Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

14 Tháng Sáu 201907:55(Xem: 11578)
Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

KINH AKKOSA: SỰ NHỤC MẠ 
Akkosa Sutta: Insult 

Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita - 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org

 
Kinh Akkosa

Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau: "Bà La Môn Bharadvaja, dường như, đã trở thành một nhà sư tu theo Đại Sư Gotama (Cồ Đàm)." Tức giận và không vui, ông ta đi đến nơi Đức Thế Tôn ở. Sau khi đến gần Đức Thế Tôn, ông ta đã chỉ trích, và đối xử tàn nhẫn với Đức Thế Tôn bằng những lời lẽ thô tục và hung ác. Bị mắng chửi như vậy, Đức Thế Tôn nói với vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja như sau: 'Nầy Bà La Môn, ông có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng ông hay không? "

"Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng tôi."

"Nầy Bà La Môn, ông có dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị hay không?"

"Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị."

"Nầy Bà La Môn, tuy nhiên, nếu như họ không chấp nhận các thức ăn đó, ai là người sẽ nhận nó?"

 "Thầy Gotama, nếu như họ không chấp nhận, tôi sẽ nhận lại các thức ăn đó."

"Cũng như thế, nầy Bà La Môn, ông đang đối xử tàn nhẫn với chúng tôi, những người mà không đối xử tàn nhẫn với ai cả, ông đang giận dữ chúng tôi, những người mà không giận dữ ai cả, ông đang gây tranh cãi với chúng tôi, những người mà không tranh cãi với ai cả. Tất cả những thứ ông làm, chúng tôi đều không chấp nhận. Nầy Bà La Môn, một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông.

"Nầy Bà La Môn, khi một người đối xử tàn nhẫn (ngược lại) vì họ đã bị người kia đối xử tàn nhẫn, giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận, và tranh cãi (ngược lại) vì họ đã bị người kia gây tranh cãi, nầy Bà La Môn, chuyện này được gọi là trao đổi lẫn nhau, và liên hệ lẫn nhau. Sự trao đổi và sự liên hệ lẫn nhau nầy, chúng tôi không muốn tham dự. Vì thế, nầy Bà La Môn, (tất cả những thứ ông làm,) một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông."

"Mọi người, kể cả nhà vua, đều biết đến Hòa Thượng Gotama: 'Vị Đại Sư Gotama là Bậc Giác Ngộ Xứng Đáng Được Cúng Dường'. Vì thế, có khi nào mà Hòa thượng Gotama lại trở nên tức giận hay không?"

Sau đó, Đức Phật nói rằng:

"Sự giận dữ ở nơi đâu? Đối với một người không còn sự giận dữ,

Đối với một người sống hiền lành, có tâm hoàn toàn thanh thảnbình an,

Đối với một người thật sự hiểu biết, có tâm hoàn toàn giải thoát,

Đối với một người vô cùng điềm tĩnh, có tâm luôn ở trạng thái thăng bằng;  

Nếu người nào giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,

Thì ông ta còn tồi tệ hơn là người chọc giận kia;

Nếu người nào không giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,

Thì một mình ông ta là người chiến thắng một trận chiến khó thắng.

Ông ta khuyến khích sự an toàn và sự quan tâm của cả hai phía,

Phía của ông, cũng như phía của người kia.

Ông ta biết rằng người kia đang giận dữ;

Với tâm tỉnh thức, ông ta duy trì sự bình yên,

Và ông chịu đựng sự giận dữ của cả hai phía,

Phía của ông, cũng như phía của người kia.

Dù cho, có những kẻ si mê vì thiếu trí tuệ,

Họ xem ông là một người ngu ngốc, qua cái nhìn của họ."

Sau khi Đức Thế Tôn giảng dạy các câu trên, vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja trả lời Đức Thế Tôn: "Thật là tuyệt vời, quả thật như thế, Hòa thượng Gotama! Phút nầy đây, con xin quy y Hòa Thượng Gotama, quy y Giáo Pháp của ngài, và quy y Tăng Đoàn của ngài. Kính thưa Hòa Thượng, qua hai bàn tay tôn kính của Đức Thế Tôn Gotama, xin ngài cho con đặc ân được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo."

Và vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja, qua hai bàn tay của Đức Thế Tôn, đã được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và ông ta cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo. Và trong một thời gian ngắn xuất gia, Đại Đức Akkosa Bharadvaja, sống một mình, tách biệt, siêng năng, hăng hái, và quyết tâm, ông đã đạt được sự hoàn thiện cao quý không có gì so sánh được của một nhà sư trong Tăng Đoàn (của những người con trai sống trong các gia đình cao quý), đã hoàn toàn từ bỏ đời sống gia đình, và sống đời vô gia cư. Qua sự hiểu biết trực tiếp, ông nhận ra chân lý tột cùng, và ngay lập tức, ông sống được với sự hiểu biết nầy. Ông nhìn thấy qua "thiên nhãn thông" của mình: "Chấm dứt sự tái sinh, đã sống cuộc đời cao quý, đã hoàn thành các nhiệm vụ tâm linh, và từ nay trở đi chẳng còn gì (cao quý hơn) để đạt được nữa."

Đại Đức Akkosa Bharadvaja, thật sự, đã trở thành một trong số những vị A La Hán

____________________

 Akkosa Sutta: Insult 
Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita 
Source-Nguồn: accesstoinsight.org
 

Once the Blessed One was staying at Rajagaha in the Bamboo Grove near the Squirrels' Feeding Place. Now the brahman Akkosa Bharadvaja heard this: "The brahman Bharadvaja, it seems, has become a monk under the Great Monk Gotama." Angry and unhappy, he went to where the Blessed One was. Having approached the Blessed One, he abused and criticized the Blessed One in foul and harsh words. Thus reviled, the Blessed One spoke to the brahman Akkosa Bharadvaja: 'Well, brahman, do friends, confidants, relatives, kinsmen and guests visit you?"

 

"Yes, Gotama, sometimes friends, confidants, relatives, kinsmen and guests do visit me."

 

"Well, brahman, do you not offer them snacks or food or tidbits?"

 

"Yes, Gotama, sometimes I do offer them snacks or food or tidbits."

 

"But if, brahman, they do not accept it, who gets it?"

 

"If Gotama, they do not accept it, I get it back."

 

"Even so, brahman, you are abusing us who do not abuse, you are angry with us who do not get angry, you are quarreling with us who do not quarrel. All this of yours we don't accept. You alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you.

 

"When, brahman, one abuses back when abused, repays anger in kind, and quarrels back when quarreled with, this is called, brahman, associating with each other and exchanging mutually. This association and mutual exchange we do not engage in. Therefore you alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you."

 

"People, including the king, know the Venerable Gotama thus: 'The Monk Gotama is the Worthy One.' When does the Venerable Gotama become angry?"

 

Said the Buddha:

 

"Where is anger for one freed from anger,

Who is subdued and lives perfectly equanimous,

Who truly knowing is wholly freed,

Supremely tranquil and equipoised?

He who repays an angry man in kind

Is worse than the angry man;

Who does not repay anger in kind,

He alone wins the battle hard to win.

He promotes the weal of both,

His own, as well as of the other.

Knowing that the other man is angry,

He mindfully maintains his peace

And endures the anger of both,

His own, as well as of the other,

Even if the people ignorant of true wisdom

Consider him a fool thereby."

 

When the Lord proclaimed this, the brahman Akkosa Bharadvaja said this to the Blessed One: "Wonderful, indeed, O Venerable Gotama! Herewith I go to the Venerable Gotama for refuge, to his Teaching and to his Holy Order of Monks. Most venerable sir, may I have the privilege to receive at the hands of the revered Lord Gotama the initial monastic ordination and also the higher ordination of a bhikkhu."

 

And the brahman Akkosa Bharadvaja received at the hands of the Blessed One the initial monastic ordination and he also received the higher ordination of a bhikkhu. And within a short time of his ordination, the Venerable Akkosa Bharadvaja, living alone, secluded, diligent, zealous and unrelenting, reached that incomparable consummation of holiness for which sons of noble families, having totally abandoned the household life, take to the life of homelessness. With direct knowledge he realized the ultimate, then and there, and lived having access to it. He saw with his supernormal vision: "Ceased is rebirth, lived is the holy life, completed is the spiritual task and henceforth there is nothing higher to be achieved."

 

The Venerable Akkosa Bharadvaja, indeed, became one of the Arahats.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11798)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 12741)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10315)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 12038)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(Xem: 15258)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11050)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(Xem: 10490)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(Xem: 12440)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(Xem: 16400)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 14278)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(Xem: 11748)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14773)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 12002)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16793)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 11550)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(Xem: 12711)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 11322)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(Xem: 12033)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(Xem: 52057)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 15444)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(Xem: 13949)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(Xem: 11415)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13143)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(Xem: 12757)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
(Xem: 13194)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17880)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12426)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 12631)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 54177)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14408)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 9907)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13805)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57924)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 14471)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20105)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13754)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15376)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17475)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 13297)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11901)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 13469)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 14638)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12460)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12140)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 12048)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13269)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12517)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 13651)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13308)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 25542)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 12167)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 14518)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 11827)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 42039)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 28287)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 38761)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14705)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12681)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16230)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
(Xem: 22252)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant