PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
“Có cái khổ nào tự nó đến mà không phải do nơi sự tham muốn hay chăng? Chính là khi giác quan với sự vật tiếp xúc nhau, liền sanh khởi lòng tham muốn, rồi tình dục và lòng khao khát mới cháy bừng lên.
“Con người chỉ biết đeo đuổi theo những bóng dáng, những mộng ảo và cho đó là thật, con người nhận lấy một cái bản ngã giả trá, rồi chung quanh đó mới xây dựng thành một mảnh đất tượng ảnh.
“Con người mù quáng nên không trông ánh sáng chói lòa của chân lý, điếc nên không nghe được tiếng gió mát ở cõi cao hơn cảnh Đế-thích, câm nên không tương ứng được với Bậc cao quý đã bỏ cuộc đời giả mà qua cuộc đời thật. Bởi thế, cho nên những sự tranh giành và tình dục kéo đến và làm hỗn loạn trên mặt đất này; bởi thế cho nên tâm hồn lầm lạc, khổ sở, những giọt nước mắt cay đắng phải trào ra; bởi thế cho nên lòng mê muội, tham lam, ganh ghét mới nảy sanh ra! Bởi thế cho nên ở đâu mà hột giống có thể mọc thì cỏ hại lại choán đầy với rễ sâu và bông độc, khiến cho giống lành rất khó mà tìm được chỗ phì nhiêu để rơi xuống và mọc lên. Rồi thần thức phải luân chuyển, theo nghiệp lực mà tái sanh với một tấm lòng khao khát mới. Cái bản ngã đã cuồng nhiệt, lại thêm các giác quan giục tới, liền gây thêm ác nghiệp nữa và tiếp tục chịu quả báo bi thảm mãi mãi.”
Nguồn gốc của sự khổ bắt nguồn từ lòng tham muốn, sự khao khát sống ở đời, những sức mạnh ấy làm cho mình luân hồi mãi mãi, hết đời này sang đời kia. Nguồn gốc sự khổ tức là khao khát, tham muốn với sự vui, khao khát với sự sống, khao khát với ái dục.
Kinh Pháp Cú có nói:
Ái luyến sanh sầu bi,
Ái luyến sanh sợ hãi.
Ái thoát khỏi ái luyến,
Không sầu, đâu sợ hãi.
Con người lấy làm vui thích được sống lâu, và cố sức để đạt được danh vọng, sự giàu sang. Họ luyến mến, tham đắm vào những thứ ấy, không nghĩ đến việc tìm cách thoát ra bao giờ. Mọi người đều muốn đời này được mọi điều thỏa thích và mong đời tới được sung sướng hơn. Cái lòng mong muốn ấy, cái lòng khao khát ấy, nó lừa phỉnh, nó nhận chìm, nó dày xéo con người trong vòng khổ sở và đọa lạc vào các nẻo luân hồi!
Nhưng lòng khao khát tình dục, sự tham đắm đã tích lũy qua nhiều đời nên nó mạnh mẽ lắm, con người khó mà chiến thắng và vượt qua được nó. Nhìn theo góc độ này, có những người mà thế gian cho là tài trí, thông minh, nhưng thực sự vẫn là người mê tối, vì không thoát ra được những cám dỗ, thúc giục của lòng tham dục. Điều đáng buồn hơn nữa, là sự tham muốn tự nó chẳng bao giờ có một giới hạn cuối cùng. Càng được thỏa mãn tham muốn, lại càng tham muốn nhiều hơn nữa. Vì vậy, nên khổ lại chồng chất khổ, con người mãi mãi không tìm được lối thoát ra.
Nói tóm lại, nguyên nhân của khổ não chính là từ nơi sự mê tối, lòng tham muốn không cùng. Chỉ cần chúng ta nhất thời dừng được mọi sự tham muốn, đam mê, nhận ra chân lý cuộc đời, chúng ta sẽ thấy lòng nhẹ nhõm, hướng thẳng về bến bờ giải thoát.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
TỨ DIỆU ĐẾ
II. TẬP ĐẾ
Theo quyển La Lumière de l’Asie, đức Phật có thuyết giảng về nguyên nhân của sự khổ như sau:“Có cái khổ nào tự nó đến mà không phải do nơi sự tham muốn hay chăng? Chính là khi giác quan với sự vật tiếp xúc nhau, liền sanh khởi lòng tham muốn, rồi tình dục và lòng khao khát mới cháy bừng lên.
“Con người chỉ biết đeo đuổi theo những bóng dáng, những mộng ảo và cho đó là thật, con người nhận lấy một cái bản ngã giả trá, rồi chung quanh đó mới xây dựng thành một mảnh đất tượng ảnh.
“Con người mù quáng nên không trông ánh sáng chói lòa của chân lý, điếc nên không nghe được tiếng gió mát ở cõi cao hơn cảnh Đế-thích, câm nên không tương ứng được với Bậc cao quý đã bỏ cuộc đời giả mà qua cuộc đời thật. Bởi thế, cho nên những sự tranh giành và tình dục kéo đến và làm hỗn loạn trên mặt đất này; bởi thế cho nên tâm hồn lầm lạc, khổ sở, những giọt nước mắt cay đắng phải trào ra; bởi thế cho nên lòng mê muội, tham lam, ganh ghét mới nảy sanh ra! Bởi thế cho nên ở đâu mà hột giống có thể mọc thì cỏ hại lại choán đầy với rễ sâu và bông độc, khiến cho giống lành rất khó mà tìm được chỗ phì nhiêu để rơi xuống và mọc lên. Rồi thần thức phải luân chuyển, theo nghiệp lực mà tái sanh với một tấm lòng khao khát mới. Cái bản ngã đã cuồng nhiệt, lại thêm các giác quan giục tới, liền gây thêm ác nghiệp nữa và tiếp tục chịu quả báo bi thảm mãi mãi.”
Nguồn gốc của sự khổ bắt nguồn từ lòng tham muốn, sự khao khát sống ở đời, những sức mạnh ấy làm cho mình luân hồi mãi mãi, hết đời này sang đời kia. Nguồn gốc sự khổ tức là khao khát, tham muốn với sự vui, khao khát với sự sống, khao khát với ái dục.
Kinh Pháp Cú có nói:
Ái luyến sanh sầu bi,
Ái luyến sanh sợ hãi.
Ái thoát khỏi ái luyến,
Không sầu, đâu sợ hãi.
Con người lấy làm vui thích được sống lâu, và cố sức để đạt được danh vọng, sự giàu sang. Họ luyến mến, tham đắm vào những thứ ấy, không nghĩ đến việc tìm cách thoát ra bao giờ. Mọi người đều muốn đời này được mọi điều thỏa thích và mong đời tới được sung sướng hơn. Cái lòng mong muốn ấy, cái lòng khao khát ấy, nó lừa phỉnh, nó nhận chìm, nó dày xéo con người trong vòng khổ sở và đọa lạc vào các nẻo luân hồi!
Nhưng lòng khao khát tình dục, sự tham đắm đã tích lũy qua nhiều đời nên nó mạnh mẽ lắm, con người khó mà chiến thắng và vượt qua được nó. Nhìn theo góc độ này, có những người mà thế gian cho là tài trí, thông minh, nhưng thực sự vẫn là người mê tối, vì không thoát ra được những cám dỗ, thúc giục của lòng tham dục. Điều đáng buồn hơn nữa, là sự tham muốn tự nó chẳng bao giờ có một giới hạn cuối cùng. Càng được thỏa mãn tham muốn, lại càng tham muốn nhiều hơn nữa. Vì vậy, nên khổ lại chồng chất khổ, con người mãi mãi không tìm được lối thoát ra.
Nói tóm lại, nguyên nhân của khổ não chính là từ nơi sự mê tối, lòng tham muốn không cùng. Chỉ cần chúng ta nhất thời dừng được mọi sự tham muốn, đam mê, nhận ra chân lý cuộc đời, chúng ta sẽ thấy lòng nhẹ nhõm, hướng thẳng về bến bờ giải thoát.
Send comment