Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

19. Kinh Song tầm (Dvedhàvitakka sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16796)
19. Kinh Song tầm (Dvedhàvitakka sutta)


Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

19. Kinh Song tầm
(Dvedhàvitakka sutta)

Tôi nghe như vầy:

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". --"Thưa vâng", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: 

-- Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai. 

Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm. 

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại tầm này đưa đến tự hại"... "Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm. 

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm. 

Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các thiện pháp.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên... (như trên)... vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: "Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm... không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động

Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. 

Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồngdưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: "Ðây là những con bò". Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: "Ðây là những pháp".

Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm.

Chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết

Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. 

Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt". 

Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 

Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt tâm tinh cần.

Chư Tỷ-kheo, giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và một đoàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Chư Tỷ-kheo, có một người đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn. 

Chư Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma. Chư Tỷ-kheo, con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con mồi cái chỉ cho vô minh. Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định

Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, những gì vị Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta. 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 

Majjhima Nikaya 19
Dvedhavitakka Sutta
Two Sorts of Thinking
Translation by Bhikkhu Thanissaro
For free distribution only, as a gift of Dhamma


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. There he addressed the monks: "Monks!" 

"Yes, lord," the monks replied. 

The Blessed One said, "Monks, before my self-awakening, when I was still just an unawakened Bodhisatta, the thought occurred to me: 'Why don't I keep dividing my thinking into two sorts?' So I made thinking imbued with sensuality, thinking imbued with ill will, and thinking imbued with harmfulness one sort, and thinking imbued with renunciation, thinking imbued with non-ill will, and thinking imbued with harmlessness another sort. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with sensuality arose. I discerned that 'Thinking imbued with sensuality has arisen in me; and that leads to my own affliction or to the affliction of others or to the affliction of both. It obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding.' 

"As I noticed that it leads to my own affliction, it subsided. As I noticed that it leads to the affliction of others...to the affliction of both...it obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding, it subsided. Whenever thinking imbued with sensuality had arisen, I simply abandoned it, destroyed it, dispelled it, wiped it out of existence. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with ill will arose. I discerned that 'Thinking imbued with ill will has arisen in me; and that leads to my own affliction or to the affliction of others or to the affliction of both. It obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding.' 

"As I noticed that it leads to my own affliction, it subsided. As I noticed that it leads to the affliction of others...to the affliction of both...it obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding, it subsided. Whenever thinking imbued with ill will had arisen, I simply abandoned it, destroyed it, dispelled it, wiped it out of existence. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with harmfulness arose. I discerned that 'Thinking imbued with harmfulness has arisen in me; and that leads to my own affliction or to the affliction of others or to the affliction of both. It obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding.' 

"As I noticed that it leads to my own affliction, it subsided. As I noticed that it leads to the affliction of others...to the affliction of both...it obstructs discernment, promotes vexation, and does not lead to Unbinding, it subsided. Whenever thinking imbued with harmfulness had arisen, I simply abandoned it, destroyed it, dispelled it, wiped it out of existence. 

"Whatever a monk keeps pursuing with his thinking and pondering, that becomes the inclination of his awareness. If a monk keeps pursuing thinking imbued with sensuality, abandoning thinking imbued with renunciation, his mind is bent by that thinking imbued with sensuality. If a monk keeps pursuing thinking imbued with ill will, abandoning thinking imbued with non-ill will, his mind is bent by that thinking imbued with ill will. If a monk keeps pursuing thinking imbued with harmfulness, abandoning thinking imbued with harmlessness, his mind is bent by that thinking imbued with harmfulness. 

"Just as in the last month of the Rains, in the autumn season when the crops are ripening, a cowherd would look after his cows: He would tap and poke and check and curb them with a stick on this side and that. Why is that? Because he foresees flogging or imprisonment or a fine or public censure arising from that [if he let his cows wander into the crops]. In the same way I foresaw in unskillful qualities drawbacks, degradation, and defilement, and I foresaw in skillful qualities rewards related to renunciation and promoting cleansing. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with renunciation arose. I discerned that 'Thinking imbued with renunciation has arisen in me; and that leads neither to my own affliction, nor to the affliction of others, nor to the affliction of both. It fosters discernment, promotes lack of vexation, and leads to Unbinding. If I were to think and ponder in line with that even for a night...even for a day...even for a day and night, I do not envision any danger that would come from it, except that thinking and pondering a long time would tire the body. When the body is tired, the mind is disturbed; and a disturbed mind is far from concentration.' So I steadied my mind right within, settled, unified, and concentrated it. Why is that? So that my mind would not be disturbed. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with non-ill will arose. I discerned that 'Thinking imbued with non-ill will has arisen in me; and that leads neither to my own affliction, nor to the affliction of others, nor to the affliction of both. It fosters discernment, promotes lack of vexation, and leads to Unbinding. If I were to think and ponder in line with that even for a night...even for a day...even for a day and night, I do not envision any danger that would come from it, except that thinking and pondering a long time would tire the body. When the body is tired, the mind is disturbed; and a disturbed mind is far from concentration.' So I steadied my mind right within, settled, unified, and concentrated it. Why is that? So that my mind would not be disturbed. 

"And as I remained thus heedful, ardent, and resolute, thinking imbued with harmlessness arose. I discerned that 'Thinking imbued with harmlessness has arisen in me; and that leads neither to my own affliction, nor to the affliction of others, nor to the affliction of both. It fosters discernment, promotes lack of vexation, and leads to Unbinding. If I were to think and ponder in line with that even for a night...even for a day...even for a day and night, I do not envision any danger that would come from it, except that thinking and pondering a long time would tire the body. When the body is tired, the mind is disturbed; and a disturbed mind is far from concentration.' So I steadied my mind right within, settled, unified, and concentrated it. Why is that? So that my mind would not be disturbed. 

"Whatever a monk keeps pursuing with his thinking and pondering, that becomes the inclination of his awareness. If a monk keeps pursuing thinking imbued with renunciation, abandoning thinking imbued with sensuality, his mind is bent by that thinking imbued with renunciation. If a monk keeps pursuing thinking imbued with non-ill will, abandoning thinking imbued with ill will, his mind is bent by that thinking imbued with non-ill will. If a monk keeps pursuing thinking imbued with harmlessness, abandoning thinking imbued with harmfulness, his mind is bent by that thinking imbued with harmlessness. 

"Just as in the last month of the hot season, when all the crops have been gathered into the village, a cowherd would look after his cows: While resting under the shade of a tree or out in the open, he simply keeps himself mindful of 'those cows.' In the same way, I simply kept myself mindful of 'those mental qualities.' 

"Unflagging persistence was aroused in me, and unmuddled mindfulness established. My body was calm and unaroused, my mind concentrated and single. Quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities, I entered and remained in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. With the stilling of directed thought and evaluation, I entered and remained in the second jhana: rapture and pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought and evaluation -- internal assurance. With the fading of rapture I remained in equanimity, mindful and alert, and physically sensitive of pleasure. I entered and remained in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous and mindful, he has a pleasurable abiding.' With the abandoning of pleasure and pain -- as with the earlier disappearance of elation and distress -- I entered and remained in the fourth jhana: purity of equanimity and mindfulness, neither pleasure nor pain. 

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of recollecting my past lives. I recollected my manifold past lives, i.e., one birth, two...five, ten...fifty, a hundred, a thousand, a hundred thousand, many eons of cosmic contraction, many eons of cosmic expansion, many eons of cosmic contraction and expansion: 'There I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose there. There too I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose here.' Thus I remembered my manifold past lives in their modes and details. 

"This was the first knowledge I attained in the first watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose -- as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. 

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the passing away and reappearance of beings. I saw -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- beings passing away and re-appearing, and I discerned how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma: 'These beings -- who were endowed with bad conduct of body, speech and mind, who reviled the Noble Ones, held wrong views and undertook actions under the influence of wrong views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell. But these beings -- who were endowed with good conduct of body, speech, and mind, who did not revile the Noble Ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destinations, in the heavenly world.' Thus -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- I saw beings passing away and re-appearing, and I discerned how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma. 

"This was the second knowledge I attained in the second watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose -- as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. 

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the ending of the mental fermentations. I discerned, as it was actually present, that 'This is stress...This is the origination of stress...This is the cessation of stress...This is the way leading to the cessation of stress...These are fermentations...This is the origination of fermentations...This is the cessation of fermentations...This is the way leading to the cessation of fermentations.' My heart, thus knowing, thus seeing, was released from the fermentation of sensuality, released from the fermentation of becoming, released from the fermentation of ignorance. With release, there was the knowledge, 'Released.' I discerned that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.' 

"This was the third knowledge I attained in the third watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose -- as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. 

"Suppose, monks, that in a forested wilderness there were a large low-lying marsh, in dependence on which there lived a large herd of deer; and a certain man were to appear, not desiring their benefit, not desiring their welfare, not desiring their rest from bondage. He would close off the safe, restful path that led to their rapture, and would open up a false path, set out a male decoy, place a female decoy, and thus the large herd of deer, at a later time, would fall into ruin and disaster. Then suppose that a certain man were to appear to that same large herd of deer, desiring their benefit, desiring their welfare, desiring their rest from bondage. He would open up the safe, restful path that led to their rapture, would close off the false path, take away the male decoy, destroy the female decoy, and thus the large herd of deer, at a later time, would come into growth, increase, and abundance. 

"I have given this simile in order to convey a meaning. The meaning is this: 'The large, low-lying marsh' is a term for sensual pleasures. 'The large herd of deer' is a term for beings. 'The man not desiring their benefit, not desiring their welfare, not desiring their rest from bondage' is a term for Mara, the Evil One. 'The false path' is a term for the eightfold wrong path, i.e., wrong view, wrong resolve, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration. 'The male decoy' is a term for passion and delight. 'The female decoy' is a term for ignorance. 'The man desiring their benefit, desiring their welfare, desiring their rest from bondage' is a term for the Tathagata, the Worthy One, the Rightly Self-awakened One. 'The safe, restful path that led to their rapture' is a term for the noble eightfold path, i.e., right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. 

"So, monks, I have opened up the safe, restful path, closed off the false path, removed the male decoy, destroyed the female. Whatever a teacher should do -- seeking the welfare of his disciples, out of sympathy for them -- that have I done for you. Over there are the roots of trees; over there, empty dwellings. Practice jhana, monks. Don't be heedless. Don't later fall into regret. This is our message to you." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 




Revised: 9 November 1998 ; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn19.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12479)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10345)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12323)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11624)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28782)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12028)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12992)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11432)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12349)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17430)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52994)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35472)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21368)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10671)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19216)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12396)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26016)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13305)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14354)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16065)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13721)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16821)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17552)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13112)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12511)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11601)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11588)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14490)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20442)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18965)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19532)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18625)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12173)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12288)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13833)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15001)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15025)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13976)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15505)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11388)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17163)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14959)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20176)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14603)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13824)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11694)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15042)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12977)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22846)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14543)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11642)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13148)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16854)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18322)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11928)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11487)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15830)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12863)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18888)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18409)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant