Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

III. Phẩm Tâm

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 10791)
III. Phẩm Tâm

III. Phẩm Tâm

1. Trưởng Lão Meghiya

Tâm hoảng hốt giao động ...

Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Càlikà liên quan đến Tôn giả Meghiya.

Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể hành thiền tinh tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn.

Thế Tôn dạy ông:

- Meghiya, ông đã phạm một lỗi lớn. Ta đã bảo rằng Ta chỉ một mình, ông nên ở lại đợi đến khi có Tỳ-kheo khác đến hãy đi. Nhưng ông không đếm xỉa đến lời Ta, cứ làm theo ý mình. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên bỏ Ta mà đi khi Ta yêu cầu ở lại. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên để tâm ý dẫn dắt như thế. Khi tâm ý giao động, ta phải luôn luôn biết chế ngự.

Thế Tôn nói hai câu Pháp Cú sau:

(33) Tâm hoảng hốt giao động,
Khó bộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.

(34) Như cá quăng lên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới,
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực ma.

Ngay khi Thế Tôn dứt câu, Trưởng lão Meghiya chứng quả Dự lưu và nhiều người khác chứng Nhị quảTam quả.

2. Người Ðọc Ðược Tâm

Khó nắm giữ, khinh động ...

Ðức Phật dạy câu này khi ở Xá-vệ, liên quan đến một Tỳ-kheo.

Trong xứ của vua Ba-tư-nặc, dưới chân một ngọn núi, có một làng an cư lạc nghiệp tên Màtika. Sau khi nhận đề tài thiền quán từ Phật, một hôm sáu mươi Tỳ-kheo đến làng khất thực. Mẹ của thôn trưởng Màtika trông thấy liền mời các Tỳ-kheo ngồi, dâng cúng cháo đặc nấu thật ngon với gia vị chọn lọc, và hỏi thăm. Biết các Tỳ-kheo tìm một chỗ thích hợp để an cư trong mùa mưa, bà gieo mình xuống chân họ thưa thỉnh:

- Xin chư Tỳ-kheo ở đây an cư trong ba tháng hạ, tôi sẽ tuân giữ Tam quyNgũ giới, và sẽ làm tròn bổn phận ngày chay.

Các Tỳ-kheo chấp nhận. Với sự giúp đỡ của bà họ sẽ khỏi lo lắng về ăn uống, và có thể tu chứng giải thoát sanh tử.

Mẹ của Màtika xây cất tinh xá xong, rước các Tỳ-kheo đến ở. Họ nhắc nhở lẫn nhau:

- Chư huynh đệ! Chúng ta không nên sống phóng dật, vì trước mặt chúng ta là tám cửa địa ngục sừng sững luôn rộng mở như cửa nhà chúng ta. Chúng ta đã nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và đã đến đây. Ân huệ của chư Phật không thể đến với người dối trá, dù hắn có bước theo dấu chân của các Ngài. Chỉ khi nào hành theo ý chư Phật dạy mới được ân huệ của các Ngài. Vì vậy chúng ta phải chú tâm tỉnh giác. Hai Tỳ-kheo không được đứng hay ngồi chung một chỗ. Chúng ta chỉ phải gặp nhau vào buổi chiều để hầu hạ Trưởng lão và sáng sớm trước khi đi khất thực. Những lúc khác, chúng ta không được tụ tập hai người. Nếu có Tỳ-kheo mắc bệnh, hãy đưa ông ta đến trước sân tinh xá và đánh chuông, lúc đó chúng ta sẽ tụ đến lo chữa trị.

Tất cả đều đồng ý.

Một buổi chiều, bà mẹ của Màtika mang bơ, mật mía và những thức ăn khác cùng đám người hầu đến tinh xá. Không thấy bóng dáng các Tỳ-kheo, bà ngạc nhiên hỏi thăm và được biết các Tỳ-kheo đã quy định với nhau như thế, và bà đã được khuyên hãy đánh chuông nếu muốn gặp họ. Khi tiếng chuông vang lên, tưởng rằng có người bị bệnh. Các Tỳ-kheo từ chỗ riêng của mình đến họp trước sân tinh xá, không có hai Tỳ-kheo đến cùng một đường. Bà cư sĩ thấy vậy lại đoán họ cãi nhau, nên đảnh lễ Tăng chúng xong bà liền hỏi thăm:

- Các Ngài đã cãi nhau phải không, chư Tôn giả?

- Không đâu, cư sĩ.

- Thế tại sao khi đến nhà chúng tôi, các Ngài đi chung mà bây giờ mỗi người từ chỗ riêng của mình đến từng người một?

- Cư sĩ! Chúng tôi đang hành thiền ở thất riêng.

- Hành thiền là sao, chư Tôn giả?

- Chúng tôi tu tập ba mươi hai yếu tố của thân, từ đó nhận thức rõ ràng sự hoại diệt nằm trong thân.

- Chư Tôn giả, chỉ có các Ngài mới được phép tu tập, còn chúng tôi có được phép không?

- Pháp tu này không cấm cản ai, cư sĩ ạ!

- Vậy xin chư Tôn giả giảng dạy cho tôi.

- Tốt lắm !

Học xong bà bắt đầu ngay tu tập về ba mươi hai yếu tố của thân. Kết quả là, trước cả các Tỳ-kheo, bà chứng quả A-na-hàm đạt tứ thông và những thần thông khác cao hơn.

Từ niềm an lạc của đạo quả, vì muốn biết lúc nào những đứa con trai của mình (bà quý trọng các Tỳ-kheo và xem họ như con) chứng đạo, bà dùng Thiên nhãn xem xét và thấy rằng họ vẫn còn bị trói buộc trong tham sân si, tuy có hành thiền nhưng vẫn chưa đạt Minh sát tuệ. Bà thắc mắc không biết họ có đủ khả năng chứng A-la-hán không và thấy rằng họ có. Chỗ ở có thích hợp hay không? Thính hợp. Bạn đồng tu có xứng đáng hay không? Có. Thức ăn có đủ hay không? Không đủ.

Từ đó bà cung cấp cho những Tỳ-kheo nhiều loại cháo đặc vớt tất cả thức ăn cứng và mềm, nêm nếm bằng nhiều loại gia vị chọn lọc. Các Tỳ-kheo thọ nhận thức ăn tốt lành, tâm trở nên yên tĩnh, và do tĩnh tâm họ khai mở Minh sát tuệ, chứng A-la-hán cùng những thần thông.

Hết thời gian an cư, hành lễ Tự Tứ xong, các Tỳ-kheo từ giã bà Màtika về thăm Thế Tôn. Bà đưa tiễn một đoạn đường và thỉnh cầu họ mùa an cư năm sau trở lại.

Ðến Xá-vệ, các Tỳ-kheo đảnh lễ thế Tôn và kính cẩn ngồi một bên. Phật hỏi thăm:

- Các Tỳ-kheo Trông các ông có vẽ khỏe mạnh, được bồi dưỡng đầy đủ, không lo lắng về ăn uống.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Chúng con được khỏe mạnh, bạch Thế Tôn, được bồi dưỡng đầy đủ và khỏi bận tâm về ăn uống là nhờ mẹ của Màtika biết được tâm ý của chúng con. Bà ta nấu đúng món ăn chúng con nghĩ đến.

Một Tỳ-kheo nghe huynh đệ mình ca ngợi những đặc tính của bà cư sĩ thí chủ, muốn đến nơi đó. Ông nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và xin đi. Rời Kỳ-viên, ông đến làng Màtika. Bước vào tinh xá, ông khởi nghĩ bà cư sĩ này biết được tâm người khác chắc sẽ hiểu rằng ta đi đường mệt mõi không thể quét dọn được, và chắc chắn bà sẽ cho người tạp dịch. Quả nhiên bà cho người đến. Và cứ thế Tỳ-kheo này nghĩa đến nước uống thì có nước uống, nghĩ đến cháo đặc với nhiều bơ cùng thức ăn ngon liền có ngay, muốn có thức ăn cứng cũng có, thậm chí muốn gặp bà cư sĩ cùng thức ăn mềm nêm nếm với gia vị chọn lọc thì bà đích thân mang tới ngay. Khi ăn xong, Tỳ-kheo hỏi bà:

- Cư sĩ, bà là mẹ Màtika?

- Phải con ạ.

- Bà biết được tâm ý người khác phải không?

- Tại sao con hỏi ta như thế?

- Vì bà đã mang đến cho tôi mọi thứ tôi mong muốn.

- Có nhiều Tỳ-kheo biết được tâm ý người khác con ạ.

- Tôi không hỏi người khác, tôi hỏi bà.

Màtika tránh không xác nhận là mình đọc được tư tưởng người khác, thay vào đó bà bảo:

- Những ai không biết tư tưởng người khác mới làm vậy, con ạ.

Vị Tỳ-kheo cảm thấy bối rối. Ông nghĩ: "Người chưa chứng quả đều có những ý tưởng thầm kín có thể cao qúy hoặc ti tiện. Nếu ta khởi nghĩ một tư tưởng tội lỗi nào, chắc chắn bà ta như đi guốc trong bụng ta, sẽ nắm chóp ta ngay, tóm gọn cả bao lẫn bị như chộp bắt một tên trộm, ôi thôi tai hại! Ba mươi sáu kế chỉ có chuồn đi là tốt nhất."

Ông liền từ giã bà cư sĩ trở về Thế Tôn, và kể lại tự sự. Thế Tôn khuyên:

- Tỳ-kheo, chỉ nơi ấy là nơi ông cần phải ở lại.

- Con không thể, bạch Thế Tôn! Con không muốn ở lại đó nữa.

- Vậy Tỳ-kheo! Ông có canh chừng được một việc duy nhất hay không?

- Nghĩa là gì, bạch Thế Tôn?

- Chỉ canh chừng tâm của ông. Tâm ý rất khó kiểm soát. Ðứng nghĩ thêm việc gì khác, hãy chế ngự tâm mình vì tâm thường chao động.

Và Ngài nói Pháp Cú:

(35) Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng,
Lành thay, điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.

Rồi Thế Tôn dạy Tỳ-kheo hãy tiếp tục trở lại chỗ cũ, và không nên lo nghĩ gì khác ngoài việc canh chừng tâm ý của mình. Bà cư sĩ biết trước Tỳ-kheo sắp trở lại, nên chuẩn bị sẵn thức ăn ngon dâng cúng, và chỉ trong vài ngày ông chứng quả A-la-hán. Nếm được pháp lạc của đạo quả và một lòng biết ơncư sĩ, ông muốn biết xem trong quá khứ bà có từng giúp đỡ mình hay không. Ông nhớ lại được chín mươi chín kiếp trước và thấy bà đã từng là vợ ông, nhưng lại dành tình cảm cho người đàn ông khác, và bà đã khiến ông mất mạng. Thật độc ác làm sao!

cư sĩ ngồi tại nhà quan sát thấy Tỳ-kheo đã đạt đến cứu cánh đạo quả, và cũng biết là ông đã nhớ lại chín mươi chín kiếp trước và đã biết tâm độc ác của bà trong quá khứ. Bà bèn nhớ lại tới kiếp thứ một trăm bà cũng là vợ ông, và trong hoàn cảnh phải giết chồng, bà đã tha mạng ông. Bà liền bảo vị Tỳ-kheo hãy nhớ đến tiền kiếp xa hơnquan sát sự việc. Nhờ thiên nhĩ thông, vị Tỳ-kheo nghe được lời bà và làm theo. Ông nhận ra quả bà cư sĩ đã giúp đở ông nhiều. Ông giải đáp cho bà cư sĩ những vấn đề liên quan đế A-la-hán quả. Sau đó, ông nhập Vô dư y Niết-bàn.

3. Một Tỳ Kheo Bất Mãn

Tâm khó thấy, tế nhị ...

Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ-Viên vì một Tỳ-kheo bất mãn.

Tại Xá-vệ, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất thực tại nhà mình, xin dạy con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức ăn ngày rằm và ba mươi, phòng xá trong mùa mưa đến an cư, y bát và những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một phần để làm ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng cho vợ con và phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.

Anh ta thi hành đúng lời dạy, rồi đến gặp lại Trưởng lão, hỏi xem còn phải làm điều gì nữa. Ngài dạy anh tuân giữ Tam quy Ngũ giới. Và anh hỏi tiếp thì được khuyên giữ mười giới, cứ thế anh hoàn tất từ từ việc công đức này đến công đức khác nên được gọi là Anupubla. Anh lại tiếp tục hỏi Trưởng lão và được dạy là nên xuất gia. Lập tức anh từ bỏ thế gian đi tu, và dưới quyền dạy dỗ của một Giáo thọ sư thông thuộc tạng Luận và một Giám luật thông thuộc tạng Luật. Sau khi làm tròn bổn phận anh đến vị Giáo thọ thưa thỉnh và được dạy bảo theo tạng Luận:

- Trong giáo lý Phật đà điều này đúng pháp, điều kia không đúng pháp.

Nếu thưa thỉnh với vị Giám luật thì cũng được dạy bảo theo tạng Luật:

- Trong giáo lý Phật đà điều này chính đáng, điều kia không chính đáng.

Thời gian trôi qua, anh chán nản vì cảm thấy khó nhọc với nhiệm vụ tu sĩ. Anh muốn giải thoát mà giờ đây ngay cả chỗ để duỗi thẳng tay cũng không có. Sống đời cư sĩ có khi cũng được giải thoát phiền não. Vì thế anhý định hoàn tục.

Từ đó anh bất mãn và khó chịu trong lòng, thôi không tu tập ba mươi hai yếu tố thân nữa, và cũng không nghe lời dạy bảo nữa. Mặt anh trở nên hốc hác,da dẻ nhăn nheo, nổi gân xanh, mệt nhọc đè nặng, ghẻ chóc đầy người. Những người tu tập và Sa-di hỏi thăm, anh cũng kể thật là đang bất mãn. Họ cho vị Giáo thọ và Giám luật của anh hay, và hai vị này đưa anh đến Thế Tôn. Anh thuật lại tâm tư mình cùng ý định hoàn tục, Phật bảo:

- Tỳ-kheo! Nếu ông chỉ canh chừng được một việc mà thôi, thì khỏi phải cần để ý đến những việc khác.

- Việc đó là gì, thưa Thế Tôn?

- Ông có thể canh chừng tâm ý của ông chăng?

- Dạ được, bạch Thế Tôn.

- Vây thì ông chỉ canh chừng tâm của ông.

Rồi Thế Tôn nói Pháp Cú:

(36) Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục cuồng quay,
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ an lạc đến.

 

4. Tăng Hộ Cháu

Chạy xa sống một mình ...

Thế Tôn dạy lời này khi ở Xá-vệ liên quan đến ngài Tăng Hộ (Sangharakkhita).

Thành Xá-vệ có một chàng trai thuộc gia đình khá giả, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, đã từ bỏ thế gian, được nhận vào Tăng đoàn, làm tròn bổn phận, và chỉ trong mấy ngày đắc quả A-la-hán. Ðó là Trưởng lão Tăng Hộ.

Người em gái út của Trưởng lão sanh bé trai cũng đặt tên là Tăng Hộ, tức Tăng Hộ cháu. Ðến tuổi trưởng thành Tăng Hộ cháu gia nhập Tăng đoàn theo Trưởng lão, và khi làm tròn bổn phận, ông an cư suốt mùa hạ trong tinh xá một làng nọ. Nhận được hai bộ y dành cho Tỳ-kheo mặc trong mùa mưa, một cái dài bảy cubits, một cái dài tám cubits, ông chọn chiếc dài định dâng cúng cho vị thân giáo sư của mình và giữa lại chiếc ngắn, Mãn hạ, ông rời tinh xá về thăm thầy, vừa đi, vừa khất thực. Ðến nơi ông quét dọn, lấy nước rữa chân, sửa soạn chỗ ngồi cho Trưởng lão rồi ngồi ngắm con đường Trưởng lão sẽ đi qua. Ông Trưởng lão đến, ông xá chào, đở y bát và mời ngồi. Rồi ông lấy cây quạt lá cọ quạt cho trưởng lão, dâng nước uống, nước rữa chân, cuối cùng dâng y, đặt dưới chân Trưởng lão thưa:

- Tôn giả! Xin đắp y này!

- Tăng Hộ! Ta đủ y rồi, ông cứ mặc y này đi!

- Bạch Tôn giả, tự lúc nhận y con đã định dâng cho Ngài. Xin Ngài nhận cho.

- Ðừng bận tâm, Tăng Hộ, ta đã đủ y.

- Tôn giả, xin đừng từ chối. Ngài nhận y con sẽ được phước baó lớn.

Tăng Hộ cháu lặp đi lặp lại lời thỉnh cầu nhiều lần, Trưởng lão vẫn từ chối chiếc y tặng. Ông vừa quạt cho Trưởng lão lòng ngỗn ngang trăm mối: "Lúc còn cư sĩ ta là cháu, xuất gia thì cùng ở chung, nhưng Trưởng lão vẫn không muốn với cương vị thầy nhận cho ta cúng dường. Như vậy ta còn ở lại đây tu nữa làm gì, ta nên hoàn tục." Nhưng ông lại lo là không biết trở lại làm gia chủ sẽ sống ra sao. À, ta sẽ bán chiếc y dài tám cubits này để mua một con dê cái. Có dê cái nhiều rồi ta bán dê con, cứ thế túi tiền sẽ to dần, chẳng mấy chốc giàu sang đến nơi. Rồi ta sẽ tìm một cô vợ, vợ ta sẽ sinh cho ta một đứa con. Thế rồi những hình ảnh kế tiếp lần lượt xuất hiện trong đầu ông. Ông và vợ đẩy đứa bé trong xe đi thăm người chú, vừa đi vừa trò chuyện:

- Này, đưa con cho tôi bế một tí nào!

- Lắm chuyện, bế nó làm chi. Ðến đây mà đẩy cái xe này!

Miệng nói tay bế, khốn khổ cô vộ lính quính thế nào làm rớt tọt đứa bé xuống đường ngay dưới bánh xe. Ông ta giận dữ giáng một cây gậy vào lưng cô ta, đồng thời chiến quạt lá cọ cũng bay xuống đầu Trưởng lão. Trưởng lão quán sát và hiểu hết chuyện, bảo:

- Tăng Hộ ! Ông không đánh trúng người đàn bà, nhưng một Trưởng lão già đã làm gì để đáng ăn một gậy?

Vị tăng trẻ hoảng hốt:

- Ôi! Chết ta rồi! Thầy ta đã hiểu biết hết mọi ý nghĩa của ta. Làm sao dám ở lại tu nữa?

Ông ném quạt đi và bỏ chạy. Những người tập tu và Sa-di đuổi theo, bắt ông dẫn đến Phật kể hết mọi chuyện, Phật dạy:

- Tỳ-kheo! Tại sao ông lại phạm lỗi nặng như thế? Ông không phải là đệ tử của một vị Phật có thần lực vô hạn hay sao? Ðã từ bỏ thế gian sống trong Giáo đoàn của Phật, mà ông lại quên không tự điều phục mình hướng đến Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hay A-la-hán. Tại sao ông lại phạm lỗi trầm trọng như thế?

- Bạch Thế Tôn, con bất mãn.

- Tại sao ông bất mãn?

Tăng Hộ cháu thuật lại toàn bộ câu chuyện, từ ngày nhận y nơi an cư đến lúc đập quạt lên đầu Trưởng lão, và ông thưa tiếp:

- Bạch Thế Tôn, đó là lý do tại sao con muốn bỏ đi không tu nữa.

Phật dạy:

- Này, Tỳ-kheo! Ðừng bối rối. Tâm thường chạy theo những chuyện dẫn đi rất xa. Ta phải cố gắng thoát khỏi sự trói buộc của tham sân, si.

Và Ngài nói Pháp Cú:

(37) Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu,
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi ma trói buộc.

5.  Trưởng Lão Tâm Ðược Ðiều Phục

Ai không tâm an trú ...

Lúc ngụ tại Xá-vệ, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người-bị- tâm-sai-sử câu kệ trên.

Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo được cùng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:

- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?

- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như thế.

Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và đêm cũng không bao giờ được chaó ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ ? Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin và được nhận vào Tăng đoàn. Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong vài ngày được chia phần trong số phẩm vật cúng dừơng, anh tròn trịa và phương phi hẵn ra, nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn, rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đở các Tỳ-kheo nên về nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra vào đến sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức người bị tâm sai sử.

Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ trong thế gian này tất cả đều vô thườngkhổ não. Liền đó anh nhận ra suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.

Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:

- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?

Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con gái dậy mắng:

- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể tù đây!

Cô gái dịu mắt, giọng lè nhè:

- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đâu! Vài bữa nữa anh ta lại về.

Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến gặp các Tỳ-kheo anh cúi chào và xin vào Tăng đoàn. Lần này anh bị từ chối quyết liệt:

- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu anh cứng như cục đá mài.

Anh khẩn khoản:

- Chư Tôn giả! Hãy nhận con vào Tăng đoàn một lần nữa thôi!

Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông. Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở lâu, được các ông giải thích là trước đây ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đoàn, nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa. Các Tỳ-kheo không tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Phật bảo:

- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi tâm không kiên định, khi không biết pháp lành thì đi tu cứ hay về nhà. Nhưng bây giờ ông ta đã buông bỏ cả thiện và ác.

Và Ngài nói Pháp Cú:

(38) Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.

(39) Tâm không đầy tràn dục
Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.

Một hôm các Tỳ-kheo lại bàn tán về Tỳ-kheo đi tu bảy lần và hoàn tục bẩy lần, cũng vì tham dục xấu xa tại hại ghê gớm. Phật vào Pháp đường ngồi xuống Phật tòa, nghe thế liền dạy:

- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đâu, thì một thế giới cũng còn quá nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn quá thấp, không chứa nổi chúng. Ta không thể đắt chúng vào đâu cả. Ngay một người trí tuệdòng dõi cao qúy như Ta cũng bị chúng áp đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và cái cuốc cùn mà Ta đã đi tu và ra đời sáu lần liên tiếp.

Các Tỳ-kheo hỏi:

- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?

- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:

Chuyện quá khứ

Kuddàla Và Cái Cuốc

Ngày xưa, thời Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, có một người thiện trí tên Kuddàla, có nghĩa là "vị Thánh Cuốc"

Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Hy-mã-lạp-sơn. Một đêm vào mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai đậu giống. Sợ giống hư ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.

Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai đậu giống. Ông đến bờ sông Hằng buộc cái chai đậu giống trong một miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình làn như thế để đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau này động tâm lại xuống sông vớt lên. Và ông la lớn ba lần lớn:

- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!

Lúc bấy giờ vua Ba-la-nại vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới, cắm trại bên bờ sông Hằng và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddàla vang lên liền hỏi:

- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi cũng xưng chiến thắng, nghĩa là sao?

Kuddàla đáp:

- Ngài đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.

Rồi ông đọc bài kệ sau:

Chiến thắng không thực sự.
Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại.

Cùng lúc ấy, do nhìn sông Hằngquán tưởng về yếu tố nước, ông đạt thần thông. Ông bay lên trời, ngồi kiết già trong hư không.

Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddaala liền đảnh lễ Ngài, xin được nhận làm tu sĩ. Vua cùng toàn quân đông dài khoảng một dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đánh chiếm vương quốc Ba-la-nại, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đảnh lễ Bồ-tát xin được đi tu với đoàn tùy tùng của mình. cứ như thế bảy vị vua lần lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bố-tát Kuddaala sống đời Phạm hạnh và sanh lên cõi trời Ðại phạm.

Thế Tôn kết luận:

- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta là Kuddàla. Hãy học từ chuyện này để biết tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.

6. Tỳ Kheo Và Thần Cây

Biết thân như đồ gốm ...

Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Xá-vệ, liên quan đến các Tỳ-kheo khai mở Minh-sát-tuệ.

Tại Xá-vệ có năm trăm Tỳ-kheo nhận từ Phật để mục thiền quán hướng đến quả vị A-la-hán. Với ý định hết lòng hành thiền, họ đi xa một trăm dặm đến một làng rộng lớn. Dân làng dâng chỗ ngồi, cúng cháo ngon và các loại thức ăn khác, và khi biết các Tỳ-kheo cần chỗ ở thích hợp, liền mời thỉnh ở lại suốt ba tháng, nghĩ rằng dưới sự chỉ dạy của các Ngài họ sẽ có nơi vững vàng để thọ Tam quy Ngũ giới. Các Tỳ-kheo ưng thuận và được chỉ đến khu rừng lớn kế cận.

Kể từ đó những vị thần đức hạnh trong rừng lo lắng không dám để vợ con trèo lên cây trú ngụ. Họ tuột hết xuống đất, chưa biết tính sao, cứ đoán già đoán non là nếu các Tỳ-kheo ngồi dưới cội cây đêm nay thì sáng mai họ sẽ rời khỏi rừng. Nhưng ngày kế, sau khi khất thực trong làng các Tỳ-kheo lại trở về khu rừng cũ. Thần cây lại hy vọng nếu bây giờ các Tỳ-kheo chưa đi thì ngày mai có người thỉnh cúng chắc sẽ đi. Nhưng ngày qua ngày chẳng có gì thay đổi, thần cây và vợ con rất khổ sở vì phải ở dưới đất hết nữa tháng. Vì nghi các tỳ-kheo có thể sẽ ở lại đến ba tháng, họ tính kế đuổi các Tỳ-kheo đi. Họ biến hóa cho các Tỳ-kheo thấy những chiếc đầu không thân, những thân mình không đầu và cho nghe tiếng yêu quái. Ðồng thời các Tỳ-kheo phiền não vì hắt hơi, ho và những bệnh tật khác nữa, nên quyết định rời khu rừng trở về chỗ của Phật. Sau khi đảnh lễ Phật, cung kính ngồi xuống một bên và được Phật hỏi, các Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, nhiều việc đáng sợ đã xuất hiện trước mặt chúng con, Chỗ đó thật khó ở, chúng con phải quyết định ra di.

Phật dạy:

- Các Tỳ-kheo, các ông nên trở về ở lại chính ngay chỗ đó mới tốt.

- Chúng con không dám, bạch Thế Tôn.

- Các Tỳ-kheo, lần đầu đến đó các ông không đem theo vũ khí. Bây giờ các ông phải đem theo vũ khí.

- Vũ khí gì, bạch Thế Tôn?

- Ta sẽ cho.

Và Ngài đọc toàn bộ kinh Từ Bi, bắt đầu là người muốn tìm lợi ích tinh thần cho mình, tức là muốn đạt đến cõi tịch tĩnh an lạc, cần phải lương thiện, chánh trực, hiền lành, hoà nhã và không tự cao tự đại. Ngài dạy tiếp:

- Các Tỳ-kheo, hãy tụng đọc kinh này trong rừng, bên ngoài ngôi tinh xá ẩn tu, thì các ông sẽ vào được tinh xá.

Các Tỳ-kheo vâng theo, đảnh lễ Thế tôn rồi ra đi. Ðến bên ngoài nơi ẩn tu, họ đồng loạt tụng bài kinh và vào chỗ cư ngụ. Kết quả, những vị thần khắp khu rừng đều có cảm tình thân thiện với các Tỳ-kheo. Họ đến gặp các Ngài, xin cho đỡ y bát, dâng nước rửa tay chân, bố trí canh gác bảo vệ khắp nơi và cùng ngồi chung với các Tỳ-kheo. Không còn nghe tiếng ma quái, tâm các Tỳ-kheo trở nên yên tĩnh. Tọa thiền dù đêm dù ngày, các Tỳ-kheo đều cố gắng đạt Minh sát tuệ. Họ chuyên tâm thiền quán về tính hoại diệt ngay trong thân mình: "Thân này mỏng manh, không bền, như chiếc bình gốm." Cuối cùng các Tỳ-kheo khai mở Minh sát tuệ.

Ðức Thế Tôn ngồi ở hương thất biết như thế liền dạy:

- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Thần này mỏng manh không bền, giống như chiếc bình gốm.

Rồi vẫn ngồi ở hương thất cách các Tỳ-kheo một trăm dặm, Ngài phóng quang ảnh, hiện đến trước mặt các Tỳ-kheo, thân phát hào quang sáu màu rực rỡ và dạy Pháp Cú:

(40) Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống ma với gươm trí,
Giữ chiến thắng không tham.

7. Vì Bạo Ác Nổi Mụn Nhọt

Không bao lâu thân này ...

Ðức Phật dạy câu trên lúc ở Xá-vệ liên quan đến Trưởng lão Pùtigatta Tissa.

Một chàng trai sống ở Xá-vệ, nghe Phật thuyết pháp liền hướng tâm về đạo, xin được xuất gia vào Tăng đoàn, khi thành Tỳ-kheo được gọi là Trưởng lão Tissa. Thời gian sau, mụn nhọt bỗng nổi lên khắp người ông. Trước tiên là những mụt mủ không lớn hơn hột cải, rồi tăng dần bằng hột đậu tây, đậu Hà Lan, hạt táo,và bằng trái "vilva". Cuối cùng mụn nhọt vỡ ra và toàn thân trưởng lão lở loét, vì thế Ngài có tên là Pùtigatta tissa. Về sau xương Ngài bắt đầu hư thối, không ai muốn săn sóc Ngài. Y trong và ngoài của Ngài bị dính máu khô nhìn như bánh lưới. Bạn cùng liêu không thể săn sóc nên đuổi Ngài ra khỏi liêu, để nằm dưới đất chẳng ai giúp đỡ.

Ðức Phật không bao giờ quên quan sát thế gian mỗi ngày hai lần, bình minh và chiều đến. Ngài nhìn từ chân trời đến hương thất không thiếu sót, và thấy Trưởng lão Tissa. Biết rằng ông sắp chứng A-la-hán và không còn ai nương tựa ngoài Phật, Thế tôn từ hương thất đi một vòng tinh xá đến nhà bếp. Ngài rửa nồi nước đặt lên lò than và đợi. Khi nước đã nóng Ngài đến nắm lấy chân giường tissa.

Lúc đó các Tỳ-kheo thưa với Phật:

- Xin Thế Tôn đi trước, chúng con sẽ khiêng ông ta đến nhà bếp.

Thế Tôn bảo mang đến một cái chậu và đổ nước nóng vào. Ngài bảo các Tỳ-kheo cởi ngoại y của Tissa, giặt bằng nước nóng cho thật sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó, Ngài dùng nước nóng lau mình, kỳ cọ và tắm nắng. Tắm xong thì ngoại y của ông cũng vừa khô. Thế Tôn sai mặc ngoại y cho ông và bảo lấy nội y giặt nước nóng và vừa khô. Khi người ông đã khô ráo thì nội y cũng vừa khô. Ðược mặc y vàng làm nội y và một cái khác làm ngoại y Tissa nằm xuống giường, thân khỏa khắn và tâm an tĩnh. Thế Tôn đứng nơi đầu giường bảo ông:

- Tỳ-kheo, thần thức sắp rời ông, chẳng bao lâu thân ông sẽ thành vô dụng như khúc gỗ nằm lăn trên đất.

Và Ngài đọc Pháp Cú:

(41) Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.

Cuối Bài kệ Trưởng lạo Pùtigatta Tissa chứng A-la-hán và nhập Niết-bàn. Thế Tôn cho tiến hành lễ Trà-Tỳ, lấy xá-lợi và xây bảo tháp thờ phụng.

Các Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Thế Tôn:

- Bạch Thế tôn! Trưởng lão Tissa tái sanh về đâu?

- Ông ta nhập Niết-bàn.

- Bạch thế tôn! một Tỳ-kheo sắp chứng A-la-hán tại sao thân còn bệnh như thế, xương ung thối? Hành nghiệp kiếp trước của ông như thế nào mà ông chứng được A-la-hán?

- Các Tỳ-kheo, mọi việc xảy ra đều do hành nghiệp kiếp trước.

- Ông ta đã làm gì, thưa Thế Tôn?

- Các Ông hãy lắng nghe:

Chuyện quá khứ:

Người Bẫy Chim Bạo Ác.

Trong thời Phật Ca-diếp, trưởng lão Tissa là người bẫy chim. Ông bắt được rất nhiều chim, đa số mang vào hoàng cung hoặc mang đi bán. Nếu giết chim đi và cất lại quá lâu không đem bán thì thịt chim sẽ hư thối, và để giữ chim khỏi bay mất ông thường bẻ xương chân và xương cánh của chúng, dồn đống chúng lại một chỗ để đem ra bán ngày hôm sau. Nếu bẫy được quá nhiều, ông cũng đánh chén vài con.

Một hôm thức ăn nấu chín thơm phức vừa dọn lên, có một vị A-la-hán dừng chân trước cửa nhà ông khất thực. Ông bỗng thấy lòng thanh thản, thầm nghĩ mình đã giết hại và thịt nhiều sinh mạnh nên muốn cúng dường Ngài. Và ông đỡ bình bát, bỏ đầy những món ăn thơm, năm vóc gieo xuống đất, đảnh lễ về thưa:

- Tôn giả! Xin cho con được vào quả vị cao nhất mà Ngài đã chứng.

Trưởng lão hồi hướng công đức cho ông sẽ được như vậy.

Các Tỳ-kheo, do công đức đã làm này, phước báo đã đến với ông như thế. Vì ông đã bẻ chân chim nên tứ chi ông bệnh hoạn và xương ông ung thối. Vì ông cúng dường thức ăn ngon cho A-la-hán nên ông chứng quả A-la-hán.

8. Nanda Chăn Bò

Kẻ thù hại kẻ thù...

Ðức Phật lúc ngụ tại Kosala đã dạy cho Nanda người chăn bò giáo lý này.

Trưởng giả Cấp-cô-độc ở Xá-vệ có người chăn bò tên Nanda. Ông giàu có, tài sản dư dả, nhiều thú vui. Người ta nói, giống như nhà ẩn sĩ bện tóc Kennigan xuất gia làm đạo sĩ. Nanda chăn bò và quản lý tài sản cho vua để giữ vững tài sản riêng của mình. Nhiều lần Nanda đem năm sản phẩm lấy từ bò đến nhà ông Cấp-cô-độc, gặp đức Ðạo sư, nghe pháp và thỉnh Ðạo sư đến nhà riêng. Phật không nhận lời ngay mà chờ đến khi trí huệ của Nanda chìn muồi. Khi đó Phật cùng chúng Tỳ-kheo đi khất thực. Ðến gần nhà Nanda, Ngài và chư Tăng ngồi xuống dưới một cội cây.

Nanda đến đảnh lễ Thế tôn, chào hỏi thân tình và thỉnh Thế Tôn cho phép ông cúng dường cả Tăng chúng trong bảy ngày vời năm thực phẩm chọn lọc từ bò. Ngày cuối tuần cúng dường, Thế Tôn hồi hướng công đức cho ông và giảng thêm những bài pháp về bố thí cúng dường. Cuối thời pháp, Nanda người chăn bò chứng quả Dự Lựu. Sau đó ông cầm binh bát cho Thế Tôn, đưa tiễn một dặm đường, đến khi Phật bảo dừng ông mới trở lui về nhà.

Trên đường đi, Nanda bị một thợ săn bắn tên chết. Các Tỳ-kheo trên đường trở về, thấy vậy bèn đến gặp thế tôn thưa hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì Ngài đến đó, Nanda đã cúng dường nhiều thực phẩm, tiễn Ngài một đoạn đường và bị giết khi trở về. Nếu Ngài không đến đó thì ông ta không chết.

Phật đáp:

- Các Tỳ-kheo! Dù ta có đến hay không, dù Nanda có đi bốn phương Tám hướng, ông ta cũng không tránh khỏi cái chết. Bởi vì một khi giặc cướp hay kẻ thù không làm hại chúng sanh trong cõi đời này được, thì chính cái tâm hư hỏng, tà vạy của họ có thể hại họ được vậy.

Và Phật nói kệ sau:

(42) Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân

Vì các Tỳ-kheo không hỏi Nanda đã làm gì trong kiếp trước nên Phật không nói đến.

9. Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ

Ðiều mẹ cha, bà con...

Thế Tôn dạy câu trên khi ngài ngụ tại Kỳ viên trong Thành Xá-vệ, cho vị chưởng khố, tức trưởng lão Soreyya. Chuyện bắt đầu tại thành Soreyya kết thúc ở Xá-vệ.

Khi bậc Chánh Ðẳng Giác ngụ tại Xá-vệ, thì ở thành Soreyya con của vị chưởng khố tên Soreyya, ngồi trên xe kiệu với một người bạn thân và đám tùy tùng đông đảo, ra ngoài thành đi tắm. Họ gặp trưởng lão Ðại ca-chiên-diên đang đắp đại y trước khi vào thành khất thực. Thân thể vàng óng của trưởng lão đập vào mắt Soreyya khiến anh không khỏi buột miệng: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc giả vợ ta có nước da được như thế!" Ý muốn vừa dấy khởi thì anh biến thành đàn bà. Bối rốihổ thẹn, anh bước xuống xe và vụt bỏ chạy. Những người đi theo không biết việc gì xảy ra nhao nhao lên:

- Thế nghĩa là gì? Thế nghĩa là gì?

Soreyya mang thân phụ nữ bỏ đi về phía Takkasilà. Người bạn chung xe kiếm anh khắp nơi không thấy. Tắm xong mọi người về nhà. Họ lắp bắp trả lời với cha mẹ anh là anh đã về trước. Ðến phiên cha mẹ anh đi tìm khắp nơi vẫn không thấy, hai ông bà khóc lóc than van; cuối cùng cho là anh đã chết, họ làm đám tang.

Soreyya, bấy giờ là phụ nữ gặp đoàn thương buôn cùng hướng về Takkasilà, bèn theo sát xe ông trưởng đoàn. Trong đoàn chú ý đến cô, và thắc mắc không biết cô là con cái nhà ai. Cô bảo họ cứ đi xe còn cô đi bộ theo. Ði hết một đoạn đường dài, cô lo lót họ với chiếc nhẫn làm quà để xin một chỗ ngồi trên xe. Họ nghĩ, đến con trai chưởng khố thành Xá-vệ chưa có vợ, và muốn làm mai cho cô, mong được quà cáp hậu hỷ. Thấy cô hợp tuổi mình và quá đẹp, anh ta bằng lòng cưới cô.

(Ai cũng phải trải qua thân phận khi làm đàn ông, khi làm đàn bà. Như ngài A-nan, người đầy đủ đức tính toán hảo trong trăm ngàn kiếp, và là một Ðại đệ tử, đã từng là thợ rèn ở một kiếp trong vòng luân hồi, phạm tội với vợ người khác bị đọa địa ngục, và sau đó vì quả báo của hành động xấu chưa hết, Ngài phải trải qua mười bốn kiếp làm vợ người khác cộng thêm bảy kiếp nữa mới dứt nghiệp. Mặt khác, không muốn làm đàn bà nữa, và lập nghiệp được tái sanh làm đàn ông, sẽ được như ý. Ngoài ra, những đàn bà vợ cư xử tốt với chồng sẽ tái sanh làm đàn ông. Nhưng Soreyya đã dại dột mơ tưởng tới Trưởng lão, nên ngay trong kiếp này đã biến thành đàn bà).

Soreyya có thai và sau mười tháng sanh một bé trai. Khi đứa bé chập chững biết đi thì cô sanh đứa thứ hai. Như thế Soreyya trước là cha hai đứa con sanh ở thành Soreyya, nay là mẹ hai đứa nữa sanh ở thành Takkasilà, tất cả là bốn đứa. Một hôm con vị chưởng khố, bạn đồng hành khi xưa của Soreyya, rời thành Soreyya với năm trăm xe đi đến thành Takkasilà. Lúc đó cô Soreyya đứng nơi cửa sổ trên lầu cao nhất trong lâu đài nhìn xuống đường nhận ra anh bạn, liền sai tỳ nữ mời vào căn phòng lớn, tiếp đãi kính trọng như thường lệ.

Khách nói với chủ nhà:

- Thưa bà, tôi chưa hề biết bà nhưng bà đón tiếp tôi quá tốt. Bà biết tôi sao?

Chủ nhà từ tốn:

- Phải ông ạ. Tôi biết ông rất rõ. ông không còn ở trong thành Soreyya à?

- Vâng, thưa bà.

Và bà chủ nhà hỏi thăm sức khỏe cha mẹ vợ con mình lúc trước. Khách trả lời tất cả đều khỏe và chất vấn tiếp:

- Bà biết họ à?

- Vâng ông ạ, tôi biết họ rất rành. Và này ông, họ có một anh con trai, hiện nay không biết ở đâu?

Khách buồn bã kể lại chuyện đau lòng năm xưa, chủ thú thật:

- Này ông, chính tôi là anh ta đấy!

- Thôi đi bà! Bà nói gì lạ thế? Anh ta là bạn thân của tôi, anh ta như một thiên thần trẻ trung, là một người đàn ông.

- Ấy thế đó! Nhưng tôi lại chính là anh ta đấy, hoàn toàn đúng như thế.

- Thế là thế nào?

- Ngày đó, ông có nhớ là đã trong thấy Trưởng Lão Ðại ca-Chiên-diên không?

- Vâng, tôi nhớ là có gặp Ngài.

- Bỗng dưng lúc đó tôi chợt nghĩ phải chi Trưởng lão là vợ mình hoặc vợ mình có được nước da như Trưởng lão. Tức khắc tôi biến thành đàn bà. Tôi liền bỏ chạy một mạch đến xứ này.

- Ồ thật là tai hại! Tại sao anh không nói với tôi? Mà anh đã sám hối không?

- Ngài đang ở gần đây, ngay trong thành này.

- Ngài đến đây ư? Tôi muốn cúng dường vật thực cho Trưởng lão.

- Tốt lắm, hãy chuẩn bị đầy đủ. Tôi sẽ thuyết phục Trưởng lão tha lỗi cho anh.

Rồi người bạn ngày xưa của Soreyya đến chỗ Trưởng lão, đảnh lễ Ngài, cung kính ngồi một bên xin Trưởng lão nhận lời cúng dường ngày mai. Ngài nhận lời. Sáng hôm sau Ngài đến đứng trước cửa nhà. Con của chưởng khố dâng Ngài chỗ ngồi và những thức ăn chọn lọc. Rồi ông dẫn người đàn bà đến phủ phục dưới chân Ngài kể lại tự sự và xin được tha thứ.

Trưởng lão hoan hỷ:

- Tốt lắm, hãy đứng lên. Ta tha thứ cho bà.

Trưởng lão vừa dứt câu, Soreyya lập tức biến trở lại thành đàn ông. Người chồng cũ của Soreyya trấn an anh:

- Bạn thân! Vì anh đã là mẹ trong khi tôi là cha của hai đứa bé này. Chúng thật sự là con của cả hai chúng ta. Vậy chúng ta vẫn tiếp tục sống lại đây. Ðừng khó chịu.

Soreyya:

- Này bạn, tôi trải qua hai lần chuyển hóa trong một đời người. Trước tiên tôi là đàn ông, biến thành phụ nữ giờ trở lại làm đàn ông. Ban đầu tôi là cha của hai đứa bé, mới đây là mẹ của hai đứa nữa. Bạn đừng nghĩ rằng sau khi đã trải qua hai lần chuyển hóa trong một kiếp sống, tôi bằng lòng sống đời tại gia nữa. Tôi sẽ đi tu theo Trưởng lão của tôi. Bổn phận của bạn là nuôi dưỡng hai đứa bé này. Chớ xao lãng.

Nói xong Soreyya hôn hai đứa con, ôm vào lòng và trao lại cho người cha, bước ra khỏi nhà, và trở thành tu sĩ theo Trưởng Lão. Trưởng lão thuận cho anh vào Tăng đoàn, nhận cho anh làm tròn bổn phận, dẫn anh cùng về thành Xá-vệ. Và anh trở thành Trưởng lão Soreyya.

Dân cư trong xứ nghe chuyện rất xúc động và xôn xao, đến hỏi Trưởng lão Soreyya có thật như thế không, và tình cảm dành cho hai đứa con nào mạnh hơn. Trưởng lão trả lời thương hai đứa gọi bằng mẹ hơn. Xong trưởng lão rút lui khỏi đám đông. Khi ngồi thì ngồi một mình, khi đứng thì đứng một mình. Sống độc cư như thế, Ngài quán chiếu về sự hoại diệt, và chúng A-la-hán cùng những thần thông. Kề từ đó có ai hỏi Ngài thương hai đứa bé nào hơn thì Ngài trả lời rằng không đặt tình cảm lên đứa nào cả. Các Tỳ-kheo nghe vậy cho là Ngài nói dối, và thưa chuyện đến Phật. Phật trả lời:

- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta không nó dối. Tâm đệ tử Ta hoàn toàn chất trực từ khi ông ta thấy đạo. Không có cha mẹ nào có thể mang đến lợi lạc cho mình mà chỉ có tâm hướng về chánh đạo làm được điều tốt đẹp.

Nói xong Phật nói Pháp Cú:

(43) Ðiều mẹ cha, bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12473)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10343)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12321)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11621)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28778)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12024)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12988)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11429)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12344)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17428)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52985)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35468)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21359)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10665)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19213)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12392)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26002)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13299)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14351)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16064)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13714)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16821)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17544)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13108)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12510)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11594)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11581)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14485)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20426)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18950)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19528)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18609)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12170)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12286)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13831)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14988)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15023)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13968)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15504)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11379)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17144)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14949)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20167)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14599)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13817)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11688)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15030)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12976)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22840)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14538)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11636)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13146)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16852)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18320)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11925)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11486)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15825)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12859)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18885)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18399)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant