Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm thứ ba: Đức Diệu Giác Như Lai phân thân vào Trung Ấm

29 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8838)
Phẩm thứ ba: Đức Diệu Giác Như Lai phân thân vào Trung Ấm

KINH TRUNG ẤM
Hán dịch: Sa môn Trúc Phật Niệm 
Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

PHẨM THỨ BA 
ĐỨC DIỆU GIÁC NHƯ LAI PHÂN THÂN VÀO TRUNG ẤM

Lúc đó ở Tòa trên có Bồ Tát tên là Định Hóa Vương từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, gối hữu chấm đất, quỳ xuống chấp tay bạch Phật rằng: Lành thay! Thế Tôn! Xin Ngài vì chúng sanh thuyết nghĩa lý rõ ràng, âm hưởng đã hướng thì nghe pháp dễ độ.

Lại có người khó độ, xét chúng sanh có người dâm, nộ, si ít, có người dâm, nộ, si nhiều; hoặc người có đối pháp, người không có đối pháp; hoặc người có thể thấy pháp, người không thể thấy pháp; hoặc người hữu lậu pháp, người vô lậu pháp; hoặc người ở hữu vi pháp, người ở vô vi pháp; hoặc người có thể ký pháp, người không có thể ký pháp; hoặc người đang ở pháp dục giới; hoặc người đang ở pháp không giải thoát; hoặc người ở pháp sắc giới, người ở pháp vô sắc giới, hoặc người ở pháp Trung Ấm vi hình, người đang ở pháp Trung Ấm phi vi hình; hoặc người đang ở pháp ngũ sắc thức, người đang ở pháp ngũ sắc phi thức; hoặc người đang ở pháp phi tưởng, phi bất tưởng thức, người không ở pháp phi tưởng, phi bất tưởng thức; hoặc người đang ở nhất trụ cho đến cửu trụ, người đang ở nhất trụ, phi nhất trụ. Có người đang ở cửu trụ, phi cửu trụ… cúi mong Đức Thế Tôn mỗi mỗi diễn rộng, làm cho các vị Bồ Tát hết hẳn do dự, các hàng chúng sanh nghe pháp được giải thoát.

Thế rồi Đức Thế Tôn dùng tiếng Phạm tịnh êm ái, khen Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Lành thay! Lành thay! Đức Bồ Tát. Ông đã ở trước Như Lai làm Sư Tử Hống, ngay đây Ta sẽ phân biệt từng chi tiết cho ông. Hãy lắng nghe kỹ và suy nghĩ điều mà ông đã hỏi:

Có thể thấy pháp và không thể thấy pháp đó, vì mắt thấy sắc, vì sắc đập vào mắt. Bồ Tát Định Hóa Vương nói: Không có con mắt để thấy sắc, cũng không lìa mắt, và không có sắc để đập vào mắt, cũng không lìa sắc.

Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Này Bồ Tát, mắt chẳng phải sắc, sắc chẳng phải mắt, vậy cái gì là thấy? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Thức pháp thực trụ, quán pháp mới khởi.

Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Thế nào Bồ Tát? Thức là hữu pháp hay thức là vô pháp? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Thức chẳng phải hữu vi nhưng không lìa hữu vi. Thức chẳng phải vô vi nhưng không lìa vô vi.

Phật hỏi Bồ Tát Định Hóa Vương: Thế nào là hữu vi, thế nào là vô vi? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch rằng: Khởi là hữu vi, trụ là vô vi. Đối với pháp Đệ nhất nghĩa thì không thấy không khởi, không thấy đang trụ, pháp tánh thanh tịnh không sắc không thức. Đối với pháp Nê Hoàn không chỗ nhiễm trước, mắt chẳng phải sắc, không thể thấy pháp và không không thể thấy pháp. Mắt đã qua, sắc đã qua và thức đã qua. Mắt sẽ đến, sắc sẽ đến và thức đã qua. Mắt bây giờ, sắc bây giờ và thức bây giờ. Chẳng có mắt, sắc và thức, chẳng phải không có mắt, sắc và thức. Đây là pháp Nê Hoàn thanh tịnh.

Lúc này Bồ Tát Định Hóa Vương muốn nghe Như Lai nói hữu đốivô đối. Phật hỏi Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Tiếng có đối tượng hay không có đối tượng? Bồ Tát Định Hóa Vương bạch: Tiếng cũng có đối tượng và cũng không có đối tượng. Phật bảo rằng: Tiếng thì không có đối tượng và cũng không phải không có đối tượng, thế nào Định Hóa Vương? Cái nầy thanh cái kia ứng là có là không, là hư hay là thật? Ông nghĩ sao, hư không có thể viết thành chữ chăng? Định Hóa Vương trả lời: Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Như Lai vun bồi các hạnh ở vô số kiếp, cũng không thấy có, cũng không thấy không; cũng không thấy có ba đời, cũng không thấy không có ba đời, cho đến chẳng phải tưởng, chẳng phải không tưởng cũng lại như vậy.

Bấy giờ Bồ Tát Định Hóa Vương bạch Phật rằng: Các pháp quán trên mỗi mỗi đều đã hiểu. Chỉ mong Như Lai Chí Chơn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn nói ba pháp vi diệu. Điều gì tối diệu ở Trung Ấm Hình, Ngũ Sắc Thức Hình và Phi Tưởng, Phi Bất Tưởng Thức?

Lúc này Đức Thế Tôn biết tâm của chúng hội đều khởi lòng nghi bèn ở trên tòa mà nói kệ rằng: 

Ta chịu khổ ba cõi 
Tâm ngu hoặc ái si 
Vô số kiếp đã qua 
Chấp cóchấp không 
Phá hoại kiếp luân hồi 
Nay mới được thành Phật 
Đem thệ nguyện rộng lớn 
Độ mọi loài chưa độ 
Phật lực không gì hơn 
Ba cõi ai bằng Phật 
Một hướng không hai tâm 
Tự thề được thành Phật 
Ta từ Phật Chính Chú 
Sơ phát vô đẳng tâm 
Dục phược nơi trói buộc 
Kiên cố khó chặt xong 
Định khôngvô tướng nguyện 
Phân biệt ba Tam Muội 
Trước niệm hơi ra vào 
Suy lường đường thiện ác 
Quyết một lòng tinh tấn 
Bước đi không thất nghi 
Như người thấy đại hỏa 
Đốt cháy người tội nặng 
Phước sanh Quang Âm Thiên 
Phương khác, người mỏng phước 
Hàng chúng sanh ba phẩm 
Trung Ấm khi thọ hình 
Đổi thay không lường nổi 
Ngoài Ta ai nói được 
Năm Sắc Thức chúng sanh 
Bất đồng trong tam giới 
Bậc Tối thắngNhư Lai 
Vào thức kia giáo hóa 
Nói ngọn ngành phân biệt 
Trăm tám ái, chẳng rong 
Muốn thành Tu Đà Hoàn 
Thì nói Tu Đà Hoàn 
Muốn thành A Na Hàm 
Thì nói A Na Hàm 
Muốn thành A La Hán 
Thì nói A La Hán 
Muốn thành Bích Chi Phật 
Thì nói Bich Chi Phật 
Người muốn Bồ Tát Đạo 
Thì nói pháp Bồ Tát 
Bậc đắc Tu Đà Hoàn 
Ba mươi hai ức người 
Bậc đắc Tư Đà Hàm 
Có bốn mươi hai ức 
Bậc đắc A Na Hàm 
Có năm mươi hai ức 
Bậc đắc A La Hán 
Sáu mươi hai ức vị 
Bậc đắc Bích Chi Phật 
Thì bảy mươi hai ức 
Bậc đắc Bồ Tát Đạo 
Tám mươi hai ức vị 

Bấy giờ Đức Thế Tôn lập lại kệ rằng: 

Ta vốn không tâm pháp 
Tạm dùng giáo hóa thôi 
Thấy khói biết rằng lửa 
Nhìn mây biết có mưa 
Cất bước biết quân tử 
Trông sao biết có trăng 
Ta trừ hết ngã tâm
Không ngã – không vô ngã 
Trãi qua nhiều số kiếp 
Chẳng tính được tháng ngày 
Phật dùng tư duy chứng 
Phàm phu nào hiểu được 
Lành thay Đại Thánh Tôn 
Độ khắp cõi mười phương 
Rời khỏi pháp Dục Giới 
Giáo hóa Trung Ấm thân 
Giáo pháp chư Phật là 
Vào Ấm không thấy nó 
Các hàng chúng sanh này 
Phát nguyện đều khác biệt 
Ta trói buộc chính ta 
Ta – kia cùng một thể 
Phải dùng tư duy bổn 
Tư duy Bổn mạt quán 
Mỗi ý niệm dấy lên 
Dứt trừ nào khó lắm 
Trần cấu mạnh hơn ta 
Ta rớt ba đường ác 
Nay ta mạnh hơn nó 
Diệt nó chứng Niết Bàn 
Lành thay Đại Thánh Tôn 
Độc bước chưa ai hơn 
Thấy Tối Đại Thánh Tôn 
Diêm Phù người được độ 
Thân hành thì có ba 
Khẩu hành thì có bốn 
Và ý hành ba điều 
Biển não phiền tử sanh 
Chín chúng sanh cư ngụ 
Chỗ của thức đi qua 
Phân biệt ta – không ta 
Không ta và không người 
Các Chư Phật Thế Tôn 
Tâm rộng không ngằn mé 
Mỗi ý niệm chúng sanh 
Tiếp nhận không giới hạn 
Thân tịnh không làm ác 
Lời nói thường thanh tịnh 
Tâm tịnh như tâm Phật 
Đó là pháp Chư Phật 
Thân là pháp khí khổ 
Đâu phải chỉ ba đời 
Ngoài ta ai biết được 
Ai biết đường khổ đây 
Công đức của Như Lai 
Chư tướng nào sánh được 
Tướng ngực như sư tử 
Mỗi chân lông phát quang 
Lòng tay nghìn bánh xe 
Chỉ dạy đường thiện ác 
Lưỡi, răng toát ánh quang 
Cứu độ nhiều vô số 
Mắt, tai, mũi và tóc ... 
Đỉnh nhục kế ai bì 
Hư không còn thể hết 
Phật tướng khó suy lường 

Ngay khi Như Lai nói kệ này xong có tám mươi ức chúng sanh Trung Ấm ở cõi Vô dư Niết Bàn phát tâm Kim Cang, cứ mỗi chúng sanh thành Phật cùng đồng một hiệu với Đức Diệu Giác Như Lai.

Đức Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương: Điều mà ông hỏi như hữu lậuvô lậu; có đối đãi – không có đối đãi; có thể thấy – không thể thấy; pháp quá khứ hiện tại và tương lai; nay ta sẽ nói cho ông.

Bồ Tát Định Hóa Vương bạch rằng: Thế Tôn, con mong muốn được nghe. Đức Phật bảo Bồ Tát Định Hóa Vương rằng: Hãy lắng nghe cho kỹ và khéo suy nghĩ, Ta sẽ phân biệt rõ cho ông. Thế nào Định Hóa Vương? Điều gì là duyên hết? Điều gì là không duyên hết? Trần cấu của sáu nhập rất nặng, khiến cho Ta mê ái các pháp. Pháp quán chiếu trong ngoài, ra vào của hơi thở. Tám muôn bốn nghìn pháp đắc Niết Bàn. Mỗi tư tưởng phát khởi không thể diệt, thì mỗi ý nghĩ sẽ thành hình tướng đó. Có tám vạn bốn nghìn hữu lậu và ba mươi bảy vô lậu, pháp hữu vivô vi; đều chẳng phải là con đường của Niết Bàn

Thân tịnh không làm ác 
Miệng nói lời chân thật 
Tâm tịnh cùng với Định 
Bốn điều khắp tất cả 
Hạnh Bồ Tát chính là.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14178)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14850)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18397)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24508)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 14953)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 13990)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14468)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18139)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26338)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15048)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14709)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14979)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
(Xem: 15412)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14831)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14673)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13101)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14277)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 19882)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18275)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30622)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12280)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15354)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13598)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13809)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13389)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14304)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16584)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15207)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31017)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18658)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14869)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14434)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14376)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13646)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19529)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14320)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14354)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14565)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14568)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17764)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13381)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13516)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14798)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14005)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16292)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15171)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13336)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13015)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13157)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13965)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14547)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14081)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14491)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12877)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13683)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13132)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13622)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14562)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant