PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Theo những giáo thuyết cổ xưa của Ấn Độ, đã từng có trước thời đức Phật, chủ yếu được lưu truyền trong các bộ kinh Phệ-đà của giáo phái Bà-la-môn, thì trước khi khởi sự có vạn vật, đã có cái một cõi u minh và đấng Phạm-thiên một mình hiện hữu trong cõi ấy. Theo thuyết ấy, có rất nhiều những bức màn che án sẽ mở ra lần lần và liên tiếp nhau, nhưng phải có rất nhiều bức màn hết bức này đến bức kia nối nhau mãi. Các tinh tú cứ theo đường mà đi và không hỏi han gì. Sống với chết, sướng với khổ đều có cũng như nhân với quả, với thời gian kéo chạy, với con nước chảy mãi của kiếp đời, tất cả những cái đó có là đủ rồi. Mà con nước của kiếp đời kia thay đổi mãi, nó chảy đi mãi không ngừng cũng như nước dưới sông cứ chảy đi khi mau, khi chậm; cả hai thứ nước tuy khác thể mà đồng tính, đều từ trên nguồn xa mà xuống đến tận biển sâu. Rồi vầng thái dương rút lấy nước dưới biển lên, nước hợp lại thành những đám mây, đổ xuống thành mưa, rồi nước mưa lại từ trên núi cao mà chảy xuống nữa, chảy mãi không ngừng nghỉ chút nào. Những cuộc biến đổi này có khác nào cái bánh xe xoay tròn, được xoay mãi với một sức mạnh tự nhiên phi thường mà không gì ngăn cản nổi, cũng không có gì đi ngược lại được sự xoay vần của nó. Như vậy, loài người chẳng nên nhọc công van xin cầu khẩn, vì cõi u minh ấy không vì thế mà sáng ra. Chớ hỏi cái thanh tịnh, nó có nói gì được đâu. Cũng đừng mong dùng những lối tu khổ hạnh làm nhọc mệt tinh thần, tạo ra sự sầu đau buồn khổ, vì như vậy cũng là vô ích. Cũng đừng mong mỏi, trông cậy đến các bậc thần linh, đừng lấy sự cúng kính và vái van để toan mua lòng họ bằng những đồ tế lễ. Chỉ có thể trông cậy vào nỗ lực của chính mình để tự giải cứu mà thôi! Tự mình tạo ra ngục tù giam cầm lấy mình; và cũng tự mình có đủ các phép huyền diệu để tự giải thoát lấy. Đối với muôn loài chúng sanh, chính sự hành động, tạo tác đã sanh ra cái vui hoặc cái khổ, tạo thành nghiệp lực. Cái nhân quá khứ tạo nên cái quả hiện tại, và tương lai xấu hoặc tốt, được sanh ở cõi lành hay cõi dữ, đều do nơi những hành động trong hiện tại này. Vì thế, dưới con mắt thế gian không có gì là bền bỉ, tuyệt đối cả. Lắm khi ta thấy kẻ đức hạnh phải chịu cảnh điêu tàn, mà những kẻ gây tội lại được thảnh thơi. Nhưng kẻ khổ sở ngày nay, về sau có thể trở thành người cao sang quyền quý, nhờ vào những công đức đã tích lũy từ trước. Ngược lại, một người quyền trọng chức cao, lại cũng có thể sẽ lưu lạc lang thang rách rưới vì những việc xấu đã làm. Con người có thể tự đưa mình lên đỉnh cao tột bậc của muôn loài, hoặc đày đọa tự thân xuống tận cùng của các cõi thế giới. Tất cả đều do nơi chính những gì mình làm, mình chịu, mà không một sức mạnh, thế lực nào có thể chi phối, xen vào.
Trong vòng quay của cái bánh xe vô hình đưa con người lên cao xuống thấp mãi như thế, không có cái gì có thể yên tĩnh, nghỉ ngơi được. Kẻ lên cao có thể xuống thấp, kẻ xuống thấp lại muốn lên cao. Và bánh xe cứ thế quay mãi không ngừng.
Nhưng con người không phải bị trói buộc vĩnh viễn vào cuộc luân chuyển ấy. Trước khi thành Phật, đức Phật cũng đã từng đau khổ. Nước mắt của ngài cũng đã từng nhỏ ra nhiều không kém gì bao nhiêu chúng sanh khác trong cõi luân hồi. Nhưng ngài đã vượt qua được mọi khổ não, đạt đến an vui. Và bằng vào kinh nghiệm tự thân, ngài chỉ dạy rằng sự khổ não của chúng sanh là do tự mình gây ra, tự mình nhận lấy mà thôi. Ngài đã nhận ra từ sâu thẳm bản chất của cuộc sống, không phải chỉ nơi những bề mặt thăng trầm, sanh diệt, biến đổi như chúng ta nhận thấy, mà là một nguyên lý cao siêu hơn, bao quát hơn, chi phối sự hiện hữu và tiến hóa của hết thảy muôn loài. Và nguyên lý ấy không thể nào chỉ ra bằng lời nói, miêu tả bằng hình ảnh hay giảng giải, tranh luận. Chỉ có thể trực nhận được nó từ cuộc sống, vì đó là nguồn gốc của sự sống, của muôn loài.
Nguồn gốc ấy hết sức vững vàng và linh thiêng. Nó đã có trước khi tạo thiên lập địa và nó không bao giờ cùng tận. Nó vĩnh viễn như không gian, chắc chắn như sự thật. Nó cứ xoay vần đến cái phải, cái đúng, và chỉ chịu lấy luật riêng của nó thôi. Chính nó tạo hương thơm cho hoa hồng, chính nó dùng mỹ thuật mà tô điểm nên hoa sen. Chính nó ẩn dưới lòng đất vào trong hột giống mà dệt nên cái áo sắc sảo mùa xuân. Nó pha màu cho những cụm mây lang thang trên trời cao và nó nhuộm sắc rực rỡ cho rán hồng. Các tinh tú là chỗ ngụ của nó, gió mưa là tay sai của nó. Nó đưa cái tâm con người ra khỏi nơi mờ mịt và nó đem con trĩ có cổ đẹp ra ngoài cái trứng tối tăm. Nó miệt mài làm việc để biến sự sân hận, ngu si, tàn bạo hóa ra thuần nhã đáng yêu. Chính nó để trứng trong ổ cho chim sâu và nó để mật trong tổ cho loài ong; luật lệ của nó, con kiến vẫn theo và con chim câu trắng vẫn biết. Nó giăng thẳng cánh cho con chim tha mồi về tổ; nó dắt chó sói mẹ về với con; nó giúp món ăn uống và bạn bè cho những kẻ không ai ưa. Chẳng có cái gì làm cho nó chán ngán, ngừng nghỉ được; nó thương tất cả mọi vật; Nó đem sữa ngọt vào lòng người mẹ và nó cũng đem nọc độc vào miệng rắn nữa. Nó sắp đặt cho cái trái cầu xoay theo vòng trời vô tận, xoay một cách đúng điệu. Nó cất giấu dưới đất sâu, hang thẳm những vàng, ngọc, châu báu. Nó ở ẩn trong rừng xanh và nuôi sống những cây bé nhỏ ngộ nghĩnh mọc từ gốc cây to. Nó chế bày ra những lá, hoa và cỏ non. Nó giết rồi nó cứu, chẳng qua là để làm tròn cái vòng quay của nó. Chính nó là thợ quay tơ mà cái chết với khổ là bàn quay, còn lòng yêu thương với sự sống đời đời là sợi tơ vậy. Nó làm rồi nó phá; nó sửa lại tất cả; cái nó mới vừa làm tốt hơn cái nó đã làm từ trước; bàn tay khéo xảo của nó điểm thành vật tốt đẹp, tốt đẹp mãi cho đến khi hoàn mỹ. Đó là những việc làm của nó mà có thể thấy được. Còn đến những việc không nhìn thấy thì lại càng hệ trong hơn. Tâm tánh và trí thức con người, tư tưởng ý định và đường đi nước bước của các dân tộc, cũng đều chung chịu cái luật lớn lao cả. Nó vẫn ẩn khuất, thế mà chính nó cứu độ loài người; không ai nghe nó, nhưng tiếng nói của nó còn lớn hơn bão to. Từ bi hỷ xả làm lợi cho con người vì phần đông chúng sinh mờ mịt đã bị sự hung ác bịt mắt từ lâu. Không ai dám khinh nó, ai nghịch với nó thì nguy, ai thuận theo nó thì được; nó lấy thảnh thơi, an lạc mà thưởng cho sự phải và lấy hoạn nạn, khốn khó mà phạt sự quấy. Nó thấy khắp mọi nơi và quan tâm đến mọi việc. Hãy ăn ở ngay thẳng sẽ được nó thưởng; nếu ăn ở gian tà, nó sẽ hành phạt, không mau thì lâu, mọi việc ác đều phải bị trừng phạt một cách xứng đáng. Nó không biết oán giận, cũng không biết tha thứ. Nó phán đoán thật là đúng mực, nó đo lường rất công bằng. Nó chẳng quản đến thời gian, hoặc mai này nó xử, hoặc nó hoãn lại về sau. Có nó, kẻ giết người sẽ trở dao đâm lấy mình, quan tòa bất công phải mất thanh danh, kẻ xảo ngôn bị hại về sự nói láo, kẻ trộm hèn mạt và kẻ cướp chẳng được đồ đã thâu đoạt của người. Đó là cái luật nó xoay về nẻo công, không ai tránh được.
Đó chính là đạo, là pháp, là quy luật linh thiêng vô hình, là sức mạnh vô ngần chi phối cả vũ trụ. Mắt thịt, trí phàm không thể luận hết về nó. Nhưng một cách hoàn toàn tự nhiên, mọi sự biến đổi, sanh diệt trong vũ trụ đều tuân theo đó.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
KHÁI NIỆM VỀ PHÁP
1. Một học thuyết từ xa xưa...
Danh từ “pháp” trong tiếng Phạn là Dharma, người Ấn Độ thường dùng để gọi chung pháp luật, tôn giáo, ngôi cao cả. Danh từ này có nhiều nghĩa rất bao quát, lại cũng chỉ về phận sự, hạnh kiểm, tính chất riêng của vạn vật nữa. Dharma là một “tiềm lực” vô cùng vô tận, đời đời kiếp kiếp, không bao giờ thay đổi và suy yếu… Cái tiềm lực ấy được biểu hiện ra hình thức bởi sự hiện hữu của vũ trụ và các hiện tượng, vì thế chính nó cchi phối tất cả vạn vật. Nó đã đời đời kiếp kiếp làm chủ vũ trụ vạn vật, thì đức Phật tất nhiên không phải là người sáng tạo ra nó. Phật chỉ là người nhận rõ được bản chất của pháp và chỉ rõ bản chất ấy cho mọi người. Chính đức Phật cũng từng nói rằng, những gì Ngài giảng dạy đều hoàn toàn giống với chư Phật trước kia.Theo những giáo thuyết cổ xưa của Ấn Độ, đã từng có trước thời đức Phật, chủ yếu được lưu truyền trong các bộ kinh Phệ-đà của giáo phái Bà-la-môn, thì trước khi khởi sự có vạn vật, đã có cái một cõi u minh và đấng Phạm-thiên một mình hiện hữu trong cõi ấy. Theo thuyết ấy, có rất nhiều những bức màn che án sẽ mở ra lần lần và liên tiếp nhau, nhưng phải có rất nhiều bức màn hết bức này đến bức kia nối nhau mãi. Các tinh tú cứ theo đường mà đi và không hỏi han gì. Sống với chết, sướng với khổ đều có cũng như nhân với quả, với thời gian kéo chạy, với con nước chảy mãi của kiếp đời, tất cả những cái đó có là đủ rồi. Mà con nước của kiếp đời kia thay đổi mãi, nó chảy đi mãi không ngừng cũng như nước dưới sông cứ chảy đi khi mau, khi chậm; cả hai thứ nước tuy khác thể mà đồng tính, đều từ trên nguồn xa mà xuống đến tận biển sâu. Rồi vầng thái dương rút lấy nước dưới biển lên, nước hợp lại thành những đám mây, đổ xuống thành mưa, rồi nước mưa lại từ trên núi cao mà chảy xuống nữa, chảy mãi không ngừng nghỉ chút nào. Những cuộc biến đổi này có khác nào cái bánh xe xoay tròn, được xoay mãi với một sức mạnh tự nhiên phi thường mà không gì ngăn cản nổi, cũng không có gì đi ngược lại được sự xoay vần của nó. Như vậy, loài người chẳng nên nhọc công van xin cầu khẩn, vì cõi u minh ấy không vì thế mà sáng ra. Chớ hỏi cái thanh tịnh, nó có nói gì được đâu. Cũng đừng mong dùng những lối tu khổ hạnh làm nhọc mệt tinh thần, tạo ra sự sầu đau buồn khổ, vì như vậy cũng là vô ích. Cũng đừng mong mỏi, trông cậy đến các bậc thần linh, đừng lấy sự cúng kính và vái van để toan mua lòng họ bằng những đồ tế lễ. Chỉ có thể trông cậy vào nỗ lực của chính mình để tự giải cứu mà thôi! Tự mình tạo ra ngục tù giam cầm lấy mình; và cũng tự mình có đủ các phép huyền diệu để tự giải thoát lấy. Đối với muôn loài chúng sanh, chính sự hành động, tạo tác đã sanh ra cái vui hoặc cái khổ, tạo thành nghiệp lực. Cái nhân quá khứ tạo nên cái quả hiện tại, và tương lai xấu hoặc tốt, được sanh ở cõi lành hay cõi dữ, đều do nơi những hành động trong hiện tại này. Vì thế, dưới con mắt thế gian không có gì là bền bỉ, tuyệt đối cả. Lắm khi ta thấy kẻ đức hạnh phải chịu cảnh điêu tàn, mà những kẻ gây tội lại được thảnh thơi. Nhưng kẻ khổ sở ngày nay, về sau có thể trở thành người cao sang quyền quý, nhờ vào những công đức đã tích lũy từ trước. Ngược lại, một người quyền trọng chức cao, lại cũng có thể sẽ lưu lạc lang thang rách rưới vì những việc xấu đã làm. Con người có thể tự đưa mình lên đỉnh cao tột bậc của muôn loài, hoặc đày đọa tự thân xuống tận cùng của các cõi thế giới. Tất cả đều do nơi chính những gì mình làm, mình chịu, mà không một sức mạnh, thế lực nào có thể chi phối, xen vào.
Trong vòng quay của cái bánh xe vô hình đưa con người lên cao xuống thấp mãi như thế, không có cái gì có thể yên tĩnh, nghỉ ngơi được. Kẻ lên cao có thể xuống thấp, kẻ xuống thấp lại muốn lên cao. Và bánh xe cứ thế quay mãi không ngừng.
Nhưng con người không phải bị trói buộc vĩnh viễn vào cuộc luân chuyển ấy. Trước khi thành Phật, đức Phật cũng đã từng đau khổ. Nước mắt của ngài cũng đã từng nhỏ ra nhiều không kém gì bao nhiêu chúng sanh khác trong cõi luân hồi. Nhưng ngài đã vượt qua được mọi khổ não, đạt đến an vui. Và bằng vào kinh nghiệm tự thân, ngài chỉ dạy rằng sự khổ não của chúng sanh là do tự mình gây ra, tự mình nhận lấy mà thôi. Ngài đã nhận ra từ sâu thẳm bản chất của cuộc sống, không phải chỉ nơi những bề mặt thăng trầm, sanh diệt, biến đổi như chúng ta nhận thấy, mà là một nguyên lý cao siêu hơn, bao quát hơn, chi phối sự hiện hữu và tiến hóa của hết thảy muôn loài. Và nguyên lý ấy không thể nào chỉ ra bằng lời nói, miêu tả bằng hình ảnh hay giảng giải, tranh luận. Chỉ có thể trực nhận được nó từ cuộc sống, vì đó là nguồn gốc của sự sống, của muôn loài.
Nguồn gốc ấy hết sức vững vàng và linh thiêng. Nó đã có trước khi tạo thiên lập địa và nó không bao giờ cùng tận. Nó vĩnh viễn như không gian, chắc chắn như sự thật. Nó cứ xoay vần đến cái phải, cái đúng, và chỉ chịu lấy luật riêng của nó thôi. Chính nó tạo hương thơm cho hoa hồng, chính nó dùng mỹ thuật mà tô điểm nên hoa sen. Chính nó ẩn dưới lòng đất vào trong hột giống mà dệt nên cái áo sắc sảo mùa xuân. Nó pha màu cho những cụm mây lang thang trên trời cao và nó nhuộm sắc rực rỡ cho rán hồng. Các tinh tú là chỗ ngụ của nó, gió mưa là tay sai của nó. Nó đưa cái tâm con người ra khỏi nơi mờ mịt và nó đem con trĩ có cổ đẹp ra ngoài cái trứng tối tăm. Nó miệt mài làm việc để biến sự sân hận, ngu si, tàn bạo hóa ra thuần nhã đáng yêu. Chính nó để trứng trong ổ cho chim sâu và nó để mật trong tổ cho loài ong; luật lệ của nó, con kiến vẫn theo và con chim câu trắng vẫn biết. Nó giăng thẳng cánh cho con chim tha mồi về tổ; nó dắt chó sói mẹ về với con; nó giúp món ăn uống và bạn bè cho những kẻ không ai ưa. Chẳng có cái gì làm cho nó chán ngán, ngừng nghỉ được; nó thương tất cả mọi vật; Nó đem sữa ngọt vào lòng người mẹ và nó cũng đem nọc độc vào miệng rắn nữa. Nó sắp đặt cho cái trái cầu xoay theo vòng trời vô tận, xoay một cách đúng điệu. Nó cất giấu dưới đất sâu, hang thẳm những vàng, ngọc, châu báu. Nó ở ẩn trong rừng xanh và nuôi sống những cây bé nhỏ ngộ nghĩnh mọc từ gốc cây to. Nó chế bày ra những lá, hoa và cỏ non. Nó giết rồi nó cứu, chẳng qua là để làm tròn cái vòng quay của nó. Chính nó là thợ quay tơ mà cái chết với khổ là bàn quay, còn lòng yêu thương với sự sống đời đời là sợi tơ vậy. Nó làm rồi nó phá; nó sửa lại tất cả; cái nó mới vừa làm tốt hơn cái nó đã làm từ trước; bàn tay khéo xảo của nó điểm thành vật tốt đẹp, tốt đẹp mãi cho đến khi hoàn mỹ. Đó là những việc làm của nó mà có thể thấy được. Còn đến những việc không nhìn thấy thì lại càng hệ trong hơn. Tâm tánh và trí thức con người, tư tưởng ý định và đường đi nước bước của các dân tộc, cũng đều chung chịu cái luật lớn lao cả. Nó vẫn ẩn khuất, thế mà chính nó cứu độ loài người; không ai nghe nó, nhưng tiếng nói của nó còn lớn hơn bão to. Từ bi hỷ xả làm lợi cho con người vì phần đông chúng sinh mờ mịt đã bị sự hung ác bịt mắt từ lâu. Không ai dám khinh nó, ai nghịch với nó thì nguy, ai thuận theo nó thì được; nó lấy thảnh thơi, an lạc mà thưởng cho sự phải và lấy hoạn nạn, khốn khó mà phạt sự quấy. Nó thấy khắp mọi nơi và quan tâm đến mọi việc. Hãy ăn ở ngay thẳng sẽ được nó thưởng; nếu ăn ở gian tà, nó sẽ hành phạt, không mau thì lâu, mọi việc ác đều phải bị trừng phạt một cách xứng đáng. Nó không biết oán giận, cũng không biết tha thứ. Nó phán đoán thật là đúng mực, nó đo lường rất công bằng. Nó chẳng quản đến thời gian, hoặc mai này nó xử, hoặc nó hoãn lại về sau. Có nó, kẻ giết người sẽ trở dao đâm lấy mình, quan tòa bất công phải mất thanh danh, kẻ xảo ngôn bị hại về sự nói láo, kẻ trộm hèn mạt và kẻ cướp chẳng được đồ đã thâu đoạt của người. Đó là cái luật nó xoay về nẻo công, không ai tránh được.
Đó chính là đạo, là pháp, là quy luật linh thiêng vô hình, là sức mạnh vô ngần chi phối cả vũ trụ. Mắt thịt, trí phàm không thể luận hết về nó. Nhưng một cách hoàn toàn tự nhiên, mọi sự biến đổi, sanh diệt trong vũ trụ đều tuân theo đó.
Send comment