Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trang 8

13 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 9487)
Trang 8

Hỏi:

 Trong lúc tụng kinh ta phải tham thiền như thế nào?

Đáp:
 Tham thoại đầu là hỏi câu thoại để kích thích niệm không biết, khán thoại đầu là nhìn chỗ niệm không biết, cứ hỏi và nhìn 2 cái đi song song là đủ rồi.

 Tụng kinh đến đâu quán tưởng đến đó là cách tu của giáo môn, không phải tham Tổ Sư thiền. Đó là Đại thừa thiềnSa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na.

Hỏi:
 Người phụ nữ tu thiền chỉ ngồi bán già, không ngồi kiết già, vì có bệnh của người nữ. Vậy như thế nào?

Đáp:
 Tôi đã nói “không cần nhất định phải ngồi bán già hay kiết già”, Lục Tổ nói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, còn nói: “Ngồi lâu trói thân có ích lợi gì!”. Trong Pháp Bảo Đàn có kệ phá chấp ngồi:
 Lúc sống ngồi chẳng nằm,
 Khi chết nằm chẳng ngồi.
 Vốn là đống xương thúi,
 Đâu thể lập công phu?
 Vậy tại sao còn hỏi toàn già, bán già nữa?

Bệnh của phụ nữ là do sinh lý, đâu phải do cái ngồi! Người phụ nữkinh nghiệm đó, cũng như có kinh nguyệt đều đều mỗi tháng, nhưng có người trước khi có kinh hay hết kinh, họ cũng có tâm lý bất thường, như nổi giận, buồn rầu.

 Hôm trước có người hỏi “tại sao người nam được xuất gia 7 lần, mà người nữ chỉ được xuất gia 1 lần”? Đó cũng tại sinh lý, như có 5 chúng xuất gia: Bên nam thì Sa Di lên Tỳ Kheo, chỉ có 2 bực. Còn bên nữ phải có 3 bực: Sa Di Ni lên Thức Xoa rồi đến Tỳ Kheo Ni.

 Ban đầu Phật cũng chế Sa Di Ni lên Tỳ Kheo Ni, nhưng sau này phát hiện Tỳ Kheo Ni sanh con, bị người thế gian phê bình công kích, vì người đó có chồng rồi có thai mà không biết lại xuất gia, tuy chồng có đồng ý cho xuất gia.

 Vì vậy, Phật mới chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa. Thức Xoa nghĩa là học pháp của Tỳ Kheo Ni, quy định 2 năm mới được thọ giới Tỳ Kheo Ni. Mặc dầu quy định 2 năm, thật ra chỉ 12 tháng và thêm một ngày, nhưng cũng tính 2 năm, cũng như tuổi âm lịch vậy.

 Vì người đàn bà có thai 9 tháng 10 ngày thì đã sanh con rồi, 12 tháng là đủ kiểm tra có thai hay không. Nếu không có thai thì được thọ giới Tỳ Kheo Ni, ấy là người nữ có sinh lý khác nên Phật mới chế giới thêm.

 Theo đây mình biết, nếu người nữ hoàn tục một lần có thể sanh thêm một đứa con, hoàn tục hai lần có thể sanh ra 2 đứa con,… cứ như thế nhiều lần, vậy làm sao xuất gia thêm được? Cho nên, Phật chỉ cho người nữ xuất gia một lần thôi.

Hỏi:
 Có người lấy trộm đồ vật của người khác, rồi đem cho người nghèo để sống. Vậy người lấy trộm có được phước không?

Đáp:
 Họ không phải tự mình làm ra vật đó, mà lại trộm cướp đem cho người khác. Vậy làm sao có phước được? Vì đã hại người mất đồ bị khổ. Cho nên, người trộm cướp đó bị tội chứ không có phước.

Hỏi:
 Hư Vân lão Hòa thượng thuộc dòng phái nào?

Đáp:
 Hư Vân lão Hòa thượng thuộc dòng phái Lâm Tế. Ở Trung Quốc có 5 phái thiền là: “Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng”. Hai phái Lâm Tế, Tào Động thì còn tiếp tục đến ngày nay, còn ba phái kia tuyệt truyền. Ngài Hư Vân muốn ba phái kia tiếp tục truyền, nhưng rồi cũng không thành.

Hỏi:
 Lời của Phật không có nghĩa thật. Tại sao Hòa thượng dùng lời của Phật để dẫn chứng? Vậy có phải dùng thuốc giả để trị bệnh giả có đúng không?

Đáp:
 Lời của Phật gọi là bất định pháp, chỉ là công cụ để phá chấp. Lời của tôi cũng vậy, tôi cũng bắt chước lời của Phật Thích Ca dùng công cụ để phá chấp thôi. Nếu chấp công cụ đó thì Phật không thể giáo hóa.

 -Trung Quán Luận: Phẩm Phá “Hành”.

 Hỏi:
 Như kinh Phật sở thuyết,
 Hư vọng chấp lấy tướng.
 Vì vọng chấp chư hành,
 Nên gọi là hư vọng.

 Đáp:
 Kẻ hư vọng chấp lấy,
 Trong đó lấy cái gì?
 Phật thuyết những việc này,
 Muốn hiển bày nghĩa không.
 Vì các pháp khác nhau,
 Biết đều là “vô tính”.
Tính vô pháp cũng vô,
Vì tất cả pháp không.
Đại Thánh chuyển pháp không,
Vì lìa chư kiến chấp.
Nếu lại thấy có không,
Phật chẳng thể giáo hóa.

Lược giải:
 “Hành” là sự hành vi biến hóa, hành vi biến hóasát na sanh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường, vô thường thì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng. Hư vọng thì chẳng thể chấp lấy, Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy là muốn hiển bày nghĩa không vậy.
 
Vì các pháp khác nhau thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh. Pháp chẳng có tự tánh thì pháp chẳng có, nên nói tất cả pháp không, Phật thuyết pháp không là để dùng phá 62 kiến chấp và phá phiền não của nghiệp ái vô minh.

“Không” là công cụ dùng để phá chấp, nếu trở lại chấp “không” thì người ấy chẳng thể giáo hóa. Như có bệnh mới cần uống thuốc, nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị. Cũng như lửa từ củi ra thì phải dùng cái gì để diệt?

“Không” dụ cho nước, có thể dẹp tắt những lửa phiền não. Nếu lại ở nơi “không” mà sanh khởi kiến chấp, hoặc cho là có cái “không”, hoặc cho là chẳng có cái “không”, vì tranh chấp “hữu” “vô” lại sanh khởi phiền não nữa.

Nếu dùng “không” để giáo hóa người này thì họ nói tôi biết “không” đã lâu. Nếu lìa “không” thì chẳng có đạo Niết Bàn. Như kinh nói: Không, Vô tướng, Vô tác, nơi ba cửa này được giải thoát. Đấy chỉ là ngôn thuyết thôi. (Không, Vô tướng: Thì chẳng thể tu; Vô tác: Thì không có tu, vậy đâu thể giải thoát).

Lời nói của Phật không còn cho chấp, huống là lời nói của tôi! Tôi chỉ là bắt chước lời nói của Phật, chứ tôi không chấp lời nói của Phật.

Hỏi:
 Tứ pháp y là gì?

Đáp:
 Tứ pháp y là 4 thứ y chỉ ghi ở trong kinh Duy Ma Cật:

1-Y pháp bất y nhân:
y theo pháp chứ không y theo người, tuy người đó có danh tiếng, địa vị cao, nếu nói pháp không đúng cũng không nên theo. Những người nói pháp đúng nhưng không có địa vị cao, không có danh tiếng nên theo.

2-Y nghĩa bất y ngữ:
 Ngữ là nói, nghĩa là cái ý. Cũng như lời nói của Phật, mình không y theo, mình y theo ý của Phật.

3-Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa:
 Phật thuyết pháp có hai thứ: Liễu nghĩabất liễu nghĩa, như kinh Đại thừaliễu nghĩa, kinh Trung thừa và kinh Tiểu thừabất liễu nghĩa. Mình phải y theo kinh liễu nghĩa, chứ không y theo kinh bất liễu nghĩa.

4-Y trí bất y thức:
 Thức thì phân biệtvọng tâm của bộ não, có phân biệt thì có tương đối, Tự tánhbất nhị không có tương đối. Không phân biệt là trí, không có tương đối.

Hỏi:
 Con ăn mặn tu thiền này được không? Và ngồi như thế nào?

Đáp:
 Tất cả Thiền khác đều chú trọng ngồi, còn Tổ Sư thiền thì không chú trọng ngồi, không cần ngồi cũng được. Lục Tổ nói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do ở nơi tâm, không phải ở chỗ ngồi. Lại nói: “Ngồi lâu trói thân có ích lợi gì!” Nhưng các Thiền khác lại chú trọng ngồi, ngồi lâu là cao. Tổ Sư thiền là ngồi lâu trói thân, chẳng có ích lợi gì!

 Có người ngồi đến 6 giờ bị ói máu, phải chở đi bệnh viện. Trong Pháp Bảo Đàn có kệ phá chấp ngồi:
Lúc sống ngồi chẳng nằm,
 Khi chết nằm chẳng ngồi.
 Vốn là đống xương thúi,
 Đâu thể lập công phu?

 Cho nên, hành giả tham Tổ Sư thiền, không muốn ngồi cũng được, muốn ngồi thì ngồi; đi đứng nằm ngồi đều tham thiền được. Nếu có ngồi khỏi cần ngồi kiết già, ngồi sao cũng được. Chỉ cần ở trong tâm hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu.

Hỏi:
 Tam pháp ấn là gì?

Đáp:
 Là 3 pháp ấn của Tiểu thừa, còn Đại thừa chỉ có 1 pháp ấnThật tướng vô tướng, tức là không có tướng có, cũng không có tướng không. Vì có hữu tướngvô tướngtương đối. Thật tướng vô tướng là công cụ để phá tương đối. Cho nên, hữu tướng cũng phá và vô tướng cũng phá, chẳng có tướng nào hết thì mới gọi là Thật tướng.

 Các vị đến đây là tham Tối Thượng Thừa thiền thì luôn cả pháp ấn cũng không có, nên gọi là Tâm ấn. Nhưng tâm như hư không vô sở hữu, luôn cả tâm cũng không có, vì như hư không.

 Như Tiểu thừaduy vật, Trung thừaduy tâm, Đại thừa là tâm và vật hợp một, Tối Thượng thừaphi tâm phi vật (chẳng phải tâm, chẳng phải vật).

 Chúng ở đây học Tối Thượng thừasiêu việt Đại thừa, Đại thừa còn gọi là Bồ Tát thừa. Theo giới luật Bồ Tát, khi thọ giới Bồ Táthọc đạo Bồ Tát. Nếu còn dạy người ta học giới Tiểu thừaphạm giới Bồ Tát, hay người tu Đại thừa mà còn học giới Tiểu thừa cũng phạm giới Bồ Tát.

 Tại sao? Tiểu thừa là tiểu học, Trung thừa là trung học, Đại thừađại học, mà bài đại học không học lại học bài tiểu học, tức là xuống cấp, đáng lẽ phải lên cấp mới phải, nếu xuống cấp học để làm chi! Người ta học phải lên cấp, nên giới Bồ Tát không cho người Đại thừa học Tiểu thừa là vậy. Còn Tiểu thừa học Đại thừa thì được, vì lên cấp.

Hỏi:
 Làm thế nào công phu được liên tục?

Đáp:
 Khi tham thiền cảm thấy làm biếng thì ngưng tham, nghĩ lại việc sanh tử của mình; cũng như mình đang còn sống, không biết giờ nào chết, có khi tối ngủ chết luôn cũng không chừng, chết rồi thì tham thiền đâu có được!

 Cho nên, người phát tâm xuất gia, cũng như phát tâm tham thiền phải có chánh nhân là muốn giải thoát sanh tử. Có chánh nhân mới có chánh quả, còn những người không có chánh nhân, cũng như vợ chồng gây lộn rồi đi tu thì không phải chánh nhân, hay sự nghiệp thất bại rồi bỏ đi tu cũng không phải chánh nhân.

 Như thấy Thiền thất đông người, mình cũng bắt chước tham thiền, chứ không phải vì giải quyết vấn đề sanh tử. Vì hứng thú mà tu nên ngài Hư Vân nói “năm đầu thì sơ tham, năm thứ hai là lão tham, năm thứ ba không tham”, vì họ hết hứng thú thì không tham.

 Nếu sanh tử chưa giải quyết thì phải tiếp tục tới chừng nào được giác ngộ, giải thoát được sanh tử mới thôi. Vì vậy mình phải vì sanh tửtham thiền, gọi là sanh tử thiết tức là thiết tha giải quyết sanh tử.

Hỏi:
 Người chưa ăn chay, có tu Tổ Sư thiền được không?

Đáp:
 Ai cũng tu Tổ Sư thiền được. Theo nhân quả là “ăn cục thịt phải trả cục thịt, giết một mạng phải trả một mạng”. Có người hỏi: Tham thiền cần ăn chay không?

 Tôi nói: Cần và không cần là tương đối. Tham thiền là phá tương đối. Nếu ông sợ người ta ăn mình thì đừng ăn người ta, không sợ người ta ăn mình thì cứ ăn người ta. Kiếp trước mình ăn người ta thì kiếp sau người ta ăn lại mình, tức là thay phiên ăn với nhau. Thay phiên ăn với nhau làm sao giải thoát được sanh tử?

Hỏi:
Lục Tổ dạy: Dụng tánh chứ không dụng thức là sao?

Đáp:
 Lục Tổ không nói dụng tánh, vì tánh không thể chỉ chỗ nào. Trí thì đối với thức. Vừa rồi nói “y trí bất y thức” là dùng trí không dùng thức, vì thức là phân biệt tương đối, trí không phân biệt phá tương đối.

Hỏi:
 Tham Tổ Sư thiền tu thêm Bát Quan Trai giới được không?

Đáp:
 Bát Quan Trai giớigiới cấm chứ không phải pháp tu, cũng như các vị xuất giaSa Di thọ 10 giới, Bát Quan Trai là thọ 9 giới của Sa Di, chỉ bỏ không cầm tiền bạc. Vì người tại gia được phép cầm tiền bạc. Theo giới luật nhà Phật không cho Tu sĩ cầm tiền bạc, phải giao cho cư sĩ giữ, gọi là tịnh thí.

 Tức là Tu sĩ thí tiền cho cư sĩ, nhưng cư sĩ không được dùng tiền đó, chỉ là giữ giùm, Tu sĩ muốn dùng tiền thì phải hỏi cư sĩ. Tịnh thí là thí cái tên, cư sĩ đã giữ tiền rồi thì Tu sĩ cũng không dám dùng bậy, vì dùng bậy thì cư sĩ biết, phải vì Phật sự mới được dùng.

 Bát Quan là giới, chỉ tập tu một ngày một đêm, còn Sa Di, Sa Di Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni phải giữ giới suốt đời. Vậy họ tham thiền không được sao? Giới là giúp cho sự tu.

 Có thiền thì mới có tu, thiền Tiểu thừa, thiền Trung thừa, thiền Đại thừa và thiền Tối Thượng thừa. Tịnh Độ cũng có 3 thứ thiền: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật.

Hỏi:
 Trong lúc tu tập thiền định, Ngài có gặp những chướng duyên nào?

Đáp:
 Tu là sửa chướng duyên, chướng duyên là nghiệp giúp cho mình tu, còn thuận duyên có thể hại cho mình tu. Tại sao? Vì thuận duyên là mình ham thích thỏa mãn dục vọng, không còn nhớ đến việc tu nữa. Có chướng duyên là kích thích mài giũa cho mình tu thêm. Cho nên, người tu không sợ chướng duyên mà sợ thuận duyên.

Hỏi:
 Thuận duyên nào mà Ngài có?

Đáp:
 Thuận duyên là mình muốn việc gì thì được đáp ứng việc ấy. Như muốn nhà cửa thì có nhà cửa, muốn ruộng đất thì có ruộng đất, muốn xe cộ thì được xe cộ,…

 Còn tôi ăn, mặc, ở đều của Thí chủ ủng hộ, tự mình tôi không có tiền. Có bài kệ:
 Hạt gạo của Thí chủ,
 Lớn bằng núi tu di.
 Nếu không tu giải thoát,
 Mang lông đội sừng trả.

 Tu sĩ ăn gạo của Thí chủ không dễ gì ăn! Nếu không tu giải thoát thì phải đầu thai trâu ngựa để trả nợ cho Thí chủ.

Hỏi:
 Phiền não rất nhiều, có phương pháp nào để tu giải thoát?

Đáp:
 Một kỹ sư rất thông suốt giáo lý tam thừa, cũng là nhà khoa học. Một ngày y nói với tôi: Con phiền não rất nhiều, nghiệp chướng nặng quá, thầy có cách nào dạy cho con bớt phiền não?

 Tôi hỏi: Có phải phiền não của ông chăng?

 Kỹ sư đáp: Phải.

 Tôi hỏi: Phiền não của ông từ đâu có? Như tiền trong túi của ông thì ông biết từ đâu mà có rồi!

 Kỹ sư nghĩ đi nghĩ lại một hồi nói không ra, tôi nói: Bây giờ, ông khỏi nói, tôi nói cho ông biết, phiền não của ông là do tâm ông suy nghĩ mà ra, tâm của ông là năng suy nghĩ, phiền não là sở suy nghĩ, sở thì không phải năng, năng thì không phải sở. Như ăn cơm, tôi là năng ăn, cơm là sở ăn. Vậy tâm của ông không có phiền não, vì ông suy nghĩ nên mới có.

 Tâm là danh từ không nói được, không có ai biết. Mặc dầu, y là kỹ sư nhưng nói đến tâm lại mơ hồ, vì không có hình thể, không có số lượng để nắm.

 Tôi mới thí dụ cái khác, ông có hai chân là năng đi, con đường đầy gai gốc cứt sình là sở đi của hai chân, tại vì hai chân của ông ham đi con đường đó nên bị dính cứt sình. Rồi nói với tôi: “Cứt sình đó của tôi”.

 Tôi nói: Đâu phải! Cứt sình là sở đi của hai chân ông, rồi nhờ tìm cách rửa hết cứt sình. Khỏi cần, thúi cách mấy mặc kệ nó. Đừng có biết tới, chỉ cần hai chân của ông không giẫm lên con đường đó thì không bị dính.

 Như tâm không suy nghĩ làm sao có phiền não, tại ông ham suy nghĩ mới sanh ra phiền não. Cho nên, mình cần hỏi và nhìn, giữ cái “không biết” làm sao có phiền não được? Tìm hiểu, ghi nhớ đều ngưng hết làm sao có phiền não và nghiệp chướng?

Hỏi:
 Ăn chay mà ăn trứng gà công nghiệp có được không?

Đáp:
 Trứng gà không có trống là không có sanh mạng thì không có sát sanh. Mục đích ăn chay là tránh sát sanh, trứng gà đó không phải thịt, con gà đẻ trứng gà thì con gà vẫn còn sống, nếu để trứng lâu ngày trứng cũng thúi hư. Vậy ăn trứng gà đâu khác gì ăn cứt gà!

 Để biết gà có trống hay không trống, chỉ cần đem trứng gà trước ngọn đèn thấy chấm đen thì trứng đó có trống, còn không có chấm đen thì trứng đó không có trống.

Hỏi:
 Ngài có những chướng duyên nào trong lúc thiền định? Và khắc phục như thế nào?

Đáp:
 Tâm là danh từ mà ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thì chẳng ai biết? Luôn cả Phật Thích Ca cũng không biết nữa! Nếu Phật Thích Ca biết thì nó thành sở biết. Vừa rồi tôi nói năng sở, ông có hiểu không?

 Chân tâm không phải sở biết, nên không bị ai phát hiện. Nếu bị ai phát hiện thì nó thành sở, nên Phật chỉ nói “Tâm như hư không” mà không thể giải thích.

 Ngài Long Thọ là Tổ 14 Thiền tông nói: “Tâm như hư không vô sở hữu”, hư không vô sở hữu là không có hư không. Mặc dầu không có hư không, nhưng nó dung nạpứng dụng. Như mặt trời, mặt trăng, đất đai,… bất cứ cái gì, luôn cả ông đều ở trong cái vô sở hữu này.

 Vô sở hữu này cũng là tâm của ông, nhưng tại ông không biết lại cho là chướng duyên và không có chướng duyên! Aáy là ông bị trúng độc tri chướng mới nói như thế đó! Kỳ thật, vô sở hữu thì không có chướng duyên, vì ông có bệnh chấp nên mới thấy có chướng duyên.
 
 Vô sở hữu là trống rỗng, trống rỗng thì không có chỗ trói buộc tức là giải thoát. Đâu phải có sự trói buộc chướng duyên để mở trói mà được giải thoát! Nó vốn không có trói buộc, vì nó trống rỗng.

Ông ở thế gian học hết lớp nào? Nếu học hết đại học thì ông biết toán học. Định lý của toán không có số nhỏ nhất và lớn nhất phải không? Không có số nhỏ nhất nên vô thỉ (không có bắt đầu), nếu có số nhỏ nhất thì có bắt đầu.

Toán học là công cụ của khoa học, nếu không có toán học thì không có khoa học. Toán học chứng tỏ là không có sự bắt đầu, không có sự bắt đầu là nghĩa vô sanh tức là không có sanh khởi, nếu có sanh khởi là có sự bắt đầu. Cho nên, người chứng quả thì ngộ pháp vô sanh, cũng gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn.

Hỏi:
 Có phải Hòa thượng an trú trong cõi Thánh Tăng, còn con ở trong phàm nhân?

Đáp:
 Ông cũng biết giáo lý, Phật tánh của mỗi chúng sanh đều bằng nhau. Tôi hỏi ông thì trả lời ngay, đừng có suy nghĩ, trả lời có hay không có, phải hay không phải.

 -Ông tin ông có Phật tánh không?

 -Có Phật tánh.

 -Phật tánh có giảm bớt được không?

 -Giảm bớt.

 -Nếu Phật tánh giảm bớt thì ông khỏi cần tu, vì tu rồi Phật tánh vẫn còn sanh diệt! Tu là muốn hiện ra Phật tánh, Phật tánh thì không thể tăng giảm, nó mới tồn tại vĩnh viễn. Nếu Phật tánh giảm được thì sẽ hết, nó thành pháp sanh diệt rồi, nên đâu phải là Phật tánh! Phật tánh là không sanh không diệt tức là Niết Bàn.

 Nếu ông không hiểu Phật tánh thì những câu hỏi của ông đều là dư thừa. Bây giờ, ông nói “Phật tánh không có tăng giảm” là đúng rồi.

 -Phật tánh có gián đoạn không?

 -Không có gián đoạn.

 -Đúng rồi, nếu Phật tánh không gián đoạn thì bây giờ thần thông, trí huệ, năng lực của ông bằng Phật Thích Ca. Vừa rồi ông nhìn nhận Phật tánh khônggián đoạn thì hiện nay ông đã là Phật, sao ông còn cho ông còn phàm phu! Phải mâu thuẫn không?

Hỏi:
 Thiền là gì?

Đáp:
 Thiền không phải là gì, nếu là gì thì không phải thiền, thiền là công cụ để dẹp loạn tâm, tức là đình chỉ vọng tâm.

Hỏi:
 Tánh thông là gì?

Đáp:
 Thông là trống rỗng, như hư không trống rỗng là thông, không có chướng ngại.
 
 

Hỏi:
 Thường trụ Tam bảo là gì?

Đáp:
 Thường trụ Tam bảo gồm có: Tượng Phật thay cho Phật bảo, kinh của Phật thay cho Pháp bảo, Tăng chúng thay cho Tăng bảo, Tăng là hòa hợp chúng là từ 4 người thanh tịnh sắp lên mới gọi là Tăng.

Hỏi:
 Làm thế nào để khai thác điều kỳ diệu của tâm?

Đáp:
 Tham Tổ Sư thiền như hỏi câu thoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” là khởi lên niệm không biết, gọi là tham thoại đầu; đồng thời khán là nhìn, nhìn chỗ không biết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, cho nên nhìn đi nhìn lại không thấy gì vẫn còn không biết, cái vẫn còn không biết đó, Thiền tông gọi là nghi tình.

 Cứ hỏi và nhìn một lượt 2 cái đi song song, đồng thời giữ cái không biết đó được kéo dài, cái không biết này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, rồi sẽ kiến tánh thành Phật.

Hỏi:
 Khi tham thoại đầu, nhìn chỗ thùng sơn đen không đáy và đề thoại đầu trong lúc lái xe đi đường, phải làm như thế nào cho tương ưng như lúc ngồi ?

Đáp:
 Mới tập tham thiền mà chưa tự động nghi tình khởi lên, nên ngưng tham thiền trong lúc lái xe hay làm việc, khi không có việc gì thì mới tập tham thiền; tập quen trong lúc không làm việc rồi, tự động trong lúc làm việc hay lái xe thì nghi tình khởi lên, lúc đó không thấy xe cộ mà không bị đụng xe.

Hỏi:
 Chúng con học Phật pháptham thiền làm sao không trở thành ngoại đạo?

Đáp:
 Phá ngã chấp thì không thành ngoại đạo, vì ngoại đạo không phá ngã chấp. Chánh pháp phá ngã chấp, như tham thiền điều thứ nhất trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền là “vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ”. Tất cả các pháp môn khác của Phật dạy đều phải phá ngã chấp mới được giải thoát.

Hỏi:
 Sự lợi ích của quy y Tam bảo là gì?

Đáp:
 Quy y Tam bảo là để cho mình có lòng tin. Tăng bảo là trực tiếp đem Pháp bảo trực tiếp truyền dạy cho chúng sanh. Những người đã quy yđệ tử của Tam bảo, được sự giáo hóa của Tam bảo, tu đúng theo lời Phật dạy được giải thoát tự do tự tại vĩnh viễn.

Hỏi:
 Tâm là danh từ chỉ bản tánh, kể cả Phật Thích Ca không giải thích được, nên con dùng “Tâm là cái gì?” làm câu thoại đầu để tham. Vậy có được không?

Đáp:
 Tâm khôngbản thể, ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thì không có ai biết. Vì bản thể trống rỗng, nên chỉ nói là “Tâm như hư không vô sở hữu”. Mặc dầu, nói vô sở hữu là không có nhưng có thực dụng, như nhà cửa, đất đai, cây cối,… bất cứ cái gì đều phải nhờ vô sở hữu này dung nạpứng dụng.

 Chư Phật chư Tổ dùng lời nói diễn đạt là muốn mình hiểu theo ý. Vì vậy 49 năm thuyết pháp, cuối cùng Phật dạy pháp môn Tổ Sư thiền để cho mình khởi nghi tình, tức là từ nghi đến ngộ.

 Tất cả các công án là muốn cho người ta ngộ, không phải muốn cho người ta hiểu. Mình cứ hỏi và nhìn để đạt đến ngộ, tức là dùng cái không biết của bộ não để chấm dứt tất cả biết của bộ não, cái biết của bộ não gồm có tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết, 3 thứ biết này hết thì đến thoại đầu.

 Thoại đầu là chưa khởi ý niệm, nếu có khởi ý niệm là thoại vỉ. Tuy nói tham thoại đầu nhưng vẫn còn khởi ý niệm, nên chưa phải đến thoại đầu. Bắt đầu tham thiền là rời thoại vỉ, đang đi giữa đường đến thoại đầu.

 Những người tìm hiểu nghi tìnhsai lầm lớn, vĩnh viễn không đến thoại đầu được. Vì tham thiền là muốn chấm dứt tìm hiểu, suy nghĩ và ghi nhớ; trái lại không chấm dưtù mà tìm hiểu, muốn tìm hiểu nghi tình như thế nào là đại nghi hay tiểu nghi? Vậy làm sao chấm dứt được cái biết?

Hỏi:
 Có người cho rằng: “Thời gian có tánh co giãn”, nghĩa này như thế nào?

Đáp:
 Thời gian đâu phải vật chất mà có tánh co giãn! Đặt ra thời gian là do cảm giác sai lầm của bộ não. Không gian, thời gian, tất cả hiện tượng vũ trụ chỉ là cảm giác của bộ não hiện ra. Bộ não là vọng tâm tạo ra, gọi là “nhất thiết duy tâm, vạn pháp duy thức”.

 Tâm tạo thì không phải thật, không phải thật nên gọi là chiêm bao. Có 2 thứ chiêm bao: Mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao. Tôi đang nói và các vị đang nghe là mở mắt chiêm bao. Chiêm bao thì không phải thật, không phải thật nên khỏi cần tìm hiểu.

 Nhưng các vị đề ra câu hỏi, tôi lại giải đáp. Tại sao? Vì tôi giải đáp là không phải cho hiểu giáo lý, mà muốn các vị giải tỏa cái nghi để tăng thêm tin tự tâm. Nghi lý, nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, các vị có hỏi đều ở trong 5 thứ nghi này. Nếu còn nghi thì tin tự tâm chưa đầy đủ 100%, làm chướng ngại việc tham thiền, nên tôi mới cho các vị hỏi.

 Chỗ thực tế như hư không vô sở hữu thì đâu có cái gì cao siêu! Chư Phật chư Tổ muốn mình ngộ, chứ không muốn mình hiểu, vì không có cái gì để hiểu. Chính cái hiểu đó làm chướng ngại, gọi là lý chướng. Tức là có nghĩa lý thành chướng ngại, tất cả hiểu biết của bộ não là sở tri chướng.

 Nhưng hằng ngày mình phải dùng bộ não để ứng phó cuộc sống. Nếu nói vậy mình khỏi sống sao? Không phải vậy. Mình sống theo phương pháp do Phật dạy, như mình vì sự đói khát ăn uống thì cứ ăn uống, chứ đừng suy nghĩ cái khác; vì che thân chống lạnh cần mặc áo thì cứ mặc áo, chỉ cần đừng nghĩ cái khác. Vậy đâu bỏ cuộc sống!

 Mỗi mỗi chức nghiệp làm theo vị trí vai trò của mình, nên cha giữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ, con cái giữ đúng vai trò của con cái, chồng giữ đúng vai trò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ, Tu sĩ giữ đúng vai trò của Tu sĩ.

 Vậy mỗi mỗi giữ đúng vai trò của mình thì được an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Đâu phải mình bỏ nghề! Vẫn sống bình thường, làm cái nghề gì thì cứ làm, chỉ cần mình đừng có suy nghĩ bậy bạ, suy nghĩ cái khác.

Hỏi:
 Từ vô thỉ các loài hữu tình do đâu mà có?

Đáp:
 Đã là vô thỉ thì vô sanh rồi, công cụ của khoa học là toán học, nếu không có toán học thì không có khoa học. Những người nghiên cứu khoa học thì phải giỏi toán, nhưng định lý của toán thì không có số cực nhỏ, tức là không có bắt đầu, nên Phật Thích Ca gọi là “vô thỉ”. Không có bắt đầu thì vô sanh là không có sự sanh khởi.

 Tại sao? Vì có sự sanh khởi phải có sự bắt đầu. Tại không có bắt đầu thì không có sanh, nên người chứng quả ngộ pháp vô sanh, gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn. Pháp vô thỉ vô sanh mà sao còn hỏi nữa!

Hỏi:
 Ngài Triệu Châu nói: “Một chữ Phật không thích nghe”, nghĩa đó như thế nào?

Đáp:
 Vì người ta chấp Phật, như Lâm Tế nói: “Gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma”, tức là chém tâm chấp.

 Nghĩa chữ “Phật” là giác ngộ, không phải là một thần linh. Nhiều người mê tín cho Phật là một thần linh, người nào giác ngộ thì người ấy là Phật.

Hỏi:
 “Duy tuệ thị nghiệp” là gì?

Đáp:
 Trí tuệ này không phải trí tuệ của bộ não, mà là trí tuệ của Phật tánh gọi là bát nhã. Trí tuệ của bộ não thì phải qua suy nghĩ tác ý mới dùng ra được, còn trí tuệ của bát nhã không qua bộ não suy nghĩ, nó tự động luôn luôn khắp thời gian. Bây giờ mình học Phật là để phát huy trí của Phật tánh, lấy cái đó để làm sự nghiệp.

Hỏi:
 Con đến tịnh Xá có vị sư hỏi con: “Ông từ đâu đến, rồi sẽ về đâu”? Con ngơ ngác không hiểu. Xin Sư Phụ từ bi khai thị?

Đáp:
 Thì ở nhà đến đây, chút nữa từ đây về nhà. Đó là việc thế gian, tại sao không biết?

 Chân tâm của mình khắp không gian khắp thời gian, khắp không gian không có khứ lai gọi là Như Lai. Đã không có khứ lai mà còn hỏi đi về đâu? Người hỏi câu đó sai lầm thì đâu cần phải trả lời!

Hỏi:
 Khoa học ngày nay có đưa ra lý thuyết, nếu có 2 người cùng 20 tuổi, một người lên phi thuyền bay bằng vận tốc ánh sáng một năm, khi quay về thì 21 tuổi, còn người ở lại quả đất thì 60 tuổi. Chúng con không hiểu nghĩa này như thế nào? Như vậy thời gianphụ thuộc vào lực từ trường vận tốc đó không?

Đáp:
 Theo lý luận của Einstein: Vận tốc gần bằng ánh sáng thì quan hệ không gianthời gian có sự biến đổi, vật chất nó càng biến nhỏ. Einstein nói: “Vật chất có thể biến thành năng lượng, năng lượng có thể biến thành vật chất”, nhưng tất cả năng lượng cũng phải có vật chất mới biến ra năng lượng được.

 Lực học Thích Ca Mâu Ni ngoài vật chất biến ra năng lượng, còn có năng lượng phát từ phi vật chất (không phải vật chất), thuộc về phạm vi Tâm pháp, vật chất thuộc về sắc pháp, vì thế nó không bị thời gian không gian hạn chế. Vì bây giờ dùng cảm giác của bộ não thì mỗi mỗi có cảm giác, nên có tranh cãi, vì người này cho thế này, người kia cho thế kia.

 Tất cả nhà khoa học khắp thế giới đều công nhận định luật của Newton là đúng. Nhưng sau này Einstein lật đổ lý luận của Newton cho là không đúng. Tức là lý luận của nhà khoa học A, tất cả nhà khoa học thế giới công nhận là đúng, sau này nhà khoa học B phát minh cái mới lật đổ lý luận nhà khoa học A cho là không đúng. Sau này nhà khoa học C phát minh cái mới lật đổ nhà khoa học B cho là không đúng.

Cứ lý luận sau lật đổ lý luận trước, định luật cho người ta sau này lật đổ, vậy làm sao định luật đó đúng được? Vì lập ra cái lý thì có thể bị lật đổ. Còn lực học của Thích Ca Mâu Ni thì không có lý, nên không có cái nào lật đổ được? Tại nó không có cái để lật đổ được. Nó vốn trống rỗng không có gì hết thì lật đổ cái gì!

 Trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21: Năng lượng phát từ vật chất thì Newton từ 0 đến 50, Einstein từ 0 đến 50 rồi 50 đến 100 là cùng tột. Vật chất nhỏ nhất gọi là quang tử là tổ chức thành ánh sáng thì vận chuyển ánh sáng nhanh nhất, tức 1 giây đi 300.000 km là cao nhất.

Nhưng năng lượng phát từ phi vật chất thì tốc độ ánh sáng là thấp nhất. Chơn tâm của mình là phi vật chất. Phàm vật chất thì có thể biến mất. Nhưng nhà khoa học cũng dẫn chứng vật chất không có biến mất, nó chỉ chuyển biến thôi, như nước mình dùng, nó vĩnh viễn còn hoài, số lượng bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu, không có mất, các vật chất khác cũng vậy.

chuyển biến là ảo tượng, cũng nói về không gian: Ánh sáng đi một ngàn năm hay một triệu năm, như tâm mình chỉ một niệm đến. vật chất thì có tốc độ nên có thời gian, còn phi vật chất không có tốc độ nên phi thời gian. Nếu khôngthời gian làm sao nói là bao nhiêu tuổi?

Tại vìcảm giác chấp thật của bộ não, nên mới nói có tuổi, tức là sanh cái lý thì phải có sự tranh chấp. Cuốn Yếu Chỉ Trung Quán Luận phá tất cả tương đối, không có cái gì để thành lập được. Hữu vi pháp, vô vi pháp đều phá, vì không thể kiến lập nên gọi là vô thỉ vô sanh. Pháp không thể kiến lập làm sao kiến lập cái lý cho là cái tuổi có xê xích, thời gian có xê xích!

Cũng như tương đối luận của Einstein nói về cảm giác của thời gian, có thí dụ: Có ý trông chờ thì cảm thấy 1 ngày như 1 năm, như chơi với người yêu cảm thấy 1 ngày như tên bắn (thấy rất mau), 3 năm thì giống như 1 ngày.

Thực tế thì không gianthời gian không thành lập được. Tại sao? Căn cứ quả đất xoay xung quanh mặt trời là 1 năm bằng 365 ngày 4 giờ và mấy phút. Cho nên, dương lịch 4 năm phải thêm 1 ngày. Người ta đem 1 ngày đêm chia ra làm 24 lần cho là 24 giờ. 1 giờ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1 giây nhà Phật chia làm 60 sát na. Sát na đó mình có thể tưởng tượng được.
 
Nếu đem chia 3 lần theo toán học, 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B chia làm 60 C. Tôi nói chưa dứt lời thì đã qua hết bao nhiêu C rồi, tức là hiện tại không thành lập được. Nếu tôi đem chia 30 lần, 300 lần, 3.000 lần thì con số vẫn còn biểu thị thời gian đó, nhưng thời gian do con số biểu thị đó, thực tế ra sao!

Tôi chỉ chia 3 lần mà hiện tại không thành lập được, huống là 30 lần, 300 lần, 3.000 lần! Con số vẫn còn, nhưng thời gian làm sao nói? Bây giờ nói hiện tại cũng không được, nói quá khứ cũng không được, nói vị lai cũng không được. Quá khứ không thành lập, hiện tại không thành lập, vị lai cũng không thành lập. Vậy tuổi thọ làm sao thành lập?

 Tôi dùng toán là chứng tỏ đúng theo khoa học, vì toán là công cụ của khoa học, muốn nghiên cứu khoa học thì phải giỏi toán. Định lý của toán là không có số cực nhỏ, tức là không có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô thỉ, vô sanh của nhà Phật vậy. Nhưng những người si mê đó lại tìm bắt đầu của vũ trụ, sanh mạng!

 Như nhà khoa học hạng nhất ở Luân Đôn dạy toán, ông có đề ra 2 câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? (Muốn tìm bắt đầu của vũ trụ). Con gà có trước hay trứng gà có trước? (Muốn tìm bắt đầu của sanh mạng). Thực tế con gà có trước không được và trứng gà có trước cũng không được, hai cái đều không thể bắt đầu, tức là nghĩa vô sanh của nhà Phật.

 Mỗi mỗi theo nhận biết của bộ não đều phải theo tương đối mới có thể thành lập, chứ không thể độc lập được. Tại mình có tư tưởng chấp thật, cha mẹ sanh ra mình đã dạy mình chấp thật rồi, đi học ở trường thầy cô giáo cũng dạy mình chấp thật, ra xã hội thì xã hội cũng dạy mình chấp thật, nên chấp thật đã thành sẵn.

 Nhưng chấp thật không đúng với thực tế, vì không đúng thực tế nên Phật mới phá, nên dùng hiểu biết của mình để biết sự hiểu biết là không đúng.

 (Giảng tánh thấy kinh Lăng Nghiêm- trang 204)

 Vì tánh thấytâm pháp thuộc thể tinh thần, thể vật chấtlục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) sẽ chết mất; còn lục thức thì tồn tại vĩnh viễn, không thể chết mất, vì nó không lay động nên không có biến đổi.

 Mấy năm trước tôi đi nước Úc thuyết pháp đến chỗ này, có một Phật tử hỏi tôi: Thầy nói tánh của con tồn tại vĩnh viễn, không có chết mất. Vậy sau khi con chết thì tánh thấy con ở đâu?

 Tôi nói: Bây giờ, tôi chưa chết, ông cũng chưa chết, chuyện sau khi chết làm sao nói được? Ông ngồi đây cùng nhiều người và bàn, ghế, bình, tách,… có phải do tánh thấy của ông thấy không?

 Ông ấy đáp: Phải.

 Tôi hỏi: Vậy ông còn sống hãy tự chỉ ra tánh thấy của ông ở đâu?

 Ông ấy ngó qua ngó lại chỉ không ra. Tại sao chỉ không được? Vì cùng thấy một lượt, cũng như 100 người cùng thấy một lượt, nếu chỉ tánh thấy ở người này thì 99 người kia không có tánh thấy. Vậy làm sao chỉ một lượt? Đâu phải thấy người này, rồi đến người kia, thấy từng người rồi mới chỉ được?

 Nếu chỉ ra được thì tánh thấy chỉ có tiếp xúc một người, còn 99 người kia không có tiếp xúc.Vậy làm sao tiếp xúc thấy một lượt? Cho nên có chỗ thì không cùng khắp, vì tánh thấy cùng khắp nên không có chỗ để chỉ.

 Cùng khắp không gian thì không có chỗ để chỉ, cùng khắp thời gian thì không có lúc để chỉ. Nếu có lúc để chỉ thì không cùng khắp thời gian, có chỗ để chỉ thì không cùng khắp không gian. Nhưng tất cả tâm pháp của mình (tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết) đều cùng khắp không gianthời gian.

Hỏi:
 Tổ Trúc Lâm nói: “Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ”, và Linh Chiếu cũng nói: “Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ”. Vậy ý trên như thế nào?

Đáp:
 Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Tất cả đều là Phật pháp” và không dùng 2 chữ “cho là”, tức thế lưu bố tưởng không sanh ra trước tưởngPhật pháp. Nếu sanh ra trước tưởngthế gian pháp điên đảo tưởng, vì có cho “cho là”, cho là đúng, cho là sai, cho là có, cho là không,… đều thuộc chủ quan của mình xen vào sự vật.

 Nếu khôngchủ quan thì đói cứ ăn, khát thì uống, lạnh mặc thêm áo, nóng cởi bớt ra. Tất cả ăn uống, nói năng, tiếp khách, làm việc đều là Phật pháp. Còn sanh trước tưởng thành điên đảo tưởng (kinh Đại Niết Bàn).

Lời tác bạch của Thượng tọa Minh Hiền đại diện cho hành giả tham Tổ Sư Thiền dự Thiền thất tại chùa Hưng Phước, Quận 3.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngưỡng bạch Hòa thượng viện chủ chùa Hưng Phước.
Ngưỡng bạch Sư Phụ.

Con xin thay lời hành giả tham Tổ Sư thiền, ngưỡng bạch Hòa thượngSư Phụ. Vì sự cần cầu tu tập của chúng con, Hòa thượng đã từ bi cho chúng con tu tập thời gian qua, trong khi chúng con tham thiền có điều gì sơ sót, ngưỡng mong Hòa thượng từ bi cho chúng con được sám hối. Và Sư Phụ tuổi già sức yếu, vì thương tưởng chúng con mà khai thị để cho chúng con trên đường tu tập được lợi ích. Vậy chúng con hôm nay xin đầu thành đảnh lễ Hòa thượngSư Phụ.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngưỡng mong Hòa thượngSư Phụ chứng minh cho.

Lời đáp từ của Hòa thượng viện chủ chùa Hưng Phước.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-Ngưỡng bạch Hòa thượng Thiền sư.
-Kính thưa Đại đức Tăng Niđạo hữu hành giả Thiền thất.

Chúng tôi hết sức hoan hỷ, bởi vì từ xa xôi cũng nghĩ nhớ đất nước là nói chung, nhớ đến Phật tử nói riêng, Hòa thượng cũng có quan tâm về đây, có những hoàn cảnh điều kiện họp các Phật tử lại sinh hoạt về tu tập thiền định, rồi chúng ta thực hiện, như vậy đã qua 3 thiền thất. Chúng tôi hết sức cảm kích với tinh thần cao cả truyền pháp của Hòa thượng hết sức cao quý.

Cho nên, tôi nghĩ rằng công đức này, các Phật tử chúng ta ghi tâm khắc cốt, riêng chùa của chúng tôi thì thấy quá nhỏ chật hẹp, những chỗ nghĩ ngơi và chỗ ăn uống chưa được chu đáo. Nghĩ rằng vì tánh chân tình mến mộ Phật pháp mà quý vị quan tâm thực hiện được 3 thiền thất. Như vậy tôi nghĩ công đức này hết sức lớn lao, vì mỗi ngày chúng ta tu hành như thế! Chư Phật long thần hộ pháp hết sức hoan hỷghi nhận công đức của chúng ta.Việc chùa thiếu thốn như vậy, các vị cũng niệm tình hoàn cảnh, vì đạo pháp mà bỏ qua cho những gì thiếu sót.
 
Chúng tôi kính chúc Hòa thượng được nhiều sức khỏetăng cường đạo lực, trí tuệ được trang nghiêm, cũng cầu chúc cho Tăng NiPhật tử trong lớp tu thiền của chúng ta được đạt nhiều kết quả và tạo những thắng duyên sau khi lâm chung thị hiện Niết Bàn.
một lần nữa gởi đến lời cầu chúc gia đình quý vị được an khang, tu hành tinh tấn mau gặp được Phật pháp, để hổ trợ chúng ta trong việc tu hành được nhiều kết quả.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188617)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43772)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25024)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30798)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21015)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38733)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27352)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31079)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33090)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23950)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16959)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20494)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31889)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18077)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20534)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27004)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18034)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25540)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26622)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36559)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28039)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27268)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30316)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37075)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37227)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23857)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32269)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55112)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36887)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27551)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28289)
Công Phu Khuya
(Xem: 37930)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25384)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24122)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11217)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14484)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10611)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant