Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương ƯngBản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

27 Tháng Tư 201614:17(Xem: 12037)
So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

SO SÁNH KINH BỆNH (S.v,81) TRONG TƯƠNG ƯNG
BẢN KINH TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG HÁN TẠNG.

Chúc Phú


So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.


Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.

Do đặc thù từ mỗi truyền thống kiết tập, thế nên có những bản kinh tuy cùng phản ánh một sự kiện, một nội dung nhưng lại khác biệt về tên gọi, kết cấu, nhân vật…Việc chỉ ra những điểm giống nhau cũng như khác biệt giữa hai truyền thống kinh điển này, đã được nhiều học giả trên thế giới và ngay cả Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện[i], nhằm góp phần đưa Phật giáo phục hồi trở lại với vinh quang và nguồn sinh lực nguyên thủy[ii].

Với tinh thần đó, chúng tôi thử khảo sát về bài kinh Bệnh trong Tương Ưng (S.v,81)[iii]bản kinh tương đương trong Hán tạng[iv], được gợi mở từ dòng ghi chú ngắn cuối bản kinh của dịch giả, là hòa thượng Thích Minh Châu[v].

1. Nội dung hai bản kinh.

1.1.          Kinh Tương Ưng.

1) Một thời Thế TônVương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.

3) Rồi Tôn giả Mahā Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

4) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahā Cunda đang ngồi một bên:

-- Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.

5) -- Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

-- Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi. Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi.

6) Tôn giả Mahā Cunda thuyết như vậy, bậc Đạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy.[vi]

1.2. Kinh Tăng-nhất- A-hàm, quyển 33, phẩm Đẳng pháp, kinh số 6.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Vào lúc bấy giờ, Tôn giả Quân-đầu thân mang bịnh nặng, nằm liệt giường, không thể tự ngồi dậy. Khi ấy, Quân-đầu nghĩ: “Hôm nay ta không được Thế Tôn Như Lai rủ lòng thương xót. Ta đang gặp bệnh nặng, không còn sống bao lâu nữa. Thuốc thang không tiếp. Lại nghe Thế Tôn nói: ‘Còn một người chưa độ, Ta quyết không bỏ.’ Song nay chỉ một mình ta bị bỏ rơi. Còn khổ nào hơn!”

Bấy giờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe được lời oán trách của Tỳ-kheo Quân-đầu. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy tụ họp đi đến chỗ Tỳ-kheo Quân-đầu, hỏi thăm bệnh Tỳ-kheo ấy.”

Các Tỳ-kheo đáp:

“Thưa vâng, Thế Tôn!”

Rồi Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo đi lần đến phòng Tỳ-kheo Quân-đầu. Quân-đầu từ xa nhìn thấy Như Lai đến, liền tự gieo mình xuống đất. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Quân-đầu:

“Nay ngươi mang bệnh rất là nặng, không cần xuống giường. Ta tự có chỗ ngồi.”

ThếTôn bảo Quân-đầu:

“Bệnh của ngươi tăng hay giảm, hay không tăng giảm? Ngươi có thể nghe Ta dạy được không?”

Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:

“Bệnh hôm nay của đệ tử rất nặng, chỉ có tăng, không có giảm. Thuốc uống không thấm vào đâu.”

Thế Tôn hỏi:

“Người chăm sóc bệnh là ai vậy?”

Quân-đầu bạch:

“Các vị phạm hạnh đến, gặp thì chăm sóc.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Quân-đầu:

“Nay ngươi có thể nói cho Ta nghe bảy giác chi không?”

Quân-đầu nêu tên bảy giác chi ba lần:

“Nay con có thể ở trước Như Lai nói pháp bảy giác chi.”

Thế Tôn bảo:

“Nếu có thể nói cho Như Lai nghe thì cứ nói.”

Quân-đầu bạch Phật:

“Bảy giác chi. Những gì là bảy? Như Lai đã nói, đó là niệm giác chi, pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Bạch Thế Tôn, nói là có bảy giác chi này, chính là như vậy.”

Sau khi Tôn giả Quân-đầu nói những lời này xong, mọi bệnh tật đều được trừ khỏi, không còn khổ não. Bấy giờ,Quân-đầu bạch Thế Tôn:

“Hiệu nghiệm nhất trong các thứ thuốc, đó chính là pháp bảy giác chi này. Muốn nói là thuốc hay nhất không qua bảy giác chi này. Con nhờ tư duy về bảy giác chi mà bệnh gì cũng khỏi cả.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi thọ trì pháp bảy giác chi này, khéo nhớ phúng tụng,chớ có hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng. Mọi bệnh họan của chúng sanh kia được trừ khỏi. Vì sao vậy? Vì bảy giác chi này rất khó lường hết, nhưng nhờ đó tất cả các pháp đều được thấu rõ, hết thảy các pháp đều được soi sáng. Cũng như thuốc hay chữa trị hết thảy các bệnh. Giống như cam lồ ăn không biết chán. Nếu không được bảy giác chi này, các loài chúng sanh sẽ trôi lăn sanh tử. Các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện tu bảy giác chi.

“Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Các Tỳ-kheo, sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành[vii].

2. Sự giống nhau và khác biệt giữa hai bản kinh

2.1.          Sự giống nhau.

-         Về tuyến nhân vật: gồm Đức Phật và Mahā Cunda (bản Hán ghi là Quân-đầu).

-         Về thất giác chi: Gồm, niệm; trạch pháp; tinh tấn; hỷ; khinh an; định và xả.

-         Người trì tụng thất giác chi: Māha Cunda.

-         Đức Phật xác tín vai trò của thất giác chi.

2.2.          Sự khác biệt.

-         Về địa điểm. Tương Ưng ghi: tinh xá Trúc Lâm thuộc thành Vương-xá. Tăng-nhất-A-hàm ghi: vườn Cấp-cô-độc, thuộc nước Xá-vệ.

-         Về người bệnh: theo kinh Tương ƯngĐức Phật. Theo Tăng-nhất-A-hàmtôn giả Quân-đầu.

-         Sau khi nghe Māha Cunda thuyết Thất giác chi, kinh Tương Ưng ghi: Đức Phật khỏi bệnh. Tăng-nhất-A-hàm ghi: Tôn giả Quân-đầu khỏi bệnh.

-         Tăng-nhất-A-hàm ghi nhận Đức Phật khuyến tấn trì tụng Thất giác chi. Kinh Tương Ưng không có chi tiết này.

Mặc dù có bốn điểm giống nhau và bốn điểm khác biệt trong hai bản kinh này, thế nhưng nội dung giống nhau chủ yếu mà cả hai bản kinh cùng đề cập, đó chính là vấn đề bệnh tật, được nghe thất giác chi và sau đó lành bệnh. Sự khác biệt quan trọng giữa hai bản kinh là: một bên Đức Phật bị bệnh và một bên là tôn giả Quân-đầu.

Trong việc tìm kiếm tính logic nội tại từ câu chuyện này, việc tìm hiểu nhân thân của tôn giả Mahā Cunda là tiền đề góp phần vén bức màn bí ẩn của sự kiện.

3. Về tôn giả Mahā Cunda.

Theo khảo sát, trong kinh tạng Nikāya có nhiều nhân vật cùng mang tên Cunda như sau:

-         Tên người thợ rèn (kammāraputta) ở Pāvā.

-         Sa-di Cunda (Cunda-Samaṇuddesa).

-         Mahā Cunda.

-         Cūla Cunda.

Theo khảo cứu của G. P Malalasekera (1899-1973) trong Từ điển Phật học nhân xưng Pāli (Buddhist Dictionary of Pali Proper Names), ngoại trừ người thợ rèn, thì ba nhân vật Sa-di Cunda, Mahā Cunda và Cūla-Cunda đều chỉ cho một người[viii]. Chúng tôi đã xem lại cơ sở tham chiếu của chiếu của G. P Malalasekera và các nguồn tư liệu đều khẳng định rằng, Mahā Cunda chính là người em trai của tôn giả Sāriputta.

Theo tư liệu Jataka[ix]Trưởng lão Tăng kệ[x], tôn giả Mahā Cunda đã từng làm thị giả cho Đức Phật. Ngay trong chuyến du hành cuối cùng về Kusinārā, tôn giả Mahā Cunda là người xếp áo Saṇghāti làm bốn để Như Lai nghỉ ngơi sau khi vượt sông Kakutthā[xi].

Đặc biệt, sau khi tôn giả Sāriputta viên tịch ở làng Nāla thuộc vương quốc Magadha, chính tôn giả Mahā Cunda đã giữ gìn y bát của ngài Sāriputta, sau đó đem về tinh xá của ông Cấp-cô-độc ở Sāvatthi, để trình với ngài Ānanda đầu tiên[xii]. Cần phải thấy, tôn giả Sāriputta là một cao đồ của Đức Phật, sự viên tịch của tôn giả làm cho chúng tỳ-kheo dường như trống không[xiii]. Tuy nắm giữ thông tin về sự kiện tôn giả Sāriputta viên tịch mà nhiều người muốn biết, nhưng Mahā Cunda vẫn theo phép thầy trò, thưa chuyện với ngài Ānanda trước, để rồi sau đó được ngài Ānanda dẫn đến hầu Phật, nhằm trình bày câu chuyện cụ thểchi tiết hơn.

Cũng liên hệ với tôn giả Ānanda, trong thời gian an cư ở Pāvā, tôn giả Mahā Cunda biết tin giáo chủ Nigaṇṭha Nātaputta vừa viên tịch và các đệ tử của giáo phái này đã xung đột, tàn hại lẫn nhau. Ưu tư trước sự kiện này, liên hệ đến viễn tượng Đức Phật viên tịch; thế nên sau khi kết thúc mùa an cư ở Pāvā, Sa-di Cunda đã nhanh chóng đến Sāmāgama để thưa chuyện với tôn giả Ānanda. Sự kiện giáo chủ Nigaṇṭha Nātaputta qua đời và nỗi lo lắng của Sa-di Cunda được kinh Trường Bộ[xiv] và kinh Trung Bộ[xv] cùng ghi nhận.

Trong cả hai sự kiện quan trọng vừa nêu, tôn giả Mahā Cunda đều trực tiếp thưa với ngài Ānanda đầu tiên và sau đó, được ngài Ānanda dẫn đến hội kiến Đức Phật. Trình tự diễn tiến này là cơ sở để G. P Malalasekera cho rằng, ngài Ānanda là thầy tế độ của Sa-di Cunda[xvi].

Ở đây, trong nội dung câu chuyện được ghi nhận ở kinh Bệnh (S.v.81) ở trên, tôn giả Mahā Cunda hay tin Đức Phật lâm bệnh liền tự tiện đến thăm. Liên hệ đến phép ứng xử đúng mực với thầy của mình là tôn giả Ānanda, qua hai trường hợp vừa dẫn, thì sự việc Mahā Cunda tự mình đến thăm Đức Phật dường như là một ngoại lệ. Điều này sẽ được làm sáng tỏ hơn khi xem xét một vài trường hợp liên quan đến bệnh tật của đức Thế Tôn

4. Tâm thế khi Đức Phật lâm bệnh.

Với cấu trúc bằng tứ đại, thân thể của Đức Phật cũng tổn hại va hư hao cùng năm tháng. Sự ngạc nhiên của ngài Ānanda và câu trả lời của Đức Phật đã nói rõ hơn về thực tế nghiệt ngã này:

- Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời (sithilāni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.

- Sự thể là vậy, này Ānanda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn[xvii].

Câu chuyện này đã cho thấy, có thân tứ đại, tất sẽ bị hư hoại theo quy luật tự nhiên hoặc do những yếu tố khác.

Trong kinh điểnluật tạng ghi nhận nhiều trường hợp đức Thế Tôn bị bệnh, và hầu hết các trường hợp đều do ngự y Jīvaka điều trị, chăm nom. Trong những lần thân tứ đại lâm bệnh, thì trường hợp Đức Phật bị thương ở chân do Devadatta xô đá, là một sự kiện phản ánh tầm mức vĩ đại của một bậc vĩ nhân.

Kinh Miếng đá vụn,  Tương Ưng (S.i.27) ghi :

Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải. Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não[xviii].

Đoạn kinh trên nhấn mạnh rằng, dù bị miếng đá vụn đâm phải, và đức Thế Tôncảm thọ khó chịu về thân (sārīrikā vedanā dukkhā) nhưng Ngài đã chánh niệm tỉnh giác (sato sampajāno), nhẫn chịu (adhivāseti) và không phiền não (avihaññamāno).

Chứng kiến sự kiện này, bảy trăm quần tiên Satullapakāyikā đã thay nhau tán thán:

Sa-môn Gotama thật là bậc Long tượng… là bậc Sư tử…là Lương tuấn mã….là bậc Ngưu vương…là bậc Nhẫn nại Kiên cường... bậc Khéo điều phục…..Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau... không có phiền não[xix].

Trong Cullavagga, chương Chia rẽ hội chúng và  Tích truyện Pháp[xx] đều ghi nhận sự kiện này với những cách thức biểu đạt rất mực sinh động.

Trở lại với nội dung chính, tức câu chuyện được ghi lại trong kinh Tương Ưng (S.v.81), ghi rằng:

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh (ābādhiko), khổ đau (dukkhito), bị trọng bệnh (bāḷhagilāno).

Vế sau của câu kinh này thường xuất hiện trong những câu chuyện liên quan đến bệnh tật, từ bậc xuất gia cho đến hàng cư sĩ như tôn giả Vakkali (S.iii,119)[xxi]; tôn giả Assaji (S.iii,124)[xxii]; tôn giả Khemaka (S.iii,126)[xxiii], cư sĩ Dīghāvu (S.v,344)[xxiv], cư sĩ Anāthapiṇḍika (S.v,380)[xxv]…với cấu trúc sau: 1. tên một người nào đó; 2. bị bệnh; 3. bị khổ đau; 4. bị trọng bệnh (…ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno).

Trong khi đó, theo kinh Miếng đá vụn (S.i.27), cho dù thân thể cảm thọ khó chịu, nhưng Ngài đã chánh niệm tỉnh giác (sato sampajāno), nhẫn chịu (adhivāseti) và không phiền não (avihaññamāno).

Cần phải thấy, một bậc đã giác ngộ viên mãn như Đức Phật, hoàn toàn tự chủ lẽ sống chết, làm chủ cả thân và tâm, thì không lý nào phải nhờ một vị xuất gia như Mahā Cunda trùng tuyên lại một nội dung giáo pháp, mà chính Ngài là người đã phát hiện, chứng nghiệm và tuyên thuyết! Không những vậy, bậc Y vương như Đức Phật không cần ai bảo hộ mạng sống, dù đó là hàng đệ tử, như lời Ngài đã dạy trong kinh Tăng Chi:

Mạng sống của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết: "Mạng sống của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm". Các đệ tử không có che chở Ta về mạng sống, và Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở cho Ta về mạng sống[xxvi]. Từ câu kinh này cho thấy, việc nhờ đệ tử Mahā Cunda tụng thất giác chi để Thế Tôn lành bệnh, là câu chuyện không có cơ sở.

 Như vậy, trong sự kiện Đức Phật bị bệnh ở kinh Tương Ưng (S.v.81), có khả năng tên của Đức Phật bị nhầm lẫn với tôn giả Mahā Cunda. Khi đối chiếu với bản kinh chữ Hán tương đương, thì câu chuyện này có sự thay đổi vài chi tiết quan trọng.

5. Tính hợp lý, sinh động của bản kinh chữ Hán.

Kinh Tăng-nhất-A-hàm, quyển 33, phẩm Đẳng pháp, kinh số 6, có nội dung tương tự kinh Tương Ưng (S.v,81). Để tiện việc theo dõi, chúng tôi xin được tóm tắt  bài kinh như sau:

Tôn giả Quân-đầu bệnh nặng, tư duy tiêu cực, nghĩ rằng bị đức Thế Tôn bỏ rơi, ngập tràn khổ não. Bằng thiên nhĩ siêu việt, đức Phật nghe được những lời bi lụy này và dạy các tỳ-kheo cùng đến thăm bệnh tôn giả.

Sau thông lệ thăm hỏi bệnh tình, Đức Phật bảo Quân-đầu: Ông có thể nói cho Ta nghe bảy giác chi không?

Theo yêu cầu của Phật, Quân-đầu trùng tụng bảy giác chi ba lần và sau đó mọi tật bệnh của tôn giả đều được dứt sạch.

Đức Phật tán thán giá trị tối thắng của bảy giác chi và khuyến tấn các tỳ-kheo nên phát tâm hành trì[xxvii].

Theo tư liệu Nikāya đã chứng minh ở trên, tôn giả Mahā Cunda còn là Sa-di trong thời điểm anh trai ngài là tôn giả Sāriputta viên tịch, và sau đó vài tháng Đức Phật cũng nhập Niết bàn. Nếu đó là sự thật, tức Mahā Cunda còn là sa-di khi Phật còn tại thế, thì dễ hiểu tại sao tôn giả có những tư duy bi lụy, khổ đau trong khi thân lâm trọng bệnh như kinh Tăng-nhất-A-hàm đã chỉ ra.

Việc tôn giả Quân-đầu theo lời dạy của Phật trùng tuyên thất giác chi là điều được công nhận ở cả hai truyền thống kinh điển, và điều này giống với những trường hợp Đức Phật thuyết bảy giác chi cho tôn giả Mahā Kassapa (S.v,79)[xxviii] và cả tôn giả Mahā Moggalāna (S.v,80)[xxix] được ghi nhận trong kinh Tương Ưng.

Do vậy, câu chuyện tôn giả Quân-đầu bị bệnh, nghe Phật dạy tụng thất giác chi và sau đó khỏi bệnh trong kinh Tăng-nhất-A-hàm, là câu chuyện có nội dung và kết cấu hợp lý.

6.     Nhận định

Trong kinh tạng Nikāya, bản kinh có tựa đề là Bệnh (S.v,81) đã lấy việc trì tụng thất giác chi làm liệu pháp trị bệnh. Kinh Tăng-nhất-A-hàm tương đương trong Hán tạng cũng phản ánh vấn đề bệnh tật và đề xuất cách chữa trị bằng cách nghe thất giác chi.

Điểm khác biệt quan trọng giữa hai bản kinh chính là, kinh tạng Nikāya cho rằng Đức Phật bị bệnh, nghe thất giác chi và sau đó khỏi bệnh. Tư liệu Hán tạng cho rằng, Sa-di Quân-đầu bị bệnh, nghe thất giác chi và sau đó thoát khỏi bệnh tình. Vậy, trong hai nguồn kinh điển nêu trên, thì trường hợp nào phù hợp với chân lý?

Theo cách thức tổ chức của kinh tạng Nikāya, thì kinh Tương Ưng là sự tập hợp những bài kinh có cùng một chủ đề (Saṃyutta). Kinh Bệnh (S.v,81) là một kinh ngắn, nằm trong chủ đề thất giác chi, gọi là Tương Ưng giác chi (Bojjhaṅgasaṃyuttaṃ). Phải chăng, với khoảng thời gian hơn bốn trăm năm giữ gìn kinh điển bằng cách thức ghi nhớ trước khi được ghi lại thành văn bản[xxx], đã có một sự nhầm lẫn trong quá trình gìn giữ, ghi chép, tập thành kinh văn liên quan đến bài kinh Bệnh (S.v,81)? Phải chăng, do quan điểm muốn nhấn mạnh đến vai trò của thất giác chi trong vấn đề chữa bệnh, cầu an nên đã thay đổi cấu trúc bản kinh? Nghi vấn này càng được tỏ rõ đối với xu hướng biện giải Phật học, xem bản kinh này như một Hộ kinh (Parittaṃ).

Có thể nói, từ những đối khảo về nội dung hai bản kinh, từ những phân tích về nhân thân của tôn giả Mahā Cunda, về tâm thế của Đức Phật khi lâm bệnh, và đặc biệt là ý kinh Tăng Chi: Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở cho Ta về mạng sống[xxxi]; đã cung cấp nhiều bằng chứng xác thực để có thể khẳng định rằng: bản kinh Tăng-nhất-A-hàm nêu trên chứa đựng những nội dung hợp lý, so với bài kinh Bệnh (S.v,81) trong kinh tạng Nikāya.



[i] Thích Minh Châu, So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pāli, Luận án tiến sĩ Phật học, Đại học Bihar, Ấn Độ, 1961, Thích Nữ Trí Hải dịch, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Xem thêm, Thích Chúc Phú, Kinh tứ thập nhị chương-đối chiếu và nhận định, NXB. Hồng Đức, 2014.

[ii] Lời giới thiệu luận án tiến sĩ của HT. Thích Minh Châu của viện trưởng S. Mookerjee, Tân tòng lâm Nalanda, Ấn Độ. Xem, Thích Minh Châu, So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pāli, Ibid, tr. 8.

[iii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 504-505.

[iv] 大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第三十三, 等法品, 六

[v] Dòng ghi chú đó là: Kinh Hán Tạng: Tăng, Đại 2,73la. Xem, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 505n.

[vi] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 504-505

[vii] Kinh Tăng-nhất-A-hàm, bản dịch của HT. Thích Đức Thắng.

[viii] Malalasekera, G.P. Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names. Vol 1. London: Luzac & Company Ltd., 1960, p. 880.

[ix] Jataka, số 456.

[x] Kinh Tiểu Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 471.

[xi] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 324

[xii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 574-577.

[xiii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 577

[xiv] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 571

[xv] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.301

[xvi] Malalasekera, G.P. Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names. Vol 1. London: Luzac & Company Ltd., 1960, p.878.

[xvii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 625.

[xviii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 69.

[xix] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 70

[xx] Tích truyện Pháp, tập 2, Viên Chiếu dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.51-52

[xxi] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 743

[xxii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 747

[xxiii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 749

[xxiv] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 723.

[xxv] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 750.

[xxvi] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 719.

[xxvii]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第三十三, 等法品, 六

[xxviii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 503-504.

[xxix] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 504.

[xxx] Lamotte, Étienne.,  History of Indian Buddhism. Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988, p. 558

[xxxi] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 719.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14097)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10843)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10510)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11171)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11984)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13111)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13611)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33631)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11323)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12891)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13036)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11602)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17867)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11409)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11468)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18957)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12526)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13129)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15732)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11801)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11685)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12737)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12622)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13936)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12958)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12911)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13273)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12740)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12672)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11721)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11713)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12316)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12374)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19808)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11949)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11983)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16870)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12660)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15051)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16102)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12864)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12211)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11908)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11917)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13142)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16495)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13223)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12478)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11808)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19831)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11138)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11249)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10395)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11081)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10954)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10027)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11737)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11621)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant