KINH
TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Vua lại tự nghĩ rằng: “Ta xưa nay đã từng gặp qua rất nhiều hạng người, đã từng đến dự rất nhiều cuộc thuyết giảng, nhưng chưa từng tự thấy sợ sệt, lo lắng như giờ đây sắp đối mặt với Na-tiên. Hôm nay Na-tiên nhất định là sẽ thắng ta rồi, nên trong lòng ta mới bồn chồn không an ổn như vậy.”
Khi ấy, Triêm-di-lỵ đến trước tâu rằng: “Na-tiên đã đến.”
Na-tiên đến rồi, vua hỏi: “Người nào là Na-tiên?”
Triêm-di-lỵ liền giới thiệu với vua. Vua vui mừng nói: “Quả là đúng như ta đã nhận biết trước.”
Hai bên gặp nhau chào hỏi xong, vua lấy làm hoan hỷ mời Na-tiên cùng ngồi. Na-tiên bảo vua rằng: “Kinh Phật có dạy: Mối lợi lớn nhất của người ta là được an ổn. Sự giàu sang lớn nhất của người ta là biết đủ. Niềm vui lớn nhất của người ta là đạt đến Niết-bàn.”
° ° °
Vua hỏi Na-tiên: “Bạch đại đức, tên ngài là gì?”
Na-tiên đáp: “Cha mẹ đặt tên cho bần tăng là Na-tiên, nhân đó mọi người đều gọi là Na-tiên. Nhưng cho dù cha mẹ có đặt cho là Duy-tiên, Thủ-la-tiên hay Duy-ca-tiên... cũng chỉ là một phương tiện dùng để nhận biết, phân biệt mà thôi. Tên gọi của mọi người ở thế gian cũng đều chỉ có ý nghĩa như vậy.”
Vua liền hỏi: “Nếu đại đức nói thế, xin hỏi tên gọi Na-tiên ấy thật ra là chỉ vào cái gì? Cái đầu là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải, đầu chẳng phải là Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Mắt, tai, mũi, lưỡi là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Mắt, tai, mũi, lưỡi chẳng phải là Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Thế thì cổ, gáy, vai, cánh tay, tay chân, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Thế thì như bắp đùi, bàn chân... phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Vậy hình sắc nhìn thấy đó có phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Như vậy sự cảm thọ vui, khổ là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Vậy phân biệt thiện ác, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy, thân xác là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Vậy hết thảy các cơ quan trong nội tạng là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy, hợp cả năm điều là hình sắc, cảm thọ khổ vui, thiện ác, thân, tâm, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Giả sử như không có năm điều ấy, có thể đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy âm thanh, tiếng vọng, cho đến hơi thở ra vào, có phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua liền hỏi: “Như thế, thật ra đâu mới là Na-tiên?”
Na-tiên không đáp, hỏi lại vua rằng: “Đại vương gọi tên chiếc xe, thật ra đâu mới là xe? Cái trục xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Trục xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy vành bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Vành bánh xe cũng chẳng phải là xe?”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy nan bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Nan bánh xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Bánh xe cũng chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy càng xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Càng xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy cái ách có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Ách chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Chỗ ngồi có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ ngồi chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi tiếp: “Chỗ gác chân có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ gác chân chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy mui xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Mui xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy hợp đủ tất cả các món ấy lại là xe chăng?”
Vua đáp: “Dù hợp đủ tất cả các món ấy lại cũng không phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Giả sử như không hợp tất cả các món ấy lại, vậy là xe chăng?”
Vua đáp: “Không hợp các món ấy lại, cũng không phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy âm thanh phát ra là xe đó chăng?”
Vua đáp: “Âm thanh cũng chẳng phải là xe.”
Na-tiên liền hỏi: “Nói như vậy thì thật ra đâu mới là xe?”
Vua lặng thinh không đáp được.
Đại đức Na-tiên bấy giờ mới thong thả nói: “Kinh Phật dạy rằng, nếu hợp tất cả các yếu tố ấy lại mà làm xe, người ta sẽ có cái vật được gọi là xe. Con người cũng vậy. Như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắc, âm thanh, tiếng vọng, hơi thở ra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể được gọi là con người.”
Vua hiểu ra, tán thán rằng: “Hay thay, hay thay!”
° ° °
Vua lại hỏi: “Bạch đại đức, ngài có thể cùng với trẫm đối đáp về nghĩa lý trong kinh điển hay chăng?”
Đại đức Na-tiên đáp: “Nếu như đại vương theo cách nói chuyện của bậc trí giả mà cùng bần tăng vấn đáp thì có thể được. Bằng như theo cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo thì không thể được.”
Vua hỏi: “Cách nói chuyện của bậc trí giả là như thế nào?”
Na-tiên đáp: “Bậc trí giả khi nói chuyện thì chất vấn lẫn nhau đến cùng cực, giải thích cho nhau để cùng hiểu được vấn đề, khi tranh luận sẵn lòng chấp nhận có hơn có kém, có thắng có bại, có đúng có sai, tự biết nhận ra lý lẽ đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bậc trí giả không hề có sự giận dữ, nóng nảy khi tranh luận. Cách nói chuyện của bậc trí giả là như thế.”
Vua lại hỏi: “Còn cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo là như thế nào?”
Na-tiên đáp: “Hàng vương giả kiêu ngạo khi nói chuyện thì hoàn toàn theo ý mình, chẳng cần biết đến luật lệ. Nếu không theo với ý mình, tất sẽ dùng sức mạnh mà đàn áp, trừng phạt. Cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo là như thế.”
Vua liền nói: “Vậy trẫm xin chọn cách nói chuyện của bậc trí giả, không theo cách nói chuyện của hàng vương giả. Xin đại đức cũng đừng nên nghĩ là mình đang nói chuyện với một vị vua chúa quyền uy. Hãy xem như là ngài đang nói chuyện với các vị sa-môn, với các vị đệ tử, hoặc với hàng cư sĩ học đạo, hoặc như đang dạy dỗ cho hàng sa-môn vậy. Xin đừng sanh tâm lo sợ, xin lấy tâm chân chánh mà chỉ bày cho trẫm.”
Đại đức Na-tiên khen rằng: “Thật tốt đẹp biết bao.”
° ° °
Vua liền nói: “Bạch đại đức, trẫm có điều muốn hỏi.”
Na-tiên đáp: “Xin đại vương cứ hỏi.”
Vua nói: “Trẫm đã hỏi rồi.”
Na-tiên đáp: “Bần tăng đã đáp rồi.”
Vua hỏi: “Ngài đáp điều gì vậy?”
Na-tiên hỏi: “Đại vương hỏi bần tăng điều gì vậy?”
Vua nói: “Trẫm không có chỗ hỏi.”
Na-tiên nói: “Bần tăng cũng không có chỗ đáp.”
° ° °
Khi ấy, vua tự suy nghĩ rằng: “Vị sa-môn này quả thật là bậc đại trí tuệ, sáng suốt vô cùng. Giờ đây ta còn rất nhiều điều muốn hỏi ngài, hay là ngày mai ta sẽ cho thỉnh ngài vào cung cho rộng thì giờ đối đáp vậy.”
Vua đem ý ấy nói với viên cận thần Triêm-di-lỵ. Người này liền thưa với đại đức Na-tiên rằng: “Hôm nay trời sắp tối, đại vương phải về cung. Ngày mai, đại vương muốn thỉnh ngài vào cung để cùng nhau đối đáp.”
Na-tiên nhận lời, nói rằng: “Như vậy hay lắm.”
Vua lên xe về cung. Giữa đường, lúc nào cũng nghĩ đến Na-tiên, lẩm bẩm gọi thầm tên ngài trong miệng: “Na-tiên, Na-tiên...” Cứ suy tưởng như vậy mãi cho đến sáng hôm sau.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN THƯỢNG
V. HỘI NGỘ
Vua tuy chưa từng được gặp Na-tiên trước đó, nhưng Na-tiên phong thái khác thường, nổi bật lên trong cả nhóm đông người, vua từ xa nhìn thấy đã có thể ngầm đoán biết ai là Na-tiên.Vua lại tự nghĩ rằng: “Ta xưa nay đã từng gặp qua rất nhiều hạng người, đã từng đến dự rất nhiều cuộc thuyết giảng, nhưng chưa từng tự thấy sợ sệt, lo lắng như giờ đây sắp đối mặt với Na-tiên. Hôm nay Na-tiên nhất định là sẽ thắng ta rồi, nên trong lòng ta mới bồn chồn không an ổn như vậy.”
Khi ấy, Triêm-di-lỵ đến trước tâu rằng: “Na-tiên đã đến.”
Na-tiên đến rồi, vua hỏi: “Người nào là Na-tiên?”
Triêm-di-lỵ liền giới thiệu với vua. Vua vui mừng nói: “Quả là đúng như ta đã nhận biết trước.”
Hai bên gặp nhau chào hỏi xong, vua lấy làm hoan hỷ mời Na-tiên cùng ngồi. Na-tiên bảo vua rằng: “Kinh Phật có dạy: Mối lợi lớn nhất của người ta là được an ổn. Sự giàu sang lớn nhất của người ta là biết đủ. Niềm vui lớn nhất của người ta là đạt đến Niết-bàn.”
° ° °
Vua hỏi Na-tiên: “Bạch đại đức, tên ngài là gì?”
Na-tiên đáp: “Cha mẹ đặt tên cho bần tăng là Na-tiên, nhân đó mọi người đều gọi là Na-tiên. Nhưng cho dù cha mẹ có đặt cho là Duy-tiên, Thủ-la-tiên hay Duy-ca-tiên... cũng chỉ là một phương tiện dùng để nhận biết, phân biệt mà thôi. Tên gọi của mọi người ở thế gian cũng đều chỉ có ý nghĩa như vậy.”
Vua liền hỏi: “Nếu đại đức nói thế, xin hỏi tên gọi Na-tiên ấy thật ra là chỉ vào cái gì? Cái đầu là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải, đầu chẳng phải là Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Mắt, tai, mũi, lưỡi là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Mắt, tai, mũi, lưỡi chẳng phải là Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Thế thì cổ, gáy, vai, cánh tay, tay chân, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Thế thì như bắp đùi, bàn chân... phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Vậy hình sắc nhìn thấy đó có phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Như vậy sự cảm thọ vui, khổ là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Vậy phân biệt thiện ác, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy, thân xác là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Vậy hết thảy các cơ quan trong nội tạng là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy, hợp cả năm điều là hình sắc, cảm thọ khổ vui, thiện ác, thân, tâm, đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua hỏi: “Giả sử như không có năm điều ấy, có thể đó là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua lại hỏi: “Như vậy âm thanh, tiếng vọng, cho đến hơi thở ra vào, có phải là Na-tiên chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải Na-tiên.”
Vua liền hỏi: “Như thế, thật ra đâu mới là Na-tiên?”
Na-tiên không đáp, hỏi lại vua rằng: “Đại vương gọi tên chiếc xe, thật ra đâu mới là xe? Cái trục xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Trục xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy vành bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Vành bánh xe cũng chẳng phải là xe?”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy nan bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Nan bánh xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Bánh xe cũng chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy càng xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Càng xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy cái ách có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Ách chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Chỗ ngồi có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ ngồi chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi tiếp: “Chỗ gác chân có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ gác chân chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy mui xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Mui xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy hợp đủ tất cả các món ấy lại là xe chăng?”
Vua đáp: “Dù hợp đủ tất cả các món ấy lại cũng không phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Giả sử như không hợp tất cả các món ấy lại, vậy là xe chăng?”
Vua đáp: “Không hợp các món ấy lại, cũng không phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy âm thanh phát ra là xe đó chăng?”
Vua đáp: “Âm thanh cũng chẳng phải là xe.”
Na-tiên liền hỏi: “Nói như vậy thì thật ra đâu mới là xe?”
Vua lặng thinh không đáp được.
Đại đức Na-tiên bấy giờ mới thong thả nói: “Kinh Phật dạy rằng, nếu hợp tất cả các yếu tố ấy lại mà làm xe, người ta sẽ có cái vật được gọi là xe. Con người cũng vậy. Như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắc, âm thanh, tiếng vọng, hơi thở ra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể được gọi là con người.”
Vua hiểu ra, tán thán rằng: “Hay thay, hay thay!”
° ° °
Vua lại hỏi: “Bạch đại đức, ngài có thể cùng với trẫm đối đáp về nghĩa lý trong kinh điển hay chăng?”
Đại đức Na-tiên đáp: “Nếu như đại vương theo cách nói chuyện của bậc trí giả mà cùng bần tăng vấn đáp thì có thể được. Bằng như theo cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo thì không thể được.”
Vua hỏi: “Cách nói chuyện của bậc trí giả là như thế nào?”
Na-tiên đáp: “Bậc trí giả khi nói chuyện thì chất vấn lẫn nhau đến cùng cực, giải thích cho nhau để cùng hiểu được vấn đề, khi tranh luận sẵn lòng chấp nhận có hơn có kém, có thắng có bại, có đúng có sai, tự biết nhận ra lý lẽ đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bậc trí giả không hề có sự giận dữ, nóng nảy khi tranh luận. Cách nói chuyện của bậc trí giả là như thế.”
Vua lại hỏi: “Còn cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo là như thế nào?”
Na-tiên đáp: “Hàng vương giả kiêu ngạo khi nói chuyện thì hoàn toàn theo ý mình, chẳng cần biết đến luật lệ. Nếu không theo với ý mình, tất sẽ dùng sức mạnh mà đàn áp, trừng phạt. Cách nói chuyện của hàng vương giả kiêu ngạo là như thế.”
Vua liền nói: “Vậy trẫm xin chọn cách nói chuyện của bậc trí giả, không theo cách nói chuyện của hàng vương giả. Xin đại đức cũng đừng nên nghĩ là mình đang nói chuyện với một vị vua chúa quyền uy. Hãy xem như là ngài đang nói chuyện với các vị sa-môn, với các vị đệ tử, hoặc với hàng cư sĩ học đạo, hoặc như đang dạy dỗ cho hàng sa-môn vậy. Xin đừng sanh tâm lo sợ, xin lấy tâm chân chánh mà chỉ bày cho trẫm.”
Đại đức Na-tiên khen rằng: “Thật tốt đẹp biết bao.”
° ° °
Vua liền nói: “Bạch đại đức, trẫm có điều muốn hỏi.”
Na-tiên đáp: “Xin đại vương cứ hỏi.”
Vua nói: “Trẫm đã hỏi rồi.”
Na-tiên đáp: “Bần tăng đã đáp rồi.”
Vua hỏi: “Ngài đáp điều gì vậy?”
Na-tiên hỏi: “Đại vương hỏi bần tăng điều gì vậy?”
Vua nói: “Trẫm không có chỗ hỏi.”
Na-tiên nói: “Bần tăng cũng không có chỗ đáp.”
° ° °
Khi ấy, vua tự suy nghĩ rằng: “Vị sa-môn này quả thật là bậc đại trí tuệ, sáng suốt vô cùng. Giờ đây ta còn rất nhiều điều muốn hỏi ngài, hay là ngày mai ta sẽ cho thỉnh ngài vào cung cho rộng thì giờ đối đáp vậy.”
Vua đem ý ấy nói với viên cận thần Triêm-di-lỵ. Người này liền thưa với đại đức Na-tiên rằng: “Hôm nay trời sắp tối, đại vương phải về cung. Ngày mai, đại vương muốn thỉnh ngài vào cung để cùng nhau đối đáp.”
Na-tiên nhận lời, nói rằng: “Như vậy hay lắm.”
Vua lên xe về cung. Giữa đường, lúc nào cũng nghĩ đến Na-tiên, lẩm bẩm gọi thầm tên ngài trong miệng: “Na-tiên, Na-tiên...” Cứ suy tưởng như vậy mãi cho đến sáng hôm sau.
Send comment