Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phục hồi bản kinh SN 56.11 Kinh chuyển pháp luân

23 Tháng Tám 201100:00(Xem: 29962)
  • Tác giả :
Phục hồi bản kinh SN 56.11 Kinh chuyển pháp luân

PHỤC HỒI BẢN KINH SN 56.11
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

(dịch, phục hồi và ghi chú – Kan)

Con kính đảnh lễ Đức Thế Tôn đã truyền dạy con đường tới giác ngộ;

Con kính đảnh lễ các bậc trí nhiều thế hệ trong nhà Phật đã bảo tồn những lời dạy của Đức Phật đến hôm nay, để con được có duyên tiếp cận;

Con kính đảnh lễ các học giả nhiều thế hệ đã nghiên cứu khách quan, khoa học về những gì liên quan tới đạo Phật, để hôm nay con được có duyên biết tới một số vấn đề trong nhà Phật một cách khách quan;

Con kính đảnh lễ những vị đồng đạo, do nhiều nhân duyên đã giúp con thấy được nhiều điều trước kia con chưa thấy.

 blankblank

MỤC LỤC
Nhân duyên
Đâu là điểm cốt lõi trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật?

1) Tên kinh SN 56.11
2) “tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ” là gì?
3) Lời thốt lên của Ngài Kondañña
4) SN 56.12 và các phiên bản khác
5) Bánh xe pháp (Dhammacakka) tượng trưng điều gì?
6) Nguyên nhân của nguyên nhân 
7) Nên thôi nghĩ rằng có tồn tại nguyên nhân của dukkhā.
8) Kết luận
Phương pháp phục hồi bản kinh SN 56.11
Các thuật ngữ quan trọng trong bản phục hồi SN 56.11
Kinh Như Lai giảng về Sự-luân-chuyển-của-ba quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố.
Ghi chú
Tài liệu tham khảo

Nhân duyên

Một điều làm người dịch suy tư lâu nay là “Đâu là lời dạy nguyên thủy của Đức Phật?” Dĩ nhiên vì ta không được học trực tiếp với Ngài, mà là gián tiếp qua kinh điển, nên ta không quá lạc quan mà nghĩ rằng điều này hay điều kia là do chính Đức Phật nói.

Như vậy, muốn tìm lại những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật ẩn đâu đó trong rừng kinh điển đồ sộ, việc cần làm là cố gắng tìm ra đâu là những lời dạy cơ bản bằng nhiều phương pháp khác nhau, rồi đối chiếu lại để kiểm tra tính nhất quán của chúng.

Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết, mà truyền thống Thượng Tọa Bộ gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân nằm trong Tương Ưng Bộ SN 56.11.

Nhân duyên làm người dịch tiến hành khảo sát chi tiết về bản kinh này là: khi đọc bản Pali SN 56.11, người dịch không thể hiểu rõ nghĩa của cụm từ “tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ”. Ngài Thích Minh Châu khi chuyển ngữ bản SN 56.11 này ra tiếng Việt đã dịch cụm từ đó là “ba chuyển và mười hai hành tướng”. Vì không hiểu được nghĩa của cụm từ này nên người dịch quyết định khảo sát chi tiết hơn.

Trong quá trình khảo sát chi tiết về bản kinh này, người dịch tình cờ đọc được tài liệu của ông Norman Joseph Smith, tựa là The 17 versions of the Buddha’s 1st discourse. Nghiên cứu đối chiếu của ông dựa trên 17 phiên bản khác nhau của bản kinh này, gồm 3 bản Pali, 6 bản Hán, 3 bản Sanskrit, 5 bản Tây Tạng. Nội dung của tài liệu này đã cung cấp những thông tin ít nhiều xác đáng để người dịch đi tới một nhận xét: bản kinh SN 56.11 hiện nay đã nhầm lẫn khi nhấn mạnh vào Tứ Diệu Đế, trong khi đúng ra phải nhấn mạnh vào “Sự-luân-chuyển-của-ba quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố”. Cơ sở của nhận xét sẽ được trình bày ngay sau đây.

Đâu là điểm cốt lõi trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật?

Phần này được viết ra nhằm mục đích chứng minh rằng “Sự-luân-chuyển-của-ba quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố” là điểm cốt lõi, quan trọng hơn Tứ Diệu Đế; và là nội dung chính của bản kinh SN 56.11 chứ không phải Tứ Diệu Đế.

1) Tên kinh SN 56.11

Bản kinh SN 56.11 hiện có tên là Dhammacakkappavattanasutta – Sự khởi động và luân chuyển của bánh xe Pháp. Nguyên nhân của cách đặt tên bản kinh như vậy có lẽ là do từ parivaṭṭaṃ vốn có nghĩa liên quan tới “sự luân chuyển”. Nó liên hệ tới hình ảnh luân chuyển như của bánh xe (cakka) chẳng hạn, và do đó, các nhà biên tập kinh điển đã đưa ra một cái tên kinh như vậy. Vì thế, “sự luân chuyển” có thể là yếu tố cốt lõi của bản kinh, hơn là Tứ Diệu Đế.

2) “tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ” là gì?

Bản thân cụm từ “tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ” được người dịch chuyển ngữsự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố”. Trong bản kinh SN 56.11 nó được trình bày theo cấu trúc như sau (trích bản dịch của Ngài Thích Minh Châu; chữ in đậm là do người dịch làm):

Thánh đế về Khổ này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước đến nay các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Khổ đã được liễu tri này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

Như vậy, cấu trúc bản kinh SN 56.11 có hai điểm nói rõ về “sự luân chuyển” là: “cần phải liễu tri” và “đã được liễu tri”. Ngoài ra, ta không thể tìm được sự luân chuyển thứ ba. Nếu xem cụm từ “Thánh đế về Khổ này” là một sự luân chuyển thì nó ít nhiều tối nghĩa, vì một cấu trúc từ như vậy không cho thấy được sự luân chuyển ở chỗ nào.

Tình trạng tối nghĩa như vậy làm ta ít nhiều gặp khó khăn khi truy tìm công thức:

4 (diệu đế) x 3 (sự luân chuyển) = 12.

Ngoài ra, ta thấy trong cụm từ ba chuyển và mười hai hành tướng”tiparivaṭṭadvādasākāraṃ” chỉ nói tới hai con số 3 12. Nếu Tứ Diệu Đếcốt lõi, hẳn nhiên ta phải trông đợi rằng cụm từ “bốn diệu đế và mười hai hành tướng” được nhắc nhiều lần trong SN 56.11. Nhưng ta không gặp bất cứ cụm từ nào như thế trong bản kinh này. Điểm này làm tăng tính thuyết phục cho nhận xét rằng, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố mới là quan trọng, là cốt lõi hơn Tứ Diệu Đế.

3) Lời thốt lên của Ngài Kondañña

Trong bản kinh SN 56.11, ta thấy Ngài Kondañña chỉ thốt lên sau khi nghe Thế Tôn giảng về sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố; chứ Ngài không thốt lên khi trước đó Ngài nghe Thế Tôn giảng về Tứ Diệu Đế. Điểm này làm tăng tính thuyết phục cho nhận xét rằng, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố mới là quan trọng, là cốt lõi hơn Tứ Diệu Đế.

4) SN 56.12 và các phiên bản khác

Bản kinh SN 56.12 ngay sau SN 56.11 rất ngắn. Nó chỉ chứa nội dung về sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố chứ không có nội dung định nghĩa về Tứ Diệu Đế.

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu đối chiếu của mình, ông Norman Joseph Smith phân 17 bản thành 8 loại và phân tích cấu trúc của 8 loại, trong đó 5 loại không chứa định nghĩa về Tứ Diệu Đế, 3 loại chứa định nghĩa về Tứ Diệu Đế (bản SN 56.11 nằm trong loại này). Bên cạnh đó, 7 loại chứa nội dung về sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố, 1 loại không chứa nội dung này (đây là 1 phiên bản Hán chỉ chứa mỗi nội dung về trung đạo, không có các phần khác).

Điểm này làm tăng tính thuyết phục cho nhận xét rằng, sự-luân-chuyển-của-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố mới là quan trọng, là cốt lõi hơn Tứ Diệu Đế.

5) Bánh xe pháp (Dhammacakka) tượng trưng điều gì?  

blankTrong nghệ thuật của đạo Phậthình tượng “sự luân chuyển của bánh xe pháp” (S: Dharmachakra / P: Dhammacakka). Có hai phiên bản của hình tượng này: bản có 8 căm xe và bản có 12 căm xe. (nguồn: wikipedia – xem ở phần tài liệu tham khảo cuối bài). Ở đây, người dịch không đề cập tới phiên bản 8 căm xe, mà chỉ nói về phiên bản 12 căm xe.

Có một quan niệm phổ biến cho rằng phiên bản 12 căm xe tượng trưng cho sự luân chuyển của 12 nhân duyên. Nhưng trong tất cả 17 phiên bản khác nhau của Kinh Chuyển Pháp Luân không hề có một chữ nào liên quan tới nhân duyên – nidāna hay duyên khởi – paticcasamuppāda.

Ở một khảo sát khác, người dịch đã chứng minh công thức 12 nhân duyên là muộn sinh và phi lí. Một công thức phi lí như vậy, lại không hề được nhắc tới trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật, làm sao có thể tượng trưng cho sự luân chuyển của bánh xe pháp?

Như vậy, suy luận rằng phiên bản 12 căm xe tượng trưng cho sự-luân-chuyển-của-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố, chính là điều được đề cập trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật, ít nhiều phù hợp hơn. Điểm này làm tăng tính thuyết phục cho nhận xét rằng, sự-luân-chuyển-của-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố mới là quan trọng, là cốt lõi hơn Tứ Diệu Đế.

6) Nguyên nhân của nguyên nhân

Trích đoạn SN 56.11

Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me, bhikkhave, pubbe…pe… udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Người dịch chuyển ngữ đoạn văn này như sau:

- Này các vị, đây Thánh Đế về nguyên-nhân-của-dukkā. Điều (Pháp) này trước đây ta chưa từng nghe. Nó làm sinh ra cakkhu, làm sinh ra ñāṇa; nó đưa tới paññā, đưa tới vijjā, đưa tới āloko.

- Này các vị, Thánh Đế về nguyên-nhân-của-dukkā nên vắng-mặt. Điều (Pháp) này trước đây ta chưa từng nghe. Nó làm sinh ra cakkhu, làm sinh ra ñāṇa; nó đưa tới paññā, đưa tới vijjā, đưa tới āloko.

- Này các vị, Thánh Đế về nguyên-nhân-của-dukkā đã vắng-mặt. Điều (Pháp) này trước đây ta chưa từng nghe. Nó làm sinh ra cakkhu, làm sinh ra ñāṇa; nó đưa tới paññā, đưa tới vijjā, đưa tới āloko. (Kan)

Sau đây, người dịch xin trích hai bản dịch từ tiếng Pali của Ngài Thích Minh Châu và Ngài Nanamoli sang tiếng Việt và tiếng Anh.

- Ðây Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. (Thích Minh Châu)

- The origin of suffering, as a noble truth, is this.' Such was the vision... 'This origin of suffering, as a noble truth, can be abandoned.' Such was the vision... 'This origin of suffering, as a noble truth, has been abandoned.' Such was the vision... in regard to ideas not heard by me before. (Nanamoli)

Bây giờ, ta xét một câu văn cụ thể.

- Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me, bhikkhave.

- Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo. (Thích Minh Châu)

- This origin of suffering, as a noble truth, can be abandoned. (Nanamoli)

- Này các vị, Thánh Đế về nguyên-nhân-của-dukkhā nên vắng-mặt. (Kan)

Khảo sát ngữ nghĩa của bốn câu này dẫn đến hai cách hiểu:

(1) Có dukkhā (Quả – Effect – E) thì phải có nguyên nhân của dukkhā (Nhân – Cause – C). Cần tìm ra nguyên nhân của dukkhā và tiêu diệt nguyên nhân ấy thì sẽ tiêu diệt được dukkhā.

(2) Nên thôi nghĩ rằng có tồn tại nguyên nhân của dukkhā.

Sau đây ta phân tích cách hiểu (1).

(1) được diễn đạt theo logic hình thức (formal logic) như sau:

- Có dukkhā (E) thì phải có nguyên nhân của dukkhā (C): E > C

- Cần tìm ra nguyên nhân của dukkhā và tiêu diệt nguyên nhân ấy ( C) thì sẽ tiêu diệt được dukkhā (– E): C > – E

Hai suy luận trên về mặt logic hình thức không có gì mâu thuẫn, bởi E > C tương đương logic với C >– E. Nhưng đây chỉ là logic hình thức, vì trên thực tế rất nhiều trường hợp logic hình thức không có tác dụng. Ta lấy một số ví dụ để minh họa.

- Có con người thì phải có nguyên nhân sinh ra con người. Nguyên nhân đó là Brahman, God, Allah v.v. Đây là những sản phẩm sinh ra từ quan niệm của hầu hết con người từ xưa đến nay.

- Có thời gian thì phải có nguyên nhân sinh ra thời gian. Có không gian thì phải có nguyên nhân sinh ra không gian. Có vũ trụ thì phải có nguyên nhân sinh ra vũ trụ. Đây là quan niệm của hầu hết giới khoa học, đặc biệt là ngành vật lí. Big Bang là một sản phẩm cụ thể của quan niệm này. Một số sản phẩm thời thượng khác có thể kể đến như thuyết đa vũ trụ (multiverse theory), thuyết siêu dây (superstrings theory), hay M – theory, một lí thuyết “con” của thuyết siêu dây v.v.

- Có suy nghĩ (hay tâm, thức v.v.) thì phải có nguyên nhân sinh ra suy nghĩ. Đây là quan niệm của các nhà viết ra Abhidhamma trong đạo Phật (người dịch cho rằng Đức Phật không giảng Abhidhamma), và sản phẩm của quan niệm này là các loại tâm vương – citta, các loại tâm sở – cetāsika, vô minh – āvijja v.v.

Những sản phẩm của quan niệm “có nguyên nhân” có tác dụng trong chừng mực nhất định. Nhưng chúng tuyệt đối không thể đứng vững. Bởi không có gì ngăn cản ta đặt câu hỏi tiếp: nguyên nhân sinh ra Brahman là gì? Nguyên nhân sinh ra “nguyên nhân của vũ trụ” là gì? Nguyên nhân sinh ra tâm vương, tâm sở, vô minh là gì? v.v. Nó sẽ tạo ra chuỗi “nguyên nhân của nguyên nhân” vô tận, những điều mà Đức Phật hay gọi là hí luận phù phiếm.

Như vậy, cách hiểu (1) không thể đứng vững một cách tuyệt đối. Có lẽ các nhà kết tập / biên tập kinh điển vào một giai đoạn nào đó, đã hiểu theo cách này và họ biên tập kinh điển theo cách hiểu của họ, cụ thểnhấn mạnh vào Tứ Diệu Đế, rồi qua nhiều thế hệ truyền lại tới chúng ta ngày nay.

Cho nên, cách hiểu (2) ít nhiều hợp lí hơn. Sau đây người dịch xin phân tích cách hiểu (2).

7) Nên thôi nghĩ rằng có tồn tại nguyên nhân của dukkhā.

Sau đây, người dịch ứng dụng sự-luân-chuyển-của-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố để giải thích cách hiểu (2). Người dịch trích ra một phần trong bản phục hồi SN 56.11 ở dưới:

- (i) Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về dukkhā. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā. Chúng là ba-quá-trình [14] trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- (ii) Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về nguyên-nhân-của-dukkhā. Nên vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Đã vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- (iii) Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về dukkhā-vắng-mặt. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- (iv) Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt nên được thực hành. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt đã được thực hành. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

Giải thích của người dịch:

- Đoạn (i): có dukkhā (E).

- Đoạn (ii): “đã vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā” ( C).

- Đoạn (iii): “đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt” ( E).

- Đoạn (iv): thực hành “con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt”. Nghĩa là, hiểu được (ii) (iii) bằng tư duy suy luận là chưa đủ, mà phải thực hành (iv) để đạt được cái thấy trọn vẹn về (ii) (iii).

Ở đây ta cần chú tâm tới một điểm: (ii) nói về C, còn (iii) nói về E, nghĩa là: nên vắng dukkhā lẫn vắng cả nguyên-nhân-của-dukkhā, hay ngược lại, nên vắng nguyên-nhân-của-dukkhā lẫn vắng cả dukkhā. Điểm này trùng khớp với nội dung của Duyên Khởi – Paticcasamuppāda như sau:

iti imasmiṃ sati idaṃ hoti,
imassuppādā idaṃ uppajjati,
imasmiṃ asati idaṃ na hoti,
imassa nirodhā idaṃ nirujjhati


Khi cái này có, cái kia có
Với sự có mặt của cái này, cái kia có mặt
Khi cái này không, cái kia không
Với sự vắng mặt của cái này, cái kia vắng mặt. (Kan dịch)

8) Kết luận

Từ bảy nhận xét vừa nêu trên, người dịch đi tới một kết luận rằng, trong bản kinh SN 56.11, sự-luân-chuyển-của-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố có tính cốt lõi hơn, quan trọng hơn so với Tứ Diệu Đế. Và do đó, cấu trúc bản kinh SN 56.11 như hiện nay là nhầm lẫn.

Sau khi kết luận như vậy, người dịch quyết định bắt tay vào phục hồi lại bản kinh SN 56.11 dựa trên các nguồn tài liệu người dịch hiện có, cộng thêm sự suy luận của bản thân. Và bản phục hồi này là kết quả của quyết định đó.

Nếu người đọc tìm thấy được một điểm nào ít nhiều hữu ích cho bản thân trong bản phục hồi SN 56.11, thì đó trước tiên là nhờ sự nghiên cứu khách quan, khoa học của nhiều nhà nghiên cứu về đạo Phật, cụ thể ở đây là nhờ ông Norman Joseph Smith với công trình The 17 versions of the Buddha’s 1st discourse và những nhà nghiên cứu liên quan. Kế tiếp là nhờ sự bảo tồn kinh điển cẩn trọng của nhiều truyền thống khác nhau trong đạo Phật. Và nhờ các dịch giả đã chuyển ngữ bản kinh SN 56.11 ra nhiều ngôn ngữ, cụ thể ở đây là các ngôn ngữ Việt, Anh, Pali mà người dịch có cơ hội tiếp cận.

Nếu người đọc tìm thấy những điểm sai lầm trong bản phục hồi SN 56.11, thì vì một lí do duy nhất, đó là khả năng hạn hẹp của người dịch. Người dịch chịu trách nhiệm hoàn toàn về những sai lầm đó, và kính mong nhận được sự chỉ dạy của người đọc.

Kính ghi.

 

Phương pháp phục hồi bản kinh SN 56.11

Người dịch xin trình bày phương pháp phục hồi bản kinh SN 56.11 như sau:

1) Tất cả tài liệu tham khảo làm cơ sở cho việc phục hồi bản kinh SN 56.11 được liệt kê ở dưới bản kinh đã phục hồi.

2) Cấu trúc của bản kinh phục hồi dựa vào bản Pali SN 56.11. Do đó, những thuật ngữ trong bài sẽ được dùng theo tiếng Pali. Một số từ quen thuộc như Thế Tôn, Vườn Nai, giác ngộ… người dịch không chuyển ngược lại sang tiếng Pali. Một số từ theo người dịch là dễ gây ngộ nhận, người dịch giữ nguyên gốc Pali như diṭṭhi, kammanto, dukkhā…

3) Những từ, cụm từ theo người dịch là cốt lõi, là quan trọng cần nắm rõ để hiểu được nội dung bản kinh thì người dịch in đậm khi nó xuất hiện lần đầu tiên, và hầu hết đều kèm theo chú thích.

4) Người dịch cố gắng không dùng từ Hán – Việt trong chừng mực có thể, bởi ưu điểm của từ Hán – Việt là ngắn gọn và nghĩa rộng nhưng chính vì tính chất nghĩa rộng của nó nên dễ gây rối rắm trong quá trình tìm hiểu nghĩa. Vì vậy, người viết trong đa số trường hợp dùng cách nối các từ đơn lại bằng dấu gạch ngang, để diễn đạt nghĩa của một thuật ngữ. Ví dụ: bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh; cái-thấy-không-phân-biệt…

5) Để giữ được tính chất khách quan của bản phục hồi, người dịch không dùng những từ như khổ, tham muốn, đoạn diệt… mà dùng những từ ít nhiều trung tính hơn như dukkhā, dính-mắc, vắng-mặt… Người dịch không quyết định cách dùng như vậy một cách tuyệt đối; việc lựa chọn từ ngữ phù hợp tùy thuộc vào người đọc.

6) Đặc điểm của các bản kinh nói chung là đều ít nhiều có tính chất tôn giáo, nên chỗ này chỗ kia sẽ xuất hiện những từ ngữ, những câu văn mang tính ca ngợi, suy tôn, những chuyện thần thông thiên giới v.v. Tính chất tôn giáo không nằm trong mục đích của bản phục hồi này, nên người dịch lược bỏ những chỗ như vừa nêu. Ví dụ: Khổ Diệu Đế à dukkhā; Tập Khổ Diệu Đế à nguyên nhân của dukkhā; Bát Chính Đạo à con đường với tám yếu tố…

Nếu như tính chất tôn giáomục đích làm tăng trưởng niềm tin về đạo pháp, thì người dịch tự thấy mình đã có đầy đủ niềm tin vào những lời dạy của Đức Phật. Nên những tính chất tôn giáo như vừa nêu, chúng có thực hay không, điều đó không quan trọng với người dịch. Bởi niềm tin của người dịch với những lời dạy của Đức Phật không cần đến những tính chất như thế.

7) Bản phục hồi được người dịch ghi chú thành sáu phần, giúp người đọc tiện lợi hơn khi quan sát cấu trúc bản kinhdiễn tiến nội dung câu chuyện. Những chỗ mở ngoặc trong bản phục hồi là để bổ sung nghĩa cho phần ngay trước nó.

Các thuật ngữ quan trọng trong bản phục hồi SN 56.11

B

ba-quá-trình

bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh

C

cái-thấy

cái-thấy-có-phân-biệt

cái-thấy-không-phân-biệt

con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt

con-đường-với-tám-yếu-tố

D

dính-mắc

dukkhā

dukkhā-vắng-mặt

N

nguyên-nhân-của-dukkhā

S

sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố

 


KINH NHƯ LAI GIẢNG VỀ

SỰ-LUÂN-CHUYỂN-GỒM-BA- QUÁ-TRÌNH-SINH-RA-MƯỜI-HAI-YẾU-TỐ

(1) Mở đầu

Tôi nghe như vậy.

Một thời, Thế Tôn trú tại Vườn Nai [1], gần Bārāṇasi. [2]

(2) Trung Đạo

Tại đó, Thế Tôn nói với năm vị tỳ-kheo:

- Này các vị, có hai điều cực đoan mà một vị tỳ-kheo không nên dính-mắc [3]. Đó là hai cực đoan gì? Là mong muốn được đắm mình trong cảm giác thỏa mãn của các giác quan, bởi nó thấp kém, tầm thường, không cao qúy, không liên quan gì tới mục đích (của một vị tỳ-kheo). Hoặc là mong muốn được hành hạ thân xác, bởi nó gây đau đớn, không cao qúy, không liên quan gì tới mục đích (của một vị tỳ-kheo).

- Này các vị, có một trung đạo vốn không dính-mắc, được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh [4] – tìm ra. Nó làm phát sinh cái-thấy [5], làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt [6]; nó đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt [7], tới giác ngộ hay còn gọi là tới Niết-bàn [8].

- Và này các vị, thế nào là trung đạo (làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn; được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không thể-so-sánh – tìm ra)? Đó là con-đường-với-tám-yếu-tố, bao gồm: diṭṭhi – saṅkappo – vācā – kammanto – ājīvo – vāyāmo – sati – samādhi.

- Này các vị, đây là trung đạo, vốn không dính-mắc, được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh – tìm ra. Nó làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; nó đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

(3) Bốn điều về dukkhā

- Này các vị, như vầy gọi là dukkhā [9]: sinh là dukkhā, già là dukkhā, bệnh là dukkhā; buồn phiền, bi ai, đau đớn thể xác, sầu não, thất vọng, chúng là dukkhā; dính líu với những gì không ưa là dukkhā; cách biệt với những gì ưa thích là dukkhā; mong muốn mà không được toại nguyện là dukkhā. Tóm lại, năm-uẩn [10] vốn có tính chất dính-mắc là dukkhā.

- Này các vị, như vầy gọi là nguyên-nhân-của-dukkhā: đó là sự dính-mắc. Nó kết hợp với sự ham thích, kết hợp với tham muốn dẫn đến sự tái sinh. Nó tạo ra sự mong cầu vui sướng chỗ này chỗ kia. Tóm lại, nguyên nhân của dukkhā là dính-mắc vào khoái cảm của giác quan, là dính-mắc vào sự sinh [11], là dính-mắc vào sự diệt [12].

- Này các vị, như vầy gọi là dukkhā-vắng-mặt: là không còn sự dính-mắc, là không còn dấu vết của dính-mắc; là buông bỏ, là ra khỏi, không còn dựa vào dính-mắc.

- Này các vị, như vầy gọi là con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt [13], đó là con-đường-với-tám-yếu-tố, bao gồm: diṭṭhi – saṅkappo – vācā – kammanto – ājīvo – vāyāmo – sati – samādhi.

(4) Sự luân chuyển của ba quá trình sinh ra mười hai yếu tố

- Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về dukkhā. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā. Chúng là ba-quá-trình [14] trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về nguyên-nhân-của-dukkhā. Nên vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Đã vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về dukkhā-vắng-mặt. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

- Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt nên được thực hành. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt đã được thực hành. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.

(5) Bậc giác ngộ

- Này các vị, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố [15] như thế, trước đây ta chưa từng đạt tới cái-thấy-không-phân-biệt về nó. Khi đó, ta chưa là bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh.

- Này các vị, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố như thế, bây giờ ta đạt tới cái-thấy-không-phân-biệt về nó. Bây giờ, ta là bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh.

(6) Kondañña – Vị Đã Thấy

Thế Tôn đã nói như vậy. Khi Thế Tôn nói như vậy, tỳ-kheo Kondañña [16] đã nhận ra được sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố như thế, và đạt được cái-thấy tinh khiết [17], không ô nhiễm về nó.

Lúc ấy, Thế Tôn hỏi tỳ-kheo Kondañña:

- Ông đã thấy (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố) chưa? Ông đã thấy (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố) chưa?

Tỳ-kheo Kondañña trả lời:

- Con đã thấy, thưa Thế Tôn.

Rồi tỳ-kheo Kondañña thành kính quỳ xuống bên bậc giác ngộ, và nói với bậc giác ngộ:

- Thưa Thế Tôn, con xin nhận lễ thọ giới [18].

Thế Tôn nói:

- Hãy đến đây, này tỳ-kheo! Dưới sự hướng dẫn của ta, hãy sống đời sống dukkhā-vắng-mặt, hãy sống đời sống thánh thiện.

Tóc và râu của tỳ-kheo Kondañña được cắt bỏ. Áo [19] được choàng quanh người ông, bát khất thực được đặt vào tay ông. Đây là cách mà tỳ-kheo Kondañña được nhận lễ thọ giới [20].

Rồi Thế Tôn nói:

- Tỳ-kheo Kondañña đã thấy! (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố). Tỳ-kheo Kondañña đã thấy! (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố).

Vì như vậy, trưởng lão Kondañña được gọi là “Kondañña – Vị Đã Thấy” [21].

(kết thúc bản phục hồi SN 56.11 – Kan)

 


Ghi chú

[1] Ngày nay là Sarnath, cách Varanasi 13km về phía đông – bắc, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ; địa danh Isipatana cũng chính là Vườn Nai.

 [2] Ngày nay là thành phố Varanasi nằm bên sông Hằng, còn gọi là Benares, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đây được xem là đất thánh của đạo Hindu, đạo Phật, đạo Jain.

[3] dính-mắc: tùy theo văn cảnh, tùy sở thích từng người đọc, có thể hiểu là: khao khát, ham muốn, ước ao, bám víu, chấp thủ, sở hữu…

P – taṇhā

E – craving, attach, desire, wish, possess, preserve, want...

[4] bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh: P – abhisambuddhā. Nghĩa đen của từ này chỉ “bậc giác ngộ không có ai vượt qua / bậc giác ngộ không có ai cao quí hơn”. Người dịch chọn cách dịch trung dung hơn như trên, hiểu theo nghĩa “bậc giác ngộ thì không so sánh, không tranh luận với ai ở đời; nên gọi là bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh”.

[5] cái-thấy: chỉ cái thấy / biết ban đầu một cách sơ bộ và thụ động về đối tượng, ít ảnh hưởng bởi suy nghĩ, giống như cái thấy / biết của trẻ sơ sinh.

P – cakkhu

E – vision, information...

[6] cái-thấy-có-phân-biệt: khác với [5], chỉ kiến thức / quan điểm có được sau khi phân tích đối tượng bằng suy nghĩ có tính đúng – sai, tốt – xấu, hay – dở, khách quan – chủ quan v.v.

P – ñāṇa

E – knowledge, viewpoint, opinion, idea, prejudice…

[7] cái-thấy-không-phân-biệt: chỉ một trạng thái sâu sắc, vượt ra khỏi [5] và [6]. Kinh điển tiếng Việt hay dùng những từ tương đương như: “như thật nhận biết / liễu tri / thắng tri / tuệ giác / chánh tri kiến v.v.”

P – abhiñāṇa

E – insight, discernment… which means “see things as they are”.

So sánh về ba khái niệm [5] – [6] – [7]: lấy một ví dụ về quá trình học ngoại ngữ của một người.

[5] tương ứng với giai đoạn trẻ sơ sinh; người này tiếp nhận hết mọi loại ngoại ngữ một cách thụ động, không biết phân biệt, nên có thể tiếp nhận cả những từ ngữ xấu, vô nghĩa.

[6] tương ứng với giai đoạn bắt đầu đi học ngoại ngữ tại trường; người này học cách phân biệt đâu là nói đúng – nói sai, đâu là nói hay – nói dở, đâu là nói thậtnói dối v.v. Trước khi nói, người này phải suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ, câu cú v.v.

[7] tương ứng với giai đoạn trưởng thành; người này đã học và sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo, trôi chảy. Khi cần là người này nói ngay mà không cần suy nghĩ tìm từ ngữ, không còn bị dính mắc vào từ ngữ.

[8] giác ngộ: người dịch xem từ này đồng nghĩa với từ Niết-bàn; nghĩa của từ này tùy thuộc vào từng người đọc.

[9] dukkhā: người dịch không dịch từ này; nghĩa của từ này tùy thuộc vào từng người đọc. Kinh điển tiếng Việt hay dịch từ này là: “khổ / phiền não v.v.”

[10] năm-uẩn: năm yếu tố tạo thành thân tâm con người; có tính chất dính mắc, bám víu; gồm sắc – thọ - tưởng – hành – thức.

P – pañcupādānakkhandhā

E – the 5 aggregates of clinging

[11] sinh: sinh ra, hiện hữu, tồn tại…

[12] diệt: chết, không hiện hữu, không tồn tại…

 13] con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt: chỉ được coi là làm xong khi thành tựu giác ngộ.

[14] ba-quá-trình: (1) nên có cái-thấy về dukkhā. (2) Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā. (3) Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā.

[15] sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố:

 3 (quá trình) x 4 (điều về dukkhā) = 12 (yếu tố).

[16] Kondañña: Kiều – Trần – Như.

[17] tương tự với cái-thấy-không-phân-biệt.

[18] Nghi lễ gia nhập tăng đoàn.

[19] Y phục của một vị tỳ-kheo.

[20] Đoạn văn miêu tả nguồn gốc của lễ thọ giới.

[21] P – aññāsikoṇḍañño; E – Kondañña Who Knows.

Tài liệu tham khảo

1) Norman Joseph Smith – The 17 versions of the Buddha’s 1st discourse – 2001 – Queensland, Australia.

2) Thích Minh Châu – Tương Ưng Bộ – Tập 5: Thiên Đại Phẩm – [56] chương 12: Tương Ưng Sự Thật (a) – II. Phẩm Chuyển Pháp Luân – 11. 1. Như Lai Thuyết (1) (S.v 420).

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm

http://hoavouu.com/D_1-2_2-228_4-7529_5-75_6-1_17-119_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark

3) Nanamoli, Piyadassi, Harvey – SN 56.11 – Dhammacakkappavattanasutta: Setting Rolling the Wheel of Truth.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn56/sn56.011.nymo.html

4) Dhammacakkappavattanasutta

http://studies.worldtipitaka.org/tipitaka/14S5/12/12.2/12.2.1

5) Piya Tan – Dhammacakkappavattanasutta – Sutta Discovery – 2010.

http://dharmafarer.org/wordpress/

6) Wikipedia – Dharmachakra

http://en.wikipedia.org/wiki/Dharmacakra

(dịch, phục hồi và ghi chú – Kan)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15505)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13707)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13107)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13534)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12428)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12037)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12858)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12932)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13151)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21290)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143496)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15626)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 81208)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19532)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20134)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19190)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15083)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 12967)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13101)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48896)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14719)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18560)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16361)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 19342)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 27965)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 22139)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23264)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 64716)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33160)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40113)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 27282)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 74824)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36074)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48936)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 30983)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33877)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 58766)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46217)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43771)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43164)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45856)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 47973)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 34579)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33415)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43855)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 52866)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 40387)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43414)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31412)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 28654)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 31833)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28755)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33303)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29070)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60936)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39679)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 29618)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37290)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 26805)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42588)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant