Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

CHƯƠNG II: SỬ QUAN

02 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8507)
CHƯƠNG II: SỬ QUAN

CHƯƠNG II

SỬ QUAN

1. TƯ TƯỞNG ẤN ĐỘ, TRƯỚC KHI ĐỨC PHẬT GIÁNG SANH

BỐI CẢNH PHẬT GIÁO XUẤT HIỆN:

Bất cứ Tôn giáo nào xuất hiện, tại thế gian nầy đều có bối cảnh riêng của nó, chắc chắn không phải không có duyên cớ, mà đột nhiên xuất hiện. Đương nhiên Phật giáo, (Buddhism) cũng như thế, không thể tránh ngoài công lệ ấy. Tôn giáo cổ truyền xa xưa của Ấn Độ (India) là Bà-la-môn-giáo (Brahmana). Bà-la-môn là tiếng Phạn, nghĩa là Tịnh-hạnh (the pure life). Tôn giáo nầy chuyên thờ các vị Thiên Thần. Giáo đồ của họ, tự xưng là dòng dõi Phạm Thiên, đời đời nối tiếp chức nghiệp giữ gìn mối đạo cổ truyềnthực hành các việc trong sạch của cha ông, nên gọi là Tịnh hạnh. Cách đây hơn 4.000 năm về trước, dân tộc Nhã Lợi An (Aryan) từ trung tâm Á-tế-A (Asia) di cư vào miền Tây Bắc Ấn Độ (North Western India), dần dần họ di chuyển đến lưu vực sông Hằng (Ganga); nhờ địa thế thích đáng, khí hậu hiền hòa và cảnh vật phong phú, dân tộc ấy sống một đời sống an cư lạc nghiệp. Họ hết lòng cảm tạ ơn huệ của Thiên Đế, khởi sanh ý niệm sùng bái Thần Linh (Deity). Lúc bấy giờ họ nghĩ đến ánh sáng của thiên không, chính là biểu hiện Thần Linh. Họ hướng về các cảnh tượng, như mặt trời (Sun), mặt trăng (moon), ngôi sao (star), điễn quang (beam of light) v.v…chí thành lễ lạy để cầu xin được nhiều phước đức, hầu tiêu tai giải ách cho kiếp sông đương thời. Do đó, từ nghìn xưa có các nghi thức cúng tế Thần linh, tán tụng, ca vịnh, rất là phổ thông trong đời sông dân chúng hằng ngày. Nhưng công việc làm chưa được thuần thục, lúc bấy giờ mới có các đoàn Tăng lữ xuất hiện, chuyên lo những việc cúng tế Thần linh, đặc trách thành một giai cấp đứng đầu trong xã hội gọi là Bà-la-môn (Brahma).

 

GIÁO ĐIỂN BÀ-LA-MÔN:

Bất cứ dân tộcc nào mới mở mang, xã hội của họ đều nằm trong thời kỳ nguyên thỉ, dân chúng hết lòng kính sợ Thiên Thần. Họ thừa nhận rằng Thiên Thần cùng nhơn loại có sự liên quan mật thiết với nhau, đều đủ nhân cách, ý chí như nhau. Tư tưởng dân tộc Bà-la-môn cũng đồng quan niệm trên, họ cúng tế, khen ngợi, thờ phụng các vị Thiên Thần vĩ đại của họ. Họ công nhận nhân cách Thiên Thần bao trùm vũ trụtính chất đạo đức bao la. Đối với dân chúng, Thiên Thần đầy đủ quyền năng, thương việc lành phạt điều ác. Trải qua nhiều thời đại lâu xa như thế, các nghi thức tế tự, ca vịnh, tán thán tự nhiên trở thành ý vị hết sức thần bí (mystic). Vì các lý do ấy, nên phải biên tập thành một số giáo điển Ba-la-môn. Chính là Thánh điển Phệ-đà (Veda) còn truyền tụng đến ngày nay (Veda, Trung Hoa dịch là Ming-Chi). Thánh Điển nầy chia thành bốn loại:

Loại thứ nhất gọi là Lê-Câu-Phệ-Đá (Rk Veda). Phỏng theo ý mà dịch, nó co nghĩa là luận rõ về sự khen ngợi; trong ấy bao gồm các bộ phận tán tụng về Tôn giáo (Religion).

Loại thứ hai gọi là Sa-Ma-Phệ-Đà (Sama Veda). Dịch theo ý của nó là luận rõ về các sự ca vịnh; trong ấy gồm có các bài tụng (Karika) thuộc về nghi thức tế tự các Thần Linh.

Loại thứ ba gọi là Dạ-Nhu-Phệ-Đà (Yayur Veda). Phỏng theo ý mà dịch có nghĩa là luận rõ các việc tế tự cầu đảo; nội dung của nó gồm có các bài Thánh ca, thuộc nghi thức tế lễ. Ba loại Phệ đà trên, trong những thời gian tế tự Thiên Thần, đều do các hàng Tăng Lữ tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.

Sau đây còn có một loại Phệ đà, sưu tập các chú-thuật, theo trong thế gian tương truyền, có không có quan hệ đến các việc cúng bái Thần Linh. Tên riêng của nó là A-thát-bà Phệ-đà (Atharva Veda), có nghĩa là luận rõ về sự nhương tai (To drive off evil by charms or incantations) giải ách (to diliver from misforturne). Bốn loại Phệ đà trên là Thánh điển của Tôn giáo Bà-la-môn chính hiệu. Đó cũng là nguồn gốc tư tưởng của Ấn Độ thời cổ xưa.

 

PHONG ĐỘ THẦN BÍ CỦA BÀ-LA-MÔN:

Tăng lữ Bà-la-môn, vì các duyên cớ chưởng quản tế tự trong nhiều phương diện của xã hội thời ấy, nên tự nhiên thành một giai cấp tối cao. Muốn duy trì địa vì ưu đãi của họ lâu dài, họ chế ra rấy nhiều nghi thức tán tụng từ xưa và truyền tập đến ngày nay. Họ công nhận đó là việc chuyên môn, tạo các văn cú phân định thập phần vi diệu, giải những nghĩa lý, nói lên cảnh tượng u-huyền, tạo thành một thứ phong độ hết sức phiền toáithần bí. Việc làm của họ là việc làm đắc ý đến các vị Thần linh (Dieties). Bất cứ sự kiện gì xảy ra với họ đều bao trùm hương vị huyền bí. Các tầng lớp dân chúng đối với Tăng lữ Bà-la-môn chỉ lo cúu đầu tôn kính, hầu hạ, đâu dám nghĩ đến vấn đề bình đẵng, tự do. Thế nhưng, dân tộc Nhã-lợi-an (Aryan) dần dần thay đổi chiều hướng, di chuyển bà con của họ về phương Nam để gần toàn bộ Ấn Độ. Do sự thay đổi phong thổ, nên tư tưởng cũng từ đó phát sanh nhiều việc cách mạng trọng đại. Dân chúng nhìn qua vũ trụ bao la nầy, từ từ thoát ly các phạm vi thần-thoại, thần quyền. Họ hướng về lý trí để tìm cầu sự thật. Đó là quá trình kiến thức của nhơn loại thời cổ có chiều hướng phát triển. Vì thế cho nên đến thời kỳ chuyển thế, họ lấy Kinh sách Phệ-đà làm căn cứ phát huy, dùng hệ thống triết học (Philosophy) soi sáng , họ tìm tra một loại triết học Nhất-Nguyên, sản sinh vũ trụ. Lúc bấy giờ họ quan niệm về Phạm Thiên (Brahma) chỉ là danh từ để giải thích, một cách trừu tượng, không nhìn nhận là Thần linh có nhân cách, ý chí. Họ công nhận Phạm Thiên là nguyên lý tuyệt đốitrừu tượng. Nguyên lý (Primary cause) đó là bản thề của vũ trụ (source of universe). Nó có thể sản xuất tất cả sự vật trong thế gian. Phái Triết học nầy được gọi là Ưu-Pa-Ni-Sa-Đàm (Upanisad), họ sáng lập ra chủ nghĩa Duy Tâm (Idealism), song cũng không rời tư tưởng Phệ Đà, chỉ ly khai lãnh vực thần thoại (Mythology), để tiến đến lãnh vực Triết học (Philosophy). Họ không có một lực lượng haỳ ý kiến nào thoát ngoài tư tưởng Phệ Đà.

 

PHÁI TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN XUẤT HIỆN.

Về sau, ngoài tư tưởng Phệ đà (Veda), lại có phái chủ trương khảo sát cá nhân, sáng lập phái triết học tự nhiên. Phái đầu tiên chủ trương vũ trụ vật chất cụ thể, họ thuyết minh địa luận (earth), thủy luận (water), hỏa luận (fire), phong luận (wind or air) v.v…Tiến lên một bước nữa, lại có một phái quan niệm vũ trụ rất trù tượng, họ thuyết minh thời luận (time) phương hướng luận (direction), hư không luận (space) v.v…Từ đấy các trào lưu tư tưởng đua nhau phát khởi, hoặc hợp tác, hoặc xung đột. Học phái xuất hiện càng nhiều, càng làm rắc rối cho thế đạo nhơn tâm. Tuy nhiên, đố với tư tưởng Phệ đà, đều không ngoài hai phái chính: bảo thủ và canh tân. Phái bảo thủ thì chủ trương thừa kế Thánh điển Phệ đà (Veda), để giải thích, đàm luận. Phái canh tân thì chủ trương ly khai Thánh điển Phệ đà (Veda), tự do phát triển tư tưởng. Vì lẽ đó, tư tưởng Ấn độ thời bấy giờ sa vào tình trạng vô cùng hỗn độn. Từ đó, cơ duyên canh tân Tôn giáo (Religion) dần dần phát triển và thành thục. Đây là bối cảnh thứ nhứt khiến Phật giáo (Buddhism) xuất hiện trong nhân gian.

 

2. XÃ HỘI ẤN ĐỘ, TRƯỚC KHI ĐỨC PHẬT XUẤT HIỆN.

Bốn Giai Cấp của Ấn Độ: Xã hội Ấn Độ (Indian Society), vì lý do nhân chủng (human race), nên quan hệ đến chánh trị (politic) và chức nghiệp (profession), tự nhiên tạo thành bốn giai cấp trong xã hội:

a)  Giai cấp Bà-la-môn (Brahmana)

b)  Giai cấp Sát-đế-lợi (Ksatriya)

c)  Giai cấp Phệ-xá (Vaisya), và

d)  Giai cấp Thủ-đà-la (Sudra).

Bà-la-môn dịch nghĩa là Tịnh hạnh (one who observes ascetic practices), như đoạn trước đã nói. Vì họ chuyên môn các nghề nghi lễ tế tự, thờ cúng, nên trong bốn giai cấp họ được giữ địa vị tối cao, địa vị ăn nói với Thần Linh.

Sát-đế-lợi dịch là Vua Chúa (military and ruling). Vì họ làm chúa tể trên mảnh đất bao la nầy, nên họ là những người nắm quyền hành, thưởng phạt, cai trị dân chúng. Do đó họ đứng vào hàng thứ nhì trong xã hội Ấn Độ thời ấy.

Phệ-xá dịch là thương mãi (famers and traders). Họ chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp người trong xã hội. Vì thế họ được đứng vào giai cấp thứ ba.

Thủ-đà-la là nông phu (serfs). Họ chuyên môn cày cấy, làm mọi công việc đồng án ruộng vườn hằng ngày. Họ là những người bị dân tọc Nhã-lợi-an (Aryan) chinh phục, sai khiến, bắt buộc làm nô lệ cho các giai cấp trên. Họ là giai cấp thứ tư của Ấn Độ. Đây chỉ nói lược qua bốn giai cấp chính còn các giai cấp phụ thuộc rất nhiều, xin miễn bàn đến.

Giai cấp Bà-la-môn đã nương cậy vào thế lực Tôn giáo (Hinduism) luôn luôn cũng cố địa vịquyền lợi của họ. Họ tạo ra rất nhiều mẫu chuyện thần thoại, cho rằng bốn giai cấp trên đều từ trong cơ thể của vị Phạm Thiên tạo ra. Ba-la-môn sanh ra từ miệng (from the mouth) của Phạm Thiên; Sâ-đế-lợi sanh ra từ vai (from the shoulders) của Phạm Thiên; Phệ-xá thì sanh ra từ hông (from the flanks) của Phạm Thiên và Thủ-đà-la sanh ở chân (from the feet) của Phạm Thiên. Như vậy chỉ có giai cấp Bà-la-môn là độc nhất, rất cao, rất quí. Họ chiếm địa vị thứ nhất trong xã hội Ấn Độ. Lúc bấy giờ họ tìm ra phương pháp để bảo hộduy trì chế độ giai cấp, nương theo Thần thoại, nhưng lực luợng không hoàn bị cho lắm. Họ chế ra Luật pháp Ma-Noa (Manu) để qui định chánh giáo hổn hợp. Luật pháp nầy đã ngang nhiên công bố, chia thành bôn giai cấp trong xã hội, hết sức nghiêm khắc và bất công. Trong bốn giai cấp ấy chẳng những không cho phép gả cưới lẫn nhau và giao thiệp qua lại với nhau, mà lại còn kỳ thị kẻ sang người hèn, kẻ cao người thấp một cách vô lýhết sức bất bình đẳng.

Chế độ giai cấp bất bình đẳng nầy xuất hiện, khiến lòng người dân khổ não, ê chề, không có tự do chút nào. Làm sao duy trì được công lý của xã hội người dân Ấn Độ? Gia cấp đã tạo ra ý chí con người bạt nhược, hèn yếu. Gia cấp triệt để áp chế con người, gây nghi kỵ thù hiềm lẫn nhau. Dân chúng nhìn thấy đời sống của họ hoàn toàn mất tự do, khổ hơn loài vật. Lúc ấy nhiều khuynh hướng sắc tộc chán đời, nhiều tư tưởng trí thức yếm thế, những ai có chúc ý chí kiên cường, đối với Tôn giáo Bà-la-môn (Brahma) đều sanh nhiều hoài nghi. Trong bóng tối, họ phát sanh nhiều tư tưởng phải động, nhiều ý chí quật khởi. Hơn nữa, Bà-la-môn giáo lúc ấy không làm đưọc gì ích lợi quốc dân. Hàng Tăng lữ thì chuyên quyền chuyên chế đủ cách, có nhiều hành vi thiếu đạo đức, làm mất hết sự tin cậy của quần chúng, nhất là quần chúng trí thức. Toàn dân tha thiết cầu nguyện, vận động nhiều lực lượng để canh tân Tôn giáo, đả đảo các thế lực bạo hành, hủ bại. Đây là sự kiện thứ hai khiến Phật giáo xuất hiện trong nhân gian.

 

3. LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (Sakyamuni Buddha)

GIÁNG SANH, XUẤT GIA, TU HÀNH, THÀNH ĐẠO.

 

a) Giáng sanh:

Hàng năm, trăm ngàn du khách, không luận Phật giáo hay không phải Phật

đồ, từ các nước trên thế giới đến Ấn độ (India) chiêm bái hay thăm viếng các Phật tích, đều có đến vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini) hiện nay thuộc địa phận nước Nepal. Vườn Lâm-tỳ-ni chính là nơi đức Bổn sưThích Ca Mâu Ni giáng sanh. Hiện nay còn một trụ đá, có khắc một hàng chữ Bramin như vầy: Đây là chỗ đức Gotama (Phật) đản sanh”. (Trụ đá nầy dựng lên trước kỷ nguyên 249 năm do Thánh Quân A Dục (Asoka-Raja) của Ấn độ, tính đến nay đã hơn 2,200 năm). Lúc bấy giờ nước Nepal trực thuộc Ấn Độ, phía Nam là thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastunagara), gần lưu vực sông Hằng (Ganga Kohana), phía Đông của thành là vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini). Thái tử Shiddhartha giáng sanh chốn này. Năm ấy là năm thứ 565 trước kỷ nguyên, cũng chính là đời Châu Linh Vương ở Trung Quốc, nhằm ngày 08 tháng 04 năm thứ bảy.

Thái tử Siddhartha là con vua Tịnh Phạn (Suddhodana). Hoàng đế nước Ca-tỳ-la-vệ, Hoàng hậu là bà Ma-gia phu nhơn (Mayadevi), sau khi tu hành đắc đạo hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), về Phạn ngữ, Sakya là họ của Ngài, Muni là tên riêng của Ngài. Chúng ta có thể dịch là Năng-Nhơn, nghĩa là Ngài thật hành lòng nhơn từ, rộng giúp trong ba cõi (cõ dục, cõi sắc và cõi vô sắc). Chữ Siddhartha có nghĩa là Kiết Tường, lại cũng có nghĩa là Thành-Tựu. Chữ Phật-Đà (Buddha) là tiếng Phạn, có nghĩa là bậc Đại-giác-ngộ. Chúng ta thường gọi tắt là Phật. Thế Tôn (Lokajyestha) nghĩa là bậc được tôn kính bởi mọi người trong thế gian. Vì thế, nên chúng ta thường xưng “Thích Ca Mâu Ni Phật” hay là “Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn”.

Thái-tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) giáng sanh được 7 ngày thì Hoàng Hậu Mayadevi nhờ phước báo ấy, sanh lên cung trời Đao-Lợi (Trayastrimisas). Bà Di Mẫu Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề (Mahaprajapati) thay Hoàng Hậu dưỡng nuôi Thái Tử đến lúc trưởng thành. Từ nhở Siddhartha thiên tách thông huệ, văn võ toàn tài; năm 15 tuổi được tôn làm Đông Cung Thái Tử; 17 tuổi vua Tịnh Phạn cưới Công Chúa Gia-Du-Đà-La (Yasodhara) cho Thái Tử. Sau đó Công chúa sanh được một Hoàng nam tên là La-Hầu-La (Rahula)

b) Xuất Gia:

Thái tử Siddhartha là bậc tôn quý, là một Đông Cung sắp kế vị ngai vàng, vật

chất cùng quyền lực quá đầy đủ, 5 thứ dục lạc (tài, sắc, danh, thực, thùy), không thiếu món nào. Thế mà Thái tử xả trừ tất cả để xuất gia tìm đạo. Trong trường hợp này, chúng ta nhận xét có rất nhiều nguyên nhơn, nhưng nếu chỉ đứng trên sự tướng theo pháp thị hiện thế gianthuyết minh, chúng ta tìm thấy có hai nguyên nhân chính:

1) Thái tử nhìn thấy cảnh khổ “về đời sống của con người”. Một hôm, Thái tử ra dạo chơi ngoài đồng ruộng, thấy các nông phu đang cày cấy, dưới ánh nắng thiêu đốt của trần gian, chân bùn tay lấm, thân hình mệt mỏi, khổ sở vô cùng. Những đàn trâu kép cày, cổ bị rách da chảy máu, đi trong bùn lầy khổ cực, thế mà còn bị đánh đập liên miên. Tiết trời nóng cháy da, người lẫn trâu đều mệt lã. Thái tử không dám ngó thẳng vào cảnh tượng ấy.

Trong những luống đất cày xới lên, vô số côn trùng bị tổn thương chết chóc, có những đàn chim lũ quạ đua nhau ăn tươi nuốt sống, tạo thành một cảnh đau khổn hỗn loạn. Lúc ấy trong lòng Thái tử đau nhói khó chịu, vì đã nhận thật một cảnh khổ đáng thương của chúng sanh đang tranh nhau vì sự sống.

2) Thái tử xem thấy các cảnh khổ “già, bệnh, chết” của chúng sanh. Khi còn làm Đông Cung, Thái tử thình lình ra dạo chơi bốn của thành, thấy một cụ già, ở trong đám đông, đầu bạc da nhăn, mắt lờ tai điếc, vừa đi vừa chống gậy, hành động rất là khổ sở. Thấy thế, Thái tử cảm nghĩ mọi người không ai tránh khỏi cảnh tượng già nua nầy.

Rồi một hôm khác, Thái tử thấy một người đau ốm, thân hình tiều tụy, chỉ còn da bọc lấy xương, nằm bên vệ đường, rên la thảm thiết. Thái tử liên tưởng đến mọi người không ai khỏi đau ốm, mà đau ốm là một sự khổ não lạ thường.

Một bữa nọ, Thái tử thấy một thây chết, bốn người khiêng đi, bà con họ hàng theo sau khóc lóc, trông rất não lòng. Do đó, Thái tử nghĩ rằng có người chết, người sợ hãi sự chết, nhưng không ai tránh khỏi cái chết.

Do hai nguyên nhân nầy, Thái tử nhận rõ khổ, sanh, già, bịnh, chết là nguồn gốc luân hồi của nhân thế, quyết tâm tìm đường giải thoát cho mình và chúng sanh. Một hôm, Thái tử du ngoạn ngoài thành bỗng thấy một vị Sa-Môn (Sramana), thân tướng trang nghiêm, trong người vô tư lự. Thái tử đứng nghe giảng về ý nghĩa chữ Sramana (hay phá được cảnh sanh, già, bịnh, chết và tất cả phiền não, không thọ thân đời sau, thên nên gọi là Sraman). Thái tử nghe vị Sa môn giải thích sơ lược rồi, quyết định xuất gia tìm đạo. Năm 19 tuổi, đêm mùng 7 tháng 2 (theo giáo hệ Đại Thừau), Thái tử gọi Xa-Nặc (Chandaka), tên hầu của Thái tử, thắng ngựa Kiền Trắc (Gandhara) rời khỏi Hoàng cung xuất gia tầm đạo. Thái tử đi vào rừng, tự mình cạo tóc đổi áo, bảo Xa Nặc dắt ngựa Kiền Trắc trở về tâu lại vua cha.

Vua Tịnh Phạn sai các vị Đại Thần đi tìm Thái tử khuyên nhủ trở về, nhưng không thể lay chuyển ý chí quyết liệt của Thái tử. Lúc bấy giờ, vua Tịnh Phạn bảo các vị Kiều Trần Như (Ajnata-Kaundinya), A Xá Bà Thệ (Asvajit), Ma Ha Bạt Đề (Bhadrika), Ma Ha Câu Lợi (Mahanama Kulika) và Thập Lực Ca Diếp (Dasabala Kasyapa) năm vị theo dõi phụng trì làm bạn đạo, tu hành với Thái Tử.

c) Tu Hành:

Lúc đầu, Thái tử khổ hạnh trong rừng, tìm đến các vị Đạo sĩ, như Ngài A-La-Lạ (Arada), Ngài Uất-Đầu-Lam-Phất (Udra Ramaputra) v.v…hỏi đạo tu hành. Nhưng phương pháp hành đạo của các vị ấy không làm cho Thái tử mãn nguyện. Kế đó, Ngài đến thành Vương Xá (Rajagrha), bên mé sông Ni Liên Thiền (Nairanjana) tìm sư hỏi đạo, trải qua năm năm trường. Cuối cùng, Thái tử đến gần núi Già-Gia (Gayagiri), thuộc nước Ma Kiệt Đà (Magdha), chuyên tâm tu trì, hằng ngày Ngài chỉ ăn một ít mè, một ít bắp, thân hình chỉ còn da bọc xương. Trải qua 6 năm trường khổ hạnh, mắt sâu má hóp, thân hình như cây khô, chỉ còn bộ xương phơi bày. Phương pháp tu-hành ấy, tuy tạm thời áp phục được vọng tưởng phiền não, nhưng không thể đạt đến con đường giải thoát hoàn toàn.

Lúc bấy giờ, Thái tử đi đến sông Ni Liên Thiền, tắm gọi các trần cấu trên thân, nhận lãnh bát sữa bột của Nàng Suyata dâng cúng, khiến cho thân thể phục hồi phần nào. Sau đó, Thái tử lội qua bên kia sông, đến dưới cội cây Bồ Đề, trải cỏ kiết tường, ngồi kiết già phát đại thệ rằng: “Nếu không thành đạo, ta không rời khỏi chỗ ngồi nầy”. (Ngã bất thành đạo, bất khởi thử tọa). “ Let my skin, sinews and bones alone remain, and let my blood and flesh dry up, yet never will I move from this seat without attaining full enlightenment”.

d) Thành Đạo:

Đức Phật ngồi trên tòa Kim Cang ( Vajrasana), dưới cội cây Bồ đề (Bodhi raru) suy nghĩ làm thế nào để giải quyết các vấn đề sanh tử cho chúng sanh. Do nơi lòng tín niệm kiên cường, dõng mãnh tinh tấn, các ma chướng sắc thinh ở ngoại cảnh, và các ma tử phiền nãonội tâm, thứ lớp sanh khởi, thứ lớp hàng phục. Đức Thế Tôn đặt thành câu hỏi: Tại sao có sanh?-Tại sao có tử?- Tại sao có sanh sanh tử tử, không thể tự thoát? Nguyên nhân chính yếu kia là đạo lý sanh tử lưu truyền, cũng tức là pháp 12 nhân duyên (Dvadasanga Pratiyasamutpada), nguyên lý cơ bản của Phật giáo.

Theo sử Phật giáo Bắc Tôn chép: “Ngày 8 tháng chạp, lúc sao Mai vừa mọc, đức Bồ-Tát hoát-nhiên đại ngộ, thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Anuttara Samyak-Samyak-Sambodhi), lúc ấy đức Phật đúng 30 tuổi.

 

4. LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT - ĐỘ 5 VỊ TỲ KHEO - HOẰNG HÓA - NIẾT BÀN

 

a) Độ 5 vị Tỳ Kheothành lập giáo đoàn:

Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài vận dụng lòng đại bi, đại nguyện, rộng độ chúng sanh. Nhưng chứng ngộ được chơn lý thậm thâm vi diệu, không phải là việc dễ, bởi chúng sanh mang nhiều tà kiến điên đảo, không dễ gì tính thọ. Đức Phật muốn vào Niết Bàn, nhưng lại suy nghĩ “Chúng sanh thường bị khổng ách trong nhà vô minh hắc ám, nếu không dùng chơn lý chánh giác khiến họ khai ngộ thì nhiều kiếp họ phải trầm luân. Vì lẽ đó, nên đức Phật vận dụng tâm vô duyên đại bi, không thể thối thoát. Ngài bèn quyết định trụ thế, giáo hóa cứu độ chúng sanh.

Nhóm ông Kiều Trần Như (Ajnata-Kaundinya) v.v…năm người, trước kia theo làm bạn với đức Phật tu hành, nhân thấy đức Phật nhận lãnh bát sữa bột của nàng Mục nữ cúng dường, cho rằng đức Phật đã thối tâm trên con đường tìm cầu đạo Pháp giải thoát nên họ tự ý ly khai đức Phật, cùng đến thành Ba-La-Nại (Varanasi), ở tại Vườn Lộc Giả (Mrgadava), tu hành làm đạo. Sau khi đức Phật thành Đẳng Chánh Giác, Ngài đến vườn Lộc giả tìm năm vị kia, nói pháp Tứ Diệu Đế (Catvari Arya Satyani), độ cho họ trở thành Tỳ kheo (Bhiksu). Đây là lần đầu tiên đức Phật chuyển diệu Pháp Luân, nói Tứ Diệu Đế: là giáo Pháp căn bản tu hành trong Phật giáo. Từ đây, đức PhậtPhật bảo, Pháp Tứ ĐếPháp Bảo và năm vị Ty Kheo là Tăng bảo. Ấy là ngôi Tam bảo trong thế gian, kế đó thành lập Giáo Đoàn hoằng hóa lợi sanh.

b) Hoằng Hóa:

Đức Thích Tôn hoằng hóa trong 49 năm trường, thuyết kinh hơn 300 hội, tiếp nhận hằng vạn đệ tử xuất gia, còn tại gia Phật tử không thể tính lường. Ngài cùng các đại đệ tử đi chu du khắp cõi Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài lại truyền lịnh cho đệ tử đi bốn phương, truyền báo đạo lý nhờ vậy mà quần chúng hiểu rõ Phật pháp, tín kính ngôi Tam Bảo (Triratrana). Sự kiện trọng yếu trong việc hoằng hóa của đức Phật lúc nầy là độ được ba anh em ông Ca Diếp Ba (Kasyapa), Xá Lợi Phất (Sariputra) và Mục Kiền Liên (Maudgalyayana). Về phần ngoại hộ đắc lực thì có Đại thần Cấp Cô Độc trưởng giả (Anathapindika) và Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara).

Ba anh em ông Ca Diếp Ba đều là người trước kia tu theo ngoại đạo, thờ thần Lửa. Ngài Đại Ca Diếp có 500 đệ tử, hai người em mỗi vị có 250 đệ tử. Đức Phật lại được các vị Quốc Vương, Đại thần khác và dân chúng hết lòng tín phụng. Vô số người tại gia quy y theo Phật; kẻ thọ giới xuất gia làm Tỳ Kheo cũng không ít, làm chấn động một góc trời Nam tại nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời ấy.

Hai Ngài Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên, nguyên là học giả của phái Lục Sư ngoại đạo, về học vấn trí thức, đương thời được mọi người tôn trọng kín nể. Nhơn tín phục giáo nghĩa đức Phật, hai Ngài đem 200 đệ tử đồng quy y Phật, thọ giới xuất gia, do đó giáo pháp của Phật ảnh hưởng vùng nầy rất lớn. Về sau hai Ngài phụ tá đức Phật để tuyên giáo, công đức của hai Ngài rất là vĩ đại.

Quốc vương Tần-Ba-Sa-La (Bimbisala) của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), là một ông vua thuần thành, kính tin Phật pháp. Không những khuyến khích quốc dân đồng bào quy y chánh pháp, mà Ông còn xây dựng một tòa tịnh xáTrúc Lâm rộng rãi thênh thang trong nội thành Ka Lan Đà (Karanda), thỉnh Phậtchúng Tăng thuyết pháp thường xuyên.

Về phương Bắc nước Kiều Tát La (Kosala), thành Xá Vệ (Sravasti), có vị phú trưởng giả Tu Đạt Đa (Sudatta), lại cũng có tên là Cấp Cô Độc (Anathapindika) kiến lập tại trong thành, mọt tòa tịnh xá hết sức cao rộng trang nghiêm, biệt hiệuKỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Ông cung thỉnh đức Phậtđệ tử Ngài an cư kiết hạ, giảng đạo ở phương này. Tu Đạt Đa là vị hộ pháp trung thành của Phật giáo thời ấy.

Giáo nghĩa của Phật giáo quan niệm bình đẳng, không có gia cấp, vì thế trong đồ chúng quy y theo Phật, có đủ từng lớp người: Quốc vương, Thái tử, Đại thần, Trưởng giả, học giả, ngoại đạo, cũng có các hàng hạ tiện, dâm nữ, thợ thuyền, nông dân v.v…Bản ý của Đức Phật là muốn phá tan chế độ bốn giai cấp bất bình đảng của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, để bốn sông chảy về biển, không còn tên riêng biệt, bốn họ đi xuất gia, đồng là giòng họ Thích, tất cả bình đẳng.

10 vị Thượng túc đại đệ tử của Phật, xuất thân đủ hạng người trong xã hội lúc ấy là:

1. Xá Lợi Phất (Sariputra)

2. Mục Kiền Liên (Maudgalyayana0

3. Đại Ca Diếp (Mahakasyapa)

4. A Nan (Anada)

5. Phú Lâu Na (Purna)

6. A Na Luật (Aniruddha)

7. Tu Bồ Đề (Subhuti)

8. Ưu Ba Ly (Upali)

9. Ca Chiên Diên (Katyayana0

10. La Hầu La (Rahula0

 

c) Niết Bàn:

Đức Phật thành đạo lúc 30 tuổi, thuyết pháp giáo hóa độ sanh hơn 40 năm, đi chu du theo dọc bờ sông Hằng và các xứ lân cận trong nước Ấn Độ, chỗ nào có nhân duyên là Ngài đến đó hóa độ. Năm Ngài 78 tuổi, chuyến du hóa cuối cùng từ thành Vương Xá (Rajagrha) đến thành Câu Thi La (Kusinagara), đức Phật cùng chúng đệ tử vượt qua sông hằng vào thành Tỳ Xá Li (Vaisali) ở trong rừng Trúc phụ cận, để an cư ba tháng. Lúc ấy gặp năm bị nạn đói lan tràn, Tăng chúng khó bề đi khất thực, bèn phân chia các đoàn nhỏ đi hành hóa bốn phương. Năm sau, Phật cùng Tôn giả A Nan Đà (Ananda) đến thành Pa Bà Lơị (Pravari), giữa đường đức Phật thị tật, nhưng vẫn gắng đi đến thành Câu Thi Na (Kusinagara). Dưới song thọ Sala, đức Phật bảo ngài A Nan sửa soạn chỗ nghỉ, đức Phật nằm nghiên bên hữu, mặt hướng về phương Tây. Giờ phúc chót nầy có một vị ngoại đạo tên là Tu Bạt Đa La (Subhadra), hơn 100 tuổi xin quy y Phật làm đệ tử cuối cùng. Giữa đêm 14 tháng 2, đức Phật nằm dưới song thọ Sa La, an tịnh Niết Bàn, lúc ấy Ngài 79 tuổi, trước kỷ nguyên 487 năm, cũng tức là đời Châu Kính Vương, năm thứ 33 ở Trung Quốc.

Đại đức Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa) từ núi Kỳ Xà Quật (Grphrakura) điến thành Câu Thi Na (Kusinagara) làm lễ trà tỳ (Jhaqita, tức là hỏa táng). Sau khi phần hóa xong, xá lợi của Phật một số người thuộc giòng Mạt La (Malla), tại thành Câu Thi Na, quản thủ phụng thời. Nhưng các vị Quốc vương xa gần đem binh mã đến yêu cầu quân phân xá lợi. Kết quả xá lợi của Phật được chia làm 8 phần:

1. Câu Thi Na (Kusinaga)

2. Pa Bà (Pravari)

3. Giá La (Carya)

4. La Ma Già (Raymaya0

5. Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu)

6. Tỳ Lưu Đề (Virupaksa)

7. Tỳ Xá Ly (Vaisali)

8. Ma Kiệt Đà (Magadha)

Mỗi nơi thỉnh về một phần, kiến tạo đại thánh tháp, phụng thờ cúng dường.

Năm 1898 nhà Khảo cổ học, ông W.C Peppi đến thành Ca Tỳ La Vệ, đào được hộp xá lợi của Phật trong một cổ tháp. Như thế chứng minh rằng đó là một trong nhiều nơi đã xây tháp phụng thờ xá lợi của Đức Thế Tôn từ nghìn xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22263)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 16005)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 15015)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18931)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14433)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18611)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14405)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13570)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13541)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11806)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13226)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13642)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13921)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13241)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15013)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16148)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 11076)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16440)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11887)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17578)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12865)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13691)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12846)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14847)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16371)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13119)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12072)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12757)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12882)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12757)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14155)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14095)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16457)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12371)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14371)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11294)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11016)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13182)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13879)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13147)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12993)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13484)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12714)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10224)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13954)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10213)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13689)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16249)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11945)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12958)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11627)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12655)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10784)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10972)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10928)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11873)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12742)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11045)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12605)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11304)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant