KINH
TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Na-tiên đáp: “Nếu như đã hợp lại, không thể phân biệt ra được nữa.
“Ví như người đầu bếp nấu món ăn ngon, trong ấy có nước, có thịt, có gia vị hành, tỏi, gừng, dưa muối, bột gạo... Đại vương bảo người đầu bếp ấy rằng: Ngươi nấu món ăn này như thế nào, hãy mang từng món đến đây cho trẫm, trước hãy mang nước đến..., sau nữa là hành, sau nữa là gừng, sau nữa là dưa muối, sau nữa là bột gạo...
“Món ăn đã nấu rồi, người ấy có thể mang riêng từng vị trong ấy đến cho đại vương như vậy được chăng?”
Vua đáp: “Món ăn đã nấu thành rồi, không thể phân biệt các vị trong ấy ra được nữa.”
Na-tiên nói: “Những việc ta đang bàn đây cũng lại như vậy. Một khi đã hợp lại thì không còn có thể phân biệt ra được nữa. Không thể chỉ ra đây là sự khổ vui, đây là sự hiểu biết, đây là sự rung động, đây là sự suy nghĩ...”
Vua tán thán rằng: “Hay thay! Hay thay!”
Vua lại hỏi Na-tiên: “Người ta lấy mắt nhìn có thể phân biệt được vị mặn của muối chăng?”
Na-tiên hỏi lại: “Chỗ biết của đại vương có như vậy chăng? Có thể lấy mắt nhìn được vị mặn của muối chăng?”
Vua đáp: “Mắt không nhìn được vị mặn.”
Na-tiên nói: “Người ta chỉ có thể dùng lưỡi mà biết vị mặn của muối, không thể dùng mắt mà biết được.”
Vua lại hỏi: “Có phải mọi người đều dùng lưỡi để biết các mùi vị chăng?”
Na-tiên đáp: “Đúng vậy, mọi người ai cũng dùng lưỡi để phân biệt mùi vị.”
Vua lại hỏi: “Như xe chở muối, trâu kéo muối, xe với trâu có phân biệt được vị của muối chăng?”
Na-tiên đáp: “Xe với trâu không thể phân biệt biết được vị của muối.”
Vua hỏi: “Như vị mặn của muối có thể cân lường được chăng?”
Na-tiên đáp: “Chỉ lấy trí hiểu biết của đại vương mới có thể ước lượng được vị mặn của muối. Vị mặn của muối không thể cân lường được. Chỉ sự nặng nhẹ mới có thể cân lường được thôi.”
Vua nói: “Hay thay!”
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN TRUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC
15. PHÂN BIỆT
Vua hỏi Na-tiên: “Có thể nào phân biệt được những gì đã hợp lại trong tâm thức hay chăng? Chẳng hạn như chỉ rõ ra được đâu là chỗ nhập? Đâu là chỗ hiểu biết? Đâu là chỗ suy nghĩ? Đâu là ý? Đâu là sự rung động?”Na-tiên đáp: “Nếu như đã hợp lại, không thể phân biệt ra được nữa.
“Ví như người đầu bếp nấu món ăn ngon, trong ấy có nước, có thịt, có gia vị hành, tỏi, gừng, dưa muối, bột gạo... Đại vương bảo người đầu bếp ấy rằng: Ngươi nấu món ăn này như thế nào, hãy mang từng món đến đây cho trẫm, trước hãy mang nước đến..., sau nữa là hành, sau nữa là gừng, sau nữa là dưa muối, sau nữa là bột gạo...
“Món ăn đã nấu rồi, người ấy có thể mang riêng từng vị trong ấy đến cho đại vương như vậy được chăng?”
Vua đáp: “Món ăn đã nấu thành rồi, không thể phân biệt các vị trong ấy ra được nữa.”
Na-tiên nói: “Những việc ta đang bàn đây cũng lại như vậy. Một khi đã hợp lại thì không còn có thể phân biệt ra được nữa. Không thể chỉ ra đây là sự khổ vui, đây là sự hiểu biết, đây là sự rung động, đây là sự suy nghĩ...”
Vua tán thán rằng: “Hay thay! Hay thay!”
Vua lại hỏi Na-tiên: “Người ta lấy mắt nhìn có thể phân biệt được vị mặn của muối chăng?”
Na-tiên hỏi lại: “Chỗ biết của đại vương có như vậy chăng? Có thể lấy mắt nhìn được vị mặn của muối chăng?”
Vua đáp: “Mắt không nhìn được vị mặn.”
Na-tiên nói: “Người ta chỉ có thể dùng lưỡi mà biết vị mặn của muối, không thể dùng mắt mà biết được.”
Vua lại hỏi: “Có phải mọi người đều dùng lưỡi để biết các mùi vị chăng?”
Na-tiên đáp: “Đúng vậy, mọi người ai cũng dùng lưỡi để phân biệt mùi vị.”
Vua lại hỏi: “Như xe chở muối, trâu kéo muối, xe với trâu có phân biệt được vị của muối chăng?”
Na-tiên đáp: “Xe với trâu không thể phân biệt biết được vị của muối.”
Vua hỏi: “Như vị mặn của muối có thể cân lường được chăng?”
Na-tiên đáp: “Chỉ lấy trí hiểu biết của đại vương mới có thể ước lượng được vị mặn của muối. Vị mặn của muối không thể cân lường được. Chỉ sự nặng nhẹ mới có thể cân lường được thôi.”
Vua nói: “Hay thay!”
Send comment