Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Nê Lê

17 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 14489)
Kinh Nê Lê


PHẬT NÓI KINH NÊ LÊ


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0086 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Tây Tấn Tam Tạng Trúc Đàm Vô Sấm.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o--- 

 


Nghe như vầy:

Một thời Phật ở rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá Vệ. Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Phàm con người có ba việc, người ngu si bất túc có tướng trung bình. Những gì là ba? Ðó là người ngu si nghĩ điều ác, nói điều ác và làm điều ác, đời này gặp phải tai ương, làm cho thân khổ, niệm khổ và ưu khổ.

Những gì là ưu khổ?

Ðó là người ngu si đi theo người trí, người trí bảo rằng: người si mê làm ác, khi chết phải đọa vào trong địa ngục Nê Lê. Người si mê trong tâm nhớ lời của người trí nói: “Nếu ta làm ác, khi chết phải đọa vào địa ngục Nê Lê“. Ðó là Ưu khổ.

Những gì là niệm khổ?

Người si mê thấy kẻ ăn cắp tài vật, bị hãm hại tàn khốc, trói gô lại, chặt chân chặt tay rồi đôi cho hổ đói ăn, hoặc bỏ vào trong cái bao rồi dùng lửa đốt, hoặc dùng dao sắt chặt đứt từng khúc, hoặc để dưới đất khiến cho voi chà, hoặc bỏ trong nồi sắt mà chưng, hoặc cột tứ chi lại rồi phanh thây. Người ngu tự nghĩ: “Kẻ ác tạo ra tội trạng cho nên mới khiến cho quan lại bắt mà trị tội như vậy”. Giả sử mà trưởng quan biết ta làm ác cũng sẽ lại bắt ta như vậy. Ðó gọi là niệm khổ.

Những gì là thân khổ?

Người ngu si từ sáng để đến tối nằm, ngồi chưa từng được an ổn, tâm thường nghĩ điều ác, miệng thường nói điều ác, thân thường làm điều ác. Làm điều ác đó rồi, sau khi bị bệnh liền tự thấy người bị đốt cháy trong nồi ở trong địa ngục Nê Lê. Khi thấy người bị đốt, khi thấy người bị nấu, do làm điều tội ác nên trở lại làm khổ con người. Thí như sau giờ ngọ, bóng mình ngã dài trên đất, con người dần dần rơi vào địa ngục Nê Lê, người ác liền tự nghĩ: Ta sống ở thế gian ưa sát sanh, ưa trộm cắp, ưa xâm phạm phụ nữ của người, ưa nói dối, ưa ganh tị, ưa xan tham, không tin có Phật, không tin có kinh không tin là đã tạo nhân duyên sẽ có tội phước, không tin có đời sau sanh ra khiến cho ta chết phải đọa vào địa ngục Nê Lê. Ðó là thân khổ.

Ðức Phật dạy:

–Giả sử khiến cho người ác, có con mắt như con mắt của ta, thấy người ác đi đến chỗ tra khảo, tai ương như vậy thì kẻ ác nhân trong lòng lo sợ, thiêu đốt mửa máu nóng mà chết.

Ðức Phật dạy:

–Muốn biết sự đau khổ tột độ không thể chịu nổi, thì đó chính là địa ngục Nê Lê. Ðịa ngục Nê Lê rất khổ, không thể nói hết được.

Các Tỳ kheo quỳ xuống thưa rằng:

–Chúng con mong được nghe thí dụ về sự đau khổ trong địa ngục Nê-Lê.

Ðức Phật dạy:

–Thí như quan lại bắt được người nghịch tặc, dắt đến trước vua, thưa rằng: “Kẻ này phản nghịch, làm hại nước hại nhà”. Nhà vua bảo quan lại dùng mâu đâm một trăm phát. Sáng hôm sau vua hỏi: “Người đó như thế nào?”. Thưa rằng: “Vẫn còn sống”. Vua bảo: “Lại đâm tiếp một trăm phát“.

Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Như vậy người ấy bị đâm ba trăm phát. Vậy có chỗ nào trên thân còn nguyên vẹn như lá táo chăng?

Các Tỳ kheo thưa:

–Không còn chỗ nào nguyên vẹn.

Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Người ấy bị đâm ba trăm vết thương, vậy có đau đớn không?

Các Tỳ kheo thưa:

–Người ta chỉ cần bị đâm một mâu thì toàn thân đều đau đớn, huống chi bị đâm tới ba trăm vết thương?

Ðức Phật cầm một cục đá nhỏ bỏ trong tay, bảo các Tỳ kheo rằng:

–Hòn đá này lớn hay núi Thái sơn lớn?

Các Tỳ kheo thưa:

–Hòn đá trong tay đức Phật nhỏ, làm sao sánh nổi với hòn núi, dù muốn so sánh ức ức vạn lần thì hòn đá ấy cũng không thể bằng núi lớn được.

Ðức Phật dạy

–Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê so với sự đau khổ của mâu đâm hàng ức ức vạn lần cũng không bằng sự đau khổ ở trong địa ngục Nê Lê được. Hòn đá nhỏ ở trong tay giống như ba trăm mũi giáo đâm vào, hòn núi giống như sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê vậy. Người ngu si tâm nghĩ ác, thân làm ác, sau khi chết phải đọa vào trong địa ngục Nê Lê. Ở trong địa ngục Nê Lê có thú quỷ bèn dẫn người ấy đến trước, dùng móc câu mà móc, lại dùng móc câu móc vào cằm, khiến cho miệng phải mở ra, rồi dùng nước đồng sôi đổ vào miệng, làm cho môi, lưỡi, ruột, và bao tử đều bị cháy tiêu, rồi nước đồng liền chảy ra ngoài, đau đớn không thể nói được. Do người ấy lúc bình sanh sống ở thế gian cầu tài lợi một cách trái ngược để có đồ ăn uống, cho nên bị dùng nước đồng sôi mà rưới. Nỗi khổ trong địa ngục Nê Lê như vậy. Quỷ trong địa ngục Nê Lê dùng móc câu bắt người, chúng móc hàm trên và hàm dưới làm cho miệng mở ra rồi lấy chày sắt nóng đâm vào trong cổ họng, làm cho môi, lưỡi, ruột, bao tử đều cháy tan. Sự đau khổ dữ dội không thể chịu được như vậy, nếu chưa hết nghiệp thì vẫn không chết. Sự đau khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Quỷ trong địa ngục Nê Lê lại bắt người leo lên núi sắt, dùng lửa đốt núi khiến cho hòn núi đỏ rực, tội nhân chạy lên rồi chạy xuống (trên núi ấy), sự thống khổ không sao chịu được. Nhưng nếu tội ác của kẻ ấy chưa hết thì vẫn không chết được. Sự thống khổ trong Ðịa ngục Nê Lê là như vậy.

Quỷ trong địa ngục Nê Lê lại bắt tội nhân dùng cái búa đang cháy đỏ rực, chặt tay, chặt chân, chặt trăm chi tiết, làm đứt từng khúc. Nỗi thống khổ không thể chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Nỗi thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Quỷ trong địa ngục Nê Lê lại bắt tội nhân dùng cái rìu sắt để chặt đứt thân, toàn thân xương thịt đều bị chặt đứt. Sự thống khổ không sao chịu được, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa được chết. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Ở trong địa ngục có loại chim mỏ như sắt nhọn mổ vào đầu người, ăn não người, sự thống khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn không chết được. Sự thống khổ ở trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Ở trong địa ngục Nê Lê lại có bầy thú lạc đà bắt người mà ăn, nghiến răng trèo trẹo, sự đau đớn không sao chịu nổi. Nếu tội ác chưa hết vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Trong địa ngục Nê Lê có quỷ sứ lại bắt người dùng dao xẻ hai bên bàng quang, ruột non, cho đến hai bên hông, rồi dùng xe sắt cột thịt ở hai bên hông tội nhân vào, đốt lửa đỏ rực trên xe, bắt tội nhân kéo qua kéo lại trên đó. Sự đau khổ không sao chịu nổi. Nếu tội ác chưa hết thì kẻ ấy vẫn không sao chết được. Sự thống khổ ở trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Quỷ ở trong địa ngục Nê Lê nắm hai chân tội nhân dốc ngược chân lên trời, đầu xuống đất rồi quăng vào trong chảo nước sôi sùng sục. Tội nhân ở dưới đáy chảo cũng chín, nổi lên trên cũng chín. Nước sôi làm tội nhân nổi chìm trên dưới chảo, chẳng chỗ nào chẳng chín. Thí như nấu đậu, trên dưới đều chín, đậy nắp cũng chín, mở nắp cũng chín. Tội nhân ở trong địa ngục Nê Lê đều bị chín nhừ, dù ở Ðông, Tây, trên hay dưới cũng vậy. Do con người lúc bình sanhthế gian, tự mình buông lung tâm, buông lung miệng, buông lung thân nên mới bị như vậy.

Quỷ ở trong địa ngục Nê Lê lại bắt tội nhân nằm dưới mặt đất đỏ cháy, dùng năm thứ độc để khảo trị, dùng đinh đang cháy đóng vào tay trái, lại dùng đinh đang cháy đóng vào tay phải, lại dùng đinh đang cháy đóng vào chân phải, lại dùng đinh đang cháy đóng vào chân trái, lại dùng đinh đang cháy đóng vào tim, xuyên qua đất. Những sự đau khổ độc hại như vậy không sao chịu nổi. Nếu tội ác của họ chưa hết thì họ vẫn không chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Quỷ trong địa ngục Nê Lê nắm tay tội nhân dẫn vào trong thành ngục Nê Lê. Thành của địa ngục Nê Lê có 4 hướng, 4 mặt đều có cửa thành, 4 mặt đều có cửa kiên cố, đều có quỷ giữ cửa thành. Thành này tường vách và mặt đất đều làm bằng sắt, trên thành lại dùng sắt mà bao phủ, không cho ai thoát được, dưới mặt đất thì đốt đỏ rực, chu vi 4000 dặm, tường phía Ðông lửa cháy tới tường phía Tây, tường phía Tây lửa cháy tới tường phía Ðông, tường phía Nam lửa cháy tới tường phía Bắc, tường phía Bắc lửa cháy tới tường phía Nam, lửa ở trên cháy thẳng xuống đất, lửa ở dưới đất cháy thẳng lên trên. Các người ác nếu phạm 10 điều sau đây đều bị đọa ở trong địa ngục đó: Sát sanh, trộm cắp, xâm phạm phụ nữ của người khác, lừa dối, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói láo, tật đố, xan tham, không tin Phật, không tin pháp, không tin sự gieo nhân ác sẽ có quả báo tai ương hay phước đức. Những tội nhân như vậy dẫy đầy trong địa ngục Nê Lê, sự thống khổ độc hại trong địa ngục Nê Lê trải qua ngàn vạn năm. Rồi thấy từ xa, cửa ở phía Ðông mở ra, họ đều chạy đến, chân vừa chạm đất thì liền bị cháy sạch, dở chân lên thì thịt lại liền như cũ. Người nào chạy qua được thì liền qua, người nào chưa qua được thì bị cửa đóng lại. Người thấy mình đã qua khỏi cửa cũng như người chưa qua khỏi cửa, hai chân không thể bước được. Quỷ giữ cửa nói:

–Này người ác đã chết! Ngươi đến dưới cửa mong cầu việc gì?

Ðáp rằng:

–Tôi đói và khát.

Quỷ sứ liền lấy móc câu móc hàm trên và hàm dưới khiến cho miệng tội nhân mở ra, rồi lấy nước đồng sôi đổ vào trong miệng làm cho môi, lưỡi, ruột, bao tử, đều cháy sạch, nước đồng bèn chảy ra ngoài. Do người ấy lúc bình sanhthế gian cầu tài lợi mà không có đạo lý, phạm điều ác nghịch cho nên phải lãnh lấy tai ương ấy. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại có địa ngục Nê Lê rực đỏ như than nung sắt ở thế gian, rộng khoảng mấy ngàn dặm. Tội nhân đều chạy ra khỏi thành, ào vào trong địa ngục Nê Lê lửa than, bị thiêu nướng, cháy chín chẳng bao giờ ngừng. Sự đau khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, vào trong địa ngục Nê Lê Hàn Băng rộng mấy ngàn dặm, tội nhân vào trong ấy đều bị lạnh cóng, run sợ, tan nát, kịch liệt, sự thống khổ không sao kể xiết, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, vào trong địa ngục Nê Lê Phất Thí chu vi mấy ngàn dặm, phân nóng sôi hôi thối. Tội nhân chạy vào trong đó liền bị chín nhừ. sự thống khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, trong địa ngục Nê Lê máu mủ, chu vi mấy ngàn dặm, hôi thối không sao nói được, máu mủ sôi sùng sục. Khi tội nhân vào trong đó, hình thể đều bị chín mùi, bại hoại, bị chim quạ ăn thịt. Sự thống khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, khi vào núi đao cắt đầu, chu vi mấy ngàn dặm. Tội nhân từ địa ngục Nê Lê máu mủ muốn chạy lên núi, trên núi có dao liền bị cắt chân, cắt tay, cắt bụng, cắt lưng, cắt xương cổ, cắt hông. sự thống khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, vào trong địa ngục Kiếm thọ, cây nhánh đều giống như kiếm. Tội nhân vào trong đó kiếm đâm vào ngực, đâm vào hông, đâm vào lưng, đâm vào tay, đâm vào chân, đâm vào thân, trước sau đều bị cắt đứt. Sự thống khổ như vậy không sao kể xiết. Nếu tội ác chưa hết thì vẫn không chết được. Nỗi thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, vào địa ngục Thiết trúc lô, rộng đến mấy ngàn dặm. Cây lá đều giống như dao bén. Tội nhân vào trong đó gió thổi vào cây tre làm chấn động lá, lá xâu suốt qua xương của tội nhân, hình thể chẳng có chỗ nào nguyên vẹn, Sự thống khổ không sao chịu nổi, nhưng nếu tội ác chưa hết thì vẫn chưa chết được. Nỗi thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Lại nữa, vào địa ngục Nê Lê nước mặn, rộng mấy ngàn dặm, nước mặn như muối sôi sùng sục, trong nước có loài chim mỏ như sắt nhọn, nó mổ vào da, vào xương của tội nhân, tội nhân không sao chịu nổi sự thống khổ này, nên liền bơi qua sông. Quỷ canh giữ địa ngục Nê Lê hỏi:

–Này kẻ ác đã chết! Các ngươi tìm cầu cái gì?

Tội nhân đáp:

–Chúng tôi bị khổ vì đói khát.

Quỷ liền lấy móc câu móc hàm trên và hàm dưới tội nhân ra khiến cho miệng phải mở, lại dùng nước đồng sôi đổ vào miệng làm cho môi cháy, lưỡi, yết hầu cũng cháy, năm tạng ở trong bụng đều bị cháy sạch, rồi nước đồng liền chảy ra ngoài. Tội nhân ấy không còn nhẫn chịu được nữa, lại vào trong nước muối sôi chịu sự thống khổ như trước, không thể chịu được, lại vào trong địa ngục Thiết trúc lô, bị thống khổ như trước, không sao chịu được, lại vào trong địa ngục Kiếm thọ, bị thống khổ như trước, không sao chịu được, lại vào trong địa ngục núi dao cắt đầu, bị thống khổ như trước, không sao chịu được, lại vào trong địa ngục Nùng huyết (máu mủ) bị thống khổ như trước, không sao chịu được, lại vào trong địa ngục Phất thỉ bị thống khổ như trước, không sao chịu được. lại vào trong địa ngục Khôi hỏa (tro lửa) bị thống khổ như trước, không sao chịu được. Lại vào địa ngục Thiết thành, bị thống khổ không sao chịu được. Ở cửa Ðông địa ngục, khổ cũng như vậy. Ở cửa địa ngục phía Nam, khổ cũng như vậy. Cửa phía Tây địa ngục khổ, cũng như vậy. Cửa phía Bắc địa ngục, khổ cũng như vậy. Sự thống khổ trong địa ngục Nê Lê là như vậy.

Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Sự khổ trong địa ngục Nê Lê không sao kể xiết. Ta chỉ lượt nói sơ để cho các ngươi nghe thôi.

Ðức Phật day:

–Người làm ác sanh trong loài súc sanh, ăn cỏ và cây lá, loài có lưỡi để liếm, răng để cắn. Loài dùng lưỡi để liếm và răng để cắn là những loài gì? Ðó là trâu, ngựa, lừa, voi, lạc đà. Như vậy, nhiều người lúc bình sanhthế gian, tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác. Sau khi chết, dần dà làm súc sanh khổ đau như vậy.

Ðức Phật day:

–Có loài cầm thú sanh nơi tối tăm, sanh ở nơi tối tăm. Chết cũng ở nơi tối tăm. Ðó là loài gì? Ðó là loài rắn, chuột, chồn, rái cá, sâu kiến. Những loài như vậy rất nhiều. Ðó là con người lúc bình sanhnhân gian tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác. Sau khi chết, dần dần hóa sanh làm cầm thú, chịu sự thống khổ như vậy.

Ðức Phật dạy:

–Có loài cá sanh ở trong nước, lớn lên trong nước, chết trong nước. Ðó là loài gì? Ðó là loài thuồng luồng, cá, rùa, cá sấu... chúng như vậy rất nhiều. Ðó là con người lúc bình sanh thế gian tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, cho nên sau khi chết dần dần hóa sanh làm loài trùng, cá đau khổ như vậy.

Ðức Phật dạy:

–Có loại dòi trùng sanh trong chỗ hôi thối, chết trong chỗ hôi thối, lớn lên trong hôi thối. Những loại gì sanh trong hôi thối? Ðó là loại trùng sanh nơi đất ẩm thấp, loại trùng sanh trong các ngòi rảnh, loại dòi sanh trong các hầm xí. Những loại như vậy rất nhiều. Ðó là con người lúc bình sanhthế gian tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, sau khi chết làm trùng, dòi này, đau khổ như vậy.

Ðức Phật dạy:

–Có loại trùng, súc sanh chuyên ăn đồ bất tịnh. Y phục của con người ở xa có mùi hôi thối, chúng liền chạy đến, nói rằng: “ Ta được đồ ăn “. Những loại gì chuyên ăn đồ bất tịnh? Ðó là chó, heo, ruồi, bọ hung, loài thuộc về hôi thối như vậy rất nhiều. Ðó là lúc bình sanh con ngườithế gian tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác. Sau khi chết, dần dần chuyển sanh trùng súc này chịu sự đau khổ như vậy.

Ðức Phật bảo các Tỳ kheo:

–Loài trùng súc sanh như vậy nhiều lắm. Ta chỉ nói cho các ngươi nghe đôi phần sơ lược thôi.

Ðức Phật dạy:

–Con người làm ác, sanh trong loài quỷ đói, thường ăn đồ đại tiện, tiểu tiện. Vì sao chúng lại thường ăn những thứ ấy? Ðó là con người lúc bình sanhthế gian tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, xan tham, tiếc đồ ăn uống cho nên phải sanh trong loài quỷ đói. Lại nữa, Loài quỷ đói ăn máu và mủ. Ðó là con người lúc bình sanhthế gian ưa đẹp mà làm ác cho nên khiến cho phải máu mủ. Trong loài quỷ đói có chó đen, chó trắng chuyên ăn da thịt của quỷ đói. Trong loài quỷ đói có loài chim chuyên ăn não nó, hoặc có loại mười năm chưa từng thấy nước, hoặc có loại một trăm năm chưa từng thấy nước, hoặc là từ xa trông thấy nước chảy, muốn chạy tới đó để được ăn uống, nhưng đến nước chẳng có, hoặc là có nước, thì biến thành nước đồng đang sôi, hoặc là nước muối đang sôi, vừa muốn đến trước để uống thì bị quỷ đánh. Ở trong loài quỷ đói khổ đau như vậy.

Ðức Phật dạy:

–Loài quỷ đói rất nhiều, ta chỉ nói đôi phần sơ lược mà thôi.

Ðức Phật dạy:

–Con người ở trong ba ác đạo khó mà thoát ra. Thí như biển chu vi tám vạn bốn ngàn dặm, có một con rùa mù, trên mặt nước có một khúc gỗ, trong khúc gỗ có một cái lỗ. Con rùa mùdưới nước, trăm năm mới ngóc đầu lên một lần, vậy có thể chui vào được cái lỗ khúc cây ấy chăng?

Các Tỳ kheo thưa:

–Con rùa mù ấy trải qua trăm ngàn vạn năm còn e không thể chui vào trúng cái lỗ cây ấy. Vì sao như vậy?

Có lúc khúc cây ở phương Ðông thì con rùa ở phương Tây.

Có lúc khúc cây ở phương Tây thì con rùa ở phương Ðông.

Có lúc khúc cây ở phương Nam thì con rùa ở phương Bắc.

Có lúc khúc cây ở phương Bắc thì con rùa ở phương Nam.

Có lúc con rùa mù vừa ngóc đầu lên thì khúc cây bị gió thổi lên đất liền. Con rùa mù một trăm năm mới ngóc đầu lên một lần, còn có lúc đút đầu lọt vào cái lỗ của khúc gỗ, chứ con ngườiba đường ác đạo khó mà được làm thân người so với con rùa mù. Vì sao vậy? Con người ở ba ác đạo đều không có tri thức, cũng không có pháp lệnh, cũng không biết thiện ác, cũng không biết cha mẹ, cũng không biết bố thí, lại ăn nuốt lẫn nhau, con mạnh nuốt con yếu. Như người đồ tể, thân họ chưa hề rời sự mổ xẻ, lột da máu mủ của vết thương, họ từ khổ vào khổ, từ tối vào tối. Người ác là như vậy.

Ðức Phật dạy:

–Thí như có người bị thua bạc, ban đầu mất hết, cho đến mất vợ, con, ruộng, nhà, té ngã, trần truồng chẳng còn gì cả, lại còn mắt nợ. Chủ nợ bảo sai dịch dùng khói xông, lửa chích.

Ðức Phật dạy:

–Người thua bạc như vậy, sự mất ấy còn ít, ban đầu mất hết, rồi đến mất vợ, con, ruộng, nhà, lại còn mắt nợ nên bị người ta xông khói, chích lửa. Như vậy họ chỉ nghèo có một đời, so với người tâm nghĩ điều ác, miệng nói điều ác, thân làm điều ác, sau khi chết ở trong ba đường ác, còn hơn kẻ thua bạc nghèo bần ấy, ở trong ba đường ác vô số kiếp. Ngay nơi ba ác đạođược giải thoát, lại được làm người, sanh vào nhà thợ thuyền, ở nơi hoan dã, hay làm con của nhà bần cùng đi ăn xin. Hoặc dùng tay làm lụng để tự mưu sống, nhưng cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Tuy làm con trong những nhà ấy, hoặc bị què quặt, đui diết không bằng người, hoặc sanh ở trong nhà đồ tể sát sanh, hoặc sanh ở trong nhà bán trâu, dê, heo, cá, chó dữ, gà và chó. Từ ác đạo được thoát, lại làm con của tay đồ tể, lại làm ác, sau khi chết sẽ lại sanh vào trong ác đạo!


Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá vệ. Ðức Phật dạy bảo các Tỳ kheo rằng:

–Con người chết được vào đường tốt hay vào đường xấu là do con người lúc ở thế gian, thân làm ác, miệng nói ác, tâm nghĩ ác, thường ưa nướng, giết chúng sanh để tế tự quỷ thần, sau khi chết phải đọa vào trong địa ngục Nê Lê. Nếu thân thường làm thiện, miệng thường nói đều thiện, tâm thường nghĩ thiện, khi chết liền được sanh lên trời.

Ðức Phật dạy:

–Con người giống như trời mưa, nước nổi bọt bóng, mưa từ trên trời nhỏ xuống, cái bong bóng nước này bể thì cái bong bóng kia thành. Con người sống ở thế gian lúc sanh lúc tử như bong bóng nước, vừa sanh liền diệt. Ðức Phật dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ, có người được sanh lên trời, có người thì đọa vào địa ngục Nê Lê, có kẻ thì nghèo, có người thì giàu, có kẻ tôn quí, có người thấp hèn, Ðó là do thiện ác con người đã làm.

Ðức Phật nói:

–Ta đều biết rõ tất cà. Thí như trong đêm tối, hai bên cửa thành đều có thắp đuốc lớn. Có ngươi ra cửa thành, có người vào cửa thành, có đến hàng vạn người. Con người từ trong bóng tối đều thấy đuốc sáng mà ra hay vào. Phật dùng thiên nhãn thấy người sanh thiên thượng, người vào địa ngục Nê Lê, như người từ trong bóng tối thấy ánh sáng lửa mà đi ra vào. Như người đứng trên lầu cao, phía dưới có mấy ngàn vạn nhà, người đứng trên lầu cao đều trông thấy hết

Ðức Phật dạy:

–Ta thấy người trong thiên hạ, khi chết được sanh lên trời hay đọa vào địa ngục Nê Lê như người đứng trên lầu cao thấy các ngôi nhà ở dưới.

Ðức Phật dạy:

–Như người chèo thuyền trong nước trong đều thấy cá, đá, các vật ở trong nước. Ðức Phật dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ sanh ở thiên thượng hay vào địa ngục Nê Lê như người xem vào nước trong vậy.

Trong thiên hạhạt ngọc Minh-Nguyệt, dùng sợi tơ năm màu mà xâu vào, người xem hạt châu ngọc ấy đều thấy có năm màu sai khác, biết sợi tơ, biết tướng của hạt ngọc khi sâu sợi tơ. Ðức Phật thấy thiên hạ từ đâu mà biến hóa, sống, chết, thiện, ác, như người xem hạt châu vậy.

Ðức Phật dạy:

–Ta thấy người trong thiên hạ bất hiếu cha mẹ, không thờ kính Sa-môn, Bà la môn, không kính trưởng lão, không thích bố thí, không sợ đời này đời sau, không kinh không sợ. Những người như vậy khi chết liền vào địa ngục Nê Lê, cùng tương kiến với Diêm Vương, liền bỏ ác theo thiện. Chủ ngục tốt Nê Lê tên là Bàng. Bàng liền dẫn tội nhân đến chỗ Diêm Vương. Nê Lê Bàng thưa rằng:

–Người này lúc ở thế gian làm người bất hiếu cha mẹ, không thừa sự Sa-môn, Bà la môn, không kính trưởng lão, không ưa bố thí, không sợ đời này đời sau, không sợ giới cấm. Xin Vua xử tội ác của người này.

Diêm Vương liền bảo người ấy đến trước nói rằng:

–Nếu lúc làm người ở thế gian không nghĩ đến sự dưỡng dục của cha mẹ? Nếu lúc trời nóng thì cha mẹ bồng đến chỗ mát, nhờ ơn bú mớm mà khôn lớn, tại sao lại bất hiếu với cha mẹ?.

Người ấy thưa rằng:

–Tôi quả thật là người ngu si, kiêu mạn.

Diêm vương nói:

–Hãy xử trị như một người tội lỗi. Tội ác của người chẳng phải do cha mẹ, chẳng phải trời, chẳng phải do vua chúa, chẳng phải do Sa Môn, Bà la môn tạo ra. Nếu thân người đã tạo tội, hãy tự thọ lãnh lấy. Ðó là lần hỏi thứ nhất của Diêm Vương. Người trông thấy người thế gian lúc bị bệnh khốn khổ kịch liệt, gầy ốm hết sức, tay chân không cử động được sao?

Người kia thưa:

–Tôi thật có thấy.

Diêm vương nói:

–Tại sao không tự sửa đổi cho tốt?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là kẻ ngu si, ngã mạn.

Diêm Vương nói:

–Nếu thân ngươi tạo ra phải tự gánh lấy. Tội ác ấy chẳng phải do cha mẹ, chẳng phải do trời, chẳng phải do vua chúa, chẳng phải do Sa môn, Bà la môn tạo ra. Nếu thân ngươi đã tạo ra, vậy phải tự thọ lấy. Ðó là lần hỏi thứ hai của Diêm Vương.

Chứ ngươi không thấy lúc ở thế gian, người nam người nữ mắt không còn thấy, tai không còn nghe, cầm gậy mà đi, tóc đã trắng xóa, không còn như lúc thiếu niên nữa sao?

Người đó đáp:

–Tôi quả thật có thấy người già cầm gậy mà đi.

–Vậy sao lúc đó ngươi không sửa đổi cho tốt?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là người ngu si, ngã mạn.

Diêm Vương nói:

–Tội ác ấy cũng không phải do cha mẹ, chẳng phải do trời, chẳng phải do vua chúa, cũng chẳng phải do Sa môn, Bà la môn tạo ra. Nếu thân ngươi đã tạo ra vậy phải tự gánh lấy. Ðó là lần hỏi thứ ba của Diêm Vương. Chứ ngươi lúc ở thế gian ngươi không thấy người nam người nữ chết, từ một ngày cho đến bảy ngày thân thể hư nát, hình thể bại hoại, bị sâu kiến ăn, bị mọi người ghét bỏ sao? Nếu thấy như vậy tại sao không tự sửa đổi cho tốt?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật có thấy như vậy. Tôi là ngươi ngu si, kiêu mạn.

–Nếu có làm tại sao không hành động đoan chánh? Nếu hành động đoan chánh, thì miệng đoan chánh, tâm đoan chánh. Tội ác này không phải do cha mẹ, không phải do trời, không phải do vua chúa, không phải do Sa môn, Bà la môn tạo ra. Nếu thân ngươi đã tạo ra, tự ngươi phải thọ lấy. Ðó là lần hỏi thứ tư của Diêm Vương. Nếu lúc làm người ở thế gian, vậy có thấy quan lại bắt được kẻ cướp của, giết người, giặc cướp, liền trói lại bỏ vào ngục để khảo trị, tra hỏi, hoặc dắt ra giữa đường mà giết, hoặc đem về sanh quán mà đốt, ngươi có thấy như vậy chăng?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi có thấy.

– Tại sao không tự sửa đổi cho tốt? Nếu khi làm người sao lại làm bất chánh? Hoặc thân phải chơn chánh, hoặc miệng chơn chánh, hoặc tâm chơn chánh?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thậtngu si, ngã mạn.

–Nếu thân ngươi tạo thì ngươi phải tự thọ lấy. Tội ác này không phải do cha mẹ, trời, vua chúa hay Sa môn, Bà la môn tạo ra. Thân ngươi đã tạo thì chính ngươi phải chịu. Ðó là lần hỏi thứ năm của Diêm Vương.

Khi đã vấn đáp xong, ngục tốt Bàng của địa ngục Nê Lê liền dẫn tội nhân đến một thành bằng sắt, đó là địa ngục Nê Lê thứ nhất, gọi là A Tỷ Na Nê Lê, thành có bốn cửa, chu vi bốn ngàn dặm, bên trong có một cái chảo lớn rộng bốn mươi dặm, sâu cũng bốn mươi dặm, ngục tốt Bàng của Nê Lê dùng mâu đâm vào tội nhân, bỏ vào trong chảo mà nấu. Trong vô số thành như vậy đều có lửa, tội nhân từ xa trông thấy, sầu muộn lo sợ, run lập cập. Như vậy những người vào đó cả ngàn vạn. Ngục tốt Bàng của Nê Lê xua tội nhân vào trong đó, cả ngày lẫn đêm không thể ra được. Tội nhân chạy ra bốn cửa để tìm đường tẩu thoát nhưng tất cả cửa đều bị đóng, không thể ra được... Tội nhân ở trong đó cả ngàn vạn năm, lửa vẫn không tắt, tội nhân cũng không chết. Lâu thật lâu thấy cửa phía Ðông tự mở, tội nhân đều chạy đến, muốn ra ngoài, vừa chạy đến thì cửa liền đóng lại. Những tội nhân muốn thoát ra ngoài lại phải đấu tranh với những người ở trong cửa mong thoát ra ngoài. Thỉnh thoảng lại thấy từ xa cửa ở phương Nam mở ra, họ đều chạy đến cửa thì cửa lại đóng, mọi tội nhân đều đấu tranh với nhau ở trong cửa để mong được thoát ra ngoài. Thỉnh thoảng lại thấy từ xa cửa thành ở phía bắc mở ra, Tất cả tội nhân đều chạy đến cửa thì cửa lại đóng, tất cả tội nhân ở trong cửa lại đấu tranh nhau mong thoát ra ngoài. Thỉnh thoảng lại thấy cửa ở phía Tây mở ra, tất cả tội nhân đều chạy đến cửa thì cửa lại đóng. Thỉnh thoảng bốn cửa lại mở ra, tất cả tội nhân đều chạy đến, được thoát ra ngoài, tự cho là đã được giải thoát.

Lại vào trong địa ngục Nê Lê Cưu Diên thứ hai, chân chạy dưới đất thì liền bị cháy, dở chân lên thì thịt lại liền như cũ. Có tội nhân chạy qua Ðông, chạy qua Tây, chạy qua Nam, chạy qua Bắc, đất ở chung quanh đều nóng cháy, trải qua mấy ngàn vạn năm mới chấm dứt, tự cho là đã được thoát khỏi.

Lại vào trong địa ngục Nê Lê Di Ly Ma Ðức thứ ba, trong đó có các loại trùng tên là Khuật- trác, mỏ như sắt, đầu đen. Loại trùng này thấy người liền chạy theo rỉa thịt, xương tủy, cho đến lúc không còn gì cả, như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết, tự cho là đã được thoát khỏi.

Lại vào địa ngục Nê Lê Băng Ða La thứ tư, ở trong đó có toàn là đá bén như dao. Tội nhân phải đi trên đầu những hòn đá ấy, có người muốn chạy, muốn được thoát ra, chẳng biết phải đi như thế nào, chân cẳng đều bị cắt rách vì đất đá đều như dao bén. Như vậy lại trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết, tự cho là đã thoát khỏi.

Lại vào trong địa ngục Nê Lê A Di Ba Ða Hằng thứ năm, trong đó có gió nóng, gió rất nóng, hơn cả lửa hừng của thế gian. Gió thổi vào thân, cháy tiêu thân thể tội nhân, ai cũng muốn tranh gió, nhưng thường bị gió nóng thổi qua, dù có trốn tránh cũng không thoát được. Tội nhân cầu chết nhưng không chết được, cầu sống cũng không thể sống được. Như vạy trải qua mấy ngàn vạn năm mới được ra, tự cho là đã được thoát khỏi.

Lại vào địa ngục Nê Lê A Dụ Thảm Ba Lê Hằng thứ sáu, trong đó có rất nhiều cây, các cây đều đâm người, giữa cây có quỷ nhơn nhập ở trong đó, trên đầu của quỷ phun lửa, trong miệng cũng phun lửa, toàn thân có mười sáu Thích quỷ, từ xa thấy người đi lại, vào trong lửa dữ dội, chúng đi đến trước ăn thịt tội nhân, mười sáu Thích quỷ xâu thân thề tội nhân lại, xé ra mà ăn. Tội nhân đều muốn thoát ra, hễ chạy thường gặp quỷ này. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết, tự cho là đã được thoát khỏi.

Lại vào trong địa ngục Nê Lê Thục Tùng Vụ thứ bảy, Trong đó có loài trùng tên là Ðôn. Tội nhân vào đó, trùng này bay vào miệng người, ăn thân thể người. Tội nhân đều chạy, rất muốn thoát ra nhưng trùng ăn thịt người vẫn không để yên. Tội nhân đều chạy tứ hướng nhưng không thể thoát được. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết, tự cho là đã được thoát khỏi.

Lại vào trong địa ngục Nê Lê Ðàn Ni Du thứ tám. Trong đó có nước chảy, tội nhân đều rớt vào trong nước, hai bên dòng nước có gai chích. Nước này nóng hơn nước đang sôi của thế gian. Nước sôi sùng sục, mọi người đều bị chín nhừ, muốn chạy lên bờ. Bên bờ có quỷ cầm mâu đâm vào người, làm cho lại rớt vào trong dòng nước ấy, không thể thoát ra được. Tội nhân đều theo dòng nước trôi xuống dưới dòng, ở dưới dòng lại có quỷ, quỷ lại dùng móc câu mà câu. Hỏi rằng:

–Các ngươi từ đâu đến đây?

Nếu hỏi như vậy mọi người đều thưa:

–Tôi không biết từ đâu đến, cũng không biết phải đi như thế nào. Tôi chỉ khổ vì đói khát, chỉ muốn chạy kiếm đồ ăn uống mà thôi.

Quỷ bảo:

–Ta cho ngươi ăn.

Chúng liền lấy nước đồng sôi đổ vào miệng, bên trong đều cháy tiêu. Như vậy cầu chết không chết được, cầu sống không sống được. Bởi vì người đó lúc ở thế gian làm ác, cho nên cầu thoát không thoát được.

Các người trong địa ngục Nê Lê lại được thả ra, tự cho là đã được thoát khỏi, nhưng lại vào trong địa ngục Nê Lê thứ bảy. Quỷ trong địa ngục Nê Lê thứ bảy lại đón hỏi:

–Ðã đi sao lại trở vào?

Các người trong địa ngục Nê Lê đều nói:

–Chúng tôi chỉ khổ vì đói khát.

Họ liền vào trong địa ngục Nê Lê thứ sáu, từ địa ngục thứ sáu lại vào địa ngục thứ năm, từ địa ngục thứ năm lại vào địa ngục thứ bốn, từ địa ngục thứ bốn lại vào địa ngục thứ ba, từ địa ngục thứ ba lại vào địa ngục thứ hai, từ địa ngục thứ hai lại vào địa ngục thứ nhất, mong ra khỏi A Tỳ Na Nê Lê, họ từ xa thấy thành sắt, tất cả, đều vui mừng hô lớn, đều nói:

–Muôn năm!

Diêm Vương nghe liền hỏi quỷ Bàng Nê Lê:

–Ðó là những tiếng gì vậy?

Nê Lê Bàng liền tâu:

–Ðó là tiếng hô. Các người này trước đây đã qua trong các địa ngục Nê Lê rồi.

Diêm Vương bảo:

–Họ là những người bất hiếu cha mẹ, không sợ trời, không sợ vua chúa, không kính tiên tổ, không thừa sự Sa môn, Bà la môn, không sợ cấm giới.

Diêm Vương lại nhìn rồi nói:

–Ta chính là Diêm Vương. Nay nếu các ngươi được thoát khỏi, lại được làm con của người ta, phải nên hiếu thuận, phải khéo thờ Sư trưởng, phải sợ trời, phải sợ vua chúa, phải thừa sự Sa môn, Bà la môn, hãy giữ tâm đoan chánh, miệng nói chơn chánh, thân làm đoan chánh; nhơn sanh ở thế gian thấy tội ác nhỏ mà coi thường, chính là tội ác rất nặng ở Nê Lê. Nếu gặp Sa môn, Bà la môn phải nên thừa sự, sau đó sẽ được độ thoát khỏi chỗ ác đạo cực khổ, đã đóng bít con đường ác đạo vĩnh viễn. Người trong các địa ngục Nê Lê đều được ra khỏi, ở ngoài thành, ban đêm đều chết hết. Người chết, lúc đời trước làm người, tuy làm nhiều điều ác, dù có chút thiện, từ trong địa ngục Nê Lê trở lại đều được đạo chánh tri, từ địa ngục Nê Lê ra, tất cả đều chánh tâm chánh hạnh, không còn trở lại địa ngục Nê Lê nữa. Nê Lê cũng không gọi nữa. từ ác hạnh dẫn đến phải chịu sự thống khổ khốc hại trong địa ngục Nê Lê, cũng có thể tự mình nhớ nghĩ, cũng có thể làm việc thiện.

Ðức Phật dạy như vậy, các Tỳ kheo đều hoan hỷ.

PHẬT NÓI KINH NÊ LÊ

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13102)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17740)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12353)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 54043)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14269)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 13715)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57605)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 13217)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11824)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14552)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12039)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 13530)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13231)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 12098)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 11744)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 41943)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 38576)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14613)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12587)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 15908)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14343)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 13581)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 16243)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13025)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12787)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 14026)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14009)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16354)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12289)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14287)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11176)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10928)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13119)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13795)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13062)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12896)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13406)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 13526)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33513)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11251)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12823)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12956)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11525)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17771)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11319)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11746)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11404)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18870)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12460)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11214)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13060)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15621)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11732)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11605)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12629)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12543)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13860)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12833)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13199)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant