Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

17. Heruka Vajrasattva Tsok: Bài giảng thứ nhất

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10050)
17. Heruka Vajrasattva Tsok: Bài giảng thứ nhất

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank
PHẦN 4 
HERUKA VAJRASATTVA TSOK

17 
HERUKA VAJRASATTVA TSOK:

BÀI GIẢNG THỨ NHẤT

Khi tôi định chọn tựa đề cho sự cúng dường Tsok này tôi đã có nhiều tên để chọn nhưng dù gì tôi cũng đã nghĩ rằng, tên “Một liều thuốc giải độc cho các địa ngục Vajra” có lẽ là thích hợp nhất. Nhiều đệ tử của tôi đã thực hiện các đợt ẩn tu Heruka Vajrasattva – đó là một phương pháp oai lực diệu kỳ để tịnh hóa tất cả năng lực bất tịnh của một người. Do đó, khi có người hỏi xem coi chúng ta có thể dâng cúng Tsok dưới tán cây bồ đề ở Bodhgaya này,(21) tôi đã nghĩ rằng sẽ thích hợp để viết một Tsok ngắn cúng dường Heruka Vajrasattva. Chúng ta gọi sự cúng dường này là một bữa tiệc lớn vì nó giống như một đại tiệc hỷ lạcchúng ta mời đến từ mươi phương các chư Phật, chư Bồ tát, các daka, dakini và những biểu hiện trong sạch khác mà chúng ta mong muốn có ở đây.

Các thực đơn dâng cúng

Bất cứ loại thức ăn thức uống nào cũng được coi là tsok và có thể dâng cúng. Bạn không cần phải dâng cúng loại bánh torma bằng tsampa theo kiểu Tây tạng – Thời xa xưa, trong thời ngài Long ThọẤn Độ cổ xưa người ta đã không làm vậy. Bạn có thể dâng cà rốt, chô-cô-la, bánh sữa, thậm chí cả thức ăn “đen” như hành, tỏi, củ cải – bất cứ thứ gì bạn thích ; những thứ ăn sạch, có sẵn nơi bạn sống. Nếu bạn là hành giả Kim Cương thừa đặc biệt mãnh liệt bạn thậm chí có thể dâng cúng những thứ không sạch như phân, nhưng bởi vì bạn không được tinh tấn như các ngài nên tốt hơn, bạn dâng cúng những thứ sạch.

Ruộng phước

Đoạn một. Bởi vì đây là pháp thực hành Kim Cương thừa, trước khi bạn thực sự cúng dường Tsok, trước hết chúng ta phải chuyển hóa cái thấy biết thường ngày của chúng ta đối với môi trường xung quanh cũng như đối với tất cả các chúng hữu tình. Hãy quán tưởng bản thân mình,những người khác nữa đang dâng lễ Tsok với bạn, những thực đơn dâng cúng – thực vậy hãy quán tưởng mọi chúng sanh, mọi thứ như là biểu lộ của đại trí huệ bất nhịđại lạc được hợp nhất toàn bộ. Rồi trong khoảng không trước mặt bạn, từ Lạc và Không bất nhị, mạn đà la Vajrasattva xuất hiện với ngài Heruka Vajrasattva và người phối ngẫu ở giữa mạn đà la.

Theo xu hướng tự nhiên, tâm chật hẹp của chúng ta sẽ quán tưởng mạn đà la này nhỏ và đông đúc, nhưng không phải vậy. Mạn đà la chiếm cả không gian và chứa đầy với những thứ lễ vật cúng dường nhiều vô hạn, các lễ vật này ở trong bản chấtcam lồ phúc lạctrí huệ siêu việt. Bạn phải chuyển hóa lễ vật cúng dường của bạn – có thể chỉ là một trái cam hay một bàn đầy thức ăn – thành ra những lễ vật nhiều vô hạn tràn đầy không gian : hàng tỉ trái cam, táo, vân vân. Đôi khi tôi quán tưởng và dâng cúng một siêu thị Tây phương rất lớn – một lễ vật cúng dường tốt hơn nhiều so với các chợ rau nhỏ ở các nước thuộc thế giới thứ ba ! Lễ vật cúng dường của bạn phải vô lượng. Ngay cả nếu bạn đang dâng cúng chỉ một lễ vật thôi thì bây giờ vô lượng đối tượng của năm giác quan tất cả đều ở trong bản tánh phúc lạc, sẽ lưu xuất từ nó.

Đoạn hai. Nhận thứcchúng ta có thường ngày về mình hay những người khác thì rất bình phàm. Chẳng hạn khi chúng ta tụ hợp nhau để dâng lễ Tsok chúng ta tự cho mình là một con người thống khổ, vô vọng, và những người xung quanh ta cũng thế, tất cả đều rất thiết tha dâng lễ vật cúng dường. Theo quan điểm Kim Cương thừa, sự dâng cúng như vậy sẽ không có tác dụng. Đó không phải cách dâng lễ Tsok. Bạn phải cảm thấy rằng tất cả những ai ở quanh bạn đều là những người bạn thân thiết của bạn – dù với những địch thủ của bạn – và bạn phải coi họ là Vajrasattva có ánh sáng trắng rực rỡ. Bạn có thể làm như vậy được. Một trong những điều tốt đẹp nhất của con người là bạn có thể thay đổi tâm bạn được ở bất kỳ lúc nào. Tâm rất dễ uốn nắn, và bạn có thể triển khai kỹ năng thay đổi tình huống xấu sang tốt.

Do đó, trong cảnh giới đại lạc bất nhị tất cả chúng hữu tình xuất hiện như là các daka và dakini. Hình tướng của họ giống như một huyễn ảnh như thể nó được tạo ra bởi một nhà pháp thuật. Có bao giờ bạn đã có một kinh nghiệm là đã ở một nơi nào đó, đã mục kích thấy rất nhiều người từ nhiều đất nước khác nhau, có những hình dạng kích cỡ thân thể con người khác nhau đang đi qua trước mặt bạn và bạn cảm thấy như thể trong giấc mơ hay trong một ảo giác ? Khi dâng cúng Tsok này bạn phải chuyển hóa tất cả hữu tình thành ra sắc thân Vajrasattva và coi toàn bộ quán tưởng của bạn như là huyễn. Thực ra thì cái cách chúng ta nhìn thấy những người khác đã là huyễn rồi cho dù chúng ta có cho rằng tất cả chúng ta là có thực, rắn đặc và cụ thể.

Một số daka và dakini mà chúng ta quán tưởng về hình tướng rất an bình, phúc lạc, một số trong hình dạng ban cho sự tăng ích, một số biểu hiện thần lực, số khác biểu lộ rất hung nộ. Tất cả dường như đang nhảy múa. Bạn phải tự coi như mình khiêu vũ bất cứ khi nào bạn đi đâu đó. Nói gì thì nói, bất cứ khi nào bạn đi xi-nê, nhà hàng, về lại nhà, bạn cũng đang nhảy múa. Khi dâng cúng Tsok, bạn phải quán tưởng daka và dakini rất linh hoạt, sống động – đang thực sự làm một việc gì đó cho lợi ích của chúng hữu tình – chứ không phải ở dạng bất động, đờ đẫn hay cứng đờ. Họ (daka, dakini) xuất hiện trong nhiều cách khác nhau này cho lợi lạc của tất cả chúng hữu tình, họ thể hiện phương tiệntrí huệ phát triển viên mãn, thống nhất hoàn toàn chứ không có tính cách đặc thù và rời rạc.

Tất cả sự tụ họp Tsok chẳng hạn như Guru Puja, đều dựa trên sự chuyển hóa. Trước tiên bạn phát sanh đại lạctrí huệ bất nhị siêu việt và sau đó làm mọi thứ – tất cả hành vi, các thực đơn dâng cúng, bản thân bạn, vị thầy mà bạn đang cúng dường – tất cả đều khởi lên từ đó. Và vào lúc này đây bạn đừng nhìn thấy các chúng hữu tình như những con người đang đau khổ, những sinh vật què quặt, ma đói vân vân. Mọi sự xuất hiện phải trông như siêu việt và gợi lên đại lạc. Do đó, tốt nhất là bạn quán tưởng tất cả hữu tình như là Vajrasattva. Và điều tuyệt vời nhất là trong suốt một giờ đồng hồ bạn dâng cúng lễ Tsok hay bất cứ lúc nào trong lễ Tsok, bạn làm sao có thể điều khiển được tâm bạn và ngăn ngừa không cho những ý niệm “rác-rưới-thường-ngày” nổi lên. Các khởi niệm đó thường xuyên có đầy trong tâm bạn gây cho bạn mê lầm và khiến bạn bị lừa dối mãi. Tuyệt vời biết bao nếu chỉ trong một giờ đó mà tâm bạn không có chỗ trống cho “ái-ngã” (tự thương xót) nổi lên.

Chú nguyện các lễ vật cúng dường ở bên trong

(OM KHANDA ROHI…) Ở đây chúng ta chú nguyện các thực phẩm cúng dường. Vị Hóa Thần Khandarohi có một mặt và bốn tay và, nếu có thể, phải được quán tưởng là xua tan các hồn linh gây trở ngại và vân vân. Nếu bạn không quán tưởng như vậy thì cũng không sao, nhưng ít nhất bạn phải rắc một ít cam lồ dâng-lễ-ở-bên-trong lên các vật cúng dườngcảm thấy rằng tất cả các hồn linh xấu ác, tiêu cực đã được xua tan hết. “Hồn linh” không chỉ ám chỉ đến những chướng ngại từ bên ngoài nhưng cũng ám chỉ cho bất kỳ năng lực tiêu cực bất thiện ở trong bạn làm ô uế lễ vật cúng dường. Và năng lực này cũng được tịnh hóa nữa.

(OM SVABHAVA…) Chúng ta gọi mật chú này là mật chú tánh Không. Nhận ra tánh Không, sự trống không, không có hiện hữu nội tại của các thực phẩm dâng cúng, sự nhận thức này là một phương thức rất mãnh liệt để tịnh hóa các khởi niệm thường ngày và năng lực bất thiện. Nhận thức này – sự nhận ra tánh Không – là hết sức quan trọng để thực hiện một lễ dâng cúng Tsok cho thích hợp.

Chủng tự OM tượng trưng cho thân Kim cương thiêng liêng, là sự nhất như với tâm và khẩu Kim cương thiêng liêng. SVABHAVA có nghĩa là tự nhiên (thuộc bản tánh) chứ không phải nhân tạo ; SHUDDHA (và SHUDDHO) có nghĩa là tinh sạch ; SARVA có nghĩa là tất cả ; DHARMA có nghĩa là các hiện tượng hiện hữu ; và HAM có nghĩa là “tôi là” và sẽ dược cảm nhận với sự kiêu hãnh thiêng liêng. Những từ Sanskrit này hàm chứa một giải thích sâu xa rằng bản chất căn bản của con người và tất cả mọi hiện tượng hiện hữu khác là tinh sạch. Nghĩa của câu chú là : tất cả các hiện tượng hiện hữu vốn là tinh sạch (không phải nghĩa tương đối mà là nghĩa tuyệt đối) và tôi cũng như vậy.

Bạn phải hiểu cho được bản tánh chân thật của bạn. Đa số thời gian bạn sống, bạn sống trái với bản tánh tự nhiên. Với trí thông minh, “cái tôi” của bạn tạo ra sân hậntham ái. Đấy là loại thông minh lệch lạc. “Cái tôi” của bạn tạo ra một hình ảnh giả tạo về bản thân và bạn tin là : “Đây là tôi, tôi đẹp (hay xấu) làm sao !” Rồi bạn bày ra hình ảnh sai lệch này của chính bản thân cho người khác xem. Bao lâu bạn vẫn còn bị cái tôi của bạn điều khiển bạn, thì bạn vẫn không tự nhiên, không thật tánh. Do đó bạn phải lắng nghe và chạm được vào bản tánh uyên nguyên chân thật của bạn. Nếu bạn có thể làm được điều này bạn sẽ chạm được sự tinh sạch. Cho nên quan điểm sai lầm, tự ái, mang cá tính con người thông lệ như “tôi thật vô vọng, tôi bất tịnh, tôi xấu ác, tôi không thể làm gì cả, tôi không thể tự lo cho mình” là hoàn toàn sai trái và đích thực đối nghịch lại với điều mà mật chú tánh Không nói tới.

Bản tánh của bạn không phải là cái mà các phóng chiếu tiêu cực của bạn nghĩ ra và tin vào. Đức Phật dạy rằng điều rất sai lầm là nghĩ rằng bạn thật xấu ác hay tội lỗi. Bản tánh uyên nguyên của bạn là tinh sạch. Đám mây nhân tạo do “cái tôi” của bạn tạo ra, không phải là bản tánh chân thật của bạn, nó chỉ là cái mà “cái tôi” của bạn mơ tưởng giả tạo. Cho nên hãy là bản tánh chân thật tự nhiên.

Rất dễ để thấy được như thế nào gọi là không bản tánh (không tự nhiên). Hãy quan sát cách xử thế của con người thay đổi như thế nào với các ý tưởng của họ. Lấy một ví dụ đơn giản, là cách thức người ta đi bộ. Khi hình ảnh về mình thay đổi, thì cách họ cuốc bộ cũng thay đổi. Tự bạn cũng thấy được điều này. Thanh niên phóng chiếu một loại hình ảnh bản thân theo cách nào đó, họ tin là họ phải hành động cho tương xứng, họ đi bộ hay ăn mặc theo một kiểu cách phải như vậy. Người già không hiểu được tại sao thanh niên lại hành động như thế, nên người già phê phán người trẻ và sự cách biệt hai thế hệ nới rộng thêm.

Tất cả chuyện này đều là giả tạo. Hãy hành động một cách tự nhiên (như bản tánh). Mật chú tánh Không cho thấy rằng bản tánh chân thật của loài người là thiện, có tính tích cực. Bạn đừng nên tin vào hình ảnh bản thân tiêu cực được phóng chiếu bởi cái tôi của bạn. Đức Phật dạy rõ bằng cách nào mà tất cả những đau khổ của bạn đến từ “cái tôi,” và đó là lý do tại sao đạo Phật luôn luôn dạy rằng các phóng chiếu của cái tôi mang tính phá hoại rất mãnh liệt.

Trong thiền định tánh Không bạn lắng nghe được cái bên trong sâu xa của bạn, bạn vượt lên trên các khởi niệm nhân tạo, bạn trở nên tĩnh lặng an bình và chạm vào sự thật uyên nguyên của con người bạn. Do đó thiền định tánh Không cắt đứt tất cả các ý niệm làm bạn đau khổ, đặc biệt cái ý tưởng rằng dù gì thì bạn cũng thường hằng và bẩm sinh tự hiện hữu. Nếu các loại tin tưởng sai lầm này không được cắt đứt mà chỉ bị đè nén thôi thì các triệu chứng do sự lầm tin mà sanh ra sẽ tiếp tục quay trở lại. Bạn có thể có khả năng kiểm soát được một loại đau khổ nhưng loại khổ đau khác sẽ xuất hiện.

Dù bạn có trì chú tánh Không hay không, thì điều kiện tiên quyết là bạn phải thấy rằng hình ảnh tự thân mình do từ sự thương mình, cái tự thân đó không hiện hữu. Tôi có thể giải thích điều này bằng những thuật ngữ giáo lý sâu sắc nhưng tôi thích giải thích về nó một cách đơn giản hơn. Hãy suy nghĩ lại về một năm trước, ở thời điểm mà bạn đang ôm giữ cái “Tôi là người thế này” và bạn so sánh với cái “Tôi là người thế này” mà bạn đang ôm nó vào hôm nay. Cái “Tôi” bạn cảm nhận đó đã thay đổi hết, hay không thay đổi ? Nếu bạn phân tích kỹ lưỡng sẽ thấy được rằng mặc dầu sự việc đã thay đổi, nhưng cái “Tôi” bạn cảm nhận hôm nay vẫn giống hệt như cái “Tôi” bạn cảm nhận cách đây một năm. Bạn tự thấy sự cảm nhận này thật sai lầm biết bao, ở cả hai mặt tương đốituyệt đối.

Tất cả các hiện tượng đang thay đổi theo từng sát na – như vậy nhất định không thể nào cái “Tôi” của chúng ta cố định, bất di bất dịch được. Khi bạn nhận ra được sự “vô-minh-ôm-giữ-cái-tôi” của bạn đã đang bám chặt như thế nào với sự tin tưởng, sự tự đồng nhất hóa bản thân một cách vô lý ví dụ như sự vô minh cho rằng cái “tôi” của bạn mười năm trước vẫn còn đây bây giờ, thì bạn sẽ bật cười rằng mình đã quá mê lầm, quá ảo tưởng, bị dối gạt biết bao nhiêu. Đức Phật luôn dạy rằng chúng ta bị lừa dối, chúng ta đang ảo tưởng. Bị lừa dối đồng nghĩa với việc ôm giữ các quan niệm ảo tưởng vô lý, lố bịch. Mặc dù bạn đã và đang thiền định được hai mươi hay ba mươi năm nhưng nếu sự thiền định đã không bắt đầu lay chuyển “cái tôi” của bạn và không phá hủy được các ý tưởng này thì bạn đã không thiền định một cách đúng đắn, thích hợp. Sự tự đồng nhất hóa cái tôi của bạn càng cực đoan, cái tôi của bạn xuất hiện càng cứng chắc hơn và bạn càng bị cột dính vào nó hơn. Nhưng khi bạn làm lung lay tận gốc cái tôi của bạn thì bạn sẽ tạo ra một cuộc động đất gây cho núi Meru (Núi Tudi) của mạn đà la sanh tử của bạn bị bể thành từng mảnh vụn.

Giáo lý của đức Phật về sự thật vũ trụ thì thật sâu sắc. Giáo lý đó chỉ cho loài người cách tốt nhất để trở lại khỏe mạnh. Giáo lý đó phá nát tất cả mọi quan niệm, làm vỡ tan mọi ảo tưởng. Thậm chí Đức Phật đã nói rằng nếu bạn ôm giữ một khái niệm cố định về Ngài thì bạn cũng bị mắc bẫy. Ngày nay những người theo đuổi tâm linh, bị cái tôi của họ khống chế, đã bám chặt vào các vị guru tự-hiện-hữu-như-một-cái-tôi của họ, nói rằng : “Con yêu thương Thầy, Thầy là một vị guru tuyệt vời. Thầy có thương con không ? Thầy phải như vầy.” Nếu có đệ tử nào đã nghĩ như vậy thì Đức Phật cũng không chấp nhận đâu. Đức Phật không muốn ai bám chặt Ngài cũng như giáo lý của Ngài. Nếu bạn bị mắc dính vào thậm chí là con đường ba la mật – hay con đường mật thừa thì bạn cũng bị sập bẫy, mê muội. Bạn không khỏe mạnh. Bạn không nên bám dính vào mọi sự – không có một ngoại lệ nào. Bạn không nên bám víu vào các hiện tượng luân hồi sanh tử, bạn không nên bám víu vào Pháp. Đó là toa thuốc của Đức Phật để có được “sức khỏe” hoàn hảo.

Ngày nay nhiều guru dường như bị dính mắc vào các đệ tử và họ muốn các đệ tử dính mắc vào họ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Rất có hại cho sự mạnh khỏe của đệ tử nếu họ bị dính mắc hoặc vào thầy họ hoặc vào con đường đạo của họ. Đức Phật muốn bạn được “khỏe mạnh,” hạnh phúc mãi mãi, thoát khỏi mọi ý niệm, học thuyết, thoát khỏi mọi sự nô lệ. Do đó, bạn phải nhận ra rằng mọi ý niệm quan điểm về “cái tôi” của bạn trong quá khứ mà ngay giờ đây bạn đang ôm giữ đều sai lầm và bạn đập bể các quan điểm đó. Trong bóng tối vô minh bạn bị lừa dối bởi điệu múa cám dỗ của các đối tượng của năm giác quan. Nhưng khi bạn nhận ra được cách thức cái tôi của bạn lừa bịp bạn thì cái tôi đó sẽ không còn lừa bạn được nữa. Nếu bạn thực sự hiểu điều này thì bạn hiểu được tánh Không.

Mật chú tánh Không uyên thâm nói cho bạn biết rằng bản tánh chân thật của chính bạn và của các hiện tượng khác đều là một. Nhưng cái tôi của bạn chia cách, tách rời và phân loại mọi thứ sao cho bạn không bao giờ có thể thực sự gần gũi với bất kỳ sự vật gì. Thậm chí sau cả một đời sống bên nhau, vợ chồng cũng không thực sự gần gũi, và họ không hiểu được nhau bởi vì cái tôi của họ đã giữ mỗi người tách biệt ra nhau.

Mật chú (tánh Không) khẳng định rằng trong thực tại tất cả hiện tượng hiện hữu đều là một và là “HAM,” “Tôi là như vậy.” Rốt ráo bạn là thanh tịnh, tinh sạch, là một với tất cả hiện hữu, do đó, phát sanh sự hãnh diện thiêng liêng. Khi bạn kinh nghiệm được tánh Không, bạn trở nên là một với tất cả mọi hiện tượng, không tách rời, giống như sữa đổ vào sữa. Khi bạn nhận ra được tánh Không thì tâm nhị nguyên của bạn biến mất. Nó được gọi là nhị nguyên bởi vì nó chia mọi thứ ra làm hai – chẳng hạn là “tôi” và “anh.” Khi bạn chứng ngộ được bản tánh rốt ráo của bạn và của tôi thì sẽ không có sự khác biệt nào giữa chúng ta.

Con người trên thế gian đã đấu tranh dữ dội với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đã tổ chức các cuộc biểu tình chính trị chống lại nó, đôi khi trong quá trình đấu tranh đã có người bị giết. Đối với quan điểm Phật giáo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ tiếp tục hiện diện bao lâu mà tâm nhị nguyên phân biệt chưa bị nhổ tận gốc. Đến khi nào bạn khám phá được thực tại tối hậu, sự thống nhất của tất cả sự hiện hữu, còn thì mọi cuộc thảo luận về việc dẹp bỏ chế độ phân biệt chủng tộc chỉ là chuyện khôi hài. Đức Phật đã ban cho phương pháp hội nhập thống nhất rất hoàn chỉnh và thực tếchúng ta có thể kinh nghiệm được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cái tốt đẹp lớn lao của con người là ở chỗ chúng ta có thể vượt lên trên thế giới tương đốikinh nghiệm được cái tuyệt đối.

“Tất cả trở nên trống không…” Cái tách bằng sọ người mà bạn quán tưởng ở đây không phải là một trong những đồ dùng nhỏ chúng ta dùng trong lễ puja. Nó phải rất to, càng lớn bao nhiêu càng tốt. Nó chứa năm thứ thịt và năm thứ cam lồ. Bạn đang ở trong sắc thân Vajrasattva. Từ chữ HUM ở tim bạn một tia sáng chiếu vào cái tách đun nóng những thứ ở trong đó và làm tan những thứ đó thành ra một đại dương bao la bằng cam lồ phúc lạc không bao giờ cạn kiệt.

Bất cứ khi nào bạn dâng lễ Tsok bạn phải nhận ra bản tánh phúc lạc của bất cứ thứ gì bạn dâng cúng. Chẳng hạn, cam bày ra trước mắt là cam nhưng trong tinh chất, nó là cam lồ phúc lạc. Và vị hóa thần mà bạn cúng dường lễ Tsok – trong trường hợp đang nói đây là ngài Vajrasattva – không nhai thức ăn như chúng ta ăn – thay vì vậy, ngài rút tinh chất của Tsok, tức là đại lạc – thông qua tia sáng mỏng mà ngài phát ra từ lưỡi. Bạn cũng vậy, bạn phải nhận biết tất cả các lễ vật cúng dường, và trên thực tế, tất cả thức ăn thức uống của bạn hàng ngày, đều ở trong bản chất đại lạc.

Rồi thì, đọc câu chú OM AH HUM HA HO HRI ba lần, bạn chú nguyện Tsok.

“Lễ vật cúng dường tinh sạch này…” Việc đọc đoạn này giúp tâm bạn tránh khỏi việc kích thích những điều mê tín lầm lạc.

Đoạn một

Ở đây chúng ta dâng cúng Tsok với lời khẩn cầu phát triển bên trong ta đại lạctrí huệ phát sanh đồng thời, con đường kim cương độc nhất vô nhị đưa tới giác ngộ.

Hãy đọc mật chú Hekura Vajrasattva một lần sau mỗi đoạn. Nếu bạn đọc mật chú đó một cách rõ ràng, đều đặn (âm độ ngang nhau) với một tốc độ đúng thì bạn sẽ tịnh hóa hàng triệu điều bất thiện trong các kiếp. Đôi khi bạn cảm thấy sự xấu xa đè bạn nặng đến nỗi bạn không thể nhúc nhích được, bạn cảm thấy như thể đang bị nhận chìm trong đại dương của các điều bất thiện. Và một khi bạn tự khẳng định là bạn cảm thấy nặng nề thì bạn thấy nặng nề thật. Giáo lý nhà Phật chỉ ra rằng hễ bạn tin là bạn tiêu cực thì bạn trở nên tiêu cực. Khi tôi phóng chiếu nhận xét rằng bạn đã vô hy vọng thì đối với tôi bạn biểu lộ là vô hy vọng. Chúng ta chớ suy nghĩ như vậy. Chúng ta có những phương pháp rất có oai lực để tịnh hóa ngay cả những điều tệ hại nghiêm trọng nhất – như phá bỏ giới nguyện kim cương. Kinh nghiệm của các đại hành giả du già cho biết rằng việc tu tập Vajrasattva có thể tịnh hóa tất cả các năng lực tiêu cực, xấu xa. Không có điều tiêu cực nào mà sự thiền định Vajrasattva không thể tịnh hóa. Việc bạn nhận thức được điều này là rất quan trọng. Bạn đã có sẵn một quan niệm rất tệ về bạn. Bạn đừng khiến cho nó tệ hơn nữa khi bạn theo đường đạo. Như vậy rất sai lạc. Dĩ nhiên, bạn phải nhận ra những khiếm khuyết của bạn nhưng đồng thời bạn phải tự cho mình một nguồn cảm hứng bằng cách luôn luôn nhớ rằng tiềm năng của bạn là một vị Phật.

Đoạn hai

Bằng cách nào mà chúng ta làm cho sự tái sanh kiếp người quý báu của chúng ta trở nên vô dụng ? Bằng cách bám chặt vào những thú vui với các đối tượng của năm giác quan. Tại sao vậy ? Bởi vì các thức giác quan của chúng ta đang gây ra ảo tưởng. Chúng ta phải tịnh hóa cái thấy nhị nguyên bất tịnh của chúng. Chúng ta quá lo lắng về sự an ninh của chỉ kiếp nầy thôi. Chẳng hạn, bạn hãy quan sát chuyện gì xảy ra khi bạn bay tới Ấn Độ để tham dự lễ hội Phật pháp. Lòng bạn tràn đầy các ý định tốt đẹp nhưng khi bạn tới nơi bạn thấy khó chịu bực bội vì không có thức ăn ngon, trà hay cà phê thơm. Dĩ nhiên bạn phải bảo đảm sức khỏe của mình, nhưng khi sự việc đưa tới, các tiện nghi cuộc sống không được như ý sẽ bị xáo trộn, làm bạn lo lắng. Bạn nói bạn muốn giải thoát, giác ngộ và muốn giúp đỡ người khác, nhưng trên thực tế, tâm bạn hoàn toàn bị ám ảnh, không ngừng nghĩ tới những thú vui riêng đã tính trước và không nên có. Việc lo nghĩ quá đáng như vậy đối với sự sung sướng cho cuộc sống này thôi, phải được loại bỏ đi, vì nó chỉ làm cho bạn càng ngày càng chật hẹp thêm. Thật hoàn toàn không đúng khi tin rằng sự sung sướng của cuộc đời này là tất cả và cần phải nỗ lực vì nó.

Sinh viên đặt một nỗ lực lớn lao vào việc học hành tận lực sao cho họ có thể qua được kỳ thi và xin được việc làm. Họ có thể hưởng thụ những thứ vui khác nữa ngoài mục đích trong khi đang học nhưng đó chỉ là những thú vui phụ so với mục đích chính của họ. Họ không cho phép những thứ vui nhỏ cản trở không cho họ đạt được mục đích chính. Cũng y như vậy, bạn là người đang tìm kiếm mục đích tối thượng là sự thỏa mãn vĩnh cửu bất diệt, bạn phải nên cương quyết toàn lực hiến dâng cho mục đích đó và sẵn sàng hy sinh tiện nghi của cuộc sống này cho sự bất diệt đó. Nếu bạn không hy sinh sự gắn bó vào thú vui luân hồi sanh tử thì bạn không thể có được sự giải thoát. Cũng vậy, khi bạn quyết định dứt khoátnỗ lực cho sự giải thoát, và biết rằng sẽ có những sự hy sinh cần phải làm, bạn sẽ kinh nghiệm được một loại hỷ lạc bất cứ khi nào bạn đương đầu với các chướng ngại. Tất cả những sự xung độtđau khổ thuộc “cái tôi” đều đến từ chất độc của sự bám chặt vào những ý niệm và những hình tướng bình thường phàm tục. Khi chúng ta dâng cúng lễ Tsok với đoạn này, chúng ta khẩn cầu ban phước gia hộ để chúng ta có khả năng từ bỏ sự bám chặt đó.

Đoạn ba

Đoạn này chỉ cho thấy bằng cách nào bạn đã tạo ra nghiệp xấu và tăng thêm vào các ảo tưởng lầm lạc của bạn. Sự quan tâm không đúng chỗ – mà bản chất của nó là mê tín – sẽ tạo ra thêm mê tín. Khi hành động chịu sự chia phối của mê lầm bạn sẽ tạo ra nghiệp xấu. Tất cả sự việc này giống như một cái mền dầy bao trùm tâm bạn và cùng với con ma của cái thấy nhị nguyênbất tịnh ; vâng, tất cả phải được tịnh hóa.

Ở đây chúng ta khẩn cầu sự gia hộ để triển khai sự từ bỏ luân hồi sanh tử một cách hoàn toàn trong lòng chúng ta. Để đạt được sự buông bỏ thật sự, nếu chỉ có việc ghét luân hồi sanh tử thì chưa đủ. Bạn còn cần phải dò xét xem bằng cách nào mà sự quan tâm không đúng chỗ đã phát sanh mê tín – loại nhiên liệu cho ngọn lửa sanh tử này. Sự quan tâm không đúng chỗ và có tính nhị nguyên này cần phải được tịnh hóa. Bấy giờ bạn mới có thể phát triển sự từ bỏ.

Một số tăng ni dường như nghĩ rằng họ đã trở thành A la hán ngay lúc họ xuất gia thọ giới. Bạn không thể trở thành A la hán trong một ngày. Một số người tục gia dường như cũng nghĩ rằng các tăng ni phải là A la hán, nên những người tu tại gia phê phán các tăng ni khi họ làm những điều sai trái : “Ồ ! Hãy trông các ông tăng kia, các ông ấy đâu có tốt hơn tôi !” Rất dễ khi phê bình tăng đoàn. Thậm chí bạn có thể phê phán Phật : “Vị ấy đã rất ích kỷ, ông ta đã bỏ đi một mình để thiền định trong sáu năm.” Tôi không tin là sự buông bỏ của các tăng ni nhất thiết phải tốt hơn sự buông bỏ của các người tục gia. Nhưng ít nhất tăng ni đã nhận ra được họ cần làm gì để vượt qua các chướng ngại luân hồi sanh tử của họ và họ đang cố gắng phát triển sự buông bỏ. Đó là điều đúng đắn để làm. Họ chưa chắc là A la hán nhưng họ đang làm điều tốt nhất mà họ có thể làm.

Từ sự nghiên cứu các giáo lý trung đạo trong “con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ” (lam-rim) – trong đó có giải thích các nguyên nhân của luân hồi sanh tử và làm sao để thoát khỏi nó – bạn đã biết là rất khó để đạt được sự buông bỏ trọn vẹn. Chúng ta có khó khăn khi buông bỏ luân hồi sanh tử bởi vì các điều mê lầm của chúng ta càng ngày càng tạo ra thêm nghiệp, và do kết quả đó, tấm màn che phủ trở nên càng ngày càng dầy hơn. Do đó, chúng ta khẩn cầu Guru Vajrasattva giúp đỡ chúng ta tịnh hóa tất cả điều đó.

Đoạn bốn

Từ giáo lý trong kinh điển bạn cũng biết rằng bằng cách nào mà cái tâm tự thương mình – cái tâm nhị nguyên đó – chính là cơ sở của tất cả khổ đau và các điều xấu ác. Chúng ta dâng lễ cúng dường này để tịnh hóa sự tự thương xót mình và để phát sanh Bồ đề tâm toàn thiện nhất trong tim chúng ta.

Đoạn năm

Tất cả các hiện tượng đều được dán nhãn – được đặt tên – bởi sự mê tín lầm lạc ; và do kết quả đó, các hiện tượng đó hiện hữu. Nhưng tâm mê tín của chúng ta không chịu để cho hiện tượng đó được ở đúng trạng thái của nó. Chẳng hạn khi chúng ta trông thấy một đối tượng đẹp, nó hiện diện như một đối tượng đẹp chỉ như là một phóng chiếu của tâm mê lầm của bạn. Bạn không để cho nó y như chính nó, bạn cố làm cho cái đẹp của nó thành cụ thể, tự hiện hữu, đặc biệt. Thêm một lần nữa, đây là cái thấy nhị nguyên và phải được tịnh hóa. Do đó, chúng ta dâng lễ cúng dường này, cầu xin sao cho chúng ta chứng ngộ được mahamudra, đại ấn của tánh Không.

Đoạn sáu

Trong cuộc sống ngay khi tôi vừa xem người khác là thường tục và gây khó chịu, thì các vấn đề của tôi nổi lên. Tôi bắt đầu thiếu kính trọng họ, xem thường họ. Tất cả điều này nổi lên từ những ý niệm tầm thường, từ tâm mê tín của tôi. Theo giáo lý Kim Cương thừa, có đến tám mươi sự mê lầm, một số thuộc dạng thô, còn lại là vi tế. Tất cả các sự mê lầm đó cần được tịnh hóa. Chúng ta cần phải tịnh hóa cái thấy biết nhị nguyên bất tịnh nó giống như một cơn giông mạnh làm cho máy bay rớt và nó phá hủy nhà cửa tài sản. Do đó, chúng ta cúng dường lễ Tsok cam lồ – mà bản chất của nó là bản chất trí huệ của Ngũ Trí Như Lai. Chúng ta dâng lễ này cho Guru Vajrasattva khẩn cầu Ngài gia hộ cho bốn lễ quán đảnh hiện thực.

Tại sao chúng ta khẩn cầu thêm các lễ quán đảnh khi chúng ta đã nhận được nhiều lễ rồi ? Thực ra, vấn đề ở chỗ là : chúng ta đã thực sự nhận được lễ quán đảnh nào chưa ? Rất gian nan để nhận được một lễ quán đảnh thực sự. Nó không phải là một cái gì đó như bạn nhận từ một vị Lama một cách đơn giản. Theo quan điểm tôi – và tôi hy vọng là không quá cực đoan – trong một lễ quán đảnh, người đệ tử quan trọng hơn vị thầy (guru).

Mặc dầu tôi nói rất khó nhận được bốn lễ quán đảnh đúng thực tôi không có ý nói rằng nhất định bạn chẳng nhận được gì. Sự quán đảnh mà bạn nhận được sẽ được xác định bởi mức độ hiểu biết của bạn. Trong một nhóm hai trăm người tụ hợp lại cũng không có lấy được hai người có cùng một kinh nghiệm y nhau. Và mặc dầu vị lama ban bốn lễ quán đảnh, rất có thể chẳng ai nhận được cả bốn lễ đó. Một số người có thể cảm thấy rằng họ đã không nhận được gì, họ hỏi bạn bè “Có phải tôi đã nhận được lễ quán đảnh không ?” Đó là việc mà tự bạn phải thẩm định lấy, không ai khác có thể nói cho bạn là bạn đã nhận được cái gì. Tuy nhiên, rất hiếm hoi có được một người thật sự nhận được bốn lễ quán đảnh.

Cũng vậy, mức độ mà bạn nhận dược lễ quán đảnh tùy thuộc vào vị hóa thần liên hệ và những điều kiện của buổi lễ. Bạn có một mối quan hệ nghiệp báo rất mạnh với một số vị Hóa thần và có thể yếu hơn với các vị kia. Và tôi nói rằng các điều kiện sẽ ảnh hưởng tới kinh nghiệm của bạn vì tôi đang nói tới sự quán đảnh tương đối chứ không tuyệt đối. Do đó, kinh nghiệm của bạn có khác nhau.

Điều chủ yếu đối với bạn là nâng tâm thức mình khỏi những ý niệm chấp tướng cụ thể bình thường hàng ngày. Ít nhất nếu bạn có thể làm được như vậy thì bạn đang tinh tấn. Người ta đa phần không bao giờ tự đặt mình vào một tình huống để họ có thể thiền định, hay được nhạy cảm hay tỉnh giác. Nếu sự tham dự vào lễ quán đảnh sẽ cho bạn một cơ may để làm được như vậy thì bạn nên lợi dụng tối đa tình huống đó. Bạn không phải tìm kiếm kinh nghiệm thật đặc biệt. Trong thế kỷ hai mươi này, có thể nói là đủ nếu bạn chỉ cần cố gắng kinh nghiệm được sự tĩnh lặng, phúc lạc và sự siêu việt. Tại sao tôi nói sẽ coi là đủ nếu chỉ cố gắng ? Hãy chỉ quan sát so sánh cuộc sống bạn có hàng ngày trong cái ổ sanh tử này với những gì bạn đang làm ở lễ quán đảnh. Ăn uống, nhảy đầm không bao giờ có thể so sánh được với việc cố gắng phát triển tâm thức.

Một số người nói rằng : “Tôi đã nhận được quán đảnh này còn bạn thì không.” Tôi không tin vào loại tự cao tự đại này. Những người Tây Tạng, những người Tây phương, trong số họ có ai có thể nói là ông nào bà nào đã nhận được sự quán đảnh nào ? Chỉ có chính cá nhân đó có thể nói đã nhận hay chưa nhận quán đảnh. Bạn không thể xác định việc này cho người khác. Đó là lý do tại sao tôi thường cho phép những người thành khẩn đến lễ quán đảnh. Tôi không thể nói được tâm linh của người nào đó là cao hay thấp. Tôi cũng không thể nói quán đảnh sẽ có lợi cho họ hay không. Hãy thận trọng. Cứ cho là bạn chứa sẵn một ý nghĩ tự cao là bạn đã nhận được lễ quán đảnh này hay lễ quán đảnh nọ, nhưng bạn có thể chắc chắn không ? Bạn có thể đỏ cả mặt ở đó khi lễ quán đảnh được tổ chức, nhưng có lẽ bạn chẳng nhận được gì.

Nếu bạn đi tới lễ quán đảnh với một thái độ đúng đắn và với một tâm mở rộng, tôi bảo đảm rằng bạn sẽ nhận được một sự rung động đặc biệt. Như vậy là đủ. Bạn không cần phải có một tri thức siêu đẳng và hỏi : “Tại sao tôi làm điều này ? Nó có tác dụng như thế nào ? Tất cả mấy công chuyện này của người Tây Tạng để làm gì ? Tôi sẽ không tham dự lễ quán đảnh cho đến khi nào tôi hiểu biết tất cả những việc này.” Thật là vô nghĩa.

Đoạn bảy

Chúng ta phá bỏ giới nguyện và các việc cam kết thực hiện một cách có ý thức hay không có ý thức do ta không kiểm soát được ; việc phá bỏ này bị xui khiến thúc đẩy bởi một sức lực giống như cơn bão thịnh nộ. Chúng ta thấy quá khó tự kiềm chế mình để khỏi vi phạm. Tôi cho rằng trong mức độ nhất định nào đó thì người nào tự tin rằng mình trong sạch thánh thiện có thể bất thiện hơn những người nhận ra được mức độ bất tịnh họ phạm phải. Người trước sẽ không bao giờ nỗ lực tịnh hóa bản thân như lạy sám hối, ẩn cư nhập thất… trong khi người sau sẽ tu tập mãnh liệt để tịnh hóa tâm họ. Các điều bất thiện đổ ập tới mà không kiềm chế được, sự phá bỏ các giới nguyện cam kết, cảm giác bị bất tịnh và cái thấy không thật huyễn hóa về kết quả, những địa ngục Vajra, tất cả đều là nhị nguyên và phải được tịnh hóa. Chúng ta cúng dường lễ Tsok với lời khẩn cầu được gia hộ để thấy biết độc nhất sự thanh tịnh.

Dâng lễ cúng dường cho vị sư Kim Cương

Trong tựa đề “Vòng các lễ vật cúng dường tinh sạch,” chúng ta gọi là “vòng” bởi vì những vị hóa thần nam và những vị hóa thần nữ cùng tụ hội với nhau để dâng lễ Tsok. Khi chỉ có hoặc những hóa thần nam hoặc những hóa thần nữ riêng biệt thì chúng ta không coi Tsok như là một vòng. Theo Kim Cương thừa, việc họ (nam và nữ) cùng đến khiến cho sự cúng dường được mãnh liệt hơn. Dòng kế tiếp nói rằng cam lồ chúng ta dâng cúng thoát khỏi hình tướng nhị nguyên của chủ thể và khách thể.

“Các sự đáp ứng của vị sư Vajra.” Mỗi lần bạn nếm Tsok, nó đi tới luân xa rốn của bạn, gây nên một sự bùng nổ niềm phúc lạc không thể hình dung được, đó là sự nổ bùng phúc lạc của năng lực “tum-mo” ở bên trong kinh mạch trung ương của bạn.

Dâng cúng lễ Tsok còn lại

Các vị hộ phápchúng ta dâng cúng lễ này là các vị hộ pháp bên ngoài, bên trong, bí mật, và chúng ta khẩn cầu chư vị gia hộ cho chúng ta thực hành Pháp để làm lợi lạc cho những chúng sanh khác trong nhiều cách khác nhau có thể.

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12415)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13969)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10739)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10402)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11074)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11868)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13039)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13526)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33513)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11251)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12823)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12955)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11524)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17770)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11319)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11746)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11404)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18870)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12460)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11214)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13060)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15621)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11731)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11604)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12629)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12542)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13860)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12833)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13195)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12649)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12607)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11665)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11649)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12219)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12252)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19687)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11876)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11902)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16726)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12573)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14946)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15977)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12760)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12131)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11796)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11839)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13043)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16418)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13138)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12384)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11729)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19735)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11066)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11167)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10314)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11013)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10881)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9950)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11654)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant