Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân Dịch (bản Việt Dịch Đầu Tiên Từ Sanskrit)

12 Tháng Mười Một 201808:19(Xem: 10593)
Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân Dịch (bản Việt Dịch Đầu Tiên Từ Sanskrit)
PHẬT ĐIỂN PHẠN VĂN
Buddhist Sanskrit Text No. 17
PHÁP HOA PHẠN BẢN TÂN DỊCH

Saddharmapuṇḍarīkasūtram
BẢN VIỆT DỊCH PHÁP HOA PHẠN VĂN ĐẦU TIÊN 

***
CHƯƠNG 24
MÔ TẢ VỀ BỒ TÁT AVALOKITEŚVARA:
VỊ TOÀN DIỆN VÀ CÁC BIẾN THỂ
[TỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT  PHỔ MÔN 
PHẨM]
Samantamukhaparivartaḥ 

*
Phước Nguyên
Dịch từ bản Sanskrit và chú thích
[Bản dịch đăng tải 10/2018,
nhân ngày kỷ niệm Đại sĩ Quán Âm 19/9/ Mậu tuất - PL. 2562]

Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân dịch (Bản Việt dịch đầu tiên từ Sanskrit)

#Lược ghi Phổ môn Phạn văn:
Có mấy điểm cho là cần thiết ghi nhận sơ lược ở đây:
**Nói Phổ Môn ở đây là nói phẩm 24 của bản Phạn, thường được biết đến là phẩm 25 trong bản Pháp sư La-thập.
(1) Nói là Avalokiteśvara tức là nói về vị Đại sĩnăng lực biến thểtoàn diện, đó là nói sự, còn nói lý tánh, tức nói về Bi & Trí của Quán Âm tính, Bi của Đại sĩ được Phổ Môn miêu tả rất rõ nét, còn Trí thì Bát-nhã Tâm kinh đã thuật kỹ. Trí tính ấy là nước pháp và đất pháp nuôi lớn tâm Bồ-đề, để khởi hành trên Bồ-tát thừa. 

(2) Về biến thể Quán Âm Đại sĩ, theo bản Hán là 32 thân biến thể, bản Phạn chỉ có 16 thân biến thể.
(3) Kệ tụng Phổ môn, bản Phạn đặc biệt có 5 kệ tụng 29 -33, mà các bản Hán đều không có. Trong đây lưu ý tụng 12 của Phạn Bản, các bản Việt - Hán thường hiểu đại khái: "Trù ếm, các thuốc độc, muốn hại đến thân kia. Do sức niệm Quán-Âm, Trở hại nơi bổn-nhân", câu này nếu hiểu như vậy sẽ có những trắc trở, nên hiểu theo tụng 12 trong bản Phạn, thì mới thấy được hoạt dụng đại bi của Quán Âm.
(4) Nói về năng lực gia trì của Quán Âm Đại sĩ, đây không thể nói bâng quơ năm ba hàng, cho là linh ưng hay bất linh ứng, mà phải nói năng lực đó là "nan tư nghị", liên hệ đến phước - trí và tâm nguyện lễ bái hành trì, từ nơi bản lai pháp tính mà hoạt dụng phương tiện.

Ở đây, ghi thêm điểm chót, đọc Phổ Môn xong, kế tiếp đọc lại Tâm kinh, sẽ thấy bài kinh mở đầu bằng hình ảnh Đại sĩ Avalokiteśvara là đại diện cho Bi tính; khởi đầu bằng Bi tính - thể, Đại sĩ Avalokiteśvara quán chiếu Bát-nhã thâm sâu, quá trình tu tập ấy diễn ra một cách liên tụcthường trực, dẫn đạo thể nhập Không tính, đây là sự kết hợp đặc biệt và hài hòa về Bi - Trí, hình ảnh độc đáo mô tả quá trình tu tập cần thiết của bất cứ hành giả nào muốn chứng nhập Không tính hay Thực tính Bát-nhã.
Đọc Phổ Môn có hai cách:
-Hoặc đọc như một truyện cổ tích, đọc như nước chảy mây trôi.
- Hoặc đọc giữa hai hàng chữ, thấy lửa không phải là lửa vật lý mà là lửa phiền não, nước không không phải H20 mà là dòng ái lưu...
Đảnh lễ Pháp - Hóa thân Đại Sĩ Quan Âm.

Kính ghi,
Phước Nguyên (18/9/2562)

_________________________

CHƯƠNG 24

MÔ TẢ VỀ BỒ TÁT AVALOKITEŚVARA:

VỊ TOÀN DIỆN VÀ CÁC BIẾN THỂ 


1.

Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3]  hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:

"Bạch đức Thế Tôn, vì sao Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara[4] được gọi là Avalokiteśvara?”

2.
Sau câu hỏi ấy, đức Thế Tôn dạy Bồ Tát Đại sĩ Akshayamati:

“Này người con trai của gia đình hiện thiện! Trong tất cả hàng trăm ngàn, hàng trăm triệu, hàng trăm tỉ chúng sinh[5], mà có bất cứ chúng sinh nào hiện thời đang phải chịu đựng[6] những khổ nạn bất an, nếu họ nghe được danh hiệu của Bồ Tát Đại Sĩ Avalokiteśvara, thì tất cả họ được thoát ra khỏi[7] khối khổ nạn đó[8].

3.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Có bất cứ người nào trì niệm[9] danh hiệu Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara, nếu họ bị rơi vào[10] đống lửa lớn[11], thì bằng sức mạnh ánh sáng[12] của Bồ Tát Đại sĩ Avalokiteśvara mà họ sẽ thoát ra khỏi đống lửa lớn đó.

4.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Trong trường hợp, có chúng sinh nào bị cuốn trôi theo các dòng sông[13], nên khấn nguyện[14] Bồ Tát Đại sĩ Avalokiteśvara, thì tất cả các dòng sông ấy nhất định sẽ xuất hiện chỗ nước cạn[15].

5.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Trong trường hợp, có hàng trăm ngàn, hàng trăm triệu, hàng trăm tỉ chúng sinh đi tàu thuyền ra đại dương để tìm kiếm tài vật[16]: vàng, ma-ni, ngọc trai, kim cương, lưu y, xà cừ, đá quý, san hô, ngọc lục bảo, hổ phách, các viên ngọc trai, cùng các tài vật khác, và thuyền của họ bị chuyển động dữ dội[17], một cơn gió hắc ám[18] đã đẩy họ vào hòn đảo của rākṣasī[19] (nữ La-sát), mà nếu trên con thuyền đó dù chỉ có một chúng sinh khấn nguyện Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara, thì tất cả họ cũng đều sẽ thoát ra khỏi đảo của rākṣasī đó.

Vì những lý do đó, Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara được mệnh danh[20] là Avalokiteśvara.

6.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Thậm chí có bất cứ ai hiện phải bị đưa ra tử hình[21], nếu người đó khấn nguyện Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara, thì thanh gươm[22] của người hành hình[23] sẽ bị gãy thành từng đoạn[24].

7.
Lại nữa, này người con trai của gia đình hiền thiện! Giả sử, toàn bộ cả một tỷ thế giới này[25] có mặt đầy dẫy[26] các loài yakṣa (dạ-xoa)[27] và rākṣa (La-sát), nhờ sức mạnh danh hiệu của Bồ-tát Đại sĩ Quán Thế Âm được trì niệm mà chúng không còn dám nhìn người[28] bằng tâm tư xấu ác nữa[29].

8.
Thêm nữa, này người con trai của gia đình hiền thiện! Nếu có bất cứ chúng sinh nào bị giam hãm bằng những chiếc gông gỗ hay sắt [ở đầu], bị xiềng xích ở tay hoặc bị cùm chân, dù người đó có tội hay vô tội[30], nếu ngay khi đó mà danh hiệu của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara được trì niệm, thì những gông, cùm, xiềng xích đó đều sẽ nhanh chóng[31] trong tình trạng được tháo mở hoàn toàn[32].

Như thế, này người con trai của gia đình hiền thiện, đó là thần lực[33] của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara vậy.

9. Này người con trai của gia đình hiền thiện, giả sử toàn bộ một tỷ thế giới này, có mặt đầy dẫy những kẻ bất lương, oán địchcường đạo tay cầm gươm đao cướp bóc, lại có người trưởng đoàn thương buôn cùng đoàn tùy tùng đang đi trên đường bằng những cổ xe to lớn sang trọng có chất nhiều châu báu; Nếu sau khi gặp phải những kẻ bất lương, oán địchcường đạo tay cầm gươm đao đó, thì họ trở nên lo lắngsợ hãi, khởi lên ý nghĩ bản thân hiện tại không có nơi trú ẩn[34]. Giả sử, lúc ấy người trưởng đoàn thương buôn nói với đoàn tùy tùng đang căng thẳng kia:

“Đừng hoảng sợ, này người con trai của gia đình hiền thiện, đừng khiếp đãm! Tất cả các ông, hãy bằng lời kêu cứu mà khấn nguyện Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara - vị ban cho sự an ninh[35], thì các ông sẽ thoát khỏi mối nguy hiểm từ sự đe dọa của giặc cướp và kẻ thù.”

Rồi thì, lúc bấy giờ, đoàn tùy tùng với một lời kêu cứu mà khấn nguyện nguyện ngài Avolokiteśvara, với nội dung: “Xin Quy kỉnh! Xin đảnh lễ Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara là đấng ban cho sự an ninh”[36]. Ngay khi đó, chỉ nhờ hành động trì niệm danh hiệu ấy mà đoàn tùy tùng sẽ giải thoát được tất cả mọi nguy hiểm.

Như vậy, này người con trai của gia đình hiền thiện, đó là thần lực của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara vậy.

10.
Này người con trai của gia đình hiền thiện, trong trường hợp, có chúng sinh nào hành động dưới sự thúc đẩy của tham đắm[37], sau khi tôn kính Bồ-tát đại sĩ Avalokiteśvara, nhất định họ sẽ đi ra khỏi tham đắm.

Hay chúng sinh nào hành động dưới sự thúc đẩy của sân hận[38], sau khi tôn kính Bồ-tát đại sĩ Avalokiteśvara, nhất định họ sẽ đi ra khỏi sân hận.

Còn chúng sinh nào hành động dưới sự thúc đẩy của si mê[39], sau khi tôn kính Bồ-tát đại sĩ Avalokiteśvara, nhất định họ sẽ đi ra khỏi si mê.

Như vậy, này người con trai của gia đình hiền thiện, đó là do sức mạnh tâm linh vĩ đại[40] của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara.

11.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Nếu người đàn bà nào thực hành sự tôn kính với Bồ-tát Đại sĩ Avolokiteśvara, mà ước muốn có con trai, thì nàng sẽ có được con trai tử tế, khôn ngoan, tề chỉnh; thành tựu các đặc điểm của một bé trai, thường được mọi người quấn quýnh yêu thương và chìu chuộng, [bé trai đó] là người đã vun trồng gốc rễ lành thiện.

Này người con trai của gia đình hiền thiện. Nếu người đàn bà ấy, ước muốn có con gái, thì cô ta sẽ có được con gái đoan chính, khôn ngoan, dễ thương; thành tựu sự hoàn hảo cao nhất của hình dáng kiều diễm[41]thành tựu các đặc điểm [tốt] của một bé trai, thường được mọi người quấn quýnh yêu thương và chìu chuộng, [bé gái đó] là người đã vun trồng gốc rễ lành thiện.

Như vậy, này người con trai của gia đình hiền thiện, đó là sức mạnh siêu việt của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara.

12.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Những ai thực hành sự tôn kính Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara và hành trì danh hiệu của vị ấy, thì nhất định sẽ nhận được kết quả ích lợi không bao giờ cạn.

13.
Này người con trai của gia đình hiền thiện! Giả sử, có ai thực hành sự tôn kính Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara và hành trì danh hiệu của ngài; Lại có một người khác, tôn kính chư Phật Thế Tôn có số lượng bằng gấp sáu mươi hai lần số hạt cát sông Gaṅgā, hành trì danh hiệu của các vị ấy; và phụng sự rất nhiều chư Phật Thế Tôn trong suốt thời gian các ngài lưu trú, hiện hữuduy trì đời sống, bằng cách hiến cúng những vật dụng như: y phục, bình bát, giường ghế và thuốc men chữa bệnh, ông nghĩ sao, sự tích lũy phước báu[42] mà người con trai hay con gái của gia đình hiền thiện đó, tạo ra được bởi nhân tố ấy là bao nhiêu?

Sau câu hỏi ấy, Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir thưa lên đức Thế Tôn: “Rất nhiều, bạch Thế Tôn! Quả thật quá nhiều, bạch đức Thiện Thệ! Sự tích lũy phước báu của người con trai hay người con gái của gia đình hiền thiện ấy, đã tạo ra thông qua nhân tố ấy là rất nhiều.”

Đức Thế Tôn dạy tiếp:

“Này người con trai của gia đình hiền thiện! Xét thấy, sự tích lũy phước báu của hai người đó, thông qua việc tôn kính chư Phật Thế Tônsự tích lũy phước báu của một người dù chỉ một lần thực hành sự tôn kính Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara và trì niệm danh hiệu của ngài, [cả hai] đều bằng nhau.”

Có ai tôn kính Chư Phật Thế Tôn có số lượng bằng gấp sáu mươi hai lần số hạt cát sông Gaṅgā, hành trì danh hiệu của các vị ấy, và có người nào khác thực hành sự tôn kính Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara và trì niệm danh hiệu của ngài. Họ có sự tích lũy công đức bằng nhau; cả hai khối phước đức ấy không dễ gì hủy hoại dù [trải qua] trong hàng trăm ngàn, hàng trăm triệu, hàng trăm tỉ kiếp.

Vì vậy, này người con trai của gia đình hiền thiện, phước đức của việc hành trì danh hiệu Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara, rất là mênh mông[43].

14.
Lúc bấy giờ, Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir bạch đức Thế Tôn:

“Vị Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara du hành[44] trong thế giới Sa-bà này ra sao?[45] Diễn thuyết giáo pháp cho hữu tình như thế nào?[46] Và những phương tiện thiện xảo mà Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara sử dụngphạm vi thế nào?”

Sau câu hỏi đó, Đức Thế Tôn đã trả lời cho Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir:

“1.Này người con trai của gia đinh hiền thiện! Trong khá nhiều thế giới, Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara diễn thuyết Pháp yếu cho các chúng sinh bằng cách biến thể dưới hình thái Phật-đà.

2. Đối với một số thế giới khác, vị ấy[47] diễn thuyết pháp yếu cho chúng sinh bằng cách biến thể dưới hình dạng Bồ-tát;

3. Trong trường hợp khác, vị ấy diễn thuyết pháp yếu cho chúng sinh bằng cách biến thể dưới hình dạng Bích-chi Phật;

4. Đối với một số chúng sinh, ngài diễn thuyết pháp yếu bằng cách biến thể dưới hình dạng Thanh văn;

5. Hoặc vị ấy diễn thuyết pháp yếu cho các chúng sinh bằng sự biến thể dưới hình dạng Phạm thiên;

6. Đối với một số chúng sinh ngài biến thể hình dạng đế Thích để diễn thuyết pháp yếu;

7. Hoặc ngài lại biến thể hình dạng Càn-thác-bà để diễn thuyết pháp yếu cho một số chúng sinh khác;

8. Hoặc đối với những chúng sinh cần được hóa độ bởi Dạ-xoa, ngài liền biến thể hình dạng Dạ-xoa để diễn thuyết pháp yếu;

9. Chúng sinh nào cần được hóa độ bởi Tự tại thiên, ngài biến thể hình dạng Tự tại thiên để diễn thuyết pháp yếu;

10. Hoặc đối với chúng sinh khác, cần được hóa độ bởi Đại Tự tại thiên, ngài liền biến thể hình dạng Đại Tự tại thiên để diễn thuyết pháp yếu;

11. Hoặc chúng sinh nào, cần được hóa độ bởi Chuyển luân vương, vị ấy biến thể hình dạng Chuyển luân vươngdiễn thuyết pháp yếu;

12. Đối với những chúng sinh nào cần được hóa độ bởi Tiểu Quỷ, vị ấy liền biến thể hình dạng Tiểu quỷ để diễn thuyết pháp yếu;

13. Hoặc có chúng sinh nào, cần được hóa độ bởi Đa văn Sa-môn, vị ấy biến thể hình dạng Đa văn Thiên vươngdiễn thuyết pháp yếu;

14. Lại có chúng sinh nào, cần được giáo hóa bởi Đại Tướng Quân, ngài liền biến thể hiện thân Đại Tướng Quân để dễ thuyết pháp yếu;

15. Hay chúng sinh nào cần giáo hóa bởi Bà-la-môn, ngài liền biến thể hình dạng Bà-la-môn mà diễn thuyết pháp yếu;

16. Và chúng sinh nào cần hóa độ bởi Kim cương thủ, Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara liền biến thể hình dạng Kim cương cương thủ mà diễn thuyết pháp yếu.

Này người con trai của gia đình hiền thiện, Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara thành tựu phẩm tính không thể nghĩ bàn như thế. Cho nên, này người con trai của gia đình hiền thiện, hãy tôn kính hiến cúng Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara.

Này người con trai của gia đình hiền thiện, Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara ban sự an ninh cho những chúng sinh đang lo sợ. Vì những lý do đó, mà ngài được thiết lập[48] danh hiệu Abhayaṃdada [người ban sự an ninh] trong Thế giới Sa-bà.

15.
Bấy giờ, Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir thưa với đức Thế Tôn: “Bạch đức Thế Tôn! Bây giờ chúng con muốn hiến cúng đức Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara một phẩm vật của Pháp[49], khôi giáp của Pháp[50]thích hợp chăng?”

Thế Tôn trả lời: “Này người con trai của gia đình hiền thiện! Nếu ông nghĩ điều đó là hợp thời thì hãy cứ làm như thế”.

Lúc ấy, Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir từ cổ mình cởi xâu chuỗi trân bảo Anh lạc[51], trị giá trăm nghìn lượng [vàng miếng], và dâng lên Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara như là khôi giáp của Pháp, với những lời: “Hỡi bậc Thiện sĩ! Xin ngài hãy nhận lấy từ tôi chiếc khôi giáp của Pháp này”. Nhưng vị ấy không nhận lấy nó.

Rồi thì, Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir nói với Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara: “Hỡi bậc Thiện sĩ! Từ lòng bi mẫn đối với chúng tôi, hãy nhận lấy chuỗi trân bảo anh lạc này.” Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara nhận lấy chuỗi trân bảo anh lạc từ Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir, do bởi lòng bi mẫn đối với Bồ-tát Đại sĩ Akṣayamatir, từ lòng bi mẫn đối với bốn chúng, và từ lòng bi mẫn đối với chư Thiên, rắn thần, dạ-xoa, càn-thác-bà, a-tu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, nhân loạiphi nhân loại.

Sau đó, vị ấy chia [xâu chuỗi] thành hai phần: một hiến cúng lên đức Thế Tôn Śākyamui và phần thứ hai là ngọc báu Stūpa hiến cúng lên đức Thế Tôn Prabhūtaratna, là bậc Như Lai, Chánh đẳng giác, vị đã tịch diệt hoàn toàn.

Này người con trai của gia đình hiền thiện! Bồ tát Đại sĩ Avalokiteśvara du hóa trong thế giới Sa-ha này với một năng lực biến thể như vậy.

16.
Và vì những lý do đó mà đức Thế Tôn đã cảm hứng những bài chỉnh cú này:

“1. Kitradhvaga[52] hỏi Akṣayamatir câu hỏi sau đây: Vì lý do gì, con trai của đấng Chiến Thắng, được gọi là Avalokiteśvara?
2. Và Akṣayamatir vị có sự nhận thức sâu thẳm như biển cả, sau khi chiêm nghiệm vấn đề ra sao, liền nói với Kitradhvaga: “Hãy lắng nghe sự nghiệp Avalokiteśvara”.
3. Những gì nghe được từ sự trình bày của tôi [về Avalokiteśvara] chỉ là một phần vắn tắt, bản nguyện mà vị ấy đã thực hành hoàn tất trong hàng trăm ngàn, hàng trăm triệu đời kiếp chư Phật, là không thể nghĩ bàn.
4. Lắng nghe và nhìn ngắm, suy nghiệm một cách thường xuyênliên tục về vị ấy, nhất định tất cả khổ đau, hữu thể, sầu muộn của chúng sinh sẽ bị hủy diệt hoàn toàn.
5. Nếu có ai bị rơi vào hầm lửa, bởi một kẻ ác với mục đích giết người ấy, mà người đó nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì dòng nước sẽ được rưới lên và lửa ấy sẽ bị dập tắt.
6. Hoặc có ai bị trôi dạt trên một đại dương kinh khiếp, là nơi trú ngụ của rắn thần, thủy quái và a-tu-la mà người đó nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì họ sẽ không bao giờ chìm xuống đại dương ấy.
7. Nếu một người bị rơi xuống từ vực núi chúa Meru, bởi một kẻ ác với mục tiêu giết người ấy mà người đó cho dù chỉ nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì họ giống như mặt trời đứng kiên cố trên bầu trời.
8. Hoặc có ai làm rung chuyển núi sấm sét và xô người rớt xuống từ chóp núi sấm xét để giết hại người đó, người đó chỉ cần nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì họ sẽ chẳng thể nào bị tổn thương dù chỉ một sợi tóc trên thân thể.
9. Nếu có người nào bị bao vậy bởi một toán kẻ thù có vũ khí là gươm đao, là những kẻ có ý định giết người đó mà người đó chỉ nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì lòng dạ những kẻ ấy sẽ nhanh chóng trở nên tử tế.
10. Nếu một người sắp bị những đao phủ hành hình, đã đứng ở nơi pháp trường mà người đó nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì thanh gươm của đao phủ sẽ bị đứt gãy thành từng đoạn.
11. Nếu một người bị xiềng xích bằng sắt hoặc bằng gỗ, người đó chỉ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì các trói buộc sẽ nhanh chóng được tháo gỡ.
12. Nếu có [người dùng] sức mạnh phép thuật, thần chú, dược thảo, ma quỷ, yêu tinh [để] gây nguy hiểm cho cho sự sống [của người khác] mà người [bị hại] đó nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì các thứ [độc hại] ấy đến từ chỗ nào thì sẽ trở về chỗ đó.
13. Hoặc có người nào bị bao vây bởi rắn thần, dạ-xoa, a-tu-la, hoặc những người phi thường, những loài [quỷ] có thói quen đoạt lấy khí lực của thân thể người khác, người đó chỉ cần nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì họ sẽ không thể nào bị tổn thương dù chỉ một sợi tóc trên thân thể.
14. Nếu có người nào bị bao vây bởi bầy thú dữ đáng sợ với hàm răng sắc nhọn và móng vuốt ghê rợn mà người đó nhớ nghĩ đến Bồ-tát Avalokiteśvara, thì [bầy thú ấy] chúng sẽ phải mau chóng tháo chạy về nhiều hướng.
15. Hoặc có người nào bị bao vây bởi những con rắn độc, phải chịu sự nguy hiểm và kinh khiếp từ các ngọn lửa và tia độc [do chúng phun ra], mà nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì chất độc của chúng sẽ nhanh chóng bị mất đi.
16. Nếu sấm sét dữ dội phát ra từ đám mây có chứa tia chớp và tiếng sấm mà có người nào nhớ nghĩ đến Avalokiteśvara, thì tia lửa sét trên bầu trời được tức khắc được tiêu tan.
17. Vị ấy bằng tri thức thanh tịnh của mình nhìn thấy hết thảy chúng sinh đang bị bủa vây bởi hàng trăm mối âu sầu và khốn đốn với rất nhiều đau khổ, do đó vị ấy là một đấng cứu khổ thế gian, kể cả chư thiên [cũng được cứu giúp].
18. Khi sức mạnh tư tưởng được vận dụng hoàn hảo, trí giác và phương tiện được đã thành đạt, vị ấy tự mình biến thể “ở mọi hướng và mọi nơi trên thế gian”.
19. Sự sinh ra, tuổi già và sự chết nhất định sẽ chấm dứt cho những ai đang sống trong định hướng tái sinh không tốt: chốn hành tội, sự tác thành như loài sinh ngang, trong cảnh vực Yama và cho tất cả chúng sinh [nói chung].
[Rồi thì, Akshayamati từ niềm vui sướng trong trái tim của mình đã nói ra những chỉnh cú sau:]
20. Hỡi đấng có đôi mắt trong trẽo, đôi mắt hiền lành, [đôi mắt] nổi bật lóe sáng với trí tuệnhận thức, đôi mắt tràn đầy sự bi mẫn và nhân từ. Ngài thật tuyệt đẹp bởi dung nhan tuyệt sắc và đôi mắt kiều diễm.
21. Vị Thanh Tịnh ấy là ánh sáng rạng ngời không tì vết, là sự tỏa rạng như mặt trời không bị đánh bại, là sự rực sáng như ngọn lửa, ngài trải hào quang của mình ra khắp mọi hướng trên thế gian.
22. Hỡi người vui hưởng sự tử tế có nguồn mạch từ bi, là đám mây lớn về những phẩm tính tốt đẹplòng nhân từ, ngài hãy dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não [của chúng sinh], bằng cách rưới mưa pháp cam lồ bất tử.
23. Trong cuộc cãi vả, kiện tụng, tranh đấu, chiến sự, trong bất cứ nguy hiểm lớn nào, nếu có ai nhớ nghĩ đến Bồ-tát Avalokiteśvara thì ngài sẽ chế ngự những kẻ thù hung ác.
24. Một người nên nghĩ đến Avalokiteśvara có âm thanh như đám mây, như tiếng trống, như tiếng sấm nổ ầm vang, như tiếng vầng mây tạo mưa rào, có giọng nói thanh cao như Phạm Thiên, [một giọng nói] xuyên qua toàn bộ âm vực giai điệu.
25. Hãy nhớ nghĩ, nhớ nghĩ với trạng thái tĩnh lặng về   Avalokiteśvara là thể trong suốt. Trong cơn chết chóc, thiên tai, thảm họa, vị ấy là người bảo hộ, là chỗ trú ẩn, là nơi nương tựa.
26. Vị ấy đạt đến sự toàn hảo tất cả các phẩm chất và nhìn ngắm toàn thể chúng sinh với lòng từ bi và rộng lượng. Vị ấy là đại dương của phẩm chất tuyệt đỉnh, là [hiện hữu của] phẩm tính chân thật. Avalokiteśvara, là đấng xứng đáng được kính lạy.
27. Vị ấy có lòng từ bi đối với thế gian, sẽ trở thành một vị Phật, phá hủy tất cả mọi khổ đau và nguy hiểm [cho chúng sinh], tôi cúi đầu kính lễ Avalokiteśvara.
28. Vị chúa tể thế gian này, là vua trong các vị vua, là người thành đầy đủ các Pháp Tỷ-khưu, được thế gian phụng sự. Sau khi trải qua rất nhiều kiếp sống của mình trong suốt hàng trăm lần thời gian vô tận, ngài đã đạt đến sự thanh tịnhgiác ngộ tối thượng.
29. Vị ấy có khi đứng bên phải, có khi đứng bên trái đức đạo sư Amitā mà hầu quạt, đồng thời bằng như huyễn tam-ma-địa phụng sự đấng Tối Thắng ấy trong tất cả mọi trú xứ.
30. Ở phương Tây, có thế giới Sukhāvatī hoan lạc vô nhiễm, có đức Đạo sư Amitābha, vị Điều ngự của chúng sinh, an trútồn tại.
31.  Ở đó không có người nữ sinh ra, và cũng hoàn toàn không có sự dâm dục; những người con của đấng Tối Thắng ngồi giữa lòng hoa sen không cấu nhiễmhóa sinh.
32. Và chính đức đạo sư Amitābha ngồi trên tòa sư tử bằng hoa sen thuần khiết khả ái, sáng ngời như Sa-la vương.
33. Đấng Đạo sư của thế gian như thế, trong ba cõi không ai sánh bằng. Kính lễ đấng Siêu nhân! Sau khi tán dương tụ phước đức của Ngài, mong cho con chóng được như Ngài.

17.
Bấy giờ, Bồ-tát Đại sĩ Dharaṇiṃdhara từ chỗ ngồi đứng lên, vắt thượng y qua một bên vai, đầu gối chân phải quỳ sát đất, chắp hai tay lại, hướng về đức Thế Tôn mà bạch rằng: “Những người đang nghe chương này, [tức] Pháp thoại về Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara và thần lực biến thể của Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara thì phải biết họ đã thành tựu không ít thiện căn”.

18.
Khi đức Thế Tôn đã thuyết giảng hoàn tất chương mô tả về sự toàn diện này, tám vạn bốn ngàn người hiện hữu trong chúng hội đó phát khởi tâm vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà không gì có thể so sánh được.



[1] Skt. akṣayamatir, Tib. blo gros mi zad pa [Lhasa:T-260a2], Lt. 無盡意 vô tận ý, có lẽ nên dịch là 無盡慧vô tận tuệ, vì “mati” có nghiã ‘tuệ’ nhiều hơn là ‘trí’, nên tiếng Anh dịch là: inexhaustible understanding (trí tuệ vô tận).

[2] Skt. uttara-āsaṅgam, Tib. bla gos, Hán: 鬱多羅僧 uất-đa-la-tăng, dịch là thượng y: áo trên.

[3] Bản tiếng Pháp thêm: “et posé à terre le genou droit”: đầu gối chân phải quỳ xuống sát đất.

[4] Tib. spyan ras gzigs kyi dbaṅ phyug. Lt. 觀世音 Quán thế âm.

[5] Skt. sattvakoṭīnayutaśatasahasrāṇi. Tib. sems can bye ba khrag khrig brgya stoṅ (Xem cht. 27, 28, 29, Giới thiệu nguồn gốc A-di-đà, tr. 267-268)

[6] Pratyuanubhavanti: pratī (hướng đến) + anubhavanti: hiện tại đang phải chịu, trải qua. Tib. myoṅ bar gyur pa. Lt. 受 thọ.

[7] Parimucyeran, do Parimuc: tự do, cởi trói, thoát ra từ…Tib. thar bar, Lt. 解脱 giải thoát

[8] duḥkhaskandhā: khối khổ đau, skandhā: đống, khối, một tụ. Tib. sdug bsṅal gyi.

[9] dhārayiṣyanti: động từ vị lai, ngôi thứ 3, số ít, do động từ: √dhṛ: giữ gìn, nên chữ này dịch sát phải là: duy trì hay bảo tồn, tức làm cho danh hiệu ngài luôn xuất hiện trong tâm trí. Tib. dzin-ba.

[10] prapateyuḥ: rơi xuống, xa chân xuống. Tib. lhuṅ naḥaṅ

[11] Mahatyagniskandhe: đống lửa to lớn, cũng có thể hiểu là hầm lửa lớn. Tib. meḥi phuṅ po chen por.

[12] Tejasā: năng lực ánh sáng, rực rỡ, cũng hiểu là oai thần hay thần lực. Tib. gzi brjid kyis.

[13] Nadībhir-uhyamānā: Nadībhir (dòng nước, dòng chảy của sông, Tib. cu kluṅ dag gis); uhyamānā: cuốn trôi, Tib. khyer la. Lt. 大水所漂 nước lớn cuốn trôi.

[14] Skt. ākrandaṃ kuryuḥ, Tib. bos na, kêu cứu, cầu cứu đến, than khóc với, sự thỉnh cầu… Lt. 稱, xưng.

[15] gādhaṃ: chỗ nông có thể lội qua được, không sâu, chỗ cạn. Tib. gtiṅ tshugs par.

[16] Về tiếng Skt. và cách dịch của từ châu báu này, xem Cht. 32, giới thiệu nguồn gốc A-di-đà, tr. 250-251.

[17] nidhīnāṃ: chấn động, bị dịch chuyển, Tib. doṅ ba de rnams.

[18] kālikā-vātena: gió tối tăm, gió màu đen. Lt. 黒風 hắc phong. Tib. rluṅ nag pos

[19] Tib. srin moḥi, loài ác quỷ trong văn học Ấn độ, ăn thịt hoặc hút máu người.

[20] saṃjñāyate: mệnh danh, gọi là, được gắn cho, thiết lập, tib. btags so

[21] vadhya-utsṛṣṭa: Vadhya: án tử hình, kết án tử hình, sự trừng phạt giết chết + utsṛṣṭa: bị đưa ra, bị dẫn đến, hiện đang phải chịu. Tib. bsad par bkri ba las.

[22] śastrāṇi: nghĩa đen là chỉ cho đao, kiếm, nhưng cũng chỉ cho các vũ khí, công cụ hành hình, có sức bén nhọn, hay có khả năng cắt chặt. Tib. mtshon.

[23] Vadhya-ghātakānāṃ: người hành quyết, đao phủ, người hành án. Tib. gśed ma

[24] Vikīryeran: tách lìa thành từng đoạn, Kern: shall snap asunder. Tib. de dag dum bu dum bur chag ciṅ grugs par ḥgyur ro.

[25] trisāhasramahāsāhasro lokadhātur, Lt. 三千大千國土Tam thiên đại thiên quốc độ, Tib. stoṅ gsum gyi stoṅ chen poḥi ḥjig rten gyi khams (Xem Giới thiệu, Cht. 62, tr. 273).

[26] paripūrṇo bhavet, Tib. gaṅ bar gyur kyaṅ, Lt. 滿 mãn.

[27] Yakṣa, dạ-xoa: một trong tám bộ chúng, hoặc đôi khi cũng chỉ các vị thần có oai lực lớn. cf. Trường A-hàm 12, Tì-bà-sa 31.

[28] draṣṭumapyaśaktāḥsyuḥ: draṣṭum, nhìn; apyaśaktāḥsyuḥ: không dám. Tib. ltaḥaṅ mi phod do.

[29] Skt. duṣṭacittā, Tib. sdaṅ baḥi sems kyis, tâm hận thù, tâm phẫn nộ. Lt. thêm: 況復加害: huống nữa làm tổn hại…

[30] Aparādhy-anaparādhī, Tib. ñes yod kyaṅ ruṅ ñes med kyaṅ ruṅ na. Tib. 若有罪若無罪 nhược hữu tội nhược vô tội.

[31] kṣipraṃ: tức thời, mau chóng, lập tức. Tib. bcug pa dag gi.

[32] vivaramanuprayacchanti, Tib. bu ga bye bar ḥgyur ro. Lt. 皆悉斷壞 đều bị hư hỏng.

[33] prabhāvaḥ: ức đức, ánh sáng, thế lực, bản Tib. mthu ni: hiệu lực/ sức mạnh, bản Nhật đọc là: uy lực 威力 (これが観世音菩薩の威力なのだ). Bản Pháp: la puissance – quyền năng, uy lực (Car telle est,… la puissance du Bôdhisattva Mahâsattva Avalôkitêçvara); Bản Anh, Kern đọc là: power.

[34] aśaraṇam ātmānaṃ, Tib. bdag cag skyabs med par. Chữ śaraṇam: cứu hộ, trú ẩn, bản Tib. skyabs med par: hiện tại không có nơi trú ẩn. bản tiếng Nhật đọc là 頼る nơi nương tựa, do hiểu là quy y (自分には何も頼るものがないと思うかもしれない). Bản Anh: helpless-nơi nương tựa. Bản Pháp: resource – chỗ trong cậy (il se reconnût sans resource). Bản Hán không có chi tiết này.

[35] abhayaṃdadam, bản Lt. 施無畏者 Thí vô úy giả. Tib. mi ḥjigs pa sbyin pa: người ban cho sự không sợ; Bản Pháp: người mang đến sự an ninh - qui donne la sécurité. Người ban tặng sự an toàn-the giver of safety. Abhayaṃ: An toàn, an ninh, trú ẩn, nương náu, không sợ hãi.

[36] Namo namas tasmā abhayaṃdadāya avalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya. Tib. ḥjigs pa med paḥi sbyin pa byaṅ chub sems dpaḥ sems dpaḥ chen po spyan ras gzigs dbaṅ phyug de la phyag ḥtshal lo.

[37] rāgacaritāḥ, tib. ḥdod chags spyod pa, Lt. 多於婬欲 đa ư tham dục.

[38] Skt. dveṣa-caritāḥ, Tib. she sdaṅ spyod pa, Lt. 若多瞋恚

[39] Skt. mohacaritāḥ, Tib. gti mug spyod pa, Lt. 若多愚癡

[40] Maha-rddhikaḥ, rddhi sức mạnh hay năng lực tâm linh, Hán thường dịch là thần thông.

[41] Bản Anh và Hán không dịch câu này, bản tiếng Pháp dịch: douée de la perfection suprême d’une belle forme.

[42] puṇyābhisaṃskāraṃ: hiện hành phước báu, abhisaṃskāra: hoạt động, hay sự dồn chứa, tích lũy lại thành một khối.

[43] aprameyaṃ: bao la, vô hạn.

[44] Pravicarati: du hành, dạo đi, đến đi, lui tới.

[45] ….sahāyāṃ lokadhātau pravicarati?

[46] kathaṃ sattvānāṃ dharmaṃ deśayati?

[47] Trong các biến thể hình thái của Đại sĩ ở đây, trong bản Skt. đều dùng đầy đủ danh hiệu ‘Bồ-tát Đại sĩ Avalokiteśvara’. Trong bản dịch này, để gọn văn chúng tôi thay bằng từ ‘vị ấy’/ ngài.

[48] saṃjñāyate

[49] Dharma-prābhṛtaṃ: món quà Pháp, tặng phẩm của Pháp. Kern dịch là: gift of piety món quà của lòng thành kính.

[50] Dharmācchādam: chiếc áo giáp của Pháp, áo Pháp. Kern: a decoration of piety: sự trang hoàng của pháp.

[51] Muktāhāram: anh lạc.

[52] Hán thường dịch: 莊嚴幢 Trang Nghiêm tràng.

______________________
THƯ MỤC VĂN BẢN:
- PHẠN BẢN:
Vaidya p. 250,1 (250,1)24: samantamukhaparivartaḥ ||
- HÁN BẢN:
T.263, Dharmarakṣa 竺法護, 286 A.D., p. 63a6 .
T.262, Kumārajīva 鳩摩羅什, 405 A.D., p. . 1100 A.D.? Kj mdo sde ja 16a7.
ANH BẢN: Kern 1884.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13978)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10742)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10408)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11075)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11871)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13045)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13528)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33515)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11253)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12825)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12959)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11527)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17773)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11321)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11749)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11406)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18872)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12462)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11218)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13061)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15626)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11732)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11612)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12633)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12548)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13863)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12835)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13203)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12654)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12610)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11667)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11654)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12234)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12254)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19692)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11878)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11907)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16734)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12574)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14948)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15985)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12766)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12141)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11805)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11843)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13048)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16421)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13146)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12391)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11733)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19737)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11071)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11182)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10316)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11015)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10885)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9952)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11659)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11536)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant