Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama

12 Tháng Sáu 201907:45(Xem: 12852)
Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama

KINH KALAMA: LỜI PHẬT DẠY CHO NGƯỜI KALAMA 
KALAMA SUTTA: The Instruction To The Kalamas 

Translated from the Pali by Soma Thera - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org

Kinh Kalama

 

NGƯỜI KALAMA Ở KESAPUTTA ĐẾN NGHE ĐỨC PHẬT GIẢNG DẠY

1. Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama, có tên là Kesaputta. Người (bộ lạc) Kamala là các cư dân của Kesaputta: "Đức Thế Tôn Gotama (Cồ Đàm), là một vị tu sĩ, là con trai của dòng họ Sakyans (Thích Ca), trong chuyến đi hoằng pháp ở nước Kosala, ngài đã đến tỉnh nhỏ Kesaputta. Sự nổi tiếng của Đức Thế Tôn đã được lan rộng ra bằng cách sau đây: Đức Thế Tôn quả thật là một bậc toàn thiện, ngài là bậc hoàn toàn giác ngộ, ngài có đầy đủ kiến thức và sự thực hành, ngài tuyệt luân, ngài thấu hiểu về các thế giới, không ai so sánh với ngài được, ngài chuyển hóa con người hướng thiện, ngài là bậc thầy của trời và người, tự ngài có sự hiểu biết rõ ràng qua các trải nghiệm trực tiếp. Đức Thế Tôn đặt ra Giáo Pháp, tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa, và tốt đẹp ở đoạn cuối, Giáo Pháp nầy có ngôn từthông điệp đầy ý nghĩa, và tất cả đều hoàn hảo; (qua đời sống của ngài,) ngài chứng minh cuộc sống của người xuất gia thì hoàn toàn trong sạch, và cao quý. Chúng ta gặp được những bậc toàn thiện như vậy, quả thật là một điều tốt đẹp

2. Người Kamala là các cư dân ở Kesaputta, sau đó họ đã đi đến nơi cư trú của Đức Thế Tôn. Khi đến nơi, một số người tỏ lòng tôn kính (đảnh lễ) ngài, rồi ngồi qua một bên; một số người trao đổi lời thăm hỏi ngài, và sau khi kết thúc cuộc nói chuyện thân thiện đáng nhớ, họ ngồi qua một bên; một số người chắp tay đảnh lễ ngài, rồi họ ngồi qua một bên; một số người cho ngài biết tên và gia đình của họ, rồi họ ngồi qua một bên; một số người không nói gì cả, rồi họ ngồi qua một bên.

NGƯỜI KALAMA Ở KESAPUTTA XIN ĐỨC PHẬT GIẢNG DẠY

3. Người Kamala là các cư dân ở Kesaputta, ngồi một bên thưa với Đức Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, có một số nhà sưBà La Môn, đến thăm Kesaputta. Họ chỉ giới thiệu, trình bày, và giải thích những giáo lý của họ; còn những giáo lý của người khác thì bị họ khinh thường, chửi rủa, và chỉ trích thậm tệ. Bạch Thế Tôn, cũng có một số nhà sưBà La Môn khác, họ đến thăm Kesaputta. Họ cũng chỉ giới thiệu, trình bày, và giải thích những giáo lý của họ; còn những giáo lý của người khác thì bị họ khinh thường, chửi rủa, và chỉ trích thậm tệ. Bạch Thế Tôn, chúng con có sự nghi ngờ, có sự không chắc chắn liên quan đến những vị nầy. Các nhà sưBà La Môn nầy, ai nói thật và ai nói dối đây?"

TIÊU CHUẨN ĐỂ BÁC BỎ (ĐỂ KHÔNG XỬ DỤNG)        

4. "Nầy các người Kalama, đấy là chuyện đúng đắn khi quý vị có sự nghi ngờ, có sự không chắc chắn; sự không chắc chắn đã nẩy sinh khi tâm quý vị cảm nhận có điều gì đáng nghi ngờ. Hãy đến đây, nầy các người Kalama. Đừng chấp nhận dựa trên những điều sau đây: những gì mình đã được nghe đi nghe lại nhiều lần; hoặc dựa trên truyền thống; hoặc dựa trên tin đồn; hoặc dựa trên kinh sách; hoặc dựa trên sự phỏng đoán; hoặc dựa trên một sự thật đã được chấp nhận; hoặc dựa trên sự xét đoán bề ngoài; hoặc dựa trên một thành kiến (​​về một ý tưởng đã được suy ngẫm); hoặc dựa trên một người xem là có khả năng; hoặc dựa trên 'một nhà sư là thầy của mình'. Nầy các người Kalama, khi chính quý vị hiểu biết điều sau đây: 'Những điều nầy là xấu; những điều nầy thì bị chê trách; những điều nầy bị lên án bởi người khôn ngoan; qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến sự đau khổbệnh hoạn,' thì quý vị nên bác bỏ chúng.

THAM LAM, SÂN HẬNSI MÊ (THAM SÂN SI)

5. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào có lòng tham lam, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có hại." - "Nầy các người Kalama, khi người nào có lòng tham lam, tâm họ bị lòng tham lam tràn ngập, tâm họ bị lòng tham lam đánh bại, người nầy sẽ đi giết người, đi trộm cắp, phạm tội tà dâm, và nói dối; người nầy cũng xúi giục người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ đau khổbệnh hoạn lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

6. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào có lòng sân hận, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có hại." - "Nầy các người Kalama, khi người nào có lòng sân hận, tâm họ bị lòng sân hận tràn ngập, tâm họ bị lòng sân hận đánh bại, người nầy sẽ đi giết người, đi trộm cắp, phạm tội tà dâm, và nói dối; người nầy cũng xúi giục người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ đau khổbệnh hoạn lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

7. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào có lòng si mê, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có hại." - "Nầy các người Kalama, khi người nào có lòng si mê, tâm họ bị lòng si mê tràn ngập, tâm họ bị lòng si mê đánh bại, người nầy sẽ đi giết người, đi trộm cắp, phạm tội tà dâm, và nói dối; người nầy cũng xúi giục người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ đau khổbệnh hoạn lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

8. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Những điều (nói trên) nầy tốt hay xấu?" - "Bạch Thế Tôn, dạ xấu." - "Bị chê trách hay không bị chê trách?" - "Bạch Thế Tôn, bị chê trách." - "Bị lên án hay được khen ngợi bởi người khôn ngoan?" - "Bạch Thế Tôn, bị lên án." - "Qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy có dẫn đến đau khổbệnh hoạn không? Hoặc là những điều nầy đốt cháy tâm quý vị như thế nào?" - "Qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến đau khổbệnh hoạn. Do đó, những điều nầy đốt cháy tâm chúng con tại đây."

9. "Nầy các người Kalama, vì thế, chúng ta đã nói, những gì chúng ta đã nói trước đây, 'Hãy đến đây, nầy các người Kalama. Đừng chấp nhận dựa trên những điều sau đây: những gì mình đã được nghe đi nghe lại nhiều lần; hoặc dựa trên truyền thống; hoặc dựa trên tin đồn; hoặc dựa trên kinh sách; hoặc dựa trên sự phỏng đoán; hoặc dựa trên một sự thật đã được chấp nhận; hoặc dựa trên sự xét đoán bề ngoài; hoặc dựa trên một thành kiến (​​về một ý tưởng đã được suy ngẫm); hoặc dựa trên một người xem là có khả năng; hoặc dựa trên 'một nhà sư là thầy của mình'. Nầy các người Kalama, khi chính quý vị hiểu biết điều sau đây: "Những điều nầy là xấu; những điều nầy thì bị chê trách; những điều nầy bị lên án bởi người khôn ngoan; qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến sự đau khổbệnh hoạn," thì quý vị nên bác bỏ chúng.'

TIÊU CHUẨN ĐỂ CHẤP NHẬN (ĐỂ XỬ DỤNG)

10. "Hãy đến đây, nầy các người Kalama. Đừng chấp nhận dựa trên những điều sau đây: những gì mình đã được nghe đi nghe lại nhiều lần; hoặc dựa trên truyền thống; hoặc dựa trên tin đồn; hoặc dựa trên kinh sách; hoặc dựa trên sự phỏng đoán; hoặc dựa trên một sự thật đã được chấp nhận; hoặc dựa trên sự xét đoán bề ngoài; hoặc dựa trên một thành kiến (​​về một ý tưởng đã được suy ngẫm); hoặc dựa trên một người xem là có khả năng; hoặc dựa trên 'một nhà sư là thầy của mình'. Nầy các người Kalama, khi chính quý vị hiểu biết điều sau đây: 'Những điều nầy là tốt; những điều nầy thì không bị chê trách; những điều nầy được khen ngợi bởi người khôn ngoan; qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến sự hạnh phúclợi lạc,' thì quý vị nên làm và chấp nhận chúng.

KHÔNG THAM LAM, KHÔNG SÂN HẬN VÀ KHÔNG SI MÊ (KHÔNG THAM SÂN SI)

11. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào không có lòng tham lam, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có lợi." - "Nầy các người Kalama, khi người nào không có lòng tham lam, tâm họ không bị lòng tham lam tràn ngập, tâm họ không bị lòng tham lam đánh bại, người nầy sẽ không đi giết người, không đi trộm cắp, không phạm tội tà dâm, và không nói dối; người nầy cũng khuyên bảo người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ hạnh phúclợi lạc lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

12. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào không có lòng sân hận, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có lợi." - "Nầy các người Kalama, khi người nào không có lòng sân hận, tâm họ không bị lòng sân hận tràn ngập, tâm họ không bị lòng sân hận đánh bại, người nầy sẽ không đi giết người, không đi trộm cắp, không phạm tội tà dâm, và không nói dối; người nầy cũng khuyên bảo người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ hạnh phúclợi lạc lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

13. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Khi người nào không có lòng si mê, thì điều nầy có lợi hay là có hại cho họ?" - "Bạch Thế Tôn, có lợi." - "Nầy các người Kalama, khi người nào không có lòng si mê, tâm họ không bị lòng si mê tràn ngập, tâm họ không bị lòng si mê đánh bại, người nầy sẽ không đi giết người, không đi trộm cắp, không phạm tội tà dâm, và không nói dối; người nầy cũng khuyên bảo người khác làm giống như họ. Các điều nầy sẽ làm cho họ hạnh phúclợi lạc lâu dài, có đúng không? - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

14. "Nầy các người Kalama, quý vị nghĩ gì? Những điều (nói trên) nầy tốt hay xấu?" - "Bạch Thế Tôn, dạ tốt." - "Bị chê trách hay không bị chê trách?" - "Bạch Thế Tôn, không bị chê trách." - "Bị lên án hay được khen ngợi bởi người khôn ngoan?" - "Bạch Thế Tôn, được khen ngợi." - "Qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy có dẫn đến hạnh phúclợi lạc không? Hoặc là những điều nầy tưới mát tâm quý vị như thế nào?" - "Qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến hạnh phúclợi lạc. Do đó, những điều nầy tưới mát tâm chúng con tại đây."

15. "Nầy các người Kalama, vì thế, chúng ta đã nói, những gì chúng ta đã nói trước đây, 'Hãy đến đây, nầy các người Kalama. Đừng chấp nhận dựa trên những điều sau đây: những gì mình đã được nghe đi nghe lại nhiều lần; hoặc dựa trên truyền thống; hoặc dựa trên tin đồn; hoặc dựa trên kinh sách; hoặc dựa trên sự phỏng đoán; hoặc dựa trên một sự thật đã được chấp nhận; hoặc dựa trên sự xét đoán bề ngoài; hoặc dựa trên một thành kiến (​​về một ý tưởng đã được suy ngẫm); hoặc dựa trên một người xem là có khả năng; hoặc dựa trên 'một nhà sư là thầy của mình'. Nầy các người Kalama, khi chính quý vị hiểu biết điều sau đây: "Những điều nầy là tốt; những điều nầy thì không bị chê trách; những điều nầy được khen ngợi bởi người khôn ngoan; qua sự thực hiệnquan sát, những điều nầy dẫn đến hạnh phúclợi lạc," thì quý vị nên làm và chấp nhận chúng.'

BỐN CÁCH SỐNG HẠNH PHÚC (SỐNG THEO BỐN CÁCH: TỪ BI HỶ XẢ)

16. "Nầy các người Kalama, đệ tử của những Bậc Cao Quý sống như sau: người nầy không có sự tham lam, không có sự sân hận, không có sự si mê, họ có sự hiểu biết rõ ràng và có sự tỉnh thức, lòng nhân từ, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, ở phương thứ nhất (trong 4 phương); cũng như thế ở phương thứ hai; cũng như thế ở phương thứ ba; cũng như thế ở phương thứ tư; cũng như thế ở (phương) phía trên, (phương) phía dưới, và (phương) bề ngang; (bởi vì kiếp người trong đó có mọi sinh vật, ở khắp mọi nơi, và sống trên toàn thế giới), lòng nhân từ, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, cùng với lòng hân hoan, rộng lớn, không có giới hạn, không có sự thù hận hay ác ý.

"Lòng trắc ẩn và sự cảm thông, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, ở phương thứ nhất; cũng như thế ở phương thứ hai; cũng như thế ở phương thứ ba; cũng như thế ở phương thứ tư; cũng như thế ở phía trên, phía dưới, và bề ngang; (bởi vì kiếp người trong đó có mọi sinh vật, ở khắp mọi nơi, và sống trên toàn thế giới), lòng trắc ẩn và sự cảm thông, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, cùng với lòng hân hoan, rộng lớn, không có giới hạn, không có sự thù hận hay ác ý.

"Lòng hoan hỷ, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, ở phương thứ nhất; cũng như thế ở phương thứ hai; cũng như thế ở phương thứ ba; cũng như thế ở phương thứ tư; cũng như thế ở phía trên, phía dưới, và bề ngang; (bởi vì kiếp người trong đó có mọi sinh vật, ở khắp mọi nơi, và sống trên toàn thế giới), lòng hoan hỷ, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, cùng với lòng hân hoan, rộng lớn, không có giới hạn, không có sự thù hận hay ác ý.

"Lòng thanh thản và sự bình yên, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, ở phương thứ nhất; cũng như thế ở phương thứ hai; cũng như thế ở phương thứ ba; cũng như thế ở phương thứ tư; cũng như thế ở phía trên, phía dưới, và bề ngang; (bởi vì kiếp người trong đó có mọi sinh vật, ở khắp mọi nơi, và sống trên toàn thế giới), lòng thanh thản và sự bình yên, trong tâm người nầy đang lan rộng khắp nơi, cùng với lòng hân hoan, rộng lớn, không có giới hạn, không có sự thù hận hay ác ý.

BỐN NIỀM VUI (NHỜ CÓ NIỀM AN ỦI, VÀ CÓ SỰ HỖ TRỢ)

17. "Nầy các người Kalama, đệ tử của những Bậc Cao Quý sống với tâm không có sự tham lam, tâm họ không có sự sân hận, tâm họ không có sự nhơ nhuốc, và tâm họ trong sạch, họ là người tìm thấy bốn niềm vui, ở đây và bây giờ.

"'Giả sử vào kiếp sau, khi nhân trổ quả, người nầy phải gánh chịu kết quả của những việc làm thiện hoặc ác. Sau khi chết, khi thân thể họ bắt đầu tan rã, người nầy sẽ sinh lên cõi trời, nghĩa là họ sống trong một trạng thái an lạc.' Đây là niềm vui thứ nhất mà họ tìm thấy.

"'Giả sử không có kiếp sau, khi nhân không trổ quả, khi không có kết quả của những việc làm thiện hoặc ác. Tuy nhiên, trong kiếp nầy, ở đây và bây giờ, người nầy sống không có hận thù, sống không có ác ý, người nầy giữ cho mình được an toàn, khỏe mạnh, và hạnh phúc.' Đây là niềm vui thứ nhì mà họ tìm thấy.

"'Giả sử kết quả của việc ác xảy ra cho người làm ác. Tuy nhiên, người nầy đã không làm ác với ai cả. Vì thế, kết quả của việc ác không thể ảnh hưởng đến người nầy được, khi họ không có hành động xấu xa:' Đây là niềm vui thứ ba mà họ tìm thấy.

"'Giả sử kết quả của việc ác không xảy ra cho người làm ác. Người nầy nhận biết họ trong sạch trong bất cứ trường hợp nào.' Đây là niềm vui thứ tư mà họ tìm thấy.

"Nầy các người Kalama, đệ tử của những Bậc Cao Quý sống với tâm không có sự tham lam, tâm họ không có sự sân hận, tâm họ không có sự nhơ nhuốc, và tâm họ trong sạch, họ là người tìm thấy bốn niềm vui, ở đây và bây giờ.

(NGƯỜI KALAMA TRẢ LỜI ĐỨC PHẬT QUA NHỮNG ĐOẠN VĂN DƯỚI ĐÂY)

"Câu chuyện là như thế, Bạch Thế Tôn. Câu chuyện là như thế, Bậc Tuyệt Luân. Bạch Thế Tôn, đệ tử của những Bậc Cao Quý sống với tâm không có sự tham lam, tâm họ không có sự sân hận, tâm họ không có sự nhơ nhuốc, và tâm họ trong sạch, họ là người tìm thấy bốn niềm vui, ở đây và bây giờ.

"'Giả sử vào kiếp sau, khi nhân trổ quả, người nầy phải gánh chịu kết quả của những việc làm thiện hoặc ác. Sau khi chết, khi thân thể họ bắt đầu tan rã, người nầy sẽ sinh lên cõi trời, nghĩa là họ sống trong một trạng thái an lạc.' Đây là niềm vui thứ nhất mà họ tìm thấy.

"'Giả sử không có kiếp sau, khi nhân không trổ quả, khi không có kết quả của những việc làm thiện hoặc ác. Tuy nhiên, trong kiếp nầy, ở đây và bây giờ, người nầy sống không có hận thù, sống không có ác ý, người nầy giữ cho mình được an toàn, khỏe mạnh, và hạnh phúc.' Đây là niềm vui thứ nhì mà họ tìm thấy.

"'Giả sử kết quả của việc ác xảy ra cho người làm ác. Tuy nhiên, người nầy đã không làm ác với ai cả. Vì thế, kết quả của việc ác không thể ảnh hưởng đến người nầy được, khi họ không có hành động xấu xa:' Đây là niềm vui thứ ba mà họ tìm thấy.

"'Giả sử kết quả của việc ác không xảy ra cho người làm ác. Người nầy nhận biết họ trong sạch trong bất cứ trường hợp nào.' Đây là niềm vui thứ tư mà họ tìm thấy.

"Bạch Thế Tôn, đệ tử của những Bậc Cao Quý sống với tâm không có sự tham lam, tâm họ không có sự sân hận, tâm họ không có sự nhơ nhuốc, và tâm họ trong sạch, họ là người tìm thấy bốn niềm vui, ở đây và bây giờ.

"Bạch Thế Tôn, kỳ diệu thay! Bạch Thế Tôn, kỳ diệu thay! Bạch Thế Tôn, như thể một người lật những gì bị nằm úp nay được quay mặt lên, hoặc như thể những gì bị che dấu nay được mở ra, hoặc như thể một người đang đi lạc được chỉ đường, hoặc như thể người đi trong đêm tối nay có ngọn đèn, họ có sự suy nghĩ là, 'Những người nào có mắt (nhờ có ngọn đèn), sẽ nhìn thấy những vật gì có thể trông thấy được', cũng như Giáo Pháp đã được giải thích rõ ràngchi tiết qua nhiều cách khác nhau (để dẫn dắt mọi người) bởi Đức Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, chúng con xin quy y Đức Thế Tôn, quy y Pháp, và quy y Tăng Đoàn. Bạch Thế Tôn, xin ngài xem chúng con như là những Phật Tử quy y suốt đời, kể từ ngày hôm nay."

 

Kalama Sutta: The Instruction to the Kalamas 
Translated from the Pali by Soma Thera 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org

THE KALAMAS OF KESAPUTTA GO TO SEE THE BUDDHA

 

1. I heard thus. Once the Blessed One, while wandering in the Kosala country with a large community of bhikkhus, entered a town of the Kalama people called Kesaputta. The Kalamas who were inhabitants of Kesaputta: "Reverend Gotama, the monk, the son of the Sakyans, has, while wandering in the Kosala country, entered Kesaputta. The good repute of the Reverend Gotama has been spread in this way: Indeed, the Blessed One is thus consummate, fully enlightened, endowed with knowledge and practice, sublime, knower of the worlds, peerless, guide of tamable men, teacher of divine and human beings, which he by himself has through direct knowledge understood clearly. He set forth the Dhamma, good in the beginning, good in the middle, good in the end, possessed of meaning and the letter, and complete in everything; and he proclaims the holy life that is perfectly pure. Seeing such consummate ones is good indeed."

 

2. Then the Kalamas who were inhabitants of Kesaputta went to where the Blessed One was. On arriving there some paid homage to him and sat down on one side; some exchanged greetings with him and after the ending of cordial memorable talk, sat down on one side; some saluted him raising their joined palms and sat down on one side; some announced their name and family and sat down on one side; some without speaking, sat down on one side.

 

THE KALAMAS OF KESAPUTTA ASK FOR GUIDANCE FROM THE BUDDHA

 

3. The Kalamas who were inhabitants of Kesaputta sitting on one side said to the Blessed One: "There are some monks and brahmans, venerable sir, who visit Kesaputta. They expound and explain only their own doctrines; the doctrines of others they despise, revile, and pull to pieces. Some other monks and brahmans too, venerable sir, come to Kesaputta. They also expound and explain only their own doctrines; the doctrines of others they despise, revile, and pull to pieces. Venerable sir, there is doubt, there is uncertainty in us concerning them. Which of these reverend monks and brahmans spoke the truth and which falsehood?"

 

THE CRITERION FOR REJECTION

 

4. "It is proper for you, Kalamas, to doubt, to be uncertain; uncertainty has arisen in you about what is doubtful. Come, Kalamas. Do not go upon what has been acquired by repeated hearing; nor upon tradition; nor upon rumor; nor upon what is in a scripture; nor upon surmise; nor upon an axiom; nor upon specious reasoning; nor upon a bias toward a notion that has been pondered over; nor upon another's seeming ability; nor upon the consideration, 'The monk is our teacher.' Kalamas, when you yourselves know: 'These things are bad; these things are blamable; these things are censured by the wise; undertaken and observed, these things lead to harm and ill,' abandon them.

 

GREED, HATE, AND DELUSION

 

5. "What do you think, Kalamas? Does greed appear in a man for his benefit or harm?" — "For his harm, venerable sir." — "Kalamas, being given to greed, and being overwhelmed and vanquished mentally by greed, this man takes life, steals, commits adultery, and tells lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his harm and ill?" — "Yes, venerable sir."

 

6. "What do you think, Kalamas? Does hate appear in a man for his benefit or harm?" — "For his harm, venerable sir." — "Kalamas, being given to hate, and being overwhelmed and vanquished mentally by hate, this man takes life, steals, commits adultery, and tells lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his harm and ill?" — "Yes, venerable sir."

 

7. "What do you think, Kalamas? Does delusion appear in a man for his benefit or harm?" — "For his harm, venerable sir." — "Kalamas, being given to delusion, and being overwhelmed and vanquished mentally by delusion, this man takes life, steals, commits adultery, and tells lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his harm and ill?" — "Yes, venerable sir."

 

8. "What do you think, Kalamas? Are these things good or bad?" — "Bad, venerable sir" — "Blamable or not blamable?" — "Blamable, venerable sir." — "Censured or praised by the wise?" — "Censured, venerable sir." — "Undertaken and observed, do these things lead to harm and ill, or not? Or how does it strike you?" — "Undertaken and observed, these things lead to harm and ill. Thus it strikes us here."

 

9. "Therefore, did we say, Kalamas, what was said thus, 'Come Kalamas. Do not go upon what has been acquired by repeated hearing; nor upon tradition; nor upon rumor; nor upon what is in a scripture; nor upon surmise; nor upon an axiom; nor upon specious reasoning; nor upon a bias toward a notion that has been pondered over; nor upon another's seeming ability; nor upon the consideration, "The monk is our teacher." Kalamas, when you yourselves know: "These things are bad; these things are blamable; these things are censured by the wise; undertaken and observed, these things lead to harm and ill," abandon them.'

 

THE CRITERION FOR ACCEPTANCE

 

10. "Come, Kalamas. Do not go upon what has been acquired by repeated hearing; nor upon tradition; nor upon rumor; nor upon what is in a scripture; nor upon surmise; nor upon an axiom; nor upon specious reasoning; nor upon a bias toward a notion that has been pondered over; nor upon another's seeming ability; nor upon the consideration, 'The monk is our teacher.' Kalamas, when you yourselves know: 'These things are good; these things are not blamable; these things are praised by the wise; undertaken and observed, these things lead to benefit and happiness,' enter on and abide in them.

 

ABSENCE OF GREED, HATE, AND DELUSION

 

11. "What do you think, Kalamas? Does absence of greed appear in a man for his benefit or harm?" — "For his benefit, venerable sir." — "Kalamas, being not given to greed, and being not overwhelmed and not vanquished mentally by greed, this man does not take life, does not steal, does not commit adultery, and does not tell lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his benefit and happiness?" — "Yes, venerable sir."

 

12. "What do you think, Kalamas? Does absence of hate appear in a man for his benefit or harm?" — "For his benefit, venerable sir." — "Kalamas, being not given to hate, and being not overwhelmed and not vanquished mentally by hate, this man does not take life, does not steal, does not commit adultery, and does not tell lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his benefit and happiness?" — "Yes, venerable sir."

 

13. "What do you think, Kalamas? Does absence of delusion appear in a man for his benefit or harm?" — "For his benefit, venerable sir." — "Kalamas, being not given to delusion, and being not overwhelmed and not vanquished mentally by delusion, this man does not take life, does not steal, does not commit adultery, and does not tell lies; he prompts another too, to do likewise. Will that be long for his benefit and happiness?" — "Yes, venerable sir."

 

14. "What do you think, Kalamas? Are these things good or bad?" — "Good, venerable sir." — "Blamable or not blamable?" — "Not blamable, venerable sir." — "Censured or praised by the wise?" — "Praised, venerable sir." — "Undertaken and observed, do these things lead to benefit and happiness, or not? Or how does it strike you?" — "Undertaken and observed, these things lead to benefit and happiness. Thus it strikes us here."

 

15. "Therefore, did we say, Kalamas, what was said thus, 'Come Kalamas. Do not go upon what has been acquired by repeated hearing; nor upon tradition; nor upon rumor; nor upon what is in a scripture; nor upon surmise; nor upon an axiom; nor upon specious reasoning; nor upon a bias toward a notion that has been pondered over; nor upon another's seeming ability; nor upon the consideration, "The monk is our teacher." Kalamas, when you yourselves know: "These things are good; these things are not blamable; these things are praised by the wise; undertaken and observed, these things lead to benefit and happiness," enter on and abide in them.'

 

THE FOUR EXALTED DWELLINGS

 

16. "The disciple of the Noble Ones, Kalamas, who in this way is devoid of coveting, devoid of ill will, undeluded, clearly comprehending and mindful, dwells, having pervaded, with the thought of amity, one quarter; likewise the second; likewise the third; likewise the fourth; so above, below, and across; he dwells, having pervaded because of the existence in it of all living beings, everywhere, the entire world, with the great, exalted, boundless thought of amity that is free of hate or malice.

 

"He lives, having pervaded, with the thought of compassion, one quarter; likewise the second; likewise the third; likewise the fourth; so above, below, and across; he dwells, having pervaded because of the existence in it of all living beings, everywhere, the entire world, with the great, exalted, boundless thought of compassion that is free of hate or malice.

 

"He lives, having pervaded, with the thought of gladness, one quarter; likewise the second; likewise the third; likewise the fourth; so above, below, and across; he dwells, having pervaded because of the existence in it of all living beings, everywhere, the entire world, with the great, exalted, boundless thought of gladness that is free of hate or malice.

 

"He lives, having pervaded, with the thought of equanimity, one quarter; likewise the second; likewise the third; likewise the fourth; so above, below, and across; he dwells, having pervaded because of the existence in it of all living beings, everywhere, the entire world, with the great, exalted, boundless thought of equanimity that is free of hate or malice.

 

THE FOUR SOLACES

 

17. "The disciple of the Noble Ones, Kalamas, who has such a hate-free mind, such a malice-free mind, such an undefiled mind, and such a purified mind, is one by whom four solaces are found here and now.

 

"'Suppose there is a hereafter and there is a fruit, result, of deeds done well or ill. Then it is possible that at the dissolution of the body after death, I shall arise in the heavenly world, which is possessed of the state of bliss.' This is the first solace found by him.

 

"'Suppose there is no hereafter and there is no fruit, no result, of deeds done well or ill. Yet in this world, here and now, free from hatred, free from malice, safe and sound, and happy, I keep myself.' This is the second solace found by him.

 

"'Suppose evil (results) befall an evil-doer. I, however, think of doing evil to no one. Then, how can ill (results) affect me who do no evil deed?' This is the third solace found by him.

 

"'Suppose evil (results) do not befall an evil-doer. Then I see myself purified in any case.' This is the fourth solace found by him.

 

"The disciple of the Noble Ones, Kalamas, who has such a hate-free mind, such a malice-free mind, such an undefiled mind, and such a purified mind, is one by whom, here and now, these four solaces are found."

 

(BELOW ARE THE PARAGRAPHS IN WHICH THE KALAMAS ANSWER THE BUDDHA)

 

"So it is, Blessed One. So it is, Sublime one. The disciple of the Noble Ones, venerable sir, who has such a hate-free mind, such a malice-free mind, such an undefiled mind, and such a purified mind, is one by whom, here and now, four solaces are found.

 

"'Suppose there is a hereafter and there is a fruit, result, of deeds done well or ill. Then it is possible that at the dissolution of the body after death, I shall arise in the heavenly world, which is possessed of the state of bliss.' This is the first solace found by him.

 

"'Suppose there is no hereafter and there is no fruit, no result, of deeds done well or ill. Yet in this world, here and now, free from hatred, free from malice, safe and sound, and happy, I keep myself.' This is the second solace found by him.

 

"'Suppose evil (results) befall an evil-doer. I, however, think of doing evil to no one. Then, how can ill (results) affect me who do no evil deed?' This is the third solace found by him.

 

"'Suppose evil (results) do not befall an evil-doer. Then I see myself purified in any case.' This is the fourth solace found by him.

 

"The disciple of the Noble Ones, venerable sir, who has such a hate-free mind, such a malice-free mind, such an undefiled mind, and such a purified mind, is one by whom, here and now, these four solaces are found.

 

"Marvelous, venerable sir! Marvelous, venerable sir! As if, venerable sir, a person were to turn face upward what is upside down, or to uncover the concealed, or to point the way to one who is lost or to carry a lamp in the darkness, thinking, 'Those who have eyes will see visible objects,' so has the Dhamma been set forth in many ways by the Blessed One. We, venerable sir, go to the Blessed One for refuge, to the Dhamma for refuge, and to the Community of Bhikkhus for refuge. Venerable sir, may the Blessed One regard us as lay followers who have gone for refuge for life, from today."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10382)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12347)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11649)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28811)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12054)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13011)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11446)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12381)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17447)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 53065)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35492)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21400)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10679)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19241)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12408)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26048)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13321)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14384)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16091)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13730)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16850)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17587)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13132)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12538)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11612)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11619)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14513)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20487)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18996)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19578)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18657)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12188)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12319)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13865)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15030)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15038)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13995)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15525)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11405)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17198)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14981)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20199)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14617)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13845)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11712)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15064)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12998)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22884)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14559)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11653)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13171)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16886)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18349)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11945)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11504)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15854)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12885)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18910)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18425)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15781)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant