Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

6. Những thực hành kết thúc

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 9497)
6. Những thực hành kết thúc

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank

PHẦN 1

BÌNH GIẢNG CHÍNH 

6

NHỮNG THỰC HÀNH KẾT THÚC 

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA
OM VAJRASATTVA OM AH HUM

Trí huệ thiêng liêng bất nhị… Con xin lễ lạy ngài.

vô minhmê lầm, con đã không thực hiện hay làm hư hại các lời thệ nguyện của con. Vị Thầy Thiêng liêng, người có oai lực giải thoát cho con, người thầy nội tâm của con, người cầm chày Kim cương, bản chất của ngài là Đại Từ Bi, Bậc của tất cả chúng hữu tình trôi lăn trong sanh tử, con xin quy y ngài.

Vajrasattva nói : “Hỡi người con gia đình thánh thiện (của ta), các điều bất thiện và các điều che ám của con, cũng như các thệ nguyện đã không thực hiện được hay bị bỏ dở, tất cả đều được tịnh hóa sạch sẽ.” Rồi ngài tan vào trong con. Ba cửa (thân, khẩu, ý) của con trở nên là một không hề tách biệt với thân, khẩu, ý thiêng liêng của Vajrasattva.

Theo sau sự trì mật chú, chúng ta lại thực hiện tám vật cúng dường bên ngoài và sự cúng dường bên trong, đọc lời tán thán Heruka Vajrasattva như ở trước, và dâng lời khẩn cầu.

Bạn bày tỏ với Heruka Vajrasattva rằng vì mê muội do vô minh sinh ra, nên bạn không biết những gì bạn đã và đang làm, và bạn đã tạo nghiệp ngược lại với năng lực tinh khiết của samaya – lời hứa thiêng liêng – của bạn. Thực ra, trong khi bạn đang sống ở tu viện hay trung tâm thiền định, bạn không thể đánh giá được những tiến bộ mà bạn đạt được. Chỉ khi nào bạn trở về nhà hay về thành phố thì sự thật của chính bạn mới bày ra được. Trong khi bạn tu tập ở nhóm, bạn cảm thấy rất mãnh liệt và bạn cho rằng sẽ dễ duy trì được nếp tu tập hàng ngày, chẳng hạn thức sớm để thiền định buổi sáng và vân vân.

Nhưng khi bạn trở về nhà, bạn ngủ dậy trễ, rồi trò chuyện, lập kế hoạch trong ngày với bạn bè, ăn sáng… và đột nhiên đã tới chín giờ sáng, thôi, không còn đủ thời giờ để thiền định vì bạn phải vội đi làm. Rồi, ăn trưa, thời gian uống trà, ăn tối, và cuối cùng đã quá trễ không thiền định được cho buổi tối. Và rồi, cứ như vậy tới lúc đời bạn chấm dứt. Điều mà bạn thực sự cần có là trí huệ, nhưng bạn chẳng làm gì để được có nó. Bạn dùng toàn bộ thời gian để làm việc kiếm tiền. Bạn chẳng dành một cơ hội cho trí huệ. Hãy phân tích cuộc sống một ngày của bạn và bạn sẽ thấy cuộc sống luân hồi sanh tử của bạn nó kỳ cục như thế nào.

Cũng không phải bạn thực sự muốn hủy hoại chính mình, bạn cũng không ngu muội đến nỗi bạn muốn bỏ qua năng lực phúc lạc của trí huệ siêu việt. Nhưng bạn đã làm cho thế giới bên ngoài thích thú đến nỗi bạn phải dành trọn thời gian nhìn ngắm nó. Do đó, bạn không bao giờ tự cho mình cơ hội được ngồi xuống và thiền định về thế giới bên trong của bạn. Thế giới bên ngoài ngày đêm trôi qua, nó không ngừng quay. Và mặc dầu bạn không muốn nhưng trí huệ Pháp của bạn sa sút.

Điều đó cũng giống như những gì xảy ra ở tu viện Kopan của chúng ta ở Nepal này. Vào mùa mưa, trời mưa nhiều đến nỗi có quá nhiều nước. Rồi đến khi nắng gắt, lần lượt nước bị khô đi chỉ còn lại bụi đất bị gió thổi bay. Trí huệ Pháp của bạn cũng giống như nước vậy, nó bốc hơi cho đến khi trong tâm bạn còn lại là bụi bặm nhiễm ô. Bạn tự hỏi : “Tôi thực sự đã nghĩ rằng tôi đã có một cái gì đó nhưng giờ đây chẳng có gì ở trong tâm cả. Đã có điều gì xảy ra ?” Bạn cảm thấy trống rỗng bên trong. Có trí huệ ở đó nhưng bạn không cho nó một cơ hội. Không thể nào trí huệ xuất hiện trong vòng một ngày được. Trước hết bạn phải cắt đứt các vọng niệm cũ, rồi “xung động” của trí huệ sẽ từ từ mọc lên đễ dẫn dắt bạn.

Khi các người học đạo đã sống và tu tập Pháp ở phương Đông, trở về nhà ở phương Tây thì chính điều đó sẽ xảy ra. Bất cứ trí huệ nào họ đã đạt được đều sa sút, thậm chí họ không để ý đến sự sa sút đó. Họ không thể hiểu sự sa sút đã xảy ra như thế nào, họ gần như không thể tin có sự sa sút như vậy. Rồi họ lý giải : “Ồ ! cái tôi đã học được từ các lama chỉ là một việc của Đông phương. Nó không có tác dụngTây phương được.” Cái gì không tác dụng ? Nếu bạn không sử dụng nó thì làm sao nó có tác dụng được ? Nếu bạn sử dụng trí huệ của Đức Thế Tôn thì nó sẽ tác dụng, nếu bạn không dùng nó thì nó không tác dụng. Nó sẽ rỉ sét ! Và cũng rất khó khám phá những sự tăng hay giảm rất vi tế trong trí huệ ; bạn phải hết sức nhạy cảmquán sát kỹ lưỡng. Như vậy bạn sẽ để ý thấy tâm của bạn thăng trầm như thế nào.

Nếu bạn không bén nhạy, nếu bạn không quán sát tâm bạn, bạn sẽ không bao giờ để ý thấy được tâm đang làm cái gì. Đây là cách mà con chó ứng xử. Tâm của con chó chao đảo “lên xuống” một ngàn lần mỗi ngày nhưng vào buổi tối con chó không có cách nào để phân tích các sự việc mà nó đã kinh qua trong ngày. Nó không thể nhớ lại được. Con chó cũng không thắc mắc tự hỏi xem tâm của nó đang phát triển hay đang thoái hóa, và bạn cũng như vậy. Bạn không nên giống như vậy. Trong khi bạn quá bận tâm với những phóng chiếu ảo tưởng của “cái tôi” của bạn thì cuộc đời của bạn đang cạn kiệt.

Ở phần hai của việc dâng lời khẩn cầu, bạn quy y vị lama của bạn, người có oai lực giải thoát chúng hữu tình. Người Ấn và người Nepal dùng chữ lama để chỉ cho bất kỳ người Tây Tạng nào. Ở trong sách này, chữ lama có nghĩa thật của nó là người thầy tinh thần, hay là guru. Trong tâm, ngài cầm một chày kim cương “bên trong” có trí huệ siêu việt phúc lạc, bản chất ngài là Đại từ, Đại bi và ngài là người lãnh đạo của tất cả chúng hữu tình.

Rồi thì Heruka Vajrasattva trả lời bạn, ngài nói : “Con của ta, tất cả những điều bất thiện, những thứ che ám, những lời cầu nguyện thiêng liêng đã không thực hiện, đều được tịnh hóa hoàn toàn.” Sau đó, Dorje Nyem-ma tan vào trong ánh sáng và ánh sáng tan vào trong tim của Heruka. Rồi Heruka Vajrasattva cũng tan vào ánh sáng, và ánh sáng đi vào kinh mạch trung ương của bạn và tan vào tim bạn. Ba cửa thân khẩu ý của bạn và ba cửa thân khẩu ý thiêng liêng của ngài Heruka Vajrasattva trở thành làm một không tách biệt. Bạn tồn tại trong cái “một hợp nhất” hưởng thụ phúc lạc của kinh nghiệm tánh Không với tập trung nhất tâm trọn vẹn hoàn toàn siêu việt khỏi tất cả vọng niệm nhị nguyên phân biệt chủ thể khách thể. Đây là sự hưởng thụ cao nhất có thể được.

Trong khi bạn nói lời cầu nguyện, bạn nên thiền định. Sau khi hoàn tất lời cầu kinh, bạn hãy tiếp tục thiền định tập trung nhất tâm vào cảm giác về cái một và không có mọi vọng niệm nhị nguyên như cái này cái nọ, “tôi là…” Rất có thể bạn đã để ý thấy trong những lễ puja các vị tăng Tây Tạng tụng ngâm những lời kinh rồi ngừng, rồi tụng ngâm rồi ngừng, cứ như thế. Một số người có lẽ đã cho là kỳ quặc, nhưng thật ra các vị tăng đó đang thiền định về những điểm quan trọng của sự thực hành, chứ không phải chỉ tụng đọc lướt qua mà không tạm ngừng lại để suy nghĩ. Khi bạn tu tập sadhana Heruka Vajrasattva, bạn cũng nên làm theo cách đó. Và sau khi hồi hướng bạn không nên đứng ngay dậy và chạy vội ra khỏi phòng, mà nên ở lại một lúc trong tập trung nhất tâm về nhất thể của bạn với Heruka Vajrasattva, người đã hoàn toàn là một với vị thầy guru của bạn.

Phải bảo đảm là bạn thấu hiểu trí huệ thiêng liêng của thân, khẩu, ý thánh thiện của Heruka mà không hề phóng tưởng “Tôi là…” Và như tôi đã nhấn mạnh ở trước, bạn cũng đừng có những mong đợi như là “Ồ ! hôm nay có lẽ tôi sẽ thấy Heruka Vajrasattva.” Điều này không chỉ không cần thiết mà cũng còn giúp nảy nở sự mê tín dị đoan của bạn. Do đó, bạn hãy từ bỏ những tư tưởng như vậy. Đặc biệt khi ẩn tu, bạn cũng dừng lo lắng sợ bị đau ốm. Chính sự lo âu đó sẽ làm cho bạn đau ốm. Bạn hãy chỉ việc thư giãn, và có lòng tin lớn lao vào vị Guru Heruka Vajrasattva và vào nhân quả.

Hồi hướng

Bởi công đức này, nguyện tôi nhanh chóng trở thành Heruka Vajrasattva và dẫn dắt mỗi một chúng sanh vào cảnh giới giác ngộ thiêng liêng của ngài.

 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15755)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11053)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53600)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12948)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16496)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15370)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19148)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19913)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15543)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15334)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15134)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20305)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23897)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15451)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13014)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20061)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13262)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29006)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11682)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18262)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16635)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13222)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12785)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13225)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12956)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12995)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13516)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11691)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14218)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17707)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22569)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13430)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14312)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105721)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14587)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19754)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38398)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15511)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34663)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16041)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11316)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15638)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14011)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12816)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13688)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12482)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19358)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26995)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13105)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13454)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21574)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17943)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21855)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14190)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16053)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16097)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19076)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24758)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant