Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Phật Thuyết Công Đức Tạo Tháp

17 Tháng Ba 201709:48(Xem: 14324)
Kinh Phật Thuyết Công Đức Tạo Tháp
Kinh Phật Thuyết Công Đức Tạo Tháp

No. 699
Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc
Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu (01).
Việt dịch: Quảng Minh.

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại cung trời Đao lợi, ngồi trên pháp tòa làm bằng ngọc trắng, cùng với các đại tỳ kheo, các đại bồ tát, thiên chủ trời Đao lợi, vô lượng chúng đều đến tụ tập. Bấy giờ, Đại phạm thiên vương, Na la diên thiên tử, Đại tự tại thiên tử và năm vị càn thát bà vương, mỗi vị cùng các quyến thuộc đều đi đến chỗ đức Phật, muốn thưa hỏi đức Thế tôn phương pháp tạo tháp và cái lượng công đức sinh ra khi tạo tháp.

Trong pháp hội có vị bồ tát tên là Quán Thế Âm, biết ý nghĩ của họ, từ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, gối phải chấm đất, chắp tay hướng về đức Phật mà thưa: Bạch đức Thế tôn, hôm nay có chư thiên và các vị càn thát bà đi đến nơi đây là muốn thỉnh cầu đức Thế tôn chỉ dạy phương pháp tạo tháp và cái lượng công đức sinh ra khi tạo tháp, con xin đức Thế tôn vì họ và vì lợi ích cho tất cả vô lượng chúng sinhgiải thuyết.

Bấy giờ đức Thế tôn dạy bồ tát Quán Thế Âm: Thiện nam tử, chư thiên cùng đại chúnghiện tại đây và tất cả chúng sinh ở đời vị lai, tùy theo chỗ ở, phương xứ nào chưa có ngôi tháp thì có thể kiến tạo ngôi tháp ở nơi ấy. Hình thể của ngôi tháp có thể cao lớn, tráng lệ, vượt quá ba cõi, cho đến nhỏ như trái xoài (02) . Trụ tháp (03) có thể cao đến Phạn thiên, cho đến nhỏ như cây kim. Lọng tháp (04) có thể lớn trùm khắp cõi đại thiên, cho đến nhỏ như chiếc lá của cây táo. Bên trong ngôi tháp chứa thờ xá lợi, tóc, răng, râu, móng của Như lai, cho đến chỉ có một phần (những loại xá lợi), hoặc an trí pháp tạng là các kinh trong mười hai thể loại (05), cho đến an trí một bài kệ có bốn câu. Công đức của người tạo tháp bằng với công đức của bậc Phạn thiên. Người ấy sau khi mạng chung thì sinh lên cõi trời Phạn thế (06). Sống hết thọ mạngcõi trời Phạn thế, người ấy sinh về cõi trời Ngũ tịnh cư (07), đồng đẳng không có khác biệt với chư thiên cõi đó (08). Thiện nam tử, Như lai đã nói những việc như vậy, đó là nhân duyên và cái lượng công đức của việc tạo tháp, ông và chư thiên v.v… phải nên tu học.

Bấy giờ, bồ tát Quán Thế Âm lại thưa với đức Phật: Bạch đức Thế tôn, như những gì Thế tôn đã dạy, từ việc an trí xá lợi cho đến pháp tạng, con đã tiếp nhận ghi nhớ. Con kính thưa hỏi đức Thế tôn về nghĩa của bài kệ có bốn câu, cúi xin đức Thế tôn vì con mà phân biệt diễn thuyết.

Bấy giờ, đức Thế tôn thuyết bài kệ sau:

                        Các pháp nhân duyên sinh

                        Ta nói là nhân duyên

                        Nhân duyên hết là diệt

                        Ta dạy nói như vậy. (09)

Thiện nam tử, nghĩa của bài kệ này là nói về pháp thân của Phật. Các ông phải sao chép bài kệ này rồi an trí ở trong ngôi tháp. Vì sao? Vì tất cả các pháp do nhân duyên sinh đều là thể tánh không tịch (10), vì vậy Như lai gọi đó là pháp thân.           Nếu có chúng sinh hiểu rõ ý nghĩa nhân duyên của các pháp, nên biết người ấy thấy được Phật (11).

Bấy giờ, bồ tát Quán Thế Âm cùng với chư thiên, tất cả đại chúng, các vị càn thát bà v.v… nghe những điều Thế tôn tuyên thuyết, ai cũng rất hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhậnphụng hành.

---------------------

Lời Tựa Kinh Công Đức Tạo Tháp

Tháp là gọi theo tiếng Phạn, dịch ý chỗ đất cao ráo. Tháp có hình vuông hay hình tròn, chế tác đa dạng, cầu kỳ hay giản dị (12), vẻ đẹp hài hòa, đắp đất trồng cây lưu lại linh ứng, cửa khóa pháp tạng, mong mỏi truyền đạt công đức hà sa, ngõ hầu đền đáp công lao trần kiếp.

Tháp đâu phải là nơi nói lên sự ái mộ vĩnh hằng với người cung kiếm mão y; như lăng Vũ Đế (13), vách Khổng Tử (14), chỉ dùng hiển bày sự chôn giấu mà thôi. Tháp có thể có cái lượng bằng với Đại thiên, trùm cả ba cõi và cao đến trời Phạn thế; có thể chỉ bằng với trái xoài, sánh với lá táo và ví như cây kim. Tháp dẫu có hai đường cao thấp, phước cũng không hai, dẫu có ngàn cách lớn nhỏ, tịnh tâm chung một. Tháp không chỉ là vàng ròng, ngọc trắng, cạnh tranh sáng đẹp; lửa ngay, nước sạch (15), nổi chìm màu sắc. Vào buổi chiều, tiếng gió lành thổi rung hòa vào tiếng chuông ngân trầm ấm. Vào buổi sáng, ngọt ngào lờ lững sương móc cõi tiên, long lanh ngưng đọng trên những phù điêu. Tháp là nơi vị đầy ba quả (16), công thêm bốn thiền, cao lên cung trời Hữu đảnh, đi đến ý địa Vô tai. Tháp dạy truyền ý tứ rộng sâu như vậy.

Ngày 15 tháng 11, mùa đông năm Vĩnh Long thứ nhất (680, vua Đường Cao Tông), cung thỉnh pháp sư Địa bà ha la người Thiên trúc cùng với 5 vị ở chùa Tây Minh, đạo tràng Hoằng Phước là các sa môn Viên Trắc v.v… phụng chiếu tuyên dịch kinh này. Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm đó thì chư vị dịch xong văn nghĩa của kinh này, ngõ hầu pháp bảo này cứu giúp Đại thiên, khiến cho tuệ đăng kia chiếu sáng ba cõi. Kinh ấy sau đây: (17)

25.03.2011

(21.02.Tân Mão)


01. Địa bà ha la (613 – 687): Hán dịch là Nhật Chiếu. Sư xuất gia từ thưở ấu niên, từng trụ các chùa Ma ha bồ đề, Na lan đà. Sư có phong nghi cao đẹp, thông minh đỉnh ngộ, thông đạt 3 tạng, am tường 5 minh, rất giỏi chú thuật. Ngưỡng mộ chí nguyện của ngài Huyền Trang, năm 676, đời vua Đường Cao Tông, sư đến Trường An, bấy giờ sư đã trên 60 tuổi. Năm 680, nhà vua ra sắc lịnh thỉnh sư ở biệt viện và sắc 10 vị đại đức giúp sư dịch kinh tại chùa Thái Nguyên ở Đông kinh và các chùa Thái Nguyên và chùa Hoằng Phước ở Tây kinh. Trong 6 năm, từ năm 680 đến năm 685, sư và 10 vị đại đức cùng dịch xong kinh Đại thừa hiển thức, 18 bộ, 34 quyển. Năm 684, tại chùa Thái Nguyên, Tây kinh, sư trao cho ngài Pháp Tạng phẩm Nhập pháp giới của kinh Hoa nghiêm, nhờ đó kinh Hoa nghiêmTrung Quốc mới được đầy đủ. Sư thường nghĩ đến việc báo đáp công ơn của mẹ, muốn trở về quê, nhiều lần dâng biểu xin từ quy, cuối cùng được vua chấp nhận, nhưng tiếc rằng sư bị bịnh, nên không về quê được. Năm 687, sư thị tịch thọ 75 tuổi. Vũ Hậu ban sắc an táng sư tại chùa Hương SơnLong Môn, kinh đô Lạc Dương, Trung Quốc.

02. Am la quả (菴羅果, Amra): Luật Thiện kiến gọi trái xoài là trái am la.

03. Biểu sát (表剎): gọi tắt là sát, xuất từ chữ sát đa la (剎多羅, Ksetra), nghĩa là trụ phướng (tràng can). Trụ phướng tiêu biểu ở trên đỉnh của ngôi tháp gọi là biểu sát: vật tiêu biểu tháp. Sát chỉ cho cõi Phật, cũng để tôn xưng tháp Phật. Tôn xưng chùa thì gọi là Phạn sát. Trên tháp đặt trụ cao vọt lên, có nhiều khoanh tròn gọi là luân cái (8 khoanh sắp lên là tháp Phật). Chóp trụ là hình viên ngọc vọt sáng, bên trong tôn trí xá lợi Phật. Có khi trụ này dựng riêng trước tháp, gọi là trụ biểu. Có khi không có tháp mà chỉ có trụ, thì trụ này chính là tháp (và trên đỉnh trụ có một luân cái mắc linh báu). Chóp tất cả loại trụ đều làm bằng vàng, nên gọi là kim sát. Kinh Pháp hoa, phẩm Phân biệt công đức ghi: Trụ tháp rất cao rộng, nhỏ lần đến Phạn thiên (biểu sát thậm cao quảng, tiệm tiểu chí Phạn thiên: 表剎甚高廣, 漸小至梵天). Kinh Duy ma, phẩm Pháp cúng dường ghi: Dựng tháp bảy báu, chu vi bằng một đại lục nhân loại, cao đến Phạn thiên, trụ biểu tráng lệ (起七寶塔,縱廣一四天下,高至梵天,表剎莊嚴: khởi thất bảo tháp, túng quảng nhất tứ thiên hạ, cao chí Phạn thiên, biểu sát trang nghiêm).

04. Luân cái (輪蓋): lọng hình bánh xe, còn gọi là bàn cái, thừa lộ bàn, hình giống như chiếc mâm tròn, nhiều lớp chồng lên nhau, xuyên tâm là cây biểu sát.

05. Thập nhị bộ kinh (mười hai bộ kinh): Thể văn và sự lý trong tất cả các kinh chia ra 12 loại (bộ = bộ phận, hay chi = thành phần), mà có bộ hay cuốn kinh đủ cả 12 loại, có bộ hay cuốn chỉ là 1 loại cho đến 11 loại. Đó là: 1. Tu đa la (Sutra = khế kinh, vì khế hợp chân lýtâm lý) là thể văn trường hàng trong các kinh, nói thẳng pháp nghĩa, 2. Kỳ dạ (Geya = ứng tụng hay trùng tụng) là thể văn chỉnh cú ứng với văn trường hàng mà lặp lại pháp nghĩa ở trước, 3. Già đà (Gatha = phúng tụng hay cô khởi) là thể văn chỉnh cú không theo trường hàng mà tự nói pháp nghĩa, 4. Ni đà na (Nidana = nhân duyên) là thuật lại lý do thấy Phật nghe pháp, lý do và địa điểm Phật thuyết pháp giáo hoá, 5. Y đế mục đa (Itivutaka = bản sự) là Phật thuật lại nhân duyên quá khứ của đệ tử, 6. Xà đa già (Jataka = bản sinh) là Phật nói về nhân duyên quá khứ của ngài, 7. A phù đạt ma (Adbhutadharma = vị tằng hữu) là ghi lại những việc bất tư nghị của thần lực Phật thị hiện, 8. A ba đà na (Avadana = thí dụ) là nói những ví dụ, 9. Ưu bà đề xá (Upadesa = luận nghĩa) là vấn đáp thảo luận về pháp nghĩa, 10. Ưu đà na (Udana = tự thuyết) là Phật tự nói chứ không ai hỏi được, 11. Tỳ phật lược (Vaipulya = phương quảng) nói về chân lý chính xác và rộng lớn, 12. Hoà già la (Vyakarana = thọ ký) thọ ký thành Phật cho bồ tát. Tựu trung, 3 loại đầu là chia theo thể văn, 9 loại sau là chia theo sự lý của thể văn ấy.

06. Phạn thế (梵世, brahmaloka): còn gọi là Phạn sắc giới, Phạn thế thiên, Phạn thế giới, Phạn giới; chỉ cho thế giới thuộc quyền chi phối của Phạn thiên. Từ ngữ Phạn thế còn là từ để gọi chư thiên cõi Sắc, vì người ở cõi này đã lìa dâm dục, cho nên xưa nayẤn độ gọi hạnh ly dục, thanh tịnh là Phạn hạnh.

07. Cõi trời Ngũ tịnh cư thuộc Sắc giới, cũng gọi là Ngũ bất hoàn thiên hay Ngũ a na hàm thiên. Kinh Thủ lăng nghiêm ghi: Ở đây, còn có năm bậc Bất hoàn thiên, đã dứt sạch chín phẩm tập khí của cõi dưới, khổ vui đều hết, chẳng định cư ở cõi dưới, nên an lập chỗ ở nơi tâm xả của đồng phận chúng sinh. Năm bậc đó là: l. Khổ vui đã diệt, ưa ghét chẳng sinh, hạng này gọi là Vô phiền thiên; 2. Tự tại phóng xả, chẳng có năng sở, tâm chẳng đối đãi, hạng này gọi là Vô nhiệt thiên; 3. Mười phương thế giới, diện kiến trong lặng, chẳng còn tất cả cấu nhiễm của cảnh trần, hạng này gọi là Thiện kiến thiên; 4. Diệu kiến hiện tiền, biến tạo vô ngại, hạng này gọi là Thiện hiện thiên; 5. Sắc trần từ tướng lăng xăng đến chỗ cứu cánh chẳng động, cùng tột tánh sắc chẳng có bờ bến, hạng này gọi là Sắc cứu cánh thiên. A Nan, với các cõi Bất hoàn thiên này, chỉ riêng bốn vị thiên vương cõi tứ thiền mới được nghe biết, nhưng chẳng thể thấy biết. Như nay trong thế gian, nơi núi sâu rừng thẳm, những đạo tràng của bậc thánh, đều có các vị a la hán trụ trì, mà người thế tục chẳng thể thấy.

08. Ngũ Tịnh cư thiên là chỗ ở của các vị a na hàm. Các vị sẽ ở đây tu tập tiếp để chứng quả a la hán. Thân của các vị trời trong Ngũ tịnh cư thiên bằng sắc chất cực vi tế hơn hẳn tất cả các cõi trời bên dưới trong Sắc giới.

09. Kệ tụng này thuyết minh sự bất sinh bất diệt của pháp thân, nên gọi là pháp thân kệ, pháp thân xá lợi kệ, pháp tụng xá lợi. Kinh Dục tượng công đức ghi: Thiện nam tử, chư Phật Thế tôn có đủ ba thân, đó là pháp thân, thọ dụng thânhóa thân. Sau khi Như lai nhập niết bàn, nếu ai muốn cúng dường ba thân này thì nên cúng dường xá lợi. Song xá lợi có hai loại: một là thân cốt xá lợi, hai là pháp tụng xá lợi. Đức Phật liền nói một pháp tụng: Các pháp theo duyên khởi/ Như lai nói là nhân/ Pháp kia nhân duyên hết/ Là đại sa môn nói.

(諸法從緣起, 如來說是因, 彼法因緣儘, 是大沙門說: Chư pháp tùng duyên khởi/ Như lai thuyết thị nhân/ Bỉ pháp nhân duyên tẫn/ Thị đại sa môn thuyết).

10. Thể tánh chân thật của tất cả các pháp, không luận là tâm hay sắc, đều là cái tánh không tịch. Các pháp không tịch nên không có một sự gì và cũng không có một tướng gì, nhưng vì vậytùy duyên có tất cả sự, tất cả pháp. Như Trung luận ghi: “Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành”.(以有空義故,一切法得成: Vì do có tánh không nên các pháp đều thành).

11. Tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâm chung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tônđảnh lễ Ngài lần cuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi ở của Thế Tôn được, cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mình ở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali. Sau khi đến đức Thế Tôn hỏi: - Này Vakkali, nếu ông không có gì trách mình về giới luật, vậy có gì phân vân hay hối hận không ? Tôn giả Vakkali thưa rằng: - Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn, nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.. Đức Thế Tôn dạy rằng: - Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali. Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta, Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp. (H.T Minh Châu dịch, kinh Tương ưng bộ, tập 3)

12. Chánh văn là sạ trác sạ phác. Cầu kỳ thì như ngọc đã mài giũa, giản dị thì như ngọc chưa mài giũa.

13. Chỉ cho vua Vũ nhà Hạ, 2205 trước Công nguyên.

14. Khổng bích: Sách Hán thư, thiên Nghệ văn chí có ghi: “Thượng thư cổ văn lấy từ trong vách nhà họ Khổng. Cuối đời Vũ Đế, Lỗ Cung Vương phá đất nhà Khổng Tử, muốn làm rộng cung thất của mình, mà phát hiện Cổ văn thượng thư, tới Lễ ký, Luận ngữ, Hiếu kinh, phàm hơn 10 thiên, đều là chữ cổ. Cung Vương ra vào nhà đó, nghe thấy tiếng đàn sắt, đàn cầm, chuông, khánh, sợ hãi bèn dừng việc không phá vách nữa. Khổng An Quốc là hậu duệ của Khổng Tử, dốc lòng học được sách này, khảo chú 29 thiên, được hơn 16 thiên. Được An Quốc hiến cho triều đình, gặp nạn vu cổ, chưa được xếp vào hàng học quan”.

15. Chỉ cho các hoa văn lửa và nước.

16. Ba quả là chỉ cho thánh quả a na hàm, quả thứ 3 trong bốn quả thanh văn.

17. Trong đại tạng kinh, lời tựa này nằm ở phía trên kinh văn, nay đưa xuống như là phụ lục.

Quảng Minh Việt dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14925)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14749)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13206)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14365)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20103)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18357)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30682)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12359)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15458)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13689)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13860)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13471)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14385)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13639)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16657)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15300)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31136)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18735)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14939)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14523)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14502)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19601)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14375)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14453)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14643)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14675)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17843)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13474)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13617)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14086)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16360)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15262)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13439)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13098)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13224)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12946)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14028)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14645)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14153)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14553)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12925)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13750)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13205)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13687)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14623)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13213)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13674)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13636)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13804)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13626)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12522)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12808)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12374)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14958)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant