PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Này, anh có hiểu vũ trụ chăng? Chính là cõi không gian vô cùng, mênh mông không thể đo lường, không có bề ngang, bề dài chi cả. Nó không có bề ngang, bề dài nghĩa là nếu phát xuất từ đây anh định đi đến chỗ nào trong không gian, cho rằng anh đi nhanh đến đâu, trong thời gian bao lâu đi nữa, dù là đến bao nhiêu thế kỷ đi nữa, anh cũng không đi đến đâu trong cõi vô tận ấy cả. Anh không tiến bước đến gần được cõi vô tận chút nào, anh càng đi tới thì càng xa, xa mãi xa tít mù.
“Ta hãy lấy một ví dụ khác. Nếu như trái đất mà ta đang sống đây vụt rơi xuống trong cõi không gian. Ví như nó rơi thẳng xuống, hoặc lăn tròn mà rơi, trong cả triệu ức thế kỷ, nó rơi nhanh đến cả triệu dặm mỗi ngày hay nhiều hơn nữa; sau khi đó, nó cũng không tới tận đáy cùng của vũ trụ được. Bấy giờ đối với vũ trụ, cũng như nó vẫn ở tự nhiên một chỗ vậy thôi.”
Trong vũ trụ, có vô số những tinh cầu với những loài thú, loài người, đủ các giống loài. Đó là theo nơi bản tánh của Pháp mà sanh khởi, thật không phải do bàn tay sáng tạo của một vị Chúa tể nào sanh ra trước vạn vật, theo như trí tưởng tượng của người Âu Tây.
Các tinh cầu trong vũ trụ thường chịu chung một quy luật tồn tại, đều phải trải qua bốn thời kỳ là thành, trụ, hoại, diệt. Những chu kỳ như thế cứ nối tiếp nhau vô cùng tận trong không gian và thời gian, không có điểm khởi đầu cũng như điểm kết thúc.
Có đến hằng hà sa số các thiên hà cùng tồn tại trong vũ trụ. Chúng được hình thành và tồn tại do bởi hai sức mạnh tự nhiên là “duyên” và “nghiệp”. Duyên là tất cả những yếu tố, điều kiện cần và đủ để hình thành và tồn tại. Nghiệp, hay nhân quả, là sự chi phối tiếp diễn của những sự việc. Sự việc như thế này sẽ dẫn đến kết quả như thế này, sự việc như thế kia sẽ dẫn đến kết quả như thế kia... Và như thế, không có một sự việc nào có thể xem là “tự nhiên” mà xảy ra.
Cấu trúc chung của các thiên hà đều giống nhau. Vì thế, nếu hiểu rõ được một, cũng là hiểu rõ được tất cả. Trung tâm quả địa cầu có núi sáng và linh gọi là núi Tu-di. Núi Tu-di ở giữa, một phía là chân trời miền Nam, một phía khác là Bắc cực, cho nên sách nói rằng mỗi ngày tinh tú xây chung quanh hòn núi ấy. Trong quyển “Le Bouddhisme au Cambodge”, Adhémar Leclère nói rằng núi Tu Di cao đến 84. 000 do-tuần, bề sâu dưới nước cũng 84.000 do-tuần và bề ngang trên mặt nước cũng 84.000 do-tuần. Trên đỉnh núi Tu-di là cảnh giới của đức Đế Thích.
Thế giới chia ra làm bốn châu: 1. Phía Bắc núi Tu-di là Câu Lô châu, phía Nam là Thiệm Bộ châu, phía Tây là Ngưu Hóa châu, phía Đông là Thắng Thần châu.
Đông Thắng Thần châu chu vi là 21.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến sáu trăm tuổi.
Tây Ngưu Hóa châu chu vi là 27.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến năm trăm tuổi.
Bắc Câu Lô châu chu vi là 30.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến một ngàn tuổi.
Nam Thiệm Bộ châu tức là cõi Diêm-phù-đề của chúng ta, chu vi là 30.000 do-tuần, cư dân trung bình sống không đến trăm tuổi.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
VŨ TRỤ VỚI VẠN VẬT
I. Vũ trụ
Một nhà thần linh học là Camille Flammarion có viết trong quyển “Récits de l’Infini” một đoạn như sau:“Này, anh có hiểu vũ trụ chăng? Chính là cõi không gian vô cùng, mênh mông không thể đo lường, không có bề ngang, bề dài chi cả. Nó không có bề ngang, bề dài nghĩa là nếu phát xuất từ đây anh định đi đến chỗ nào trong không gian, cho rằng anh đi nhanh đến đâu, trong thời gian bao lâu đi nữa, dù là đến bao nhiêu thế kỷ đi nữa, anh cũng không đi đến đâu trong cõi vô tận ấy cả. Anh không tiến bước đến gần được cõi vô tận chút nào, anh càng đi tới thì càng xa, xa mãi xa tít mù.
“Ta hãy lấy một ví dụ khác. Nếu như trái đất mà ta đang sống đây vụt rơi xuống trong cõi không gian. Ví như nó rơi thẳng xuống, hoặc lăn tròn mà rơi, trong cả triệu ức thế kỷ, nó rơi nhanh đến cả triệu dặm mỗi ngày hay nhiều hơn nữa; sau khi đó, nó cũng không tới tận đáy cùng của vũ trụ được. Bấy giờ đối với vũ trụ, cũng như nó vẫn ở tự nhiên một chỗ vậy thôi.”
Trong vũ trụ, có vô số những tinh cầu với những loài thú, loài người, đủ các giống loài. Đó là theo nơi bản tánh của Pháp mà sanh khởi, thật không phải do bàn tay sáng tạo của một vị Chúa tể nào sanh ra trước vạn vật, theo như trí tưởng tượng của người Âu Tây.
Các tinh cầu trong vũ trụ thường chịu chung một quy luật tồn tại, đều phải trải qua bốn thời kỳ là thành, trụ, hoại, diệt. Những chu kỳ như thế cứ nối tiếp nhau vô cùng tận trong không gian và thời gian, không có điểm khởi đầu cũng như điểm kết thúc.
Có đến hằng hà sa số các thiên hà cùng tồn tại trong vũ trụ. Chúng được hình thành và tồn tại do bởi hai sức mạnh tự nhiên là “duyên” và “nghiệp”. Duyên là tất cả những yếu tố, điều kiện cần và đủ để hình thành và tồn tại. Nghiệp, hay nhân quả, là sự chi phối tiếp diễn của những sự việc. Sự việc như thế này sẽ dẫn đến kết quả như thế này, sự việc như thế kia sẽ dẫn đến kết quả như thế kia... Và như thế, không có một sự việc nào có thể xem là “tự nhiên” mà xảy ra.
Cấu trúc chung của các thiên hà đều giống nhau. Vì thế, nếu hiểu rõ được một, cũng là hiểu rõ được tất cả. Trung tâm quả địa cầu có núi sáng và linh gọi là núi Tu-di. Núi Tu-di ở giữa, một phía là chân trời miền Nam, một phía khác là Bắc cực, cho nên sách nói rằng mỗi ngày tinh tú xây chung quanh hòn núi ấy. Trong quyển “Le Bouddhisme au Cambodge”, Adhémar Leclère nói rằng núi Tu Di cao đến 84. 000 do-tuần, bề sâu dưới nước cũng 84.000 do-tuần và bề ngang trên mặt nước cũng 84.000 do-tuần. Trên đỉnh núi Tu-di là cảnh giới của đức Đế Thích.
Thế giới chia ra làm bốn châu: 1. Phía Bắc núi Tu-di là Câu Lô châu, phía Nam là Thiệm Bộ châu, phía Tây là Ngưu Hóa châu, phía Đông là Thắng Thần châu.
Đông Thắng Thần châu chu vi là 21.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến sáu trăm tuổi.
Tây Ngưu Hóa châu chu vi là 27.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến năm trăm tuổi.
Bắc Câu Lô châu chu vi là 30.000 do-tuần, cư dân trung bình sống đến một ngàn tuổi.
Nam Thiệm Bộ châu tức là cõi Diêm-phù-đề của chúng ta, chu vi là 30.000 do-tuần, cư dân trung bình sống không đến trăm tuổi.
Send comment