TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
1. Như có tỳ-kheo nào, cùng với tỳ-kheo thọ giới như mình, trong khi chưa xả giới, lìa bỏ giới mà lòng không tự hối, phạm vào việc dâm dục, thậm chí với loài súc vật. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
2. Như có tỳ-kheo nào, ở trong chỗ thôn xóm hay nơi vắng vẻ, tham lấy một vật gì của người khác khi người ấy không tự ý cho mình, phạm vào tội mà theo pháp luật phải bị bắt giữ, hoặc bị tử hình, hoặc bị phạt tù, hoặc bị trục xuất khỏi nơi đó, lại bị nhiếc mắng là phường trộm cắp, ngu si, thiếu hiểu biết. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
3. Như có tỳ-kheo nào, cố ý tự tay giết chết người, hoặc đưa vật có thể giết người cho kẻ khác, hoặc khuyến khích, xúi giục sự giết người, cho đến khuyến khích, xúi giục kẻ khác tự dứt mạng sống, hoặc dùng đủ mọi phương tiện để thúc đẩy việc giết người. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
4. Như có tỳ-kheo nào, thật không có chỗ hiểu biết, lại tự nói rằng: “Tôi đã chứng đắc pháp cao thượng, được trí tuệ của bậc thánh, được pháp vi diệu. Tôi biết như thế này, tôi thấy như thế này.” Thời gian sau, tỳ-kheo ấy tự biết lỗi, muốn được trong sạch trở lại nên dù có người hỏi hoặc không có người hỏi, cũng tự nhận rằng: “Tôi quả thật không có sự thấy, sự biết như vậy, chỉ là lời nói luống dối đó thôi.” Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di, trừ khi rơi vào trường hợp tăng thượng mạn.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong bốn pháp ba-la-di. Như có tỳ-kheo nào phạm vào một trong các pháp ba-la-di này, không được cùng chung sống với chư tỳ-kheo như trước nữa. Cho đến về sau cũng vậy, tỳ-kheo đã phạm vào tội ba-la-di không nên cho phép sống chung trong chúng tăng.
Xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
GIỚI LUẬT TỲ-KHEO
II. BỐN PHÁP BA-LA-DI
_ Kính bạch chư đại đức tăng, bốn pháp ba-la-di này, nửa tháng phải tụng đọc một lần, được rút từ trong Giới kinh ra.1. Như có tỳ-kheo nào, cùng với tỳ-kheo thọ giới như mình, trong khi chưa xả giới, lìa bỏ giới mà lòng không tự hối, phạm vào việc dâm dục, thậm chí với loài súc vật. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
2. Như có tỳ-kheo nào, ở trong chỗ thôn xóm hay nơi vắng vẻ, tham lấy một vật gì của người khác khi người ấy không tự ý cho mình, phạm vào tội mà theo pháp luật phải bị bắt giữ, hoặc bị tử hình, hoặc bị phạt tù, hoặc bị trục xuất khỏi nơi đó, lại bị nhiếc mắng là phường trộm cắp, ngu si, thiếu hiểu biết. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
3. Như có tỳ-kheo nào, cố ý tự tay giết chết người, hoặc đưa vật có thể giết người cho kẻ khác, hoặc khuyến khích, xúi giục sự giết người, cho đến khuyến khích, xúi giục kẻ khác tự dứt mạng sống, hoặc dùng đủ mọi phương tiện để thúc đẩy việc giết người. Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di.
4. Như có tỳ-kheo nào, thật không có chỗ hiểu biết, lại tự nói rằng: “Tôi đã chứng đắc pháp cao thượng, được trí tuệ của bậc thánh, được pháp vi diệu. Tôi biết như thế này, tôi thấy như thế này.” Thời gian sau, tỳ-kheo ấy tự biết lỗi, muốn được trong sạch trở lại nên dù có người hỏi hoặc không có người hỏi, cũng tự nhận rằng: “Tôi quả thật không có sự thấy, sự biết như vậy, chỉ là lời nói luống dối đó thôi.” Tỳ-kheo như vậy là phạm vào tội ba-la-di, trừ khi rơi vào trường hợp tăng thượng mạn.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong bốn pháp ba-la-di. Như có tỳ-kheo nào phạm vào một trong các pháp ba-la-di này, không được cùng chung sống với chư tỳ-kheo như trước nữa. Cho đến về sau cũng vậy, tỳ-kheo đã phạm vào tội ba-la-di không nên cho phép sống chung trong chúng tăng.
Xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
Send comment