KINH
TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Na-tiên đáp: “Thế gian không thể xác định rõ được có bản ngã hay không. Thật ra, theo đại vương thì cái gì là bản ngã?”
Vua hỏi: “Thân thể này với mạng sống có phải là bản ngã chăng?”
Na-tiên hỏi lại vua: “Thân thể con người với mạng sống có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc chăng? Có thể dùng tai để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để ngửi mùi hương chăng? Có thể dùng lưỡi để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để biết sự xúc chạm chăng? Có thể dùng ý để nghĩ biết chăng?”
Vua đáp: “Có thể.”
Na-tiên hỏi: “Hiện giờ bần tăng và đại vương cùng ở trong điện này, bốn phía đều có cửa sổ. Như người tùy ý muốn nhìn bên ngoài, theo những cửa sổ ấy mà nhìn ra có được không?”
Vua đáp: “Được.”
Na-tiên lại hỏi: “Như nói bản ngã ở trong thân thể này, tất phải tùy ý do nơi các cửa thông ra bên ngoài mà thấy biết, như có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc. Vậy có thể dùng tai mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng mũi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng lưỡi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng thân mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng ý mà nhìn hình sắc được chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi tai, nên có thể dùng tai để nghe âm thanh. Vậy có dùng tai để thấy chăng? Có thể dùng tai để ngửi hương được chăng? Có thể dùng tai để nếm vị chăng? Có thể dùng tai để xúc chạm chăng? Có thể dùng tai để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi mũi, nên có thể dùng mũi để ngửi hương. Vậy có dùng mũi để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để nếm vị được chăng? Có thể dùng mũi để xúc chạm chăng? Có thể dùng mũi để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi lưỡi, nên có thể dùng lưỡi để biết vị. Vậy có dùng lưỡi để nghe âm thanh được chăng? Có thể dùng lưỡi để ngửi hương được chăng? Có thể dùng lưỡi để xúc chạm chăng? Có thể dùng lưỡi để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi thân, nên có thể dùng thân để biết xúc chạm mềm mại hoặc thô nhám. Vậy có dùng thân để thấy chăng? Có thể dùng thân để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng thân để ngửi hương được chăng? Có thể dùng thân để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi ý, nên có thể dùng ý để suy nghĩ. Vậy có thể dùng ý để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng ý để ngửi hương được chăng? Có thể dùng ý để nếm vị được chăng? Có thể dùng ý để xúc chạm chăng?”
Vua đáp: “Đều không thể được.”
Na-tiên nói: “Lời của đại vương như vậy trước sau không hợp nhau vậy.
“Như bần tăng cùng với đại vương ngồi trong điện này, nay phá bỏ hết bốn cửa sổ đi, tầm nhìn có xa rộng hơn không?”
Vua đáp: “Tất nhiên là phải xa rộng hơn.”
Na-tiên nói: “Như nói cái bản ngã ở tại trong thân, nay hủy con mắt đi, tầm nhìn có thể xa rộng hơn chăng? Hủy lỗ tai đi, có thể nghe xa hơn chăng? Hủy lỗ mũi đi, có thể ngửi được xa hơn chăng? Hủy cái lưỡi đi, có thể nếm được nhiều vị hơn chăng? Lột hết da đi, cảm giác xúc chạm của thân có thể nhiều hơn chăng? Hủy tâm ý đi, có thể nhờ đó suy nghĩ rộng hơn chăng?”
Vua đáp: “Bạch đại đức, đều là không thể được.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”
Na-tiên lại hỏi vua: “Này đại vương, như có người giữ kho đến đứng chầu trước mặt đại vương, đại vương có biết là người ấy đang đứng chầu trước mặt không?”
Vua đáp: “Biết.”
Na-tiên lại hỏi: “Người ấy lại đi vào phòng của đại vương, vậy có biết là người ấy vào phòng chăng?”
Vua đáp: “Biết.”
Na-tiên nói: “Như bảo rằng cái bản ngã vốn ở trong thân thể, vậy người ta để các món ăn vào lưỡi, có thể biết các vị nhạt, mặn, ngọt, chua, cay, đắng... hay chăng?”
Vua nói: “Đúng vậy, có thể biết.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.
“Như có người lấy rượu ngon đổ vào trong bồn lớn, lại thả một người vào trong bồn ấy, nhưng rượu không lên tới miệng. Người ấy có biết rượu ngon chăng?”
Vua đáp: “Không thể biết.”
Na-tiên hỏi: “Vì sao không biết?”
Vua đáp: “Vì rượu không vào trong miệng, chẳng chạm đến lưỡi nên không thể biết rượu ngon dở.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”
Vua nói: “Trẫm quả thật ngu si trí cạn, không luận giải nổi việc này. Kính mong đại đức giảng rõ cho.”
Na-tiên nói: “Người ta do nơi mắt mà thấy hình sắc, tâm liền cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, trong tâm liền duyên theo. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế, khi tiếp xúc với ngoại trần đều khiến tâm sanh cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, nhân đó ý sanh niệm tưởng. Niệm tưởng như thế tiếp nối nhau mà sanh ra, tạo thành dòng luân chuyển mãi mãi. Thật không hề có một cái bản ngã thường làm chủ như đại vương nghĩ.”
Vua tán thán rằng: “Hay thay!”
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN TRUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC
8. BẢN NGÃ
Vua lại hỏi Na-tiên: “Người thế gian có thật có cái bản ngã hay chăng?”Na-tiên đáp: “Thế gian không thể xác định rõ được có bản ngã hay không. Thật ra, theo đại vương thì cái gì là bản ngã?”
Vua hỏi: “Thân thể này với mạng sống có phải là bản ngã chăng?”
Na-tiên hỏi lại vua: “Thân thể con người với mạng sống có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc chăng? Có thể dùng tai để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để ngửi mùi hương chăng? Có thể dùng lưỡi để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để biết sự xúc chạm chăng? Có thể dùng ý để nghĩ biết chăng?”
Vua đáp: “Có thể.”
Na-tiên hỏi: “Hiện giờ bần tăng và đại vương cùng ở trong điện này, bốn phía đều có cửa sổ. Như người tùy ý muốn nhìn bên ngoài, theo những cửa sổ ấy mà nhìn ra có được không?”
Vua đáp: “Được.”
Na-tiên lại hỏi: “Như nói bản ngã ở trong thân thể này, tất phải tùy ý do nơi các cửa thông ra bên ngoài mà thấy biết, như có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc. Vậy có thể dùng tai mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng mũi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng lưỡi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng thân mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng ý mà nhìn hình sắc được chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi tai, nên có thể dùng tai để nghe âm thanh. Vậy có dùng tai để thấy chăng? Có thể dùng tai để ngửi hương được chăng? Có thể dùng tai để nếm vị chăng? Có thể dùng tai để xúc chạm chăng? Có thể dùng tai để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi mũi, nên có thể dùng mũi để ngửi hương. Vậy có dùng mũi để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để nếm vị được chăng? Có thể dùng mũi để xúc chạm chăng? Có thể dùng mũi để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi lưỡi, nên có thể dùng lưỡi để biết vị. Vậy có dùng lưỡi để nghe âm thanh được chăng? Có thể dùng lưỡi để ngửi hương được chăng? Có thể dùng lưỡi để xúc chạm chăng? Có thể dùng lưỡi để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi thân, nên có thể dùng thân để biết xúc chạm mềm mại hoặc thô nhám. Vậy có dùng thân để thấy chăng? Có thể dùng thân để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng thân để ngửi hương được chăng? Có thể dùng thân để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để suy nghĩ chăng?”
Vua đáp: “Không thể được.”
Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi ý, nên có thể dùng ý để suy nghĩ. Vậy có thể dùng ý để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng ý để ngửi hương được chăng? Có thể dùng ý để nếm vị được chăng? Có thể dùng ý để xúc chạm chăng?”
Vua đáp: “Đều không thể được.”
Na-tiên nói: “Lời của đại vương như vậy trước sau không hợp nhau vậy.
“Như bần tăng cùng với đại vương ngồi trong điện này, nay phá bỏ hết bốn cửa sổ đi, tầm nhìn có xa rộng hơn không?”
Vua đáp: “Tất nhiên là phải xa rộng hơn.”
Na-tiên nói: “Như nói cái bản ngã ở tại trong thân, nay hủy con mắt đi, tầm nhìn có thể xa rộng hơn chăng? Hủy lỗ tai đi, có thể nghe xa hơn chăng? Hủy lỗ mũi đi, có thể ngửi được xa hơn chăng? Hủy cái lưỡi đi, có thể nếm được nhiều vị hơn chăng? Lột hết da đi, cảm giác xúc chạm của thân có thể nhiều hơn chăng? Hủy tâm ý đi, có thể nhờ đó suy nghĩ rộng hơn chăng?”
Vua đáp: “Bạch đại đức, đều là không thể được.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”
Na-tiên lại hỏi vua: “Này đại vương, như có người giữ kho đến đứng chầu trước mặt đại vương, đại vương có biết là người ấy đang đứng chầu trước mặt không?”
Vua đáp: “Biết.”
Na-tiên lại hỏi: “Người ấy lại đi vào phòng của đại vương, vậy có biết là người ấy vào phòng chăng?”
Vua đáp: “Biết.”
Na-tiên nói: “Như bảo rằng cái bản ngã vốn ở trong thân thể, vậy người ta để các món ăn vào lưỡi, có thể biết các vị nhạt, mặn, ngọt, chua, cay, đắng... hay chăng?”
Vua nói: “Đúng vậy, có thể biết.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.
“Như có người lấy rượu ngon đổ vào trong bồn lớn, lại thả một người vào trong bồn ấy, nhưng rượu không lên tới miệng. Người ấy có biết rượu ngon chăng?”
Vua đáp: “Không thể biết.”
Na-tiên hỏi: “Vì sao không biết?”
Vua đáp: “Vì rượu không vào trong miệng, chẳng chạm đến lưỡi nên không thể biết rượu ngon dở.”
Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”
Vua nói: “Trẫm quả thật ngu si trí cạn, không luận giải nổi việc này. Kính mong đại đức giảng rõ cho.”
Na-tiên nói: “Người ta do nơi mắt mà thấy hình sắc, tâm liền cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, trong tâm liền duyên theo. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế, khi tiếp xúc với ngoại trần đều khiến tâm sanh cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, nhân đó ý sanh niệm tưởng. Niệm tưởng như thế tiếp nối nhau mà sanh ra, tạo thành dòng luân chuyển mãi mãi. Thật không hề có một cái bản ngã thường làm chủ như đại vương nghĩ.”
Vua tán thán rằng: “Hay thay!”
Send comment