Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Luận Quảng Ngũ Uẩn

07 Tháng Bảy 201715:42(Xem: 9179)
Luận Quảng Ngũ Uẩn

LUẬN QUẢNG NGŨ UẨN


No. 1613

Nguyên tác: Tôn giả An Huệ
Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la
Dịch Việt: Tâm Hạnh
(chủ nhiệm và giảng dạy Lớp Hán văn Phật học VNCPHVN)

 

Đức Phật nói năm uẩnsắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn.

Sắc uẩn là gì? Là bốn đại chủng và những sắc do bốn đại chủng tạo thành.

Bốn Đại chủng là gì? Là Địa giới, Thuỷ giới, Hoả giới, Phong giới.

Chúng có nghĩa là gì? Địa là tính cứng; thuỷ là tính ướt; hoả là tính nóng; phong là tính nhẹ. Giới là giữ gìn tính chất riêng của sắc được tạo ra.

Sắc do bốn đại tạo ra là gì? Là nhãn căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, sắc, thanh, hương, vị một phần của xúc trần và các vô biểu sắc v.v… Tạo có nghĩa là làm nhân. Căn nghĩa là năng lực lớn nhất, là làm chủ, vượt lên. Nghĩa làm chủ tức là làm chủ cho cái gì, như nhãn căn làm chủ cho nhãn thức, vì nó sinh ra nhãn thức. Như thế cho đến thân căn làm chủ cho thức, vì nó sinh ra thân thức v.v…

Nhãn căn là gì? Lấy sắc trần làm cảnh, lấy tịnh sắc(1) làm tính chất. Nó là một phần tịnh sắc ở trong mắt giống như đề hồ nguyên chất. Có tính chất này thì nhãn thức sanh, nếu không có thì nhãn thức không sinh.

Nhĩ căn là gì? Lấy thanh trần làm cảnh, lấy tịnh sắc làm tính chất. Nó là một phần tịnh sắc trong lỗ tai. Có tính này nên nhĩ thức sinh, nếu không thì nhĩ thức không sinh.

Tỷ căn là gì? Lấy hương trần làm cảnh, lấy tịnh sắc làm tính chất. Nó là một phần tịnh sắc trong lỗ mũi. Có tính chất này nên tỷ thức sinh, nếu không thì tỷ thức không sinh.

Thiệt căn là gì? Lấy vị trần làm cảnh, lấy tịnh sắc làm tính chất. Nó là tịnh sắc có khắp trên lưỡi, có chỗ nói chỉ có phần nhỏ trên đầu tiệm mao chứ không khắp cả lưỡi. Có tính chất này nên thiệt thức sinh, nếu không thì thiệt thức không sinh.

Thân căn là gì? Lấy xúc trần làm cảnh, lấy tịnh sắc làm tính chất. Nó là tịnh sắc có khắp trên thân. Có tính chất này nên thân thức sinh, nếu không thì thân thức không sinh.

Sắc trần là gì? Là đối tượng của mắt, gồm có hiển sắc, hình sắc, và biểu sắc. Hiển sắc gồm có các màu từ bốn màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng. Hình sắc là dài ngắn v.v…

Thanh trần là gì? Là đối tượng của lỗ tai, gồm có âm thanh từ thân của loài hữu tình, âm thanh từ loài vô tình và âm thanh của cả hai.

Tâm, tâm sở là năng chấp thọ. Kể cả thân thể các loài nhỏ nhít là sở chấp thọ. Âm thanh của loài hữu tình như tiếng vỗ tay, nói chuyện …; âm thanh của loài vô tình như là tiếng gió thổi, nước chảy …; âm thanh của cả hai như là tiếng trống do bàn tay đánh kêu….

Hương trần là gì? Là đối tượng của lỗ mũi, gồm có mùi thơm, mùi hôi và mùi bình thường. Mùi thơm là loại mùi khi tiếp xúc với lỗ mũi, đối với hoạt động của năm uẩncảm giác dễ chịu; mùi hôi thì khi ngửi đối với hoạt động của năm uẩncảm giác khó chịu; mùi bình thường là khi tiếp xúc với lỗ mũi thì không có cảm giác dễ chịu hay khó chịu.

Vị trần là gì? Là đối tượng của lưỡi gồm các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, lạt….

Một phần của xúc trần là gì? Là đối tượng của thân gồm tính trơn, rít, nặng, nhẹ, nóng, lạnh, đói, khát …, trừ đại chủng. Trơn nghĩa là mềm mịn; rít nghĩa là thô cứng; nặng nghĩa là có trọng lượng; nhẹ nghĩa là ngược lại với nặng; nóng thì muốn làm lạnh, tiếp xúc là nhân của lạnh, tiếp xúc này chính là nhân nhưng đứng trên quả mà nói. Như nói chư Phật ra đời là vui, diễn nói chánh Pháp là vui, chúng Tăng hoà hợp là vui, tinh tấn đồng tu là vui. Tinh tấn tuy khổ nhọc, nhưng là nhân của vui, nên nói là vui. Ở đây cũng như vậy, muốn ăn là vì đói, muốn uống là vì khát. Lý này cũng như thế.

Trên đã nói bảy loại tạo thành xúc, và mười một sắc được tạo ra của bốn đại chủng.

Vô biểu sắc là gì? Nghĩa là những sắc được sinh ra từ biểu nghiệp, từ định, không thấy không đối. Biểu nghiệp tức là biểu hiện của thân và lời. Sắc này thông cả ba tánh thiện, ác, vô ký. Sắc được sinh ra tức là sắc được sinh ra từ sự biểu hiện của nghiệp thiện và bất thiện kia. Sắc này không biểu hiện ra, gọi là vô biểu. Sắc được sinh ra từ định tức là sắc được sinh ra từ bốn tầng thiền. Loại sắc vô biểu thuộc tính chất được tạo ra, gọi là thiện luật nghi, bất thiện luật nghi, cũng gọi là nghiệp, là chủng tử.

Các sắc trên lược chia thành ba loại: một là có thấy có đối, hai là không thấy có đối, ba là không thấy không đối. Trong ba loại này, có thấy có đối như hiển sắc v.v…, không thấy có đối như nhãn căn v.v…, không thấy không đối như vô biểu sắc v.v…

Thọ uẩn là gì? Có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lạc thọcảm giác khi mất đi thì muốn nó tồn tại. Khổ thọcảm giác khi phát sinh thì muốn nó biến mất. Bất khổ bất lạc thọ là cảm giác không thuộc hai trường hợp trên, là không muốn nó tồn tại hay biến mất. Thọ là sự lãnh nạp của thức (và căn, trần).

Tưởng uẩn là gì? Nghĩa là năng lực mạnh mẽ, nắm giữ các tướng của cảnh. Nắm giữ mạnh mẽ tức là lực rất mạnh và nắm giữ được. Như người có sức mạnh gọi là năng lực mạnh.

Hành uẩn là gì? Trừ thọ và tưởng ra, các tâm sở khác và tâm bất tương ưng hành gọi là hành uẩn. Các tâm sở khác là gì? Là các hành tương ưng với tâm. Đó là xúc, tác ý, tư, dục, thắng giải, niệm, định, tuệ, tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, xả, bất hại, tham, sân, mạn, vô minh, kiến, nghi, vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri, ác tác, thụy miên, tầm, tứ.

Các tâm sở này đối với Biến hành có năm. Năm pháp này có mặt khắp tất cả các tâm thiện, bất thiện, vô ký, nên gọi là biến hành.

Biệt cảnh có năm. Năm pháp này, mỗi pháp tuỳ theo đối tượng khác nhau mà thay đổi quyết định, tính cách không rời nhau. Trong đó, một pháp có mặt thì bốn pháp kia cũng có mặt.

Thiện có mười một.Phiền não có sáu, còn lại là tuỳ phiền não.

Bất định có bốn. Bốn pháp bất định này chẳng phải là tuỳ phiền não vì thông cả tánh thiện và vô ký.

Sau đây là trình bày tính chấtnghiệp dụng của các tâm sơ,û xúc v.v…

Xúc là gì? Nghĩa là sự hoà hợp của ba pháp. Tính chấtphân biệt. Ba pháp hoà hợp là nhãn căn, sắc trầnnhãn thức v.v… Các sự hoà hợp này phát sinh từ tâm, tâm sở, nên gọi là xúc. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho thọ.

Tác ý là gì? Nghĩa là làm cho tâm ghi nhận đối tượng, làm cho tâm, tâm sở phát động ngay trong hiện tại, nghĩa là làm cho tâm hiểu biết. Nghiệp dụnggiữ gìn, bám giữ các tâm.

Tư là gì? Là đối với công đức hay lỗi lầm, hoặc không cả hai, khiến tâm tạo tác, tính năng thuộc ý nghiệp. Nếu tính năng này có thì thức bám giữ theo tác dụng của tư mà biểu hiện ra trong hiện tại. Giống như nam châm hấp dẫn cây kim khiến cho chuyển động(2). Nghiệp dụngthúc đẩy tâm thiện, bất thiện, vô ký.

Dục là gì? Tính chấthy vọng đối với những điều ưa thích. (Điều ưa thích những điều thích thấy, ưa nghe). Nghĩa là mong cầu điều ưa thích. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho tinh tấn.

Thắng giải là gì? Tính chất là đối với cảnh quyết định, xác định đúng như sự hiểu biết của mình. Cảnh quyết định như đối với năm uẩn, ngài Thế Thân nói: “Sắc như bọt nước, thọ như bóng nước, tưởng như sóng nắng, hành như bẹ chuối, thức như ảo thuật”. Xác định đúng như thế, hoặc như các pháp đúng vào vị trí tự tướng của nó, nghĩa là sinh ra sự quyết định đúng như thế. Quyết định là xác định. Nghiệp dụng là không thay đổi khác. Nhờ năng lực mạnh mẽ này nên không thể thay đổi khác đi.

Niệm là gì? Nghĩa là đối với những việc từng trải qua, tâm không quên lãng. Tính chấtghi nhận rõ ràng. Những việc từng trải qua là những việc đã từng làm. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho không tán loạn.

Định là gì? Tính năng là tâm cảnh nhất như đối với đối tượng được quan sát. Đối tượng được quan sátnăm uẩn, vô thường, khổ không, vô ngã v.v… Tâm cảnh nhất như tức là tâm chuyên chú. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho trí. Nhờ tâm định nên ghi nhận đúng theo đối tượng.

Tuệ là gì? Tính năng là phân biệt đúng pháp đối với đối tượng, hoặc là được dẫn khởi đúng, hoặc là được dẫn khởi sai, hoặc là được dẫn khởi không đúng không sai. Đối tượng tức là đối tượng được quan sát. Phân biệt đúng pháp nghĩa là đối với tướng riêng, tướng chung của các pháp, nhờ tuệ giản trạch, nên xác định đúng đối tượng. Được dẫn khởi đúng như đệ tử Phật (nhận thức bằng chánh kiến). Được dẫn khởi sai như  các ngoại đạo (nhận thức bằng tà kiến). Được dẫn khởi không đúng không sai như các chúng sanh khác (nhận thức theo bản năng). Nghiệp dụng là đoạn trừ nghi ngờ. Tuệ có khả năng giản trạch nên đối với các pháp xác định đúng đối tượng.

Tín là gì? Nghĩa là đối với nghiệp, quả, Đế, Bảo v.v… tùy thuận theo một cách chính xác. Tính chất là làm cho tâm thanh tịnh. Nghiệp tức là nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp bất động. Quả tức là bốn quả Sa-môn: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Đế tức là bốn Thánh đế: khổ, tập, diệt, đạo. Bảo tức là Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Đối với nghiệp, quả, v.v… tùy thuận theo một cách chính xác, cũng gọi là thanh tịnh, và có nghĩa là hy vọng. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho mong muốn.

Tàm là gì? Tính chất là nhờ năng lực của tự thân và năng lực của pháp, cảm thấy xấu hổ đối với tội mình đã tạo. Tội tức là lỗi lầm, vì đó là điều người trí xa lánh. Người biết xấu hổ thì không tạo các lỗi lầm. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho việc ngăn phòng và chấm dứt hành động ác. 

Quý là gì? Tính chất là nhờ năng lực của thế giansợ hãi đối với tội mình đã tạo. Năng lực của thế gian tức là sợ bị quở trách, hình phạt, chê bai v.v… Có lỗi lầm thì xấu hổ với người khác. Nghiệp dụng như đã nói ở phần tàm.

Vô tham là gì? Nghĩa là trái ngược với tham. Tính chất là khiến cho vô cùng nhàm chán, không lệ thuộc. Nghĩa là đối với vạn vậtvật dụng,(3) bị lệ thuộc gọi là tham, ngược lại là vô tham. Ở đây nghĩa là đối với vạn vậtvật dụng không bị lệ thuộc, vì biết rõ khắp các lỗi lầm của sanh tử, nên sanh ra nhàm chán. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho hành động ác không sinh khởi.

Vô sân là gì ? Nghĩa làø trái ngược với sân. Tính chất là từ, tức là không làm tổn hại chúng sanh. Nghiệp dụng như đã nói ở phần vô tham.

Vô si là gì? Nghĩa là trái ngược với si. Tính chất là hành động đúng như thật. Như thật: nói cụ thểbốn Thánh đế, nói đầy đủ là mười hai Duyên khởi. Tinh cần đối với các pháp kia bằng hiểu biết đúng. Nghiệp dụng như đã nói ở phần vô tham.

Tinh tấn là gì? Nghĩa là trái ngược với biếng nhác. Tính chất là siêng năng thực hành các việc thiện. Có nghĩa là hoặc như mặc áo giáp, hoặc tinh cần, hoặc không khiếp nhược, hoặc không thối chuyển, không cho là thoả mãn. Nghiệp dụng là làm cho các thiện pháp thành tựu viên mãn.

Khinh an là gì? Nghĩa là trái ngược với thô nặng. Tính chất là làm cho thân tâm điều hoà, thoải mái, tức là xả bỏ mười nghiệp ác. Nghiệp dụng là đoạn trừ các chướng. Nhờ năng lực này nên trừ được tất cả chướng, xả bỏ thô nặng.

Không phóng dật là gì? Nghĩa là trái ngược với phóng dật. Nương vào các pháp vô tham cho đến tinh tấn xả bỏ pháp bất thiện, tu tập các pháp thiện để đối trị phóng dật. Tham, sân, si cho đến biếng nhác gọi là phóng dật vì trái ngược với không phóng dật. Không phóng dật tức là nương vào bốn pháp vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn để đối trị pháp bất thiện, tu tập các pháp thiện. Nghiệp dụng là làm chỗ y cứ cho chánh hạnh thế gianxuất thế gian.

Xả là gì? Nghĩa là nương vào các pháp vô tham, vô sân, cho đến tinh tấnthành tựu tính chất bình đẳng của tâm, tính chất chánh trực của tâm và tính chất vô công dụng của tâm. Lại nữa, nhờ pháp này nên xa lìa các pháp tạp nhiễm, an trụ pháp thanh tịnh. Nhờ nương vào vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, xa lìa các lỗi lầm của hôn trầm, trạo cử, bắt đầu tâm bình đẳng; có lúc tuỳ thuận mà không cần cố gắng, tuần tự thành tựu tâm chánh trực; có lúc xa lìa các tạp nhiễm, cuối cùng thành tựu tâm vô công dụng. Nghiệp dụng như đã nói ở phần không phóng dật.

Bất hại là gì? Nghĩa là trái ngược với hại. Tính chất là Bi. Nhờ tâm bi nên không làm tổn hại các chúng sanh, là một phần của vô sân. Nghiệp dụng là không làm tổn hại.

Tham là gì? Tính chấtnhiễm ái, chấp trước năm thủ uẩn, nghĩa là do sự trói buộc này nên luân hồi trong ba cõi. Nghiệp dụng là sinh ra khổ. Do năng lực của ái nên sinh ra năm thủ uẩn.

Sân là gì? Tính chất là làm tổn hại các chúng sanh. Nghiệp dụng là ở trong trạng thái không an ổn và làm chỗ y cứ cho điều ác. Không an ổn tức là gây tổn hại người khác, tự mình chuốc lấy khổ.

Mạn là gì? Là họ kém nên cho mình hơn, hoặc họ ngang bằng thì cho mình bằng, tính của nó là kiêu ngạo.

  Quá mạn là gì? Bằng người mà cho là hơn người hoặc người hơn mình mà cho là bằng mình, tính của nó là kiêu ngạo.

Mạn quá mạn là gì? Cho rằng mình hơn cả người hơn mình, tính của nó là kiêu ngạo.

Ngã mạn là gì? Là chấp năm thủ uẩn()là ta hay của ta, tính của nó là kiêu ngạo.

Tăng thượng mạn là gì? Là chưa chứng đắc pháp Tăng thượng thù thắng mà cho mình đã chứng đắc, tính của nó là kiêu ngạo. Pháp Tăng thượng thù thắng chứng đắc chính là các quả Thánh cùng với thiền định thiền quán v.v… chưa đắc những pháp kia mà cho là đã đắc, rồi kiêu căng ngạo nghễ.

Ty mạn là gì? Cho mình có được một phần nhỏ trong phần hơn của người khác, tính của nó là kiêu ngạo.

Tà mạn là gì? Là thực chẳng có đức mà cho mình có đức, tính của nó là kiêu ngạo, không cung kính với bậc mình nương tựa, Nghĩa là kiêu ngạo với bậc tôn kính, bậc có đức, chẳng hề tôn trọng họ.

Vô minh là gì? Là không hiểu biết đúng pháp về Nghiệp, Quả, Tứ Đế, Tam Bảo. Có hai loại là câu sanh và phân biệt.

Lại nữa, tham, sân và vô minhDục giới là ba căn bất thiện, đó là tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn. Những phiền não này khởi lên do câu sanh, bất câu sanh và phân biệt.

Câu sanh là cầm thú v.v…; bất câu sanh tương ưng với tham; phân biệt tương ưng với kiến; quyết định hư vọng, nương nơi nghi phiền não tạo nghiệp.

Kiến là gì? Có năm loại :

  1. Tát-ca-dakiến(kayaditthiThân kiến)
  2. Biên chấp kiến
  3. Tà kiến
  4. Kiến thủ
  5. Giới cấm thủ.

Tát-ca-da kiến là gì? Là đối với năm thủ uẩn, tùy theo quan điểm mà chấp là ngã hoặc ngã sở, tính chất của nó là nhiễm ô tuệ. “Tát” là bại hoại, “ca-da” là hòa hợp tích tụ. Với thân kiến này thấy là duy nhất, thấy là thường còn, các uẩn khác cho là ngã, uẩn cho là ngã sở… Vì sao? Vì “Tát” là phá tưởng về thường, “ca-da” là phá tưởng về duy nhất, phá vô thường tích tụ, vì trong đó không có ngã và ngã sở. Nhiễm ô tuệ thì câu hữu với phiền não, làm chỗ nương cho tất cả các  kiến chấp.

Biên chấp kiến là gì? Nghĩa là từ sức mạnh của thân kiến, ngay sự chấp thủ ấy, hoặc chấp là thường còn hoặc chấp là đoạn diệt, tính của nó là nhiễm ô tuệ.

Chấp thường, chấp quyền lực của ngã là thường còn khắp cả.

Chấp đoạn, chấp có người làm, chấp có đàn ông, chấp chết rồi mất hẳn, như cái bình đã vỡ thì không thể sử dụng được. Nó làm chướng ngại sự xuất ly của Trung đạo.

Tà kiến là gì? Là phỉ báng nhân quả hoặc phỉ báng tác dụng hoặc hủy hoại các điều thiện, tính của nó là nhiễm ô tuệ. Phỉ báng nhân: Như không cho rằng nhân là nghiệp, là phiền não, gồm có năm chi. Phiền não có ba chi là vô minh, ái và thủ. Nghiệâp có hai chi là hành và hữu. Hữu nghĩa là chủng tử các nghiệp nương vào thức A-lại-da, đấy cũng gọi là nghiệp. Như Đức Thế Tôn nói: “Này A Nan! Nghiệp nào dẫn đến quả vị lai, đó gọi là hữu” cũng như vậy, phỉ báng này gọi là phỉ báng nhân. Phỉ báng quả: Quả có bảy chi, đó là thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sanh, lão tử. Phỉ báng về bảy chi này gọi là phỉ báng quả. Hoặc là phỉ báng không có nghiệp ác, nghiệp thiện gọi là phỉ báng nhân; phỉ báng không có quả báo của nghiệp thiện, nghiệp ác gọi là phỉ báng quả. Phỉ báng không có đời này và đời sau, không có cha, mẹ, không có chúng sanh hóa sanh(). Phỉ báng như thế là phỉ báng tác dụng, nghĩa là tác dụng từ đời này sang đời sau, tác dụng giữ gìn của chủng tử, tác dụng tương tục của kiết sanh thức().Phỉ bángthế gian không có bậc A-la-hán v.v…, phỉ báng như thế là hoại việc thiện, đoạn diệt căn lành, làm chỗ y cứ vững chắc cho các căn bản bất thiện, công năng của nó là không sanh thiện, sanh bất thiện.

Kiến thủ là gì? Ba kiến đầu dưạ vào các uẩn, tùy theo kiến chấp mà cho là tối thượng, là trên hết, là thù thắng, là cao tột, tính của nó là nhiễm ô tuệ.

Ba kiến đầu là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến.

Dưạ vào các uẩn nghĩa là uẩn làm chỗ y cứ cho  các kiến ấy. Nghiệp: Như đã nói ở tà kiến.

Giới cấm thủ là gì? Nghĩa là đối với giới cấm, dưạ vào các uẩn, tùy theo kiến chấp mà cho ở đấy là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Tính của nó là nhiễm ô tuệ. Giới ở đây là lấy ác kiến làm động cơ để lìa bảy loại ác().

Cấm là giới cấm bò, chó v.v…, hoặc tự nhổ tóc, cầm gậy chỉa ba với Định, Huệ sai lầm(), đây chẳng phải là nhân giải thoát, lại chấp Đại Tự Tại(shiva), hoặc chấp Thế Chủ(bramama), hoặc nhảy vào nước lửa. Đây đều chẳng phải là nhân sanh lên cõi trời. Những nhận định như vậy, cho đó là nhân. Dưạ vào uẩn: Uẩn làm sở y, là giới cấm dựa vào uẩn. Thanh tịnh nghĩa là nói bằng phương tiện liên tục như thế thì cho là thanh tịnh giải thoát, xuất ly phiền não, nhờ đó mà xa lìa sanh tử. Dùng những việc như vậy làm chỗ nương thì chỉ khổ nhọc, không kếùt quả. Khổ nhọc không kết quả là không thật sự lìa được khổ.

Nghi là gì? Nghĩa là đối với Tứ Đế, Tam Bảo… phân vân là có hay là không có, tính của nó là do dự làm chỗ nương cho pháp bất thiện sanh. Trong các phiền não, ba kiến sau và nghi chỉ phát khởi do phân biệt còn các cái khác đều phát khởi do phân biệt và câu sanh.

Phẫn là gì? Xuất phát từ những việc không vừa lònghiện tại, tính của nó khiến tâm tức giận, làm chỗ nương cho việc tạo ra bạo ác, cầm roi, gậy.

Hận là gì? Nghĩa là sau khi tức giận, kết oán thù không bỏ, làm chỗ nương cho tính không nhẫn nhịn.

Phú là gì? Là đối với lỗi lầm, tính của nó là che giấu. Che giấu tội là khi được người khác dạy bảo đúng đắn thì không mạnh dạn nhận lỗi, nó là một phần của si. Nghiệp cuả nó là tạo ra hối hận làm cho không an ổn.

Não là gì? Là phát ra lời nói thô bạo, tính của nó là xúc phạm, từ phẫn hận, tâm khởi ý muốn làm tổn hại. Lời nói bạo ác là lời tàn hại thô bạo hung ác dẫn đến buồn khổ làm chỗ nương cho trạng thái sống bất an. Lại còn phát sinh việc phi phước nghiệp, phát khởi những danh tiếng xấu là nghiệp.

Tật là gì? Là đối với việc thành công của người khác, tính của nó là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ phát sinh là vì danh lợi nên không chấp nhận sự thành công của người khác; tự mình ở trong trạng thái sầu khổ mà tạo nghiệp.

Xan là gì? Là trái với bố thí, tính của nó là khiến cho tâm bỏn xẻn, nghĩa là đối với tài sản vì có tâm bỏn xẻn, không bố thí cho ai cả nên gọi là xan, tâm nghiêng về lợi dưỡng, vật dụng. Tâm này là một phần của tham, y cứ vào sự không biết đủ để tạo nghiệp. Không biết đủ vì bỏn xẻn, ích kỷ nên những vật không dùng vẫn gom góp cất chứa.

Cuống là gì? Là lừa dối người khác, tính chất của nó là giả dối, biểu hiện công đức công đức chẳng thật có, nó là một phần của tham, tà mạng y cứ vào nó để tạo nghiệp.

Siểm là gì? Là tạo ra cách thức giả dối nhằm che giấu tội lỗi của mình. Tính chất của nó là quanh co, nghĩa là đối với danh lợi thì có sự tính toán để chiếm đoạt. Nó là một phần của tham và si. Nghiệp của nó là làm trở ngại lời khuyên dạy hối cải đúng. Lại nữa, bởi chính mình có lỗi mà không thành thật tỏ bày sám hối nên không nhận sự dạy bảo của người.

Kiêu là gì? Nghĩa là đối với việc đang tăng thịnh thì mê đắm và tự phụ, tính chất của nó là làm cho đọan dứt việc đang tăng thịnh, làm tăng thịnh sự hữu lâụ. Mê đắm và tự phụ nghĩa là đối với ái nhiễm thì thích thú và bám vào đó để tự phụ. Nó là một phần của tham, đoạn dứt nghĩa là đọan dứt các thiện căn.

Hại là gì? Là tính chất gây tổn não đối với chúng sanh, là một phần của sân. Tổn não nghĩa là sự gây hại bằng roi và gậy, dưạ vào đây mà tạo nghiệp.

Vô tàm là gì? Là tính chất không tự mình hổ thẹn về tội lỗi đã gây ra. Tất cả phiền nãotùy phiền não nương vào vô tàm mà tạo nghiệp.

Vô quí là gì? Là tính chấât không hổ thẹn, sợ hãi với người khác về tội lỗi mà mình đã gây ra, nghiệp của nó cũng giống như tàm.

Hôn trầm là gì? Là tâm không điều hòa tỉnh táo, không làm được việc gì, tính của nó là mê muội, là một phần của si, nó làm chỗ y cứ cho tất cả phiền nãotùy phiền não tạo nghiệp.

Điệu cử là gì? Tính cuả nó là tuỳ theo sự nhớ lại những sự việc vui thích, du hí trước đây, làm cho tâm không yên tĩnh, là một phần của tham ngăn ngại Sa-ma-tha (định) để tạo nghiệp.

Bất tín là gì? Nghĩa là ngược lại với tín, đối với các nghiệp, quả không tin theo một cách chính xác, tính của nó là không thanh tịnh, làm chỗ y cứ cho biếng nhác để tạo nghiệp.

Biếng nhác là gì? Là không tinh tấn, đối với các pháp thiện, tâm không dũng mãnh tinh tấn, hay ngăn trở việc siêng tu các pháp thiện.

Phóng dật là gì? Là do lệ thuộc tham sân si, biếng nhác nên tâm không phòng hộ đối với các phiền não; không thể tu tập các pháp thiện, làm tăng trưởng các pháp bất thiện mà thối mất các pháp thiện.

Thất niệm là gì? Là niệm nhiễm ô, không thể ghi nhận rõ về các pháp thiện. Niệm nhiễm ô là niệm câu hữu với các phiền não. Không thể ghi nhận rõ về các pháp thiện là không thể ghi nhớ đúng giáo pháp được truyền trao, làm chỗ y cứ cho tán loạn để taọ nghiệp.

Tán loạn là gì? Là một phần của tham, sân, si khiến tâm và tâm sở phân tán, hay ngăn trở việc ly dục để tạo nghiệp.

Bất chánh tri là gì? Tuệ tương ưng với phiền não, tính chất của nó hay phát khởi hành động thân khẩu ý không đúng, nương vào hạnh trái phạm luật nghi làm nghiệp. Nghĩa là đối với sự việc quá khứ,vị lai… quan sát không đúng nên không biết được việc nên làm hay không nên làm, dẫn đến phạm luận nghi.

Ố tác là gì? Là tính chất làm cho tâm luôn luôn hối hận xao động, vì việc ác đã tạo nên gọi là ố tác. Thể của nó là chẳng hối hận xao động liền mà do trước tạo ác sau đó mới khởi tâm hối hận. Đây chính là lấy quả từ nơi nhân làm mục đích nên gọi là ố tác. Ví như xúc xứ nói là nghiệp trước. Ố tác này có hai  loại là thiện và bất thiện, trong hai địa vị này mỗi  loại lại có hai. Như trong  trường hợp thiện, nếu trước không làm thiện; sau khởi tâm hối hận, nhân kia là thiện, hối hận cũng là thiện. Nếu trước đã tạo ác, sau đó mới khởi tâm hối hận, nhân kia bất thiện, hối hận tức là thiện.

Như trong  trường hợp bất thiện, trước  không làm  được điều ác, sau đó khởi tâm hối hận (vì không làm được), nhân kia bất thiện, hối hận cũng bất thiện. Nếu trước  đã làm thiện, sau đó khởi tâm hối hận nhân kia là thiện, hối hậnbất thiện.

Thuỳ miên là gì? Nghĩa là tâm họat động không được tự tại, tánh chất của nó rất mê muội.

Không tự tại là khiến cho tâm và tâm sở họat động không tự do, là một phần của si. Lại nữa, tự tánh của thuỳ miên không tự tại, nên khiến cho tâm và tâm sở  trở nên rất mê muội. Tánh thiện, bất thiện vô ký này  gây ra lỗi lầm  vì dựa vào  thùy miên làm nghiệp.

Tầm là gì? Sai biệt của tư,  và huệ và sự tầm cầu của ý thứcngôn ngữ, tánh chất của nó làm cho tâm phân biệt tướng thô. Yù ngôn là ý thức, trong đó hoặc nương vào tư, hoặc nương vào tuệ mà phát khởi. Phân biệt tướng thô là tìm cầu tướng thô của bình, y, xe v.v… lạc xúc, khổ xúc dựa vào để  làm nghiệp.

Tứ là gì? Tính chất sai biệt của tư và huệ, là quan sát dựa trên ý thức và  ngôn ngữ, làm cho tâm phân biệt tướng vi tế. Tướng vi tế là đối với bình, y… nghĩa là phân biệt tướng vi tế, sự sai khác của việc thành hay không thành v.v…

Tâm bất tương ưng hành pháp là gì? Dựa vào sự khác nhau của sắc và tâm mà giả lập nên, đối với sắc, tâm và tâm sở thì nó không có hoạt động thực, tánh của nó không thể nói khác hay là giống.

Những loại ấy là gì? Đó là đắc, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng thiên, mạng căn, chúng đồng phận, sanh, lão, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, dị sanh tánh v.v…

Đắc là gì? Nghĩa là đạt được, hoặc thành tựu. Có ba loại là: chủng tử thành tựu, tự tại thành tựu, hiện khởi thành tựu; tùy theo trường hợp.

Định vô tưởng là gì? Nghĩa là đã định lìa nhiễm của cõi trời Biến tịnh, nhưng chưa lìa nhiễm của cõi trên, không còn tưởng, trước hết tác ý, đối với tâm và tâm sở không hiện hành, đều diệt.

Diệt tận định là gì? Nghĩa là lìa nhiễm ô của vô sở hữu xứ, từ cõi đệ nhất lại cầu tiến lên, tạm thời dừng tưởng và trước hết tác ý, đối với tất cả tâm và tâm sở không hiện hànhhiện hành một phần, đều diệt. Không hiện hành là chỉ cho họat động của sáu thức. Hiện hành là A-lại-da và Mạt-na. Trong đó, sáu thức và Mạt-na đều diệt là Định diệt tận.

Vô tưởng thiên là gì? Nghĩa là quả của vô tưởng định đã đạt được. Khi sanh vào cõi trời kia rồi, tánh của nó làm cho tất cả tâm và tâm sở không hiện hành đều diệt.

Mạng căn là gì? Nghĩa là đối với chúng đồng phận, do nghiệp đời trước dẫn đến, tánh nó là giới hạn thời gian tồn tại.

Chúng đồng phận là gì? Nghĩa là các chúng sanh, tính chất mỗi loài tự đồng dạng nhau.

Sanh là gì? Nghĩa là đối với chúng đồng phận, tất cả các pháp hữu vi trước không nay có.

Lão là gì? Đối với sự liên tục của pháp hữu vi, tính của nó là biến hoại.

Trụ là gì? Đối với sự liên tục của các pháp hữu vi, tính  của nó là giai đoạn để chuyển biến.

Vô thường là gì? Đối với sự liên tục của các pháp hữu vi, tính của nóhoại diệt.

Danh thân là gì? Đối với tự tánh các pháp, tánh chất là từ ngữ, khái niệm như nói mắt v.v…

Cú thân là gì? Là câu, khái niệm về sự sai biệt của các pháp. Như nói: “các pháp hữu vi vô thường v.v…”

Văn thân là gì? Là những mẫu tự, có công năng làm rõ được tánh chất của hai loại trước, còn gọi là “hiển bày”, vì làm chỗ y cứ cho danh từ và câu được rõ ràng ý nghĩa, còn gọi là “mẫu tự”, vì nó không thay đổi khác biệt “tánh chất của hai loại trước” là trình bày được tự tánh và sự sai biệt. “Hiển bày” là rõ ràng.

Dị sanh tánh (Prthay-janatva) là gì? Là tánh chất chưa đắc được pháp của bậc Thánh (chỉ cho phàm phu).

Thức uẩn là gì? Tánh của nó hay phân biệt rõ đối tượng, cũng gọi là tâm, vì nóù có công năng tích tụ, cũng gọi là ý vì nó thuộc ý căn, hoặc gọi là tâm thù thắng, tức là A-lai-da thức. Vì thức này có công năng tích tụ các pháp hữu vi. Lại hình tướng của thức này không thể biết được, vì trước sau một loại mà chuyển biến tương tục. Do từ thức này nên diệt tận định, vô tưởng định, vô tưởng thiênphát khởi lại các chuyển thứccảnh giới phát sanh trở lại, nương vào sở duyên duyênchuyển biến sai biệt, nó sanh diệt liên tục không gián đoạn làm cho sanh tử lưu chuyển trong luân hồi.

A-lại da thức: nghĩa là hay tích chứa tất cả các chủng tử; hay thâu nhận tướng ngã mạn; lại lấy thân căn làm cảnh giới.

Thức này cũng gọi là A- đà-na-thức vì nó chấp lấy thân căn. Ý tối thắng: đối tượng của nó là tàng thức, nó tương ưng với ngã si(), ngã kiến(), ngã mạn(), ngã ái(),trước sau một loại chuyển biến tương tục, trừ quả vị A-la-hán và đang ở trong ngôi vị Thánh đạo, diệt tận định. Sáu chuyển thức như thế và Mạt-na thức cùng với A-lại-da thức, cả tám thức này gọi là thức uẩn.

Uẩn là gì? Tích chứa gom góp nên gọi là uẩn. Nghĩa là nó gồm cả tổng quát và tóm lược về sự sai biệt của sắc thọ tưởng hành thức của cảnh giớihữu tình theo từng phẩm loại tương tụcthế gian. Như Thế Tôn nói: Này các Tỳ-kheo! Tất cả sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc mạnh, hoặc yếu, hoặc gần, hoặc xa, như thế đều bao gồm một sắc uẩn.

Lại có 12 xứ: nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. Năm xứ như nhãn xứ v.v… và sắc thanh hương vị xứ đã giải thích ở phần trên rồi.

Xúc xứ: nghĩa là các thành tố vật chất và một phần của xúc.

Ýù xứ là thức uẩn; pháp xứthọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, vô biểu sắc và các pháp vô vi.

Vô vi là gì? Gồm có Hư không vô vi, Phi trạch diệt vô viChơn như vô vi.

Hư không: Nghĩa là dung chứa các sắc.

Phi trạch diệt nghĩa là diệt phiền não mà không cần ly hệ.

Không cần ly hệ là thế nào? Nghĩa là lìa sự đối trị phiền não, các uẩn hoàn tòan không sanh khởi.

Trạch diệt là gì? Nghĩa là diệt phiền não bằng ly hệ.

Ly hệ là gì? Nghĩa là đối trị phiền não nên các uẩn hoàn toàn không sanh khởi.

Chân như là gì? Nghĩa là tánh của các pháp và tánh vô ngã của các pháp.

Xứ là gì? Là cửa để cho các thức phát sanh nên gọi là xứ.

Lại có mười tám giới: nhãn giới, sắc giới,nhãn thức giới; nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Các giới như nhãn căn giới v.v… và sắc giới v.v… như đã trình bày trong phần xứ. Còn sáu thức  giới là nương vào các căn như nhãn căn v.v… duyên theo các cảnh như sắc trần v.v… đặc tính của nó là phân biệt.

Ý giới: Do sự sanh diệt liên tục của sáu thức(), hiển bày chỗ nương tựa của thức thứ sáu, và rộng hơn là thành lập cả mười tám giới.

Như vậy Sắc uẩn() gồm mười xứ, mười giới và một phần pháp xứpháp giới.

Thức uẩn(): Ý xứ và bảy tâm giới. Ba uẩn còn lại và một phần sắc uẩn cùng các pháp vô vi thuộc về pháp xứ, pháp giới.

Giới là gì? Giữ gìn tự tướng, tánh của nó tự hoạt động không cần vào giới khác. (như mắt thấy không cần tai nghe; nghe không cần sắc giới)

lý do gì nói uẩn, giới, xứ? Đối trị lần lược ba loại ngã chấp, ngã chấp về một tánh, ngã chấp về người nhận, ngã chấp về người làm. Thứ tự như vậy.

Lại nữa, mười tám giới này có bao nhiêu hữu sắc?ø Bao nhiêu vô sắc? Mười giớimột phần nhỏ tức là tự tánh của sắc uẩn các giới còn lại là vô sắc.

Có bao nhiêu giới thấy được? Chỉ có sắc giới thấy được.

Có bao nhiêu giới không thấy được? Các giới còn lại.

Có bao nhiêu giới thuộc về hữu đối (đối đãi)? Mười giới của sắc thuộc về sắc uẩn, do sự tiếp xúc trực tiếp giữa căn và trần gọi là hữu đối.

Có bao nhiêu giới không thuộc về đối đãi? Các giới còn lại.

Có bao nhiêu giới thuộc hữu lậu? Mười lăm giới và phần nhỏ của ba giới sau, vì từ chỗ đó phiền não phát sanh và hoạt động ngay chỗ đó.

Có bao nhiêu giới thuộc vô lậu?() Phần nhỏ của ba giới sau.

Có bao nhiêu giới thuộc về dục giới? Tất cả.

Có nhiêu giới thuộc về sắc giới? Mười bốn giới trừ hương giới, vị giới và tỷ thức thiệt thức.

Có bao nhiêu giới thuộc về vô sắc giới?

Ba giới sau.

Có bao nhiêu giới không lệ thuộc? Các giới thuộc vô lậu.

Có bao nhiêu giới thuộc về uẩn? Trừ vô vi.

Có bao nhiêu giới thuộc về thủ uẩn? Hữu lậu.

Có bao nhiêu giới thuộc về thiện, bất thiện, vô ký? Mười giới gồm chung ba tánh là bảy tâm giới, sắc giới, thinh giới và một phần pháp giới. Tám giới còn lại thuộc về vô ký.

Có bao nhiêu giới thuộc về bên trong? Mười hai giới, trừ sắc,thanh, hương,vị, xúc và pháp giới.Sắc giới, thinh, hương, vị, xúc và pháp giới thuộc bên ngoài.

Có bao nhiêu giới có duyên mới có? Bảy tâm giới vàmột phần pháp giới (một phần pháp giới chính là tâm sở).

Có bao nhiêu giới không cần duyên? Mười giới còn lại và một phần pháp giới.

Có bao nhiêu giới thuộc về phân biệt? Ý thức giới, ý giới và một phần pháp giới.

Có bao nhiêu giới thuộc về chấp thọ (có cảm giác)? Năm giới bên trong (ngũ căn) và một phần của bốn giới (sắc, hương, vị, xúc)

Có bao nhiêu giới thuộc về phi chấp thọ (không có cảm giác)? Chín giới còn lại và một phần của bốn giới.

Có bao nhiêu giới thuộc về đồng phần? Ví dụ như năm căn bên trong thuộc sắc giới mỗi căn hoạt động cùng với đối tượng và thức của nó.

Bao nhiêu bỉ đồng phần? Tự mỗi thức không phải đồng phần (bỉ), tuỳ không gian thời gian, đồng loại với đồng phần (nên gọi là bỉ đồng phần).

(Xem Câu-xá – Đại Chính – No.1558 – tr10 )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27084)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21714)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22155)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23569)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20370)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20002)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21899)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24690)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18936)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24661)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30915)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23920)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27721)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26460)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21240)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23171)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38042)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18759)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18386)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19893)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 18968)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23096)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23838)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22748)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22866)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29519)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20579)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18652)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15797)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18784)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19594)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20103)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19892)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18070)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22840)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34114)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16378)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16867)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39117)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25986)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20054)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18769)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24009)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29041)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22871)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30863)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 20954)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26796)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20619)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26187)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23273)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19769)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24592)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 29943)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20165)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20361)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15094)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15777)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23812)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 19784)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant