Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương VI: Dòng Sanh Tử Vô Tận

25 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13078)
Chương VI: Dòng Sanh Tử Vô Tận

VÒNG LUÂN HỒI
(THE WHEEL OF LIFE)
Thích Nữ Giới Hương

CHƯƠNG VI
DÒNG SANH TỬ VÔ TẬN

Tranh vẽ cái đuôi của con quỷ dài vô tận, vô thủy và vô chung, nghĩa là trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. Cứ thế xoay quanh mãi mãi, thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận.

Hãy quán sát dòng vận hành của tâm: 
Nếu tâm làm năm nghịch, mười ác là nghiệp nhân địa ngục
Bỏn xẻn, si tướng làm ngạ quỷ
Tham, sân, si nhẹ làm bàng sanh
Tranh hơn thua làm A-tu-la; 
Năm giới kiên trì làm nhân đạo
Mười thiện kiêm thiền định mở cửa cõi trời
Chán khổ sanh tử ưa vui tịch diệtthánh Thanh Văn
Biết 12 nhân duyên, tánh khôngthánh Duyên giác; 
Lục độ, tự lợi, lợi tha là chánh nhân bồ tát
Tâm thanh tịnh bình đẳng, viên dung vô ngạipháp giới công đức
Thế nên trong tranh thập pháp giới vẽ chữ Tâm chính giữa.

QUỶ VÔ THƯỜNG

Toàn bánh xe luân hồi quay trong lửa vô thường. Từ địa ngục đến cõi trời đều nằm trong móng vuốt của quỷ vô thường (sanh già bịnh chết). Đức Phật dạy vẽ quỷ vô thường có ba mắt, vì chính vô thường đã đánh thức các thánh xuất thế (con mắt thứ ba là mắt thánh).

Trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. Cứ thế xoay quanh mãi mãi, thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận.

Toàn bánh xe luân hồi quay trong lửa vô thường. Từ địa ngục đến cõi trời đều nằm trong móng vuốt của quỷ vô thường. Đức Phật dạy vẽ quỷ vô thường có ba mắt, vì chính vô thường đã đánh thức các thánh xuất thế (con mắt thứ ba là mắt thánh). Vô thường là cái duy nhất ta nắm được. Cái gì đã sanh sẽ chết, đã tụ sẽ tan, đã dựng sẽ đổ, đã lên sẽ xuống. Một tổng thể biến thiên làm nền tảng cho sự vật.

Tất cả khổ cực thế gian nằm trong bốn chữ sanh tử luân hồi. Thân người rất khó được mà lại vô cùng dễ mất. Tam đồ dễ vào mà rất khó ra. Thế gian trong địa ngục phải lấy số kiếp mà tính đếm, vạn khổ nung đốt, không biết nơi đâu mà cầu cứu. Đền tội xong làm súc sanh để trả nợ xưa. Từ bụng heo chui ra, tự nhận mình là heo. Đem tánh vô lượng quang vào bào thai xú uế, nương gá bụng ngựa dạ trâu, thương tâm biết ngần nào. Bảy đời Phật đi qua vẫn còn làm thân kiến, tám vạn kiếp sau vẫn chưa thoát nghiệp bồ câu. Bỏ đãy da này mang đãy da khác, trải ngàn vạn năm mới được tướng người. Bao lần chịu thân cách ấm, đâu còn trí sáng? Xúc thọ căn trần, sanh già bịnh chết làm sao tự chủ? Và vì thế luân hồi tiếp tục

Trong Lăng Nghiêm[40] giải nghĩa luân hồi qua ba hình thức thế giới tiếp tục, chúng sanh tiếp tụcnghiệp quả tiếp tục như sau:

1. Thế giới tiếp tục: Phú Lâu Na bạch: Bạch Thế Tôn, nếu như hết thảy các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới… trong thế giới đều là tính thanh tịnh bản nhiên Như Lai tạng thì làm sao bỗng nhiên sinh ra các tướng hữu vi như núi sông, đất liền, thứ lớp dời đổi trước sau quanh lộn?

Đức Phật trả lời (về khởi nguyên thế giới): Cái giác sáng suốt, hư không không hay biết, hai cái đối đãi nhau, thành có lay động, nên có phong luân nắm giữ thế giới. Nhân hư không mà sinh có lay động, phát minh tánh cứng, nên có kim luân nắm giữ thế giới. Biết cái cứng thành có kim bảo, rõ cái lay động thì phong đại phát ra. Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, cho nên có hoả đại làm tính biến hóa. Ngọn lửa xông lên đốt, kim bảo sinh ra tính ướt, cho nên có thủy luân trùm khắp các cõi 10 phương.

Lửa bốc lên nước sa xuống, giao nhau phát hiện, mà lập ra tánh cứng. Chỗ ướt là bể lớn kia, chỗ khô là gò nổi, do cái nghĩa ấy trong bể lớn kia, hơi nóng thường bốc lên, trong gò nổi kia, sông ngòi thường chảy xuống.

Thế nước kém thế lửa, kết thành núi cao, vậy nên đá núi, đập thì có tia lửa, nấu thì chảy ra nước. Thế đất kém thế nước, rút ra thành cây cỏ, vậy nên rừng rú bị đốt thì thành đất, vắt ra thì có nước.

Vọng tưởng giao xen phát sanh, xoay vần làm chủng tử cho nhau, do nhân duyên ấy mà thế giới tiếp tục.

2. Chúng sanh tiếp tục: Lại nữa, Phú Lâu Na vọng tưởng chẳng phải gì khác, do tánh giác minh hoá ra lầm lỗi, cái sở minh hư vọng đã lập thì phạm vi cái năng minh không vượt khỏi được. Do nhân duyên âý, nghe không ra ngoài tiếng, thấy không vượt khỏi sắc, sáu cái vọng: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đã thành lập, do đó mà có chia ra thấy nghe hay biết.

Đồng nghiệp (của những diệu dụng thấy nghe hay biết) ràng buộc lẫn nhau mà thành những loại hợp, ly, thành và hoá.

Cái thấy phát minh thì các sắc phát ra, nhận rõ sự thấy thì thành có tư tưởng, rồi ý kiến khác nhau thì thành ra ghét, tư tưởng đồng nhau thì thành ra yêu.

Lan cái yêu ra thành hạt giống, thu nạp tưởng niệm, thành ra cái thai, giao xen phát sinh, hấp dẫn bọn đồng nghiệp, nên có nhân duyên, tùy phần sở ưng mà có thấp sanh, noãn, thấp, hoá sinh. Noãn chỉ do tưởng niệm mà sinh, thai do nhân ái tình, thấp sinh nhân cơ cảm, hoá sinh nhân phân ly mà ứng hiện. Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly thay đổi lẫn nhau nên các loài chịu nghiệp cũng theo đó mà lên xuống. Do nhân duyên ấy chúng sanh tiếp tục.

3. Nghiệp quả tiếp tục: Phú lâu Na, tư tưởng thương yêu ràng buộc lẫn nhau, yêu mãi không rời, thì những cha mẹ con cháu trong thế gian, sinh nhau không ngớt, chúng sanh này lấy dục tham làm gốc. Lòng tham, lòng yêu giúp nhau tăng trưởng, tham mãi không thôi thì các loài thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hoá sinh trong thế gian nay tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau, chúng sanh này lấy sát tham làm gốc. Lấy thân người ăn con dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho đến 10 loài chúng sanh chết sống, sống chết, ăn nuốt lẫn nhau, nghiệp dữ cùng sinh ra tột đời vị lai, bọn này lấy đạo tham làm gốc. Người này mắc nợ thân mạng người kia, người kia trả nợ cho người này, do nhân duyên ấy trải trăm ngàn kiếp, thường ở trong đường sống chết. Người này yêu cái tâm, đức hạnh, tánh nết người kia, người kia ưa cái sắc, dễ thương, đáng yêu, xinh xắn của người này, do nhân duyên ấy trải qua trăm ngàn kiếp thường ở trong vòng ràng buộc.

Duy ba món sát đạo dâm làm gốc và vì nhân duyên đó nghiệp quả tiếp tục.

Ba thứ tiếp tục điên đảo này, đều do tánh sáng suốt rõ biết của giác minh, nhân rõ biết mà phát ra có tướng, theo vọng tưởng mà kiếp chấp sinh ra, các tướng hữu vi núi sông, đất liền thứ lớp dời đổi, đều nhân cái hư vọng ấy mà có xoay vần trước sau.

Đức Phật dạy: Tỳ kheo không tự nấu ăn, gởi cái sống thừa tạm bợ trong ba cõi, quyết không ăn thịt chúng sanh thì túc trái từ vô thủy trong một thời trả hết, cáo từ thế gian, thoát hẳn các lậu, thị hiện chỉ đi về một phen, đi rồi không trở lại. Quyết định rời bỏ cả thân tâm, thân thịt xương máu thành sở hữu chung của chúng sanh. Đức Phật dạy phải quán sát thân này là bất tịnhvô thường. Chúng ta (thế gian) si mê, ngã quỵ trong phiền não, chịu quả báo sáu đạo, gia tăng thói xấu, tạo thêm nghiệp ác, vòng luân hồi cứ thế xoay vần không cùng tận.

Chúng ta vâng lời Phật, một mặt tự giác thấy lỗi lo sám hối. Một mặt quán vô thường, vô ngã để nhổ tận gốc vô minh. Các kiết sử theo đây mà bật rễ. Trong không chấp ngã, ngoài không chấp pháp bảo đảm bình an

Cuộc đời không chấm dứt với cái chết, lo rằng còn nhiều đời sau nữa. Đa số chúng ta không chuẩn bị cho cái chết cũng như đã không chuẩn bị cho cái sống. 
Milarepa, một thánh nhânTây Tạng đã nói: ‘Tôn giáo của tôi là làm sao để sống và chết không ân hận’. Cổ đức thường nói: ‘Sanh ký, tử quy’. Coi cuộc đời hiện tại là một quán trọ, con ngườilữ khách đến để rồi đi. Có người nào điên mà đem hết tiền của, cẩn thận trang hoàng căn phòng khách sạn mà mình chỉ mướn có vài ngày.

Chúng ta đã phí cả một đời để theo đuổi những hư vọng để lo cho nhà trọ trong khi mình sẽ đi. Nhịp điệu đời sống rộn ràng đến nỗi không có thời gian để nghĩ đến chân lý. Loài người trọn đời lo lắng xếp đặt hết việc này sang việc khác chỉ để thình lình cái chết sập đến mà họ hoàn toàn không chuẩn bị. Chỉ ai thấy rõ tánh mong manh của đời sống mới biết sự sống quý biết ngần nào.

Luận Nguyên thủy và Luận Đại thừa đồng thanh nhắc chúng ta rằng ai ai cũng có ba thứ hữu dư: 1) Tập khí; 2) Báo chướng; 3) Phiền não. Từ nhiều kiếp ta đã tạo vô biên tội ác. Những tội nặng đã trả quảđịa ngục, ngạ quỷ rồi. Tham ái nhẹ tái sanh làm loài chim cá; sân hận nhẹ tái sanh làm loài rắn, mèo, hổ, báo; ngu si nhẹ tái sanh làm loài voi, heo, ruồi, kiến. Nay còn dư báo phải trả đền: 

1) Vì tập khí nên xuất gia dễ phạm sát đạo dâm vọng hay là Phật tử tại gia nhưng các giới giữ vẫn không được trọn vẹn

2) Vì dư báo nên câm điếc hoặc gặp nhiều hẩm hiu, các thứ chướng nạn

3) Dễ bị phiền não chi phối khó điều ngự được. Vì phiền não nên dễ vun bồi thêm nhân ác tham sân si để đời đời đi lại trong tam đồ.

May mắn là kết quả của thiện nghiệp. Rủi ro là kết quả của ác nghiệp. Nếu có trí tuệ thì trường hợp nào cũng là tiến bộ. Người này giác tỉnh mỗi khi gặp tai nạn liền biết là trả nghiệp, coi đây như cái chổi để quét sạch tội xưa.

Thiền sư Viên Chiếu: Tất cả chúng sanh từ đâu tới, sau khi trăm tuổi sẽ về đâu? – Rùa mù soi vách đá, trạch què leo núi cao.

Nicolem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở lại bụng mẹ và sanh lại lần thứ hai sao? Chúa Jesus đáp: … Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với người: Các ngươi phải sanh lại. Gió muốn thổi đi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và cũng không biết đi đâu… Quả thật, quả thật, ta nói cùng người, ta nói điều mình biết, xác quyết điều mình đã thấy. Còn các ngươi chẳng hề nhận lấy lời chứng của ta. Ví bằng ta nói các việc về đất (cụ thể) các ngươi còn chẳng tin, huống hồ ta nói các việc thuộc về trời (trừu tượng) thì các ngươi tin sao được…” (Jean)

Đức Phật khi thành đạo xem loài người như một ao sen: một số còn nằm trong bùn, một số vượt khỏi bùn nhưng còn nằm trong lòng nước, một số vươn lên mặt nước, một số vượt mặt nước đứng trong hư không, nở hoa toả hương. Chúng ta xem xét mình thuộc loại nào? Nếu còn ở dưới nước thì coi chừng, chẳng thoát được lũ cá rùa rúc rĩa, còn ở luân hồi dù ở cõi trời, người vẫn không thể là chỗ bình an được. Trí tuệ xuất thế chúng ta cần có thiện tri thức đồng tâm, đồng lực, đồng nguyện, đồng hành như những giọt nước giúp đỡ sức mạnh cho nhau. Phải ở trong dòng mới xuôi về biển rộng.

Vô minh là hoặc đạo, nghiệp là tập đạo. Do mê hoặc mà gây ra hành nghiệp nên nói vô minh duyên hành. Đức Phật dạy khoen ‘hành’ vẽ ông thợ đồ gốm đang nặn chiếc bình. Bình là kết quả theo ý muốn của ông thợ, theo hai bàn tay khéo léo hay vụng về của ông mà ra. Nghiệp cũng vậy, thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá hoặc tùy theo dòng vận hành của tâm. Một ác nhân ngày hôm nay có thể trở thành một thánh nhân ngày mai. Một người tốt có thể vì một lý do nào đó trở thành tội nhân.

Dòng nghiệp lực còn được cung cấp bằng những khối nước bùn lầy tham sân si, còn tiếp tục chảy. Tái sinh là kết quả tất nhiên của nghiệp lực. Ví như ánh sáng đèn điện, bóng đèn vỡ, ánh sáng tắt, nhưng vì điện lực không mất nên ánh sáng sẽ trở lại với một bóng đèn khác hoặc vuông, tròn, neon, ống tiếp, đèn ngủ với nhiều màu sắc. Thân ta dù tan rã, nghiệp lực còn tồn tại, hẳn còn tái sanh. Vậy luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp. Tóm lại, quả khổ chuyền theo nghiệp, nghiệp chuyền theo tâm. Chỉ cần soi sáng cái tâm là hết khổ. Vì thế ánh sáng giác ngộ của Tam bảocứu tinh của muôn loài. Tam bảo thường trụ thế gian là nhờ tăng ni kế tiếp truyền đăng, chúng sanh nương tam bảo thoát khổ, tiến lên quả vị thánh hiền, cho đến ngày thành Phật.

Biết thân như đồ gốm
Hộ tâm như thành trì
Dẹp ma với gươm trí
Hãy giữ gìn chiến thắng
Vượt ngoài mọi nhiễm ô. [41]

Muốn vào tri kiến Phật, trước hết phải xa lìa tri kiến chúng sanh. Cần phải bỏ tay ấn mắt để thấy mặt trăng thật. Việc đầu tiên là phát tâm bồ đề, chớ tham luyến trần duyên. Trăng đáy nước là một bóng ảnh giả, chỉ có tướng sáng mà không có lực dụng chiếu soi phá tối. Vọng tâm do nhân duyên sanh. Nhân là nghiệp. Duyên là sáu trần. Như người có nghiệp tham, thấy tiền liền khởi tâm ăn cắp, người ngu si sống với vọng tâm, không giác tỉnh (sáu căn huyễn hoá, sáu trần ảo ảnh, sáu thức mê lầm), khởi tưởng chấp ta, chấp cảnh, rông rỡ sát đạo dâm vọng, khổ báo chướng nạn chẳng thể trở về chân tâm bản tánh, pháp thân thường trụ.

Quán bất tịnh để tiêu ba độc tham sân si, quán vô thường để giải thoát ngã mạn tự ái, quán hơi thở để điều hoà cả thân và tâm.

Ngửa lên nhìn mặt trăng thật, nghĩa là vận sức trí tuệ quay về sống với bổn giác, khi ấy sẽ thấy năm ấm hư vọng vốn là Như Lai tạng. Trong đêm dài sanh tử, muôn loài chìm đắm. Muốn trở về nhà phải nương mặt trăng thứ hai tức là thức tinh nguyên minh, làm nhân địa tu hành để vong trần hợp giác. Có lần đứng bên Xá Lợi Phất than rằng: ‘Thương thay! những kẻ mò trăng đáy nước đến nỗi chết chìm’. Phật đáp; ‘Đúng thế, nhưng thật đáng thương hơn nữa là những kẻ chấp rằng vũ trụ không trăng’.

Chúng ta không quên vô số sinh linh đang quằn quại trong vòng ‘Hoặc Nghiệp Khổ’, chúng ta nguyện cố gắngcố gắng hơn nữa, nương ánh sáng trí tuệ và gương mẫu từ bi của chư Phật, bồ tát tìm về ánh trăng chân thật để trên đền bốn ân, dưới cứu khổ muôn loài. 
Kinh Pháp Cú tả sự tự tại của bậc giải thoát:

“Tài sản không tích chứa,
Ăn uống biết suy tư,
Tự tại trong cảnh giới,
Không vô tướng giải thoát,
Như chim bay hư không,
Hướng đi thật khó tìm.” [42]

Kinh Lăng Nghiêm trong mục ‘Chỉ Hai Thứ Cỗi Gốc Để Phân Biệt Mê và Ngộ’[43] , Đức Phật bảo A-nan: Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay điên đảo nhiều cách, giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm quả ác xoa

Những người tu hành không thành được đạo Vô thượng bồ đề đến nổi thành Thanh văn, Duyên giác hay thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương hay bà con quyến thuộc của ma đều do không biết hai chữ cỗi gốc, tu tập sai lầm như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi trần, rốt cuộc vẫn không thể nào thành được.

Thế nào là hai thứ cỗi gốc: 

1) Cỗi gốc sống chết vô thủy: tức như ông ngày nay cùng các chúng sanh dùng tâm phan duyên mà làm tự tánh

2) Thể bản lai thanh tịnh bồ đề niết bàn vô thủy thì như hiện nay cái tính bản minh thức tinh của ông sinh ra các duyên mà bị bỏ rơi.

Do chúng sanh bỏ rơi cái bản minh ấy nên tuy cả ngày sống trong tính bản minh mà không tự giác, oan uổng vào trong lục đạo.

Ông không nghe Như Lai nói: các pháp phát sinh là duy tâm biến hiện. Tất cả nhân quả, thế giới, vi trần đều nhân cái tâm thànhthể tính.

A-nan, như trong thế giới hết thảy sự vật hiện có, cả đến ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, thắt nút, gạn xét cỗi gốc, đều có thể tính, dầu cho đến hư không cũng có tên, có tướng, huống chi cái tâm sáng suốt thanh tịnh nhiệm màu làm cho hết thảy sự vật có thể tính mà lại tự mình không có thể tính.

Chúng sanh lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, niệm niệm sanh diệt, quên bỏ chân tâm, điên đảo tạo nghiệp, oan uổng luân chuyển, thật là đáng thương, nhưng dù đọa lạc ba đường hay thành thánh quả, tánh thấy tánh nghe vẫn không biến đổi. Kinh Lăng Nghiêm dạy đó là Như Lai mật nhân, đích chỉ thức tinh nguyên minhcăn bản bồ đề.

Nhà thiền gọi là: 

Có thì muôn sự có,
Không thì muôn sự không,
Có không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.
(Thiền sư Đạo Hạnh)

Muôn pháp về không không chỗ nương,
Chân như lặng lẽ hiện tỏ tường,
Thấu tột nguồn tâm không chỗ chỉ,
Nước tâm bóng nguyệt bặt nghĩ lường.
(Thiền sư Tịnh Giới)

Bậc trí sát na, sát na gột trừ cấu uế như anh thợ vàng cần mẫn lọc trừ bụi đất ra khỏi chất vàng ròng. Phải thiết tha đổi thân sanh già bịnh chết này thành giới thân tuệ mạng thì chúng ta không làm tử thi bẩn mặt đất mà được khen là lành thay sự sống có phẩm chất người.

Quán sát trong thân những thứ kiên ngưng thuộc về đất, lưu nhuận là nước, nhiệt lực là lửa, tác động thuộc gió, không gian thuộc hư không, phân biệt thuộc tâm thức. Quan sát tính cách tương quan, tương duyên giữa ta và vạn vật. Mặt trời nằm ngoài cơ thể, nhưng nếu khôngmặt trời thì thân này đâu có sống được. 

Can đảm nhìn vào sự thật sẽ hết bi quan mà biết quý đời sống, làm thế nào để khỏi phí uổng kiếp người khó được, hoà vui với tất cả xung quanh như niềm vui của Trịnh Công Sơn qua bài hát ‘Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui’: 

“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
Chọn những bông hoa và nụ cười.
Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy,
Để mắt em cười tựa lá bay
Và như thế, tôi sống vui từng ngày
Và như thế, tôi đến trong cuộc đời
Và như thế, tôi đã yêu cuộc đời này bằng trái tim tôi.”

Chúng ta thuộc căn cơ hạ hạ, nội phần chúng sanh quá nặng nề. Ngoại phận thánh hiền gần như chỉ được học trên kinh điển, chính bản thân không có chút giác tỉnh.

Vô số các chuyện của các bậc thánh hiền đáng để cho chúng ta suy gẫm và soi rọi lại cuộc đời mình. Chính những niềm vui, những giây phút để suy tư về đời sống và các lời nói bất hủ của các danh nhânbước đầu để chuyển hoá nội tâm ta, để ta thắng lướt hoàn toàn một phần tập khí xấu xa còn âm thầm đọng lại. Và sự chuyển hóa nội tâm là nền tảng vững chắc cho sự chuyển nghiệp kế tiếp, là khởi điểm của công cuộc chuyển hoá nội tâm

Tổ Lâm Tế xướng rằng:

“Tùy duyên tiêu cựu nghiệp,
Nhậm vận trước xiêm y”.

Tạm dịch:

“Tùy duyên tiêu nghiệp cũ,
Hồn nhiên mặc áo xiêm.”

Taici, nhà thơ Nhật bản nói: 

“Giữa mùa thu tàn,
Vươn lên từ rác,
Một cành triêu nhan.”

Hay Bashô: 

“Ta nhìn sâu xa,
Bên hàng dậu nở,
Cành Nazuna.

Ta nhìn sâu xa,
Dưa nằm trong cỏ,
Hé mấy nụ hoa.”

Phải nghiên cứu kỹ lưỡng ba vòng Hoặc-Nghiệp-Khổ, tin chắcnhân quả, thấy được nụ hoa Phật tánh bản hữu của mình mới hy vọng có thể hoàn thành chí nguyện giải thoát cho mình và người. 

Kính chúc tất cả quý Phật tử thành công trong sự nghiệp giải thoát ngay tại thế gian này.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát ma ha tát.

SÁCH THAM KHẢO

1/ Dhammapala, tr. Ven. Narada Maha Thera, Maha Bodhi in Sarnath, 2000. 
2/ Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh dịch, Nhà Xuất Bản TP HCM, 1999.
3/ Kinh Nhân Duyên, Tỳ Kheo Ni An Vui, chùa Hương Sen, Đại Ninh, 2004.
4/ Kinh Tương Ưng trong www.buddhismtoday.com 















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12520)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14113)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10855)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10524)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11199)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12007)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13157)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13643)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33675)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11342)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12937)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13064)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11635)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17902)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11449)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11866)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11513)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18981)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12557)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11349)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13155)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15784)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11825)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11701)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12779)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12639)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13973)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 13002)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12953)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13303)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12779)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12704)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11756)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11740)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12331)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12389)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19830)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11966)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11998)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16891)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12678)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15066)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16128)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12885)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12247)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11921)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11930)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13156)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16513)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13236)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12501)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11826)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19866)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11166)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11265)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10406)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11102)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10974)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10041)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11758)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant