Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

152. Kinh Căn tu tập (Indriyabhàvanà sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16360)
152. Kinh Căn tu tập (Indriyabhàvanà sutta)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

152. Kinh Căn tu tập
(Indriyabhàvanà sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Kajangala, tại Mukheluvana. 

Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đang ngồi một bên: 

-- Này Uttara, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không?

-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pasariya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào? 

-- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya thuyết căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pasariya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn tu tập. Này Uttara, người mù không thấy sắc với mắt, người điếc không nghe tiếng với tai.

Khi được nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Uttara đệ tử của Pasariya ngồi im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Uttara, đệ tử của Pasariya im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì, liền gọi Tôn giả Ananda và nói: 

-- Này Ananda, Bà-la-môn Pasariya thuyết cho các đệ tử căn tu tập một cách khác; nhưng trong giới luật các bậc Thánh, vô thượng căn tu tập khác như vậy.

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời ! Bạch Thiện Thệ nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. Sau khi nghe Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vị nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý. Khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.

Và này Ananda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Sau khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý . Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Như vậy, này Ananda là đạo lộ của vị hữu học.

Và này Ananda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu tập? Ở đây, này Ananda, sau khi mắt thấy sắc, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly", đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác ", thời ở đây, vị ấy an trú xả chánh niệm, tỉnh giác.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng ta an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly (đối với sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy sống an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly và sự vật yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi, sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Như vậy, này Ananda, là bậc Thánh, các căn được tu tập.

Như vậy, này Ananda, Ta đã giảng vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh, đã giảng đạo lộ của bậc hữu học, đã giảng bậc Thánh, các căn được tu tập. Này Ananda, những gì một bậc Ðạo sư phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy Ta đã làm cho các Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những chỗ trống. Này Ananda, hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là những lời giáo giới của Ta cho các Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Hết Kinh Trung Bộ

Majjhima Nikaya 152
Indriya-bhavana Sutta
The Development of the Faculties
Translated by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying among the Kajjangalas in the Bamboo Grove. Then the young brahmin Uttara, a student of Parasiri (Parasivi) went to the Blessed One and, on arrival, exchanged friendly greetings and courtesies. After this exchange of courteous greetings he sat to one side. 

As he was sitting there, the Blessed One said to him: "Uttara, does the brahmin Parasiri teach his followers the development of the faculties?" 

"Yes, master Gotama, he does." 

"And how does he teach his followers the development of the faculties?" 

"There is the case where one does not see forms with the eye, or hear sounds with the ear [in a trance of non-perception]. That's how the brahmin Parasiri teaches his followers the development of the faculties." 

"That being the case, Uttara, then a blind person will have developed faculties, and a deaf person will have developed faculties, according to the words of the brahmin Parasiri. For a blind person does not see forms with the eye, and a deaf person does not hear sounds with the ear." 

When this was said, the young brahmin Uttara sat silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words. The Blessed One -- noticing that Uttara was sitting silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words -- said to Ven. Ananda, "Ananda, the development of the faculties that the brahmin Parasiri teaches his followers is one thing, but the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one is something else entirely." 

"Now is the time, O Blessed One. Now is the time, O One Well-Gone, for the Blessed One to teach the unexcelled development of the faculties in the discipline of the noble one. Having heard the Blessed One, the monks will remember it." 

"In that case, Ananda, listen and pay close attention. I will speak." 

"As you say, lord," Ven. Ananda responded to the Blessed One. 

The Blessed One said: "Now how, Ananda, in the discipline of a noble one is there the unexcelled development of the faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a man with good eyes, having closed them, might open them; or having opened them, might close them, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to forms cognizable by the eye. 

"Furthermore, when hearing a sound with the ear, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily snap his fingers, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to sounds cognizable by the ear. 

"Furthermore, when smelling an aroma with the nose, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as drops of water roll off a gently sloping lotus leaf and do not remain there, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to aromas cognizable by the nose. 

"Furthermore, when tasting a flavor with the tongue, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily spit out a ball of saliva gathered on the tip of his tongue, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to flavors cognizable by the tongue. 

"Furthermore, when touching a tactile sensation with the body, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily extend his flexed arm or flex his extended arm, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to tactile sensations cognizable by the body. 

"Furthermore, when cognizing an idea with the intellect, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity. With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might let two or three drops of water fall onto an iron pan heated all day: Slow would the falling of the drops of water, but they quickly would vanish and disappear. That is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to ideas cognizable by the intellect. 

"And how is one a person in training, someone following the way? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing. 

"When hearing a sound with the ear...When smelling an aroma with the nose...When tasting a flavor with the tongue...When touching a tactile sensation with the body...When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing. 

"This is how one is a person in training, someone following the way. 

"And how is one a noble one with developed faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants -- in the presence of what is loathsome and what is not -- cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful. 

"When hearing a sound with the ear...When smelling an aroma with the nose...When tasting a flavor with the tongue...When touching a tactile sensation with the body...When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants -- in the presence of what is loathsome and what is not -- cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful. 

"This is how one is a noble one with developed faculties. 

"So, Ananda, I have taught you the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one; I have taught you how one is a person is in training, someone following the way; I have taught you how one is a noble one with developed faculties. Whatever a teacher should do -- seeking the welfare of his disciples, out of sympathy for them -- that have I done for you. Over there are the roots of trees; over there, empty dwellings. Practice jhana, Ananda. Don't be heedless. Don't later fall into regret. This is our message to you all." 

That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One's words. 



Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn152.html (Revised: 9 November 1998)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12499)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14096)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10842)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10510)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11170)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11978)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13107)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13610)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33631)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11323)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12891)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13033)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11602)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17864)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11408)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11468)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18956)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12523)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13126)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15731)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11797)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11682)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12736)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12622)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13933)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12957)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12911)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13273)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12739)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12667)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11717)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11712)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12316)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12374)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19808)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11949)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11981)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16868)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12660)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15051)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16099)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12861)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12209)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11905)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11914)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13141)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16494)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13222)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12476)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11804)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19828)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11138)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11245)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10395)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11080)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10953)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10025)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11735)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant