Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

21. Kinh Ví dụ cái cưa (Kakacùpama sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 26056)
21. Kinh Ví dụ cái cưa (Kakacùpama sutta)


Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

21. Kinh Ví dụ cái cưa
(Kakacùpama sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy. 

Có một Tỷ-kheo khác đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliyaphagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.

Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác và bảo:

-- Này Tỷ-kheo, hãy đi, nhân danh Ta, cho gọi Tỷ-kheo Moliya Phagguna: "Hiền giả Phagguna bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".

-- Bạch Thế Tôn, vâng!

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Moliya Phagguna, khi đến xong, liền thưa Tôn giả Moliyaphagguna:

-- Hiền giả Moliya Phagguna, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.

-- Vâng, Hiền giả.

Tỷ-kheo Moliya Phagguna vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Moliyaphagguna đang ngồi xuống một bên:

-- Này Phagguna, có đúng sự thật không, như lời người ta đồn là Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Người ta đồn Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: "Nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Ông nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Ông liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Ông, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay". Này Phagguna, có phải Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, có như vậy. 

-- Này Phagguna, có phải Ông là Thiện nam tử, vì lòng tin, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Này Phagguna, thật không xứng đáng cho Ông, một Thiện nam tử, vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mà sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bi biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. 

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, lấy tay đánh những Tỷ-kheo-ni ấy, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông nói xấu (ai), này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông lấy tay đánh, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. 

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, một thời các Tỷ-kheo của Ta có tâm rất thuần thục hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, Ta cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, các Người hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các Người theo hạnh nhất tọa thực thời các Người sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Chư Tỷ-kheo, ví như trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn. Cũng vậy chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. 

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong pháp luật này. Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây tala lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây tala thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Người hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. 

Chư Tỷ-kheo, thuở xưa, tại thành Savatthi này có nữ gia chủ tên là Vedehika. Chư Tỷ-kheo, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gia chủ Vedehika: "Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục, nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa". Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika có người nữ tỳ tên là Kali, người này khéo tay, siêng năng, và làm việc cẩn thận chu toàn. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali khởi lên ý nghĩ: "Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹp khởi lên như sau: "Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục; nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa". Không biết nữ chủ của ta có nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta-làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ ta có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!" 

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng ngày sau dậy thật trễ. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

-- Này Kali!

-- Thưa Nữ chủ, có việc gì?

-- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

-- Thưa nữ chủ, có việc gì đâu?

-- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!"

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy Ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!" 

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali ngày sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

-- Này Kali!

-- Thưa Nữ chủ, có việc gì?

-- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

-- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

-- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!" 

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

-- Này Kali!

-- Thưa Nữ chủ, có việc gì?

-- Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

-- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

-- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!

Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến bể đầu. 

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng:

-- Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: "Hôm nay Ngươi dậy trễ", rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa, đánh tôi một cú trên đầu khiến bể đầu".

Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehika: "Nữ chủ Vedehika là độc ác! Nữ chủ Vedehika là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehika là không ôn hòa!"

Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. Chư Tỷ-kheo, Ta không gọi một Tỷ-kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy suy nghĩ: "Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói". Chư Tỷ-kheo, các Người phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Người có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Người cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, như vậy các Người cần phải học tập. 

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: "Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa", và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: "Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất". Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâuvô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại. 

-- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. 

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: "Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện". Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

-- Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư khôngvô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại. 

-- Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. 

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: "Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâuvô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại. 

-- Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: "Ðúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Ðúng thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. 

-- Chư Tỷ-kheo, ví như một cái bị bằng da mèo, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyến, như bông, không còn tiếng xì tiếng xọp, và một người đến, cầm gậy hay cầm mẻ sành và nói như sau: "Ta sẽ lấy cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể, với cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp được không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, không dễ gì làm cho cái bị ấy phát ra tiếng xì, tiếng xọp được, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

-- Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ông có thể dùng khi nói với các người khác: "Ðúng thời hay phi thời, chơn thực, hay không chơn thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân" Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. 

Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. 

Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng? 

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày. 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 

Majjhima Nikaya 21
Kakacupama Sutta
The Simile of the Saw
(excerpt)
For free distribution only, as a gift of Dhamma



..
.

"Once, monks, in this same Savatthi, there was a lady of a household named Vedehika. This good report about Lady Vedehika had circulated: 'Lady Vedehika is gentle. Lady Vedehika is even-tempered. Lady Vedehika is calm.' Now, Lady Vedehika had a slave named Kali who was diligent, deft, and neat in her work. The thought occurred to Kali the slave: 'This good report about my Lady Vedehika has circulated: "Lady Vedehika is even-tempered. Lady Vedehika is gentle. Lady Vedehika is calm." Now, is anger present in my lady without showing, or is it absent? Or is it just because I'm diligent, deft, and neat in my work that the anger present in my lady doesn't show? Why don't I test her?' 

"So Kali the slave got up after daybreak. Then Lady Vedehika said to her: 'Hey, Kali!' 

"'Yes, madam?' 

"'Why did you get up after daybreak?' 

"'No reason, madam.' 

"'No reason, you wicked slave, and yet you get up after daybreak?' Angered and displeased, she scowled. 

"Then the thought occurred to Kali the slave: 'Anger is present in my lady without showing, and not absent. And it's just because I'm diligent, deft, and neat in my work that the anger present in my lady doesn't show. Why don't I test her some more?' 

"So Kali the slave got up later in the day. Then Lady Vedehika said to her: 'Hey, Kali!' 

"'Yes, madam?' 

"'Why did you get up later in the day?' 

"'No reason, madam.' 

"'No reason, you wicked slave, and yet you get up later in the day?' Angered and displeased, she grumbled. 

"Then the thought occurred to Kali the slave: 'Anger is present in my lady without showing, and not absent. And it's just because I'm diligent, deft, and neat in my work that the anger present in my lady doesn't show. Why don't I test her some more?' 

"So Kali the slave got up even later in the day. Then Lady Vedehika said to her: 'Hey, Kali!' 

"'Yes, madam?' 

"'Why did you get up even later in the day?' 

"'No reason, madam.' 

"'No reason, you wicked slave, and yet you get up even later in the day?' Angered and displeased, she grabbed hold of a rolling pin and gave her a whack over the head, cutting it open. 

"Then Kali the slave, with blood streaming from her cut-open head, went and denounced her mistress to the neighbors: 'See, ladies, the gentle one's handiwork? See the even-tempered one's handiwork? See the calm one's handiwork? How could she, angered and displeased with her only slave for getting up after daybreak, grab hold of a rolling pin and give her a whack over the head, cutting it open?' 

"After that this evil report about Lady Vedehika circulated: 'Lady Vedehika is vicious. Lady Vedehika is foul-tempered. Lady Vedehika is violent.'

"In the same way, monks, a monk may be ever so gentle, ever so even-tempered, ever so calm, as long as he is not touched by disagreeable aspects of speech. But it is only when disagreeable aspects of speech touch him that he can truly be known as gentle, even-tempered, and calm. I don't call a monk easy to admonish if he is easy to admonish and makes himself easy to admonish only by reason of robes, almsfood, lodging, and medicinal requisites for curing the sick. Why is that? Because if he doesn't get robes, almsfood, lodging, and medicinal requisites for curing the sick, then he isn't easy to admonish and doesn't make himself easy to admonish. But if a monk is easy to admonish and makes himself easy to admonish purely out of esteem for the Dhamma, respect for the Dhamma, reverence for the Dhamma, then I call him easy to admonish. Thus, monks, you should train yourselves: 'We will be easy to admonish and make ourselves easy to admonish purely out of esteem for the Dhamma, respect for the Dhamma, reverence for the Dhamma.' That's how you should train yourselves. 

"Monks, there are these five aspects of speech by which others may address you: timely or untimely, true or false, affectionate or harsh, beneficial or unbeneficial, with a mind of good-will or with inner hate. Others may address you in a timely way or an untimely way. They may address you with what is true or what is false. They may address you in an affectionate way or a harsh way. They may address you in a beneficial way or an unbeneficial way. They may address you with a mind of good-will or with inner hate. In any event, you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic to that person's welfare, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading him with an awareness imbued with good will and, beginning with him, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Suppose that a man were to come along carrying a hoe and a basket, saying, 'I will make this great earth be without earth.' He would dig here and there, scatter soil here and there, spit here and there, urinate here and there, saying, 'Be without earth. Be without earth.' Now, what do you think -- would he make this great earth be without earth?" 

"No, lord. Why is that? Because this great earth is deep and enormous. It can't easily be made to be without earth. The man would reap only a share of weariness and disappointment." 

"In the same way, monks, there are these five aspects of speech by which others may address you: timely or untimely, true or false, affectionate or harsh, beneficial or unbeneficial, with a mind of good-will or with inner hate. Others may address you in a timely way or an untimely way. They may address you with what is true or what is false. They may address you in an affectionate way or a harsh way. They may address you in a beneficial way or an unbeneficial way. They may address you with a mind of good-will or with inner hate. In any event, you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic to that person's welfare, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading him with an awareness imbued with good will and, beginning with him, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will equal to the great earth -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Suppose that a man were to come along carrying lac, yellow orpiment, indigo, or crimson, saying, 'I will draw pictures in space, I will make pictures appear.' Now, what do you think -- would he draw pictures in space and make pictures appear?" 

"No, lord. Why is that? Because space is formless and featureless. It's not easy to draw pictures there and to make them appear. The man would reap only a share of weariness and disappointment." 

"In the same way, monks, there are these five aspects of speech by which others may address you: timely or untimely, true or false, affectionate or harsh, beneficial or unbeneficial, with a mind of good-will or with inner hate. Others may address you in a timely way or an untimely way. They may address you with what is true or what is false. They may address you in an affectionate way or a harsh way. They may address you in a beneficial way or an unbeneficial way. They may address you with a mind of good-will or with inner hate. In any event, you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic to that person's welfare, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading him with an awareness imbued with good will and, beginning with him, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will equal to space -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Suppose that a man were to come along carrying a burning grass torch and saying, 'With this burning grass torch I will heat up the river Ganges and make it boil.' Now, what do you think -- would he, with that burning grass torch, heat up the river Ganges and make it boil?" 

"No, lord. Why is that? Because the river Ganges is deep and enormous. It's not easy to heat it up and make it boil with a burning grass torch. The man would reap only a share of weariness and disappointment." 

"In the same way, monks, there are these five aspects of speech by which others may address you: timely or untimely, true or false, affectionate or harsh, beneficial or unbeneficial, with a mind of good-will or with inner hate. Others may address you in a timely way or an untimely way. They may address you with what is true or what is false. They may address you in an affectionate way or a harsh way. They may address you in a beneficial way or an unbeneficial way. They may address you with a mind of good-will or with inner hate. In any event, you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic to that person's welfare, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading him with an awareness imbued with good will and, beginning with him, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will equal to the river Ganges -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Suppose there were a catskin bag -- beaten, well-beaten, beaten through and through, soft, silky, free of rustling and crackling -- and a man were to come along carrying a stick or shard and saying, 'With this stick or shard I will take this catskin bag -- beaten, well-beaten, beaten through and through, soft, silky, free of rustling and crackling -- and I will make it rustle and crackle.' Now, what do you think -- would he, with that stick or shard, take that catskin bag -- beaten, well-beaten, beaten through and through, soft, silky, free of rustling and crackling -- and make it rustle and crackle?" 

"No, lord. Why is that? Because the catskin bag is beaten, well-beaten, beaten through and through, soft, silky, free of rustling and crackling. It's not easy to make it rustle and crackle with a stick or shard. The man would reap only a share of weariness and disappointment." 

"In the same way, monks, there are these five aspects of speech by which others may address you: timely or untimely, true or false, affectionate or harsh, beneficial or unbeneficial, with a mind of good-will or with inner hate. Others may address you in a timely way or an untimely way. They may address you with what is true or what is false. They may address you in an affectionate way or a harsh way. They may address you in a beneficial way or an unbeneficial way. They may address you with a mind of good-will or with inner hate. In any event, you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic to that person's welfare, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading him with an awareness imbued with good will and, beginning with him, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will equal to a catskin bag -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Monks, even if bandits were to carve you up savagely, limb by limb, with a two-handled saw, he among you who let his heart get angered even at that would not be doing my bidding. Even then you should train yourselves: 'Our minds will be unaffected and we will say no evil words. We will remain sympathetic, with a mind of good will, and with no inner hate. We will keep pervading these people with an awareness imbued with good will and, beginning with them, we will keep pervading the entire world with an awareness imbued with good will -- abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will.' That's how you should train yourselves. 

"Monks, if you attend constantly to this admonition on the simile of the saw, do you see any aspects of speech, slight or gross, that you could not endure?" 

"No, lord." 

"Then attend constantly to this admonition on the simile of the saw. That will be for your long-term welfare and happiness." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 




Revised: 9 November 1998 ; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn21.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14728)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
(Xem: 11799)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 12741)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10315)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 12039)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(Xem: 15258)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11050)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(Xem: 10490)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(Xem: 12441)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(Xem: 16408)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 14278)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(Xem: 11748)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14773)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 12002)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16794)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 11550)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(Xem: 12711)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 11322)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(Xem: 12033)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(Xem: 52057)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 15444)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(Xem: 13949)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(Xem: 11415)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13143)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(Xem: 12757)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
(Xem: 13194)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17880)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12426)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 12632)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 54177)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14408)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 9908)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13806)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57924)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 14471)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20105)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13754)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15376)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17475)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 13298)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11902)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 13469)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 14638)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12460)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12140)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 12048)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13269)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12517)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 13651)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13308)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 25543)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 12167)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 14518)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 11827)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 42039)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 28287)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 38761)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14705)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12681)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16230)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant