Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

19. Kinh Ðại Hội

11 Tháng Ba 201200:00(Xem: 13056)
19. Kinh Ðại Hội

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦN II

19. KINH ĐẠI HỘI

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật tại nước Thích-kiều-sấu, trong rừng Ca-duy, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm 500 người, thảy đều là A-la-hán. Lại có mười phương các Trời thần diệu cũng đến tập hội, kính lễ Như Lai và Tỳ-kheo Tăng.

Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh cư thiên đang ở trên cõi trời ấy, mỗi người, tự nghĩ rằng: “Nay Thế Tôn đang ở tại Thích-kiều-sấu trong rừng Ca-duy cùng chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm người 500, thảy đều đã chứng đắc A-la-hán. Lại có mười phương các trời thần diệu cũng đến tập hội, kính lễ Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Nay chúng ta cũng nên đi đến chỗ Thế Tôn, mỗi người sẽ xưng tán Như Lai bằng bài kệ của mình.”

Rồi thì, bốn vị Tịnh cư thiên, trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất khỏi các cõi trời kia, đến Thích-kiều-sấu trong rừng Ca-duy. Bấy giờ, bốn vị Tịnh cư thiên, sau khi đến nơi, cúi đầu lễ chân Phật, rồi đứng sang một bên. Lúc ấy một vị Tịnh cư thiên ở trước Phật đọc bài kệ tán thán rằng:

Ngày nay đại chúng hội;
Chư Thiên cùng đến dự.
Tất cả đến vì pháp;
Muốn lễ chúng Vô thượng.

Nói xong bài kệ này rồi đứng sang một bên. Một vị Tịnh cư thiên khác lại đọc bài kệ rằng:

Tỳ-kheo thấy ô nhiễm,
Tâm ngay, tự phòng hộ.
Như biển nạp các sông;
Bậc trí hộ các căn.

Nói xong bài kệ ấy rồi đứng sang một bên. Một vị Tịnh cư thiên khác lại đọc bài kệ:

Bứt gai, lấp hố ái, ,
San bằng hào vô minh;
Dạo bước trường thanh tịnh
Như voi khéo huấn luyện.

Nói bài kệ này xong, đứng sang một bên. Một Tịnh cư thiên khác đọc bài kệ:

Những ai quy y Phật,
Trọn không đọa đường dữ;
Khi xả bỏ thân người,
Thọ thân trời thanh tịnh.

Sau khi bốn Tịnh cư thiên đọc các bài kệ xong, Phật liền ấn khả. Họ bèn lễ chân Phật, đi quanh Phật ba vòng, thoạt biến mất. Họ đi chưa bao lâu, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nay chư Thiên đại tập hội. Mười phương các thần diệu thiên đều đến đây lễ viếng Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Này các Tỳ-kheo, quá khứ các Như Lai, Bậc Chí Chân, Đẳng Chánh Giác cũng có chư Thiên đại tập hội như Ta ngày nay. Đương lai các Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, cũng có chư Thiên đại tập hội, như Ta ngày nay.

“Này các Tỳ-kheo, nay chư Thiên đại tập hội. Mười phương các thần diệu thiên không ai không đến đây lễ viếng Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Ta sẽ nói lên danh hiệu của họ và cũng nói kệ về họ. Tỳ-kheo, nên biết:

Chư Thiên nương hang núi,
Ẫn tàng, trông đáng sợ
Mình khoác áo toàn trắng,
Tinh sạch không vết dơ.
Trời người nghe thế rồi,
Đều quy y Phạm thiên.
Ta nay nói tên họ,
Thứ tự không nhầm lẫn.
Các Thiên chúng nay đến;
Tỳ-kheo, ngươi nên biết,
Trí phàm phu thế gian
Trong trăm, không thấy một.
Vì sao có thể thấy,
Bảy vạn chúng quỷ thần?
Nếu thấy mười vạn quỷ,
Một bên còn không thấy,
Hà huống các quỷ thần
Đầy khắp cả thiên hạ.

Địa thần dẫn theo bảy ngàn Duyệt-xoa đủ các loại, thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Lúc ấy, có thần Tuyết sơn dẫn theo sáu ngàn quỷ Duyệt-xoa đủ các loại, thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Có một thần Xá-la dẫn theo ba ngàn quỷ Duyệt- xoa đủ các loại, thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Một vạn sáu ngàn quỷ thần Duyệt-xoa đủ các loại này thảy đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, danh xưng, thảy đều với tâm hoan hỷ dến đến chỗ chúng Tỳ-kheo trong rừng.

Lại có thần Tỳ-ba-mật, trú ở Mã quốc, dẫn năm trăm quỷ, đều có thần túc, oai đức.

Lại có thần Kim-tỳ-la, trú ở núi Tỳ-phú-la, thành Vương xá, dẫn vô số quỷ thần, cung kính vây quanh.

Lại có, phương Đông, Đề-đầu-lại-tra Thiên vương, thống lãnh các thần Càn-đạp-hòa, có đại oai đức, có chín mươi mốt 91 người con, tất cả đều có tên là Nhân- đà-la, có đại thần lực.

Phương Nam, Tỳ-lâu-lặc Thiên vương thống lãnh các Long vương, có đại oai đức, có chín mươi mốt 91 người con, thảy đều có tên là Nhân-đà-la, có đại thần lực.

Phương Tây, Tỳ-lâu-bác-xoa Thiên vương, thống lãnh các quỷ Cưu-bàn-trà, có đại oai đức, có chín mươi mốt 91 người con, thảy đều tên là Nhân-đà-la, có đại thần lực.

Phương Bắc, Tỳ-sa-môn Thiên vương thống lãnh các quỷ Duyệt-xoa, có đại oai đức, có chín mươi mốt 91 người con, thảy đều tên là Nhân-đà-la, có đại thần lực.

Bốn vị Thiên vương hộ trì thế gian này có đại oai đức, mình phát ánh sáng, đi đến rừng Ca-duy.

Bấy giờ, Thế Tôn muốn hàng phục tâm huyễn ngụy hư dối của họ nên kết chú rằng:

“Ma câu lâu la ma câu lâu la, tỳ lâu la tỳ lâu la, chiên đà na, gia ma thế trí, ca, ni diên đậu, ni diên đậu, ba na lỗ, ô hô nô nô chủ, đề bà tô mộ, Ma-đầu la, chi đa la tư na, càn đạp ba, na la chủ, xà ni sa, thi ha, vô liên đà la, tỷ ba mật đa la, thọ trần đà la, na lư ni kha, thăng phù lâu, thâu chi bà tích bà”.

Như vậy, các vua Càn-đạp-hòa và La-sát đều có thần túc, hình mạo, sắc tượng, với tâm hoan hỷ đi đến chúng Tỳ-kheo trong khu rừng. Bấy giờ, Thế Tôn lại kết chú:

“A hê, na đà sắt, na đầu, Tỳ-xá-ly, sa ha, đái xoa xà, bà đề, đề đầu lại trá, đế bà sa ha, nhã lỵ da, gia tỳ la, nhiếp ba na già, a đà già ma, thiên đề già, y la bà đà, ma ha na già, tỳ ma na già đa, đà già đà dư, na già la xà, bà ha sa ha, xoa kỳ đề, bà đề la đế, bà đề la đế, tỳ mai đại tích thiễm, tỳ ha tứ, bà nanh, a bà bà tứ, chất đa la, tốc hòa ni na, cầu tứ đa, a bà do, na già la trừ, a tứ, tu bạt la, tát đế nô, a già, phật đà sái, thất laA-nanh, bà da, ưu la đầu bà diên lâu, tố bàn nậu, phật đầu, xá la nậu, già loại lâu.”.

Rồi Thế Tôn lại kết chú cho A-tu-la:

“KKỳ đà, bạt xà, ha đế, tam vật đệ, a tu la, a thất đà, bà diên địa, bà tam bà tứ, y đệ a đà, đề bà ma, thiên địa, già lê diệu, ma ha bí ma, a tu la, đà na bí la đà, bệ ma chất đâu lâu, tu chất đế lệ, bà la ha lê, vô di liên na bà, xá lê a tế, bạt lê, phất đa la na, tát bệ, tát lâu da na na mê, tát na mê đế, bà lê, tế như, la da bạt đâu lâu, y ha am bà la mê, tam ma do y, đà na, bạt đà nhã, tỷ khâu na, tam di thế, nê bạt.”.

Rồi Thế Tôn lại kết chú cho chư Thiên:

“A"A phù, đề bà, bế lê, hê bệ, đề dự, bà do, đa đà nậu bạt lâu nậu bạt lâu ni, thế đế tô di, da xá a đầu, di đa la bà, già la na di bà a lã đề bà, ma thiên thê dữ, đà xà đề xá, già dư, tát bệ, naA-nan đa la bà bạt na, y địa bàn đại, thù địa ban na bàn đại, da xá ti nậu, mộ đà bà na, a hê kiền đại, tỳ khâu na, bà vị đệ, bà ni.

“Bệ noa, đề bộ, xá già lỵ, a hê địa dũng mê, na sát đế lệ phú la tức ky đại a đà man đà la bà la, bệ chiên đại tô, bà ni sao đề bà, a đa, chiên đà, phú la kiều chi đại, tô lê dabà ni sao đề ba, a đa, tô đề da, phú la kiều đại, ma già đà, bà tô nhân, đồ lô a đầu, thích câu, phú la đại lô.

“Thúc già, già la ma, la na a đại, bệ ma ni bà, ô bà đề kỳ ha, ba la vô ha bệ bà la vi a ni, tát đà ma đa a ha lê, di sa a ni bát thù nậu, thán nô a, lô dư đề xá, a hê bạt sa.

“Xa ma, ma ha xa ma, ma nậu sa ha, ma nậu sơ đa ma, khất đà ba đầu sái a, đa ma nậu đầu sái a hê a la dạ đề bà a đà lê đà da bà tư, ba la ma ha ba la a đa đề bà ma thiên thê da.

“S"ai ma đâu suất đà, dạ ma, già sa ni a, ni, lam bệ, lam bà chiết đế, thọ đề na ma y sái, niệm ma la đề, a đàba la niệm di đại.

“A hê đề bà đề bà xà lan đề, a kỳ, thi hu ba, ma a lật trá lô da, ô ma, phù phù ni bà tư viễn giá bà đà mo, a châu đà, a ni thâu đậu đàn da nậu, a đầu a lã, tỳ sa-môn y sái.”.

Đấy là sáu mươi chủng loại trời.

Rồi Thế Tôn lại kết chú cho sáu mươi tám 68 vị Bà-la-môn đắc ngũ thông::

“L"a da lê xá da hà hê kiền đại bà ni già tỳ la bạt đâu bệ địa xà nậu a đầu sai mộ tát đề ương kỳ bệ địa mâu ni a đầu bế lê da sai già thi lê sa bà ha nhã nậu a đầu phạm ma đề bà đề na bà bệ địa mâu ni a đầu câu tát lê y ni lô ma xà lã ương kỳ lã dã bàn xà a lâu ô viên đầu, ma ha la dã a câu đề lâu dặc, nậu a đầu lục bế câu tát lê a lâu già lăng ỷ già di la đàn hê tội phủ phù dã phúc đô lô lê sái tiên đà bộ a đầu đề na già phủ bà, a di già da la dã đa đà a già độ bà la man đà nậu ca mục la dã a đầu nhân đà la lâu mê ca phù đà lô mộ ma già hê a sắc thương câu ty dư a đầu hê lan nhã già phủ bệ lê vị dư lê đa tha a già độ a hê bà hảo la tử di đô lô đa đà a già độ bà tư phật ly thủ đà la la dư đa đà a già độ y lê da sai ma ha la dư tiên a bộ đa đà a già độ ban xà bà dư bà lê địa kiều a la dư đa đà a già độ, uất a lan ma ha dư tiện bị bà lê ma lê thâu bà hê đại na ma a bàn địa khổ ma lê la dư a cụ tư lỵ đà na bà địa a đầu kiều bệ la dư thi y nế di nế ma ha la dư phục bà lâu đa đà a già độ bạt đà bà lỵ ma ha la dư câu tát lê ma đề thâu thi hán đề chiêm bà lê la dư tu đà la lâu đa tha a già độ a ha nhân đầu lâu a đầu ma la dư dư tô lỵ dữ tha bệ địa đề bộ a ha bệ lỵ tứ a đầu hằng a da lâu bà la mục giá da mộ a di nậu a đầu nhất ma daphê nasai ma la dư hà lê kiền độ dư phê độ bát chi dư thị số ba na lộ ma tô la dư da tứ đa do hê lan nhã tô bàn na bí sầu độ trí dạ số la xá ba la bệ đà uất đà bà a bà sái bà ha bà bà mưu sa ha sa tham phú xa đại xa pháp xà sa lệ la đà na ma ban chi sấu đa la càn đạp bà sa ha bà tát đa đề tô bệ la dư a hê kiền sấu tỷ khâu tam di địa bà ni địa bà ni.”.

Bấy giờ, có một ngàn Bà-la-môn đắc ngũ thông cũng được Như Lai kết chú cho.

Lúc ấy, trong thế giới này, vị Phạm thiên vương đứng đầu cùng với các Phạm thiên khác, thảy đều có thần thông và có một Phạm đồng tử tên gọi Đề-xá, có đại thần lực. Lại có Phạm thiên vương khác trong mười phương đến dự cùng với quyến thuộc vây quanh.

Lại vượt qua một ngàn thế giới, có Đại phạm vương, thấy các đại chúng ở tại chỗ Thế Tôn, bèn cũng đến dự với quyến thuộc vây quanh.

Bấy giờ Ma vương thấy các đại chúng ở tại chỗ Thế Tôn bèn sinh tâm độc hại, suy nghĩ rằng: “Ta hãy dẫn các quỷ binh đi đến phá hoại chúng kia, bao vây chúng lại, không để sót một ai. Rồi thì, Ma vương triệu tập bốn binh chủng, tay vỗ xe, tiếng rền như sấm dậy. Những ai trông thấy không khỏi kinh sợ. Ma vương phóng ra gió to mưa lớn, sấm chớp vang rền, hướng đến rừng Ca-duy, bao vây đại chúng.

Phật nói với các Tỳ-kheo ưa thích chúng hội này rằng:

“Các ngươi nên biết, hôm nay, Ma chúng mang ác tâm đến đây.”

Nhân đó tụng bài kệ rằng:

Các ngươi hãy kính thuận,
Đứng vững trong Phật pháp;
Hãy diệt Ma chúng này,
Như voi giày đống hoa.
Chuyên niệm, không buông lung,
Đầy đủ nơi tịnh giới;
Tâm định, tự tư duy,
Khéo hộ trì chí ý.
Nếu ở trong Chánh pháp
Mà hay không buông lung,
Sẽ vượt cõi già, chết,
Diệt tận các gốc khổ,
Các đệ tử nghe rồi,
Hãy càng tinh tấn hơn;
Vượt khỏi mọi thứ dục,
Sợi lông không lay động.
Chúng này là tối thắng,
tiếng tăm, đại trí;
Đệ tử đều dũng mãnh,
Được đại chúng kính trọng.

Bấy giờ, chư Thiên thần, Quỷ, Tiên nhân ngũ thông, thảy đều hội về trong vườn Ca-duy, nhìn thấy việc làm của Ma, quái lạ chưa từng có.

Phật nói pháp này, lúc ấy tám vạn bốn ngàn chư Thiên xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Chư Thiên, Rồng, Quỷ, Thần, A-tu-la, Ca-lâu-la, Chân-đà-la, Ma-hầu-la-già, Nhân và Phi nhân, sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15504)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13707)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13106)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13534)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12428)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12037)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12857)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12931)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13151)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21290)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143492)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15626)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 81207)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19532)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20133)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19190)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15080)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 12967)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13100)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48895)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14711)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18557)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16361)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 19342)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 27964)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 22139)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23264)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 64715)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33160)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40113)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 27282)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 74822)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36073)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48934)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 30983)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33875)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 58766)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46217)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43770)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43162)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45847)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 47970)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 34577)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33415)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43854)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 52864)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 40386)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43414)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31412)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 28653)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 31833)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28754)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33301)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29070)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60936)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39675)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 29616)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37290)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 26803)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42588)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant