TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
1. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, như có nhận thêm y được giữ trong vòng 10 ngày, rồi phải theo phép tịnh thí mà xả bỏ. Như quá 10 ngày vẫn còn giữ y thừa, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
2. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, lại xa rời một trong ba tấm y của mình mà đến ngủ chỗ khác, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ khi đã xin chư tăng kiết giới không mất y.
3. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, vì muốn vá sửa hoặc thay y mới nên mới thọ nhận vải may y không phải thời. Khi nhận rồi phải nhanh chóng may thành y, như chưa đủ vải thì được cất giữ trong một tháng để chờ xin cho đủ vải. Nếu quá một tháng, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
4. Như có tỳ-kheo nào nhận y từ một tỳ-kheo ni, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp tỳ-kheo ni đó là người bà con thân thuộc, hoặc trường hợp trao đổi cho nhau.
5. Như có tỳ-kheo nào nhờ một tỳ-kheo ni giặt y đã dùng, nhuộm y hoặc giũ cho sạch bụi, đều phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp tỳ-kheo ni đó là người bà con thân thuộc.
6. Như có tỳ-kheo nào đến xin y từ một cư sĩ hoặc vợ cư sĩ, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp những người đó là bà con thân thuộc, hoặc trường hợp y của mình đã bị cướp, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi.
7. Như tỳ-kheo nào có y bị cướp, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi, lại có người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ không phải là bà con thân thuộc đến cúng dường rất nhiều y cho tùy ý nhận. Tỳ-kheo đó chỉ nên nhận vừa đủ, nếu quá mức, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
8. Như có tỳ-kheo nào, biết có người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ vì mình mà định mua y cúng dường, tỳ-kheo ấy trước không được người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ đó thỉnh cúng dường tùy ý, lại đến bảo họ nên mua y cúng dường theo ý mình, vì muốn cho tốt hơn. Nếu nhận được y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
9. Như có tỳ-kheo nào, biết có hai nhà cư sĩ hoặc vợ cư sĩ vì mình mà định mua y cúng dường, tỳ-kheo ấy không được cư sĩ thỉnh tùy ý cúng dường, lại đến bảo cả hai nhà nên chung tiền lại để mua y cúng dường theo ý mình, vì muốn cho tốt hơn. Nếu nhận được y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
10. Như có tỳ-kheo nào, có thí chủ sai người mang tiền đến cúng dường cho để may y. Tỳ-kheo ấy đáp rằng: “Tôi không thể nhận tiền này, như tôi cần y, phải theo đúng pháp mới nhận.” Người kia hỏi: “Đại đức có người giúp làm việc này không?” Đáp: “Có.” Tỳ-kheo liền chỉ đến người có thể thay mình nhận tiền may y. Người kia chuyển tiền đến đó rồi báo lại cho tỳ-kheo biết: “Tôi đã giao tiền may y cho người ấy, đại đức sau này nên đến đó mà nhận y.”
Sau một thời gian, nếu không nhận được y, tỳ-kheo có thể đến chỗ người nhận tiền may y để nhắc nhở, một lần, hai lần hoặc ba lần, dùng lời nhắc cho người ấy nhớ.
Nếu vẫn không nhận được y, có thể đến lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu, nhưng chỉ được lặng thinh mà đến để người ấy tự nhớ ra, không được dùng lời nhắc nhở nữa.
Nếu sau sáu lần đến mà nhận được y thì tốt, bằng không nhận được thì thôi không đến nữa. Nếu còn đến đòi hỏi, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu cuối cùng không nhận được y, tỳ-kheo nên tự đến, hoặc nhờ người đến chỗ người đã cúng tiền may y mà báo cho biết rằng: “Trước ông có gửi cúng số tiền để may y cho tỳ-kheo ấy, nay tỳ-kheo ấy thật không nhận được y. Ông có thể đến lấy lại tiền, không nên để mất.” Như vậy là đúng phép.
11. Như có tỳ-kheo nào dùng hàng tơ lụa, hoặc một phần tơ lụa để may ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
12. Như có tỳ-kheo nào dùng toàn lông dê mới màu đen để làm ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
13. Như có tỳ-kheo nào muốn làm ngọa cụ mới, không được dùng toàn lông dê màu trắng, nên dùng hai phần lông dê màu đen, một phần màu trắng, một phần màu tạp. Nếu tỳ-kheo làm ngọa cụ mới không pha trộn như vậy, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
14. Như có tỳ-kheo nào may ngọa cụ rồi dùng chưa quá sáu năm, chưa xả bỏ, lại may ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
15. Như có tỳ-kheo nào may ngọa cụ mới, nên cắt lấy một miếng ngọa cụ cũ rộng vuông vức chừng một gang tay mà may đè lên trên, để làm mất màu xinh đẹp của ngọa cụ mới. Nếu may ngọa cụ mới mà không làm như vậy, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
16. Như có tỳ-kheo nào trong khi đi đường được người cúng dường lông dê, lại không có người mang giúp phải tự mình mang đi, không được mang quá ba do-tuần. Nếu tự mình mang lông dê đi quá ba do-tuần, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
17. Như có tỳ-kheo nào nhờ tỳ-kheo ni giặt, nhuộm hoặc giũ cho sạch lông dê, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Trừ trường hợp tỳ-kheo ni ấy là bà con thân thuộc.
18. Như có tỳ-kheo nào tự tay nhận tiền, vàng, bạc, hoặc chỉ bảo sai khiến người nhận lấy, hoặc bảo người để nơi nào đó rồi sau đến nhận, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
19. Như có tỳ-kheo nào mua bán các món đồ quý giá, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
20. Như có tỳ-kheo nào làm việc buôn bán các thứ, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
21. Như có tỳ-kheo nào cất giữ thêm bình bát, quá mười ngày không theo phép tịnh thí mà xả cho người khác, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
22. Như có tỳ-kheo nào dùng bình bát chưa đủ năm lần hàn, không bị rỉ chảy, lại muốn tìm cầu bình bát khác tốt hơn. Nếu được bát mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Tỳ-kheo đã phạm điều này, nên mang bát mới đến trước chúng tăng mà xả bỏ rồi sám hối. Chúng tăng nhận sám hối rồi, sẽ giao lại cho tỳ-kheo ấy bình bát nào xấu nhất. Nên giữ lấy mà dùng cho đến khi hư bể, như vậy mới đúng pháp.
23. Như có tỳ-kheo nào tự mình đi xin sợi vải, nhờ thợ dệt lại thành vải để may y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Trừ trường hợp người thợ dệt ấy là bà con thân thuộc.
24. Như có cư sĩ hoặc vợ cư sĩ nhờ thợ dệt vải để may y cúng dường cho tỳ-kheo. Vị tỳ-kheo ấy trước không được nhận thỉnh tùy ý, lại tìm đến người thợ dệt và nói rằng: “Tấm y đó là làm cho tôi. Ông hãy dệt cho thật tốt. Hãy dệt cho rộng rãi, bền chắc, nhuyễn mịn, tôi sẽ thưởng cho ông.” Tỳ-kheo ấy nói rồi cho tiền thợ dệt, dù chỉ trị giá một bữa ăn, nhận được y rồi là phạm tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
25. Như có tỳ-kheo nào, trước đem y thí cho một tỳ-kheo khác, sau lại vì sự giận hờn mà đòi lại, hoặc bảo người khác đòi, nói rằng: “Trả y cho ta, chẳng cho ông nữa.” Tỳ-kheo kia trả y, tỳ-kheo này nhận y lại rồi, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
26. Như tỳ-kheo vì mắc bệnh, có thể cất chứa để dùng các món để làm thuốc như váng sữa, dầu, sữa tươi, mật ong, đường phèn, trong vòng 7 ngày. Nếu quá 7 ngày mà dùng, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
27. Khi mùa xuân còn một tháng, tỳ-kheo được nhận áo tắm mưa, mùa xuân còn nửa tháng thì có thể dùng. Nếu nhận sớm hơn hoặc dùng sớm hơn, đều phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
28. Khi còn mười ngày nữa mới mãn hạ an cư, có thí chủ vì việc gấp đến cúng dường y. Tỳ-kheo biết việc gấp của thí chủ, nên thọ nhận. Nhận rồi được cất giữ theo thời gian quy định, như cất giữ quá lâu, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
29. Khi mùa an cư đã mãn được một tháng, như tỳ-kheo ở những chỗ vắng vẻ, sợ có trộm cướp, có thể gởi bớt một tấm y ở nhà dân trong thôn xóm. Trong trường hợp này, tỳ-kheo có thể rời y mà ngủ chỗ khác trong vòng sáu đêm. Nếu quá sáu đêm, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
30. Như có tỳ-kheo nào, biết là đồ vật của chúng tăng mà muốn lấy làm của mình, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong ba mươi pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
GIỚI LUẬT TỲ-KHEO
V. BA MƯƠI PHÁP NI-TÁT-KỲ BA-DẬT-ĐỀ
_ Kính bạch chư đại đức tăng. Ba mươi pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề này, nửa tháng phải tụng đọc lại một lần, được rút từ trong Giới kinh ra.1. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, như có nhận thêm y được giữ trong vòng 10 ngày, rồi phải theo phép tịnh thí mà xả bỏ. Như quá 10 ngày vẫn còn giữ y thừa, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
2. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, lại xa rời một trong ba tấm y của mình mà đến ngủ chỗ khác, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ khi đã xin chư tăng kiết giới không mất y.
3. Như có tỳ-kheo nào đã đủ bộ ba tấm y, nếu nhận y ca-hy-na cũng đã xả, vì muốn vá sửa hoặc thay y mới nên mới thọ nhận vải may y không phải thời. Khi nhận rồi phải nhanh chóng may thành y, như chưa đủ vải thì được cất giữ trong một tháng để chờ xin cho đủ vải. Nếu quá một tháng, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
4. Như có tỳ-kheo nào nhận y từ một tỳ-kheo ni, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp tỳ-kheo ni đó là người bà con thân thuộc, hoặc trường hợp trao đổi cho nhau.
5. Như có tỳ-kheo nào nhờ một tỳ-kheo ni giặt y đã dùng, nhuộm y hoặc giũ cho sạch bụi, đều phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp tỳ-kheo ni đó là người bà con thân thuộc.
6. Như có tỳ-kheo nào đến xin y từ một cư sĩ hoặc vợ cư sĩ, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp những người đó là bà con thân thuộc, hoặc trường hợp y của mình đã bị cướp, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi.
7. Như tỳ-kheo nào có y bị cướp, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi, lại có người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ không phải là bà con thân thuộc đến cúng dường rất nhiều y cho tùy ý nhận. Tỳ-kheo đó chỉ nên nhận vừa đủ, nếu quá mức, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
8. Như có tỳ-kheo nào, biết có người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ vì mình mà định mua y cúng dường, tỳ-kheo ấy trước không được người cư sĩ hoặc vợ cư sĩ đó thỉnh cúng dường tùy ý, lại đến bảo họ nên mua y cúng dường theo ý mình, vì muốn cho tốt hơn. Nếu nhận được y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
9. Như có tỳ-kheo nào, biết có hai nhà cư sĩ hoặc vợ cư sĩ vì mình mà định mua y cúng dường, tỳ-kheo ấy không được cư sĩ thỉnh tùy ý cúng dường, lại đến bảo cả hai nhà nên chung tiền lại để mua y cúng dường theo ý mình, vì muốn cho tốt hơn. Nếu nhận được y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
10. Như có tỳ-kheo nào, có thí chủ sai người mang tiền đến cúng dường cho để may y. Tỳ-kheo ấy đáp rằng: “Tôi không thể nhận tiền này, như tôi cần y, phải theo đúng pháp mới nhận.” Người kia hỏi: “Đại đức có người giúp làm việc này không?” Đáp: “Có.” Tỳ-kheo liền chỉ đến người có thể thay mình nhận tiền may y. Người kia chuyển tiền đến đó rồi báo lại cho tỳ-kheo biết: “Tôi đã giao tiền may y cho người ấy, đại đức sau này nên đến đó mà nhận y.”
Sau một thời gian, nếu không nhận được y, tỳ-kheo có thể đến chỗ người nhận tiền may y để nhắc nhở, một lần, hai lần hoặc ba lần, dùng lời nhắc cho người ấy nhớ.
Nếu vẫn không nhận được y, có thể đến lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu, nhưng chỉ được lặng thinh mà đến để người ấy tự nhớ ra, không được dùng lời nhắc nhở nữa.
Nếu sau sáu lần đến mà nhận được y thì tốt, bằng không nhận được thì thôi không đến nữa. Nếu còn đến đòi hỏi, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu cuối cùng không nhận được y, tỳ-kheo nên tự đến, hoặc nhờ người đến chỗ người đã cúng tiền may y mà báo cho biết rằng: “Trước ông có gửi cúng số tiền để may y cho tỳ-kheo ấy, nay tỳ-kheo ấy thật không nhận được y. Ông có thể đến lấy lại tiền, không nên để mất.” Như vậy là đúng phép.
11. Như có tỳ-kheo nào dùng hàng tơ lụa, hoặc một phần tơ lụa để may ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
12. Như có tỳ-kheo nào dùng toàn lông dê mới màu đen để làm ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
13. Như có tỳ-kheo nào muốn làm ngọa cụ mới, không được dùng toàn lông dê màu trắng, nên dùng hai phần lông dê màu đen, một phần màu trắng, một phần màu tạp. Nếu tỳ-kheo làm ngọa cụ mới không pha trộn như vậy, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
14. Như có tỳ-kheo nào may ngọa cụ rồi dùng chưa quá sáu năm, chưa xả bỏ, lại may ngọa cụ mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
15. Như có tỳ-kheo nào may ngọa cụ mới, nên cắt lấy một miếng ngọa cụ cũ rộng vuông vức chừng một gang tay mà may đè lên trên, để làm mất màu xinh đẹp của ngọa cụ mới. Nếu may ngọa cụ mới mà không làm như vậy, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
16. Như có tỳ-kheo nào trong khi đi đường được người cúng dường lông dê, lại không có người mang giúp phải tự mình mang đi, không được mang quá ba do-tuần. Nếu tự mình mang lông dê đi quá ba do-tuần, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
17. Như có tỳ-kheo nào nhờ tỳ-kheo ni giặt, nhuộm hoặc giũ cho sạch lông dê, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Trừ trường hợp tỳ-kheo ni ấy là bà con thân thuộc.
18. Như có tỳ-kheo nào tự tay nhận tiền, vàng, bạc, hoặc chỉ bảo sai khiến người nhận lấy, hoặc bảo người để nơi nào đó rồi sau đến nhận, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
19. Như có tỳ-kheo nào mua bán các món đồ quý giá, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
20. Như có tỳ-kheo nào làm việc buôn bán các thứ, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
21. Như có tỳ-kheo nào cất giữ thêm bình bát, quá mười ngày không theo phép tịnh thí mà xả cho người khác, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
22. Như có tỳ-kheo nào dùng bình bát chưa đủ năm lần hàn, không bị rỉ chảy, lại muốn tìm cầu bình bát khác tốt hơn. Nếu được bát mới, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Tỳ-kheo đã phạm điều này, nên mang bát mới đến trước chúng tăng mà xả bỏ rồi sám hối. Chúng tăng nhận sám hối rồi, sẽ giao lại cho tỳ-kheo ấy bình bát nào xấu nhất. Nên giữ lấy mà dùng cho đến khi hư bể, như vậy mới đúng pháp.
23. Như có tỳ-kheo nào tự mình đi xin sợi vải, nhờ thợ dệt lại thành vải để may y, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Trừ trường hợp người thợ dệt ấy là bà con thân thuộc.
24. Như có cư sĩ hoặc vợ cư sĩ nhờ thợ dệt vải để may y cúng dường cho tỳ-kheo. Vị tỳ-kheo ấy trước không được nhận thỉnh tùy ý, lại tìm đến người thợ dệt và nói rằng: “Tấm y đó là làm cho tôi. Ông hãy dệt cho thật tốt. Hãy dệt cho rộng rãi, bền chắc, nhuyễn mịn, tôi sẽ thưởng cho ông.” Tỳ-kheo ấy nói rồi cho tiền thợ dệt, dù chỉ trị giá một bữa ăn, nhận được y rồi là phạm tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
25. Như có tỳ-kheo nào, trước đem y thí cho một tỳ-kheo khác, sau lại vì sự giận hờn mà đòi lại, hoặc bảo người khác đòi, nói rằng: “Trả y cho ta, chẳng cho ông nữa.” Tỳ-kheo kia trả y, tỳ-kheo này nhận y lại rồi, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
26. Như tỳ-kheo vì mắc bệnh, có thể cất chứa để dùng các món để làm thuốc như váng sữa, dầu, sữa tươi, mật ong, đường phèn, trong vòng 7 ngày. Nếu quá 7 ngày mà dùng, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
27. Khi mùa xuân còn một tháng, tỳ-kheo được nhận áo tắm mưa, mùa xuân còn nửa tháng thì có thể dùng. Nếu nhận sớm hơn hoặc dùng sớm hơn, đều phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
28. Khi còn mười ngày nữa mới mãn hạ an cư, có thí chủ vì việc gấp đến cúng dường y. Tỳ-kheo biết việc gấp của thí chủ, nên thọ nhận. Nhận rồi được cất giữ theo thời gian quy định, như cất giữ quá lâu, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
29. Khi mùa an cư đã mãn được một tháng, như tỳ-kheo ở những chỗ vắng vẻ, sợ có trộm cướp, có thể gởi bớt một tấm y ở nhà dân trong thôn xóm. Trong trường hợp này, tỳ-kheo có thể rời y mà ngủ chỗ khác trong vòng sáu đêm. Nếu quá sáu đêm, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
30. Như có tỳ-kheo nào, biết là đồ vật của chúng tăng mà muốn lấy làm của mình, phạm vào tội ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
_ Kính bạch chư đại đức. Tôi đã thuyết xong ba mươi pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, xin hỏi chư đại đức, trong chúng tăng đây có được thanh tịnh hay chăng?
Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.
_ Kính bạch chư đại đức, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong chúng tăng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.
Send comment