kim Cang bảo Tháp trong Kinh Pháp Hoa thì liền khi đó thầy tận tụy dốc tâm tìm đọc những kinh sách, tìm kiếm những dữ kiện, những chứng tích nào có liên quan đến ý nghĩa Kim Cang Bảo Tháp đem ra trình bày trước quần chúng Phật Tử.

4/- TƯ (Analysis): là chín chắn xét đoán. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người bận tâm xét đoán, phân tích tỉ mỉ những ý nghĩa, những giá trị và những tánh chất của sự việc đã được ẩn chứa trong các hình ảnh, các sách vở, các chứng tích, các dữ kiện để cho Ý Thức nhận định một cách chính xác, nhận định không lầm lẫn. Tâm Sở cũng không nhất định thiện hay ác, tùy theo trường hợp của sự việc Tâm Sở này được gọi là thiện khi nó sinh hoạt với những điều thiện và Tâm Sở này được gọi là ác khi nó sinh hoạt với những điều ác. Đặc tánh của Tâm Sở Tư là khiến cho thân tâm con người được an định, được thỏa mãn.

Thí dụ, nhờ các hình ảnh, các dữ kiện, các chứng tích cụ thểliên quan đến môn học Duy Thức, những học giả khi nghiên cứu đến Duy Thức Học có thể nương nơi đó xét đoán một cách chín chắn để nhận thức chiều sâu của lý Duy Thức không sai lầm.

Các nhà Khoa Học, các Triết Gia đã phát minh nhiều chủ thuyết, nhiều cơ giới tinh vi v.v... đều do khả năng của hai tâm lý TẦM và TƯ trong Bất Định Tâm Sở.

Tóm lại, 51 Tâm Sở đã được trình bày xong. Với 51 Tâm Sở, chúng ta nếu cộng chung với 8 Thức Tâm Vương thì chúng thành ra 59 thứ tâm lý. Trong 59 thứ tâm lý này, nhà Duy Thức căn cứ nơi tánh chất của chúng phân làm hai nhóm khác nhau: 51 Tâm Sởhoàn toàn thuộc về loại tâm lý, còn 8 Thức Tâm Vương thì lại thuộc về loại Tâm Thức, và 8 Thức đây không thể gọi là tâm lý, nguyên vì chúng không quan hệ với sinh lý giống như 51 Tâm Sở. Hơn nữa, 8 Thức Tâm Vương là Tâm Thức làm chủ nhận thức. Trong 59 thứ tâm lý trên, chỉ có Thức Thể Alaya là nền tảng căn bản và làm chủ trong công việc bảo trì, cũng như phát sanh 58 thứ tâm lý khác. Cũng chỉ có Thức Thể Alaya là một loại Tâm Thức mang tánh chất không phải thiện và cũng không phải ác, nghĩa là Thức thuộc loại Vô Phú Vô Ký. Thức Thể Alaya thì hoàn toàn không bị ngăn che (Vô Phú) và cũng không phải thiện, không phải ác (Vô Ký). Có thể nóì, Thức Thể Alaya không bị ngăn che bởi các Tâm Sở Phiền Não. Ngoài ra các tâm lý khác, có loại thuộc về thiện, có loại thuộc về ác và có loại thuộc về Vô Ký. Như thế, mỗi Tâm Thức đều có một hạt giống riêng biệt và mỗi hạt giống vẫn sống tồn tại mãi trong Thức Thể Alaya. Những hạt giống Tâm Lý thì có thể bị tiêu diệt mỗi khi chúng ta tu tập để hóa giải chúng. Trái lại những hạt giống Tâm Thức thì không bao giờ bị tiêu diệt. Chúng ta chỉ chuyển hóa chúng thành Trí Tuệ sau khi tu tập. Nếu như muốn diệt được những Tâm Lý cũng như muốn chuyển hóa được những Tâm Thức nói trên thành trí tuệ, hành giả phải tu luyện đến trình độ khá cao mới có thể hóa giải. Tất cả chúng sanh thường ngày gây tạo những nghiệp lành hay nghiệp dữ và hưởng thụ những quả báo khổ đau hoặc an vui v.v... đều không thoát khỏi sự quyết định của 8 Thức Tâm Vương và 51 thứ Tâm Sở.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11536)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11865)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11035)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11251)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 11979)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12458)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10670)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17865)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11624)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9853)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10106)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12272)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15251)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11133)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14213)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12004)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15191)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11886)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12332)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11099)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12004)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10511)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12469)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13046)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14694)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12563)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16420)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19481)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13027)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12566)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12176)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11730)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10808)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13408)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11868)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11748)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11523)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12666)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14395)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12522)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15549)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13502)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12784)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9766)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 17885)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11056)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 8994)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12094)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12940)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10217)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12093)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15190)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16515)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12123)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11380)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14151)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19534)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14063)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24419)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10592)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant