Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

C.3- Vị Thánh A La Hán.

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 6944)
C.3- Vị Thánh A La Hán.

LUẬN GIẢI KINH CĂN BẢN PHÁP MÔN
(Mūlapariyāya Sutta)
Tỳ kheo Chánh Minh

C. LUẬN GIẢI

C.3) Vị Thánh A La Hán


Sau khi chỉ rõ sự nhận thức của vị Thánh hữu học, tiếp theo Đức Thế Tôn nêu lên sự nhận thức của vị Thánh Alahán.

Trước tiên Đức Thế Tôn nêu lên đặc tánh của vị Thánh A La Hán là:

“Yo pi so bhikkhave bhikkhu arahaṃ khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo dhitabhāro anuppattasadattho parikhīṇabhava saṃyojane samma - d- aññā vimutto”.

“Lại nữa, này các Tỷ kheo, có vị tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn các việc nên làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát”[29].

Khīṇāsava (Lậu tận). Chữ āsava theo nghĩa ban sơ là một loại nước say do ủ lâu ngày mà thành[30].

- Nước say lấy từ bông như bông thốt nốt, gọi là pupphāsava.
- Nước say lấy từ quả trái cây như nho, ... gọi là phālasava.
- Chất say lấy từ mật ong, gọi là madhuvāsava.
- Chất say lấy từ mía, gọi là guḷāsava.

Gọi là bậc Lậu tận (khīṇāsava) là bậc đã trừ diệt trọc vẹn ba pháp hay bốn pháp lậu hoặc (āsava) là: dục lậu (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava), kiến lậu (diṭṭhāsava) và vô minh lậu (avijjāsava).

Bậc thánh Dự lưu chỉ trừ tuyệt dứt kiến lậu, cùng với dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu dẫn xuống khổ cảnh, riêng những dục lậu khác vị ấy vẫn còn. Do đó vị thánh Nhập lưu vẫn còn luân chuyển trong cõi dục, nhưng không quá bảy lần.

Bậc thánh Nhất lai trừ thêm phần lớn dục lậu, hữu lậuvô minh lậu dẫn tái sanh váo cõi dục, nên các Ngài chỉ còn tái sanh vào dục giới 1 lần.

Bậc thánh A Na Hàm đã trừ tuyệt dục lậu cùng với hữu lậuvô minh lậu dẫn tái sanh vào cõi dục, nên không còn sanh trở lại cõi dục.

Bậc thánh A La Hán đoạn trừ tất cả các lậu hoặc còn lại của bậc A Na Hàm.

“Tu hành thành mãn các việc nên làm đã làm (vusitavā katakaraṇīyo).

Vusitavā; vusita là an ổn, được che chở.

Katakaranīya = kata + karanīya.

Kata là quá khứ phân từ của karoti nghĩa là đã làm xong, làm đầy đủ rồi.

Karaṇīya: việc phải làm, phận sự phải thực hành.

Ý nghĩa câu kinh trên nghĩa là: (Vị) đã hoàn thành việc phải làm, đang ở trong tình trạng an toàn tuyệt đối, không còn bị chỉ trích, không còn bị lầm lỗi. Ví như người công nhân hoàn thành công việc của mình một cách chu đáo, không còn phải lo sợ bị la rầy, người công nhân này không còn phải làm việc gì thêm trong phận sự ấy nữa, chỉ chờ đợi giờ lãnh thù lao.

Cũng vậy, vị Thánh A La hán đã hoàn tất phận sự giải thoát khỏi luân hồi trọn vẹn, không cần phải làm thêm việc gì nữa trong phận sự này, Ngài chỉ chờ đợi giờ phút Vô dư Níp-Bàn mà thôi.

“Được che chở” vì vị ấy đã thể nhập vào Thánh Đạo trọn vẹn.

“Này các Tỷ kheo, chỉ vì không thể nhập được Thánh Giới, Thánh Định, Thánh Tụê, mà Như lai và các ngươi mãi trôi lăn trong luân hồi”[31]

Các pháp trói buộc chúng sanh vào luân hồi như: phiền não (kilesa), kiết sử (saṃyojāna), ngũ ngầm (anusaya)... vị Thánh A La Hán thực hành theo đường lối Bát Chánh Đạo, sát trừ trọn vẹn các pháp ấy.

Nói chung tất cả pháp bất thiện. không còn trong tâm của các Ngài, nó đã bị bứng tận gốc rễ, không còn có cơ hội sanh khởi được. Chẳng những thế, tâm của các Ngài chẳng còn dính mắc đến pháp thiện, nên Đức Phật có dạy: “chánh pháp còn phải bỏ huống chi là tà pháp”, danh từ chánh pháp ở đây nên hiểu là pháp thiện, đồng thời cũng đừng ngộ nhận rằng: “Các Ngài không còn thực hành việc thiện, đồng nghĩa làm các việc xấu”, sở hành của vị Thánh A La Hán không hề phạm vào ác, bất thiện pháp. Nhìn chung thì sở hành của các Ngài như là thiện, nhưng vì thiện nghiệp này không hề dẫn các ngài tái sanh vào sinh hữu mới như phàm nhân và Thánh Hữu học. Hiểu rõ như vậy, nên các Ngài không hề nghĩ đến nữa, ví như một người sau khi giúp đở người khác, biết chắc chắn rằng y không bao giờ còn cơ hội gặp lại mình, nên không còn nghĩ đến người ấy nữa.

Cũng đừng nên hiểu “chúng ta không cần đến chánh pháp (nghiệp thiện) vì sẽ đưa chúng ta rơi vào sinh hữu”. Hiểu như thế là sai lầm. “Bao giờ sang sông xong hãy bỏ bè, còn bên này sông lại bỏ bè thì lấy gì sang sông?”. Bao giờ thành đạt quả Vô sanh bất tử khi ấy không nghĩ đến nghiệp thiện, bao giờ chưa làm xong phận sự này thì nghiệp thiện là nhân là duyên giúp chúng ta “sang sông nhanh chóng”.

Ngài Punna Mantāniputta có giải thích ý nghĩa này với Ngài Sāriputta như sau: “tất cả là vô thủ trước viên tịch” (parinibbāna)[32].

Việc làm của bậc Lậu tận không rơi vào ác - bất thiện phá, sở hành, lời nói, ý nghĩ của các Ngài hoàn toàn là thiện, nhưng vì gốc rễ của luân hồiái dụcvô minh không còn dư sót trong tâm, nên những pháp thiện này cũng không thể cho quả tục sinh, ví như hạt giống tốt nhưng rơi xuống vùng khô cháy, không có hơi nước ẩm hay tươi nhuận nên không thể mọc mầm.

Hơi nước ẩm hay tươi nhuận ví như ái, tâm của các Ngài không còn ái ví như mảnh đất tốt nhưng khô khan nước.

Do đó, tâm của các vị thánh Alahán được gọi là tâm duy tác (kiriyacitta), là loại tâm chỉ có việc làm, không cho quả dị thục (vipāka).

Về phiền não: Gọi là phiền não vì các pháp này làm cho tâm nóng bức, không được an tịnh.

Có tất cả 1500 loại phiền não, cách tính như sau:

81 tâm hiệp thế (lokiyacitta) 

= 01

Tâm sở (cetasika)

= 52

Hiển sắc (ākāsa)

= 18

Hư không

= 01

Sanh (jāti)

= 01

Già (jarā)

= 01

Tâm hữu phần (bhavaṅgacitta)

= 01

Tổng cộng

= 75

 

75 pháp nội phần + 75 pháp ngoại phần = 150 pháp, đem 150 pháp nhân với 10 phiền não = 1500 loại phiền não.

10 phiền não là:

Tham (lobha)
Sân (dosa)
Si (moha)
Mạn (māna)
Kiến (diṭṭhi)
Nghi (vicikiccha)
Hôn trầm (thīna)
Phóng dật (uddhacca)
Hổ thẹn (ahirika)
Không ghê sợ tội lỗi (anotappa).

Hiển sắc có 18 pháp là:

* Tứ đại + 5 sắc thần kinh (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân).

* Nam tính + nữ tính + sắc ý vật + sắc mạng quyền + sắc vật thực + 4 sắc cảnh (sắc, thinh, mùi, vị).

Về pháp ngủ ngầm (anusaya): anutheo sau, saya là ngủ yên, nên anusaya dịch là tùy miên hay ngủ ngầm, đó là những gì tiềm ẩn trong tâm, khi có duyên thì chúng sẽ hiện khởi.

Gọi là ngủ ngầm không phải những pháp này có sẵn trong tâm như chất cặn ở trong nước, nó chỉ hiển lộ ra khi gặp điều kiện thích hợp ví như sóng không ở sẵn trong nước, khi gặp gió sóng sẽ nổi lên hay ví như mầm giống trong hạt tuy không có sẵn, nhưng khi gặp đất, nước thì mầm này hiển lộ ra.

Sở dĩ gọi là ngủ ngầm là: “đối với phàm nhân hoặc thánh hữu học, khi gặp cơ hội thuận lợi thì những pháp ấy sanh lên, lôi kéo chúng sanh rơi vào luân hồi.

Pāli có giải như sau:

- “Santāna anu anu sentīti = anusaya: Pháp nào ngủ yên theo danh sắc, gọi là tùy miên”.

- Anurūpaṃ kāranaṃ labhitvā santi upajjantīti = anusaya: Pháp nào khi gặp nhân thích hợp là phát sanh, đó cũng gọi là tùy miên.[33]

Có tất cả 7 pháp ngủ ngầm (anusaya).

1- Ái dục tùy miên (kāmarāgānusaya): là sự yêu thích năm trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) tiềm ẩn trong tâm chúng sanh, khi gặp lại cảnh hợp thời thì ái luyến sanh khởi, dính mắc vào trong cảnh đó. Chi pháp là tâm sở tham.

2- Ái hữu tùy miên (bhavarāgāusaya): Là sự vọng tưởng đến thiền sắc hay thiền Vô sắc, hoặc ao ước đến một sanh thú tốt đẹp. Chi pháp cũng là tâm sở tham (lobha cetasika), nhưng nói đến sự ái luyến các bậc thiền chứng hay các sanh hữu tốt đẹp.

3- Phẩn uất tùy miên (paṭighānusaya): là sự sân hận, bất bình mỗi khi gặp nhịch cảnh. Chi pháp là tâm sở sân (dosa cetasika).

4- Ngã mạn tùy miên (mānānusaya): Là sự tự hào về điều đặc biệt nào đó mà mình có được. Chi pháp là tâm sở ngã mạn (māna cetasika).

5- Tà kiến tùy miên (diṭṭhānusaya): Là quen theo những kiến thức sai lầm, những loại kiến thức không đúng với sự thật hấp dẫn tâm, khiến tâm dính mắc vào những kiến thức sái quấy. Chi pháp là tâm sở tà kiến (diṭṭhi cetasika).

6- Hoài nghi tùy miên (vicikicchānusaya). Là sự phân vân, lưỡng lự đối với những ân cao trọng như Tam Bảo, hay lưỡng lự phân vân trước những lý thuyết đúng đắn như lý duyên khởi... Chi pháp là tâm sở hoài nghi (vicikiccha cetasika).

7- Vô minh tùy miên (avijjānusaya). Là cá tính mê muội nhiều đời nhiều kiếp. Chi pháp là tâm sở si (moha cetasika).

Bậc Dự Lưu đã sát trừ được nghi tùy miên, kiến tùy miên.

Bậc Bất Lai trừ thêm được ái dục tùy miên.

Bậc A La Hán trừ tuyệt tất cả những tùy miên còn lại.

“Đã đặt gánh nặng xuống (dhitabhāro)”.

Dhi + ta + abhāra = dhitabhāra.

Theo nghĩa đen là: “nhẹ nhàng đối với điều bất hạnh”.

Gánh nặng (bhāra)”. Chữ bhāra còn có nghĩa là “áp lực, sức nặng”.

Có ba gánh nặng là:

- Khandhabhāra: gánh nặngngũ uẩn
- Kilesabhāra: gánh nặngô nhiễm.
- Abhisaṅkhārabhāra: pháp hành (thiện hay bất thiện) là gánh nặng.

Trong ba loại gánh nặng thì ô nhiễm (kilesa) là gánh nặng lớn nhất, vì nó làm cho tâm bất an đồng thời bị cuốn hút theo dòng sanh tử. Cho dù là tạo những pháp thiện, nhưng quả của thiện nghiệp ấy tạo thành danh sắc, mang danh sắc này luân lưu trong tam giới. Và còn có danh sắc là còn khổ, cái khổ do vô thường làm duyên. Ô nhiễm có gốc rễ từ ái (taṅhā), bao giờ dứt trừ trọn vẹn ái thì ô nhiễm chấm dứt.

Cũng chính do ái tùy miên nên có pháp hành thiện hay hành bất thiện, vì ái luyến các sinh hữu tốt đẹp nên mới hành thiện để mong sanh về những cõi ấy, cũng vì ái dục lạc lại bị vô ninh dày đặc nên tạo ra những ác, bất thiện pháp.

Vị Thánh A La Hán đã diệt trừ tận gốc rễ ái tùy miên, nên những “bất hạnh (dhi)” đè nặng lên ngũ uẩn, mọi áp lực của “ô nhiễm” đối với danh sắc đều bị triệt tiêu, do đó nói “đã đặt gánh nặng xuống”, tức là mọi ô nhiễm không còn trong tâm của vị ấy. Và dĩ nhiên khi ái tùy miên không còn thì các pháp hành thiện lẫn bất thiện trước đó, cho dù ngay trong hiện tại (sau khi giải trừ gánh nặng), sở hành của các Ngài mang tính thiện cũng không thể cho quả tục sinh trong tương lai, ví như hạt giống gieo trên đất khô cằn sẽ không thể nào nẩy mầm, nên các sở hành của vị A La Hán gọi là “không phải bất thiện cũng không là thiện (abyākatā – vô ký)”.

Khi thành đạt trạng thái vô nhiiễm, vị A La Hánkhông còn trạng thái “ham sống” cũng không “cầu chết”, các Ngài để cho chuỗi danh sắc của các Ngài sinh diệt theo dòng nghiệp lực quá khứ, khi nghiệp quá khứ làm duyên sanh khởi danh sắc này chấm dứt khi ấy các Ngài viên tịch, ví như ngọn lửa cháy của cây đèn dầu, người ta không còn châm thêm dầu vào bình đèn, nhưng trong bình còn dầu, khi hết dầu ngọn lửa sẽ và không hề có ngọn lửa khác sanh khởi nơi cây đèn ấy nữa. Cây đèn ví như tam giới, ngọn lửa cháy ví như danh sắc sanh khởi, dầu ví như ái quá khứ, ái hiện tại (ví như châm dầu mới) không có.

Khi nghĩ đến danh sắc đang mang, các Ngài cảm thán rằng “Ôi, danh sắc này còn kéo dài bao lâu nữa?”

Tóm lại, trong ba gánh nặng vị Thánh A La Hán đã đạt xuống 2 loại gánh nặng là: gánh nặng ô nhiễmgánh nặng pháp hành thiện hay bất thiện. Tuy còn mang gánh nặng ngũ uẩn nhưng chỉ thời gian ngắn rồi Ngài viên tịch.

“Đã tận trừ hữu, kiết sử (parikhīṇabhava saṃyojane)”.

“Hữu (bhava)”: Có hai loại hữu là:

- Nghiệp hữu (kammabhava).
- Sinh hữu (upapattibhava).

“Về nghiệp hữu” là những nghiệp từ thân, ngữ, ý tạo ra quả tái sinh trong tương lai. Pāli có Sớ giải:

“Kammameva bhava = kammabhavo: Nghiệp để tạo ra quả, gọi là nghiệp hữu”.[34]

Có câu hỏi rằng: “Việc làm của vị Thánh A La Hán, không cho quả tục sinh, nhưng có cho quả ngay trong hiện kiếp ấy không?”.

- Cũng không, vì tuy chúng ta thấy các Ngài nhận được sự cung kỉnh, cúng dường ... của tha nhân, nhưng đó không phải là quả từ sở hành của các Ngài, các Ngài lưu lại danh sắc này là vì tâm tế độ đến những người hữu duyên. Còn những quả thiện hay ác mà các Ngài nhận khi còn mang thân ngũ uẩn là do nghiệp đãtạo trước khi Ngài thành đạt quả A La Hán. Những nghiệp thiện hay ác này bám theo danh sắc để trả quả ví như dây leo bám vào cây để phát triển. Khi còn cây (danh sắc) thì hạt giống cũ còn cơ hội phát triển, khi cây không còn thì mọi hạt giống đều hoại. Hoặc ví như người chỉ dùng những gì còn trong kho, nhưng không cho vào kho những vật mới nữa, cũng vậy vị A La hán không còn tích trữ nghiệp, những quả ác xấu hay thiện là do nghiệp trước đó.

Một ý nghĩa khác của nghiệp hữu là “nghiệp đưa đến sự tái sanh”.

“Về sanh hữu”. Sanh hữu là những cảnh giới tái sanh.

Pāli có Sớ giải chữ upapatti (sanh) như sau:

- Upapajjatīti = upapatti: Có ra (trong) đời mới, gọi là sanh

và:

- Upapatti ca so bhavocāti = upapattibhavo: (nương vào nghiệp) sanh ra trong đời mới, gọi là sanh hữu.[35]

Hữu (bhava) ở đây chỉ cho tam giới, tức là: Dục giới, sắc giới, Vô sắc giới.

Nếu tính rộng thì có 31 cõi tái sanh là:

- Dục giới có 11 cõi gồm: 4 cõi khổ (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ và A-tu-la), cõi người vầ cõi trời Dục giới.

- Sắc giới có 16 cõi gồm: 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền, 7 cõi Tứ thiền là; cõi Quảng Quả, cõi Vô Tưởngnăm cõi Tịnh Cư. (Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện hiệnthiên, Thiện kiến thiên và cõi Sắc Cứu Cánh).

- Cõi Vô Sắc giới có 4 là: cõi Không vô biên xứ, cõi Thức vô biên xứ, cõi Vô sở hữu xứ và cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hoặc nếu phân theo danh sắc thì chia thành 9 hữu như sau:

1- Thân dị tưởng dị hữu (là thân sai khác mà tưởng cũng sai khác) (nānattakāya nānattasaññībhava).

Muốn y cứ vào tưởng để so sánh cần phải y cứ vào thức tục sinh (paṭisandhiviññāṇa). Chúng sanh có thân sai khác tưởng cũng sai khác là các chúng sanhcõi người cùng 6 cõi trời Dục giới, thân nhân loại khác với thân chư thiênlẽ dĩ nhiên rồi, nhưng tâm làm việc tái sinh là người hay chư thiên có ba loại là: tâm Quan sát thọ xả quả thiện, tâm quả nhị nhân, tâm quả tam nhân dục giới. Do có ba tâm tục sinh như thế nên gọi là “tưởng sai khác”.

2- Thân dị tưởng đồng hữu (là thân sai khác nhưng tưởng chỉ là một loại) (nānattakāya ekattasaññībhava). Đó là chúng sanh ở 4 cõi khổ (địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ (peta), A-tu-la) và ba cõi Sơ thiền. Hạng chúng sanh ở cõi khổ chỉ tục sinh bằng tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện, còn ở cõi Sơ thiền chỉ tục sinh bằng tâm quả Sơ thiền. Dĩ nhiên thân súc sanh khác với thân ngạ quỷ .. nên gọi là “thân dị”. Còn ba cõi Sơ thiền thì như thế nào?. Do có các đề mục bất tịnh như thể trược, tử thi, cùng với các đề mục trong sạch như hoàn tịnh (kasina), Tứ vô lượng tâm nên có thâ sai khác. Từ nhị thiền trở lên đều là những đề mục tịnh hảo nên thân luôn luôn đồng.

3- Thân đồng tưởng dị hữu (ekattakāya nānattasaññībhava).

Là những chúng sanh có thân giống nhau nhưng có tâm tái tục khác nhau. Đó là chúng sanhba cõi Nhị thiền. Theo A Tỳ Đàm, có năm bậc thiền: Nhị thiền mất chi tầm, Tam thiền mất chi Tứ, còn theo Kinh thì gom cả 2 chi thiền tầm - tứ làm một, khi mất tầm tứ thì gọi là Nhị thiền. Do đó, tâm dẫn tái sanh về cõi Nhị thiền có 2 loại: Tâm quả Nhị thiền và tâm quả Tam thiền, nên gọi là “tưởng sai khác”.

4- Thân đồng tưởng đồng hữu (thân giống nhau mà tưởng cũng giống nhau - ekattakāya ekattasaññībhava). Đây là những chúng sanh ở cõi tam thiền và 6 cõi Tứ thiền (trừ cõi Vô tưởng), tái sanh về cõi Tam thiền là tâm quả thiền mất chi hỷ (theo Kinh là Tam thiền, theo Tạng Diệu phápTứ thiền), tái sanh về 6 cõi Tứ thiền là tâm quả thiền mất chi lạc, chỉ còn 2 chi thiền là Xả và Định của thiền sắc giới. (Tạng Kinh gọi là Tứ thiền Sắc giới, Tạng Diệu pháp là Ngũ thiền Sắc giới).

5- Vô tưởng hữu (asaññībhava). Là chúng sanhcõi trời Vô tưởng.

6- Không Vô biên xứ hữu (ākāsānañcāyatanabhava). Là chúng sanh ở cõi Không vô biên xứ. Chúng sanh ở cõi này tục sinh bằng tâm quả thiền Không vô biên xứ.

7- Thức vô biên xứ hữu (viññāṇānañcāyatanabhava). Là chúng sanh ở cõi Thức Vô biên xứ. Chúng sanh ở cõi này tục sinh bằng tâm quả thiền Thức vô biên xứ.

8- Vô sở hữu xứ hữu (ākiñcāyatanabhava). Là chúng sanh cõi Vô sở hữu xứ. Chúng sanh ở cõi này tục sinh bằng tâm quả thiền Vô sở hữu xứ

9- Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu (nevasaññānāsaññāyatanabhava). Là chúng sanh ơ cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chúng sanh ở cõi này tục sinh bằng tâm quả thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Các sanh hữu này vị A la Hán đã tận trừ.

“Kiết sử (saṃyojana)”.

saṃyojana: (kiết sử) còn gọi là triền. Kiết hay kết là buộc lại, sửsai khiến. kiết sử là cột lại để sai khiến để đi vào khổ.

Pāli có giải tự chữ saṃyojana như vầy:

“Saṃyojananti bandhantīti = saṃyojanāni: Pháp ràng buộc chúng sanh, gọi là saṃyojana”[36].

Theo tạng Kinh triền (hay kiết sử) có mười là:

- Năm hạ phần kiết sử (dây trói bậc thấp):

a- Thân kiến triền (sakāyadiṭṭhi saṃyojana). Là sợi dây trói buộc vào tà kiến, bám chấp vào thân ngữ uẩn này. Chi pháp là tâm sở tà kiến.

b- Hoài nghi triền (vicikicchāsaṃyojana). Là sợi dây trói buộc vào sự lưỡng lự, nghi ngờ những ân đức cao trọng hay đạo lộ giác ngộ. Chi pháp là tâm sở hoài nghi.

c- Giới cấm thủ triền (sīlabbataparāmāsasaṃyojana): Là sợi dây trói buộc chúng sanh vào những nghi thức cúng bái (sīlabba), bám chặt vào (parāmāsa) những hình thức mê tín dị đoan không đúng với giới luật bậc thánh. Chi pháp là tâm sở tà kiến.

Ba kiết sử này vị Thánh Dự Lưu đã tận trừ không còn dư sót, chẳng những thế mà cả kiến tùy miên (diṭṭhi anusaya) cùng với nghi tùy miên (vicikicchā anusaya) cũng không còn.

d- Tham dục triền (kāmarāgasaṃyojana). Là sợi dây trói buộc chúng sanh trong năm dục lạc: sắc, thinh, hương, vị và xúc. Chi pháp là tâm sở tham.

e- Phẩn uất triền (patighasaṃyojana): Là sợi dây trói buộc chúng sanh vào sự phẩn nộ, sân hận, bất bình. Chi pháp là tâm sở sân.

Bậc Thánh Nhất lai đã trừ diệt 2 kiết sử thô này, bậc A Na Hàm tận trừ 2 kiết sử vi tế này trọn vẹn.

- Năm thượng phần kiết sử (dây trói bậc cao): vì năm sợi dây này còn đủ sức trói buộc vị Thánh Tam Quả nên gọi là thượng phần kiết sử.

a- Ái sắc triền (rūparāgasaṃyojana): Là sợi dây trói buộc chúng sanh vào các cảnh thiền sắc hay cõi Sắc giới. Chi pháp là tâm sở tham.

b- Ái vô sắc triền (arūparāgasaṃyojana). Là sợi dây trói buộc chúng sanh vào các cảnh thiền Vô sắc hay cõi Vô Sắc giới. Chi pháp là tâm sở tham.

c- Ngã mạn triền (mānasaṃyojana): Là sợi dây trói buộc chúng sanh vào sự tự cao, tự hào. Chi pháp là tâm sở ngã mạn.

d- Phóng dật triền (uddhacca saṃyojana). Là sợi dây trói buộc chúng sanh rơi vào sự loạn tâm, không cho tâm an trụ. Chi pháp là tâm sở phóng dật (uddhacca cetasika).

e- Vô minh triền (avijjāsaṃyojana). Là bị sự mê lầm, si mê trói buộc. Chi pháp là tâm sở si (moha cetasika).

Năm sợi dây này bậc A La Hán sát tuyệt, nên gọi là “đã tận trừ hữu kiết sử”.

Theo Tạng Diệu Pháp, Bộ Pháp Tụ (dhammasaṅgani) thì saṃyojana (triền) có khác chút ít là “không có ái vô sắc triền và phóng dật triền”, thay vào đó là:

- Tật triền (issāsaṃyojana). Là sợi dây trói buộc vào sự ganh tỵ, muốn tranh phần hơn người khác.Chi pháp là tâm sở tật (issācetasika).

- Lận triền (macchariyasaṃyojana). Là sợi dây trói buộc vào sự bỏn xẻn, không muốn điều kỳ diệu tốt đẹp có cho kẻ khác. Chi pháp là tâm sở lận (macchariya cetasika). Bỏn xẻn (hay lận) có năm loại là: bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn danh tiếngbỏn xẻn pháp.[37]

“Chánh trí giải thoát (samma - aññā vimutto)”.

Vị thánh A La Hán thấy rõ như thật nhân duyên sinh khởi các pháp như uẩn, xứ, giới, đế (sacca) không còn bị nhầm lẫn nên trí tuệ ấy được gọi là chánh trí.

Vị thánh A La Hán biết rõ nhân duyên đoạn diệt các pháp như uẩn, xứ, giới, đế (sacca) không còn bị nhầm lẫn nên trí tuệ ấy được gọi là chánh trí.

Ngài Assaji có thuyết giảng cho du sĩ Upatissa rằng:

Ye dhammā hetuppabhavā. 
Tesaṃ hetuṃ tathāgato. 
Āha tesañ ca yo nirodho
Evaṃ vādī mahā samano.

Các pháp sanh lên do nhân.
Đấng Như lai chỉ rõ nhân đó.
Khi nhân ấy diệt, pháp ấy diệt.
Đại Sa môn đã dạy như thế.

Vị Thánh A La Hán thấy rõ như thật như chân “các pháp hữu vi đều là vô thường, khổ và vô ngã. Vị ấy đã thể nhập vào các định tướng ấy trọn vẹn”, nên trí tuệ ấy được gọi là chánh trí.

Vị Thánh A La Hán biết rõ như thật “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, sau đời sống này không còn đời sống nào khác”, nên trí tuệ ấy được gọi là chánh trí.

“Añña vimutto (Thoát ra điều khác)”.

Ngoài những pháp ác, bất thiện mà vị A La Hán đã trừ diệt do thấy rõ nhân duyên của chúng, ngay cả những pháp thiện là những pháp có khuynh hướng lôi kéo chúng sanh rơi vào sinh hữu, vị A La Hán biết rõ tính chất không tốt đẹp này của pháp thiện. Vị ấy thấy rõ nhân sanh lên, duyên trợ giúp của chúng, nên cũng trừ diệt nhân ấy, duyên ấy, nên gọi là “thoát ra điều khác”.

Có hai loại giải thoát là “tâm giải thoát (cittavimutti) và tuệ giải thoát (paññāvimutti)”. Vị A la Hán ngoài tuệ giải thoát là thắng tri tham, đã trừ diệt mọi tham ái, chấp trước, thành tựu quả vị “bậc lậu tận”. Vị ấy còn chứng đạt tất cả các tầng thiền hữu sắc gọi là tâm giải thoát. Với vị tròn đủ 2 loại giải thoát này được gọi là lưỡng biên giải thoát.

Nhưng vì sao thành tựu thiền chứng gọi là tâm giải thoát? Vì rằng: thành tựu Sơ thiềngiải thoát (áp chế giải thoát) 5 triền cái. Thành tựu Nhị thiềngiải thoát tầm- tứ. Thành tựu tam thiềngiải thoát hỷ.... Thành tựu phi tưởng phi phi tưởng xứ thì giải thoát khỏi Vô sở hữu xứ tưởng. Bậc A La Hán thành tựu được phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền, vị ấy an trú vào Định diệt thọ tưởng, an hưởng Vô dư y Níp-Bàn tạm thời.Do đó được gọi là “thoát ra điều khác”

Nói rõ hơn vị Thánh A La Hán đã thoát ra hai lãnh vực: ác, bất thiện và thiện. Tâm của Ngài hoàn toàn vô nhiễm trước các trần cảnh, không còn dính mắc vào các sinh hữu. Do đó gọi là “chánh trí giải thoát”.

Kinh văn:

“Vì biết rõ đất là đất, vị ấy không nghĩ đến đất (paṭhaviṃ paṭhavito abhiññāya paṭhaviṃ na maññati)”.

Đối với vị Thánh A La Hán khi nói đến một trong 24 tiêu đề, như “về đất” chẳng hạn, Đức thế Tôn khẳng định na maññati (không có tưởng tượng, không nghĩ rằng).

Vì sao vị A La Hán không có tưởng tượng?

Vì vị ấy không còn bị vô minh che lấp,ví như người sáng mắt, khi nhìn vật gì cũng thấy rõ ràng, người bị vô minh che lấp ví như người có mắt yếu, nhìn không rõ, lúc thấy lúc không, khi không thấy làm duyên cho tưởng tăng trưởng (ví như Thánh Hữu học), người bị bao phủ bởi vô minh dày đặc thì không thấy chi cả, tưởng có cơ hội dẫn dắt đi vào lầm lạc (ví như phàm nhân). Nên Đức Phật dạy trong phần Nhị đề kinh là[38]:

- Tất cả pháp như điển chớp (vijjūpamā dhammā).
- Tất cả pháp như lôi động (vajirūpamā dhammā).

Trí Thánh Đạo của bậc Hữu học ví như điển chớp. Người đi trong đêm khi ánh chớp lóe lên, sẽ nhận ra cảnh vật cùng con đường để đi, nhưng khi ánh chớp tắt rồi người này vẫn rơi vào đêm tối, tuy nhiên nhờ có ánh chớp nên người này nhớ lại những gì mình thật thấy. Cũng vậy, khi Thánh Đạo sanh lên khiến phàm nhân nhận định rõ lối đi và trở thành thánh Hữu học, khi Thánh Đạo diệt vị Thánh Hữu học vẫn còn bị vô minh che lấp,do đó còn có tưởng để biết. Chi pháp của trí như điển chớp là: trí hiệp trong ba tâm Đạo: Đạo Dự Lưu, đạo nhất lai và đạo Bất lai.

Trí trong Thánh Đạo A La Hán gọi là trí như lôi động. Tức là ánh sấm chớp sẽ thấu suốt tận gốc rễ, ví như sét đánh vào cây sẽ đánh tận gốc rễ, khiến cây ấy không còn tăng trưởng được. Cũng vậy, trí đạo A La Hán đánh tan trọn vẹn gốc rễ vô minh, khiến vô minh không còn. 

Lại nữa, khi vô minh bị diệt thì tất cả mọi phiền não nhất là ái nương dựa vào vô minh cũng bị diệt trừ, sự ái nhiễm tâm không có. Nên vị A La Hán không có tưởng tượng trong sự nhận thức của mình, ví như người không quan tâm dến kẻ xa lạ, không nghĩ tưởng đến kẻ ấy. Đức Phật có dạy:

“- Này các tỷ kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả nghĩ tưởng (sabbamaññitā).

Ở đây, này các tỷ kheo, tỷ kheo không nghĩ tưởng mắt, không nghĩ tưởng trên con mắt, không nghĩ tưởng “con mắt là của ta”, không nghĩ tưởng sắc, không nghĩ tưởng các sắc... không nghĩ tưởng nhãn thức... không nghĩ tưởng nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì; lạc, khổ hay bất khổ bất lạc, không nghĩ tưởng cảm thọ ấy, không nghĩ tưởng “cảm thọ ấy là của ta...”[39]

Các vấn đề như: đất, nước, gió, lửa.... lý giải tương tự như vị Thánh Hữu Học, nhưng có sự khác biệt như sau:

Đối với vị Thánh Hữu học, Đức Phật chỉ nói “vị ấy hiểu rõ ... (pariññeyyaṃ tassāti)”

Trong phần Thánh A La Hán, Đức phật dùng đến ba đoạn kinh để xác định sự hiễu rõ của vị Thánh A La Hán là: “Vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ (khayā rāgassa vitarāgattā)”, “Vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ (khayā dosassa vitadosattā), “Vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ (khayā mohassa vitamohattā).

Ý nghĩa này như thế nào?

Nghĩa là, phàm nhân tuy có thể “không có tham dục”, nhưng sự “không có tham dục” chỉ là tạm thời, hoặc do “áp chế” từ năng lực thiền định, nhưng tham tùy miên vẫn còn.Vị Thánh Hữu Học tuy hiểu rõ đất, nhưng vì còn tham tùy miên nên vẫn còn bị trói buộc trong sắc tịnh tướng hoặc pháp khả ái, khả lạc. Ngay cả Níp-Bàn vị ấy vẫn còn hướng tâm đến vì chưa thành đạt cứu cánh trọn vẹn. Trái lại, vị Thánh A la Hán không còn bị sắc tịnh tướng hay pháp khả ái, khả lạc liên hệ đến dục trói buộc, ngay cả Níp-Bàn vị ấy cũng không nghĩ đến vì đã thành đạt cứu cánh trọn vẹn, ví như người đã đi đến tận cùng con đường không còn nghĩ “con đường nên đi nữa”.

Tương tự như thế đối với sân tùy miên. Thánh Hữu Học (ngoại trừ bậc A Na Hàm) tuy hiểu rõ đất, nhưng vẫn còn có “khó chịu”, “không hài lòng” khi gặp sắc bất tịnh, hoặc các pháp mang đến bất lạc. Trái lại vị A la Hán thản nhiên với các sắc ấy, pháp ấy.

Nguyên nhân chủ yếu chính do si hay Vô minh tùy miên và vị A La Hán thoát ra khỏi si, trái lại vị Thánh Hữu học còn si, tuy hiểu rõ đất nhưng chưa thật rốt ráo.

Cũng nên ghi nhận rằng: vitarāgattā = vita+ rāga+tā: vượt qua những màu sắc đó, hay vượt qua những sự nhuộm đó (chữ rāga còn có nghĩa là: màu sắc, nhuộm).

Vitadosattā = vita + dosa + tā: vượt qua những lỗi lầm đó.

Vitamohattā = vita + moha + tā: vượt qua những lầm lạc đó.[40]

Dứt phần Thánh A La Hán.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12499)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14097)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10843)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10510)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11171)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11984)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13111)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13611)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33631)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11323)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12891)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13036)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11602)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17867)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11409)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11468)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18957)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12526)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13129)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15732)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11801)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11685)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12737)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12622)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13936)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12958)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12912)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13273)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12740)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12672)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11721)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11714)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12316)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12374)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19808)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11949)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11984)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16870)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12660)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15051)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16102)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12864)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12211)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11908)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11917)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13142)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16495)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13223)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12478)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11808)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19831)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11139)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11249)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10395)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11081)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10954)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10027)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11737)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant