Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Trai Giới

17 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 14155)
Kinh Trai Giới


PHẬT NÓI KINH TRAI GIỚI


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0087 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Ngô, nước Nguyệt Thị cư sĩ Chi Khiêm

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o--- 

 


Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại cung điện nhà của Thừa tướng, phía đông thành Xá Vệ. Mẹ của Thừa tướng tên là Duy Da, sáng sớm thức dậy tắm rửa, mặc áo tơ năm sắc, cùng các con, vợ đi ra để lạy dưới chân đức Phật rồi ngồi qua một bên. Ðức Phật hỏi Duy Da:

–Tại sao tắm rửa sớm vậy?

Thưa rằng:

–Con muốn cùng các con, vợ đều thọ trai giới.

Ðức Phật nói:

–Trai giới có ba loại. Vậy thích loại trai giới nào?

Duy Da quỳ xuống thưa rằng:

–Con muốn được nghe sao gọi là ba loại trai giới?

Ðức Phật dạy:

1. Trai giới theo kiểu người chăn trâu.

2. Trai giới theo kiểu Ni Kiền.

3. Trai giới theo Phật pháp.

Trai giới theo kiểu người chăn trâu là giống như người chăn trâu mong cầu nước, cỏ, thức ăn tốt để nuôi trâu của họ. Buổi chiều suy nghĩ xem có đám cỏ nào phong phú, phì nhiêu để sáng mai dắt trâu đến đó. Nếu người nam hoặc nữ đã thọ trai giới mà tâm ý để ở gia đình, muốn sinh lợi cho sản nghiệp và nghĩ đến thức ăn nuôi dưỡng thân thể, đó là như ý của người chăn trâu, nên không được đại phước và đại quang minh.

Trai giới theo kiểu Ni Kiền là vào ngày mười lăm trong tháng, nằm dưới đất để thọ trì trai giới, vì các thần trong mười do diên lễ bái nói:

–Ngày hôm nay tôi ăn chay không dám làm ác, chúng tôi không có nhà cửa, không có thân thích, vợ con, tôi tớ đều chẳng phải là sở hữu của tôi, tôi không phải là chủ của họ.

Nhưng người học đạo ấy bản chất đê tiện, không có tâm chơn chánh, đến sáng mai thì cái danh vẫn có như cũ. Trai giới như vậy không được đại phước và đại quang minh.

Trai giới theo lối Phật phápđệ tử học đạo cứ mỗi tháng có sáu ngày ăn chay, thọ trì tám giới. Những gì là tám?

–Giới thứ nhất: suốt một ngày một đêm giữ tâm như chơn nhân, không có ý sát sanh, thương tưởng chúng sanh, không được giết hại cho đến loài côn trùng, không cầm dao gậy, nghĩ và muốn chúng sanh được bình an lợi lạc chẳng bị sát hại, như giới thanh tịnh, nên nhất tâm tu tập.

–Giới thứ hai: suốt một ngày một đêm giữ tâm như chơn nhân, không có ý tham lam trộm cắp, nhớ nghĩ việc bố thí, sẽ hoan hỷ cho, tự tay cho, cho với sự trong sạch, cho với tâm cung kỉnh, không mong trả ơn, trừ bỏ ý xan tham, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ ba: giữ một ngày một đêm tâm như chơn nhân, không có ý dâm, không nghĩ phòng thất, tu hành phạm hạnh, không làm tà dục, tâm không tham sắc, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ tư: thọ trì một ngày một đêm tâm như chơn nhân, không có ý nói dối, nhớ nghĩ chí thành, lời lẽ an định, từ không được dối trá, tâm miệng giống nhau, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ năm: thọ trì một ngày một đêm tâm như chơn nhân, không uống rượu, không say sưa, không mê loạn, không thất chí, từ bỏ ý phóng dật, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ sáu: thọ trì một ngày một đêm tâm như chơn nhân, không có ý cầu an, không đeo hoa thơm, không thoa son phấn, không ca múa, xướng hát, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ bảy: thọ trì một ngày một đêm tâm như chơn nhân, không có ý cầu an, không nằm giường đẹp, chỉ nằm giường thấp, ngồi ghế cỏ, trừ bỏ việc nằm ngủ, nhớ nghĩ kinh, đạo, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

–Giới thứ tám: thọ trì một ngày một đêm tâm như chơn nhân, thờ pháp ăn đúng giờ, ăn ít, điều độ thân, quá giờ ngọ không được ăn lại, như giới thanh tịnh, một lòng tu tập.

Ðức Phật bảo Duy Da:

–Ngày trai giới nên tu tập năm điều nhớ nghĩ. Những gì là năm?

1. Niệm Phật, Phật là Như Lai, bậc Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, là Thiện Thệ, cha của thế gian, Vô Thượng Sĩ, Kinh Pháp Ngự, Thầy của trời, người, hiệu là Phật. Ðó là nhớ nghĩ đức Phật, những tập quán sân hận, ác ý ngu si đều trừ hết, thiện tâm tự sanh, nghĩ thích việc làm của Phật, giống như dùng dầu mè đậu tắm rửa, gội đầu, làm cho cấu uế trên đầu được sạch. Người trai giới niệm Phật cũng thanh tịnh như vậy, mọi người trông thấy đều ưa thích.

2. Phải niệm Pháp, Phật nói pháp ba mươi bảy phẩm, đầy đủ không hoại, nhớ nghĩ không quên, nên biết pháp này là ánh sáng của thế gian. Ðó là niệm Pháp, tập quán sân hận, ác ý ngu si đều trừ hết, thiện tâm tự sanh, do ưa thích Pháp nghiệp. Thí như dùng dầu mè tháo đậu tắm rửa làm bụi bặm trên thân được sạch. Người trai giới niệm Pháp, tâm thanh tịnh như vậy, mọi người trông thấy ai chẳng ưa thích.

3. Phải niệm chúng Tăng, cung kính thân cận, y chỉ, thọ trì sự dạy dỗ trí huệ. Chúng đệ tử của Phật, người được Cấu hạng thọ, được Cấu hạng chứng, có người được Tần lai thọ, Tần lai chứng, có người được Bất hoàn thọ, Bất hoàn chứng, có người được Ứng Chơn thọ, Ứng chơn chứng. Ðó là bốn đôi tám bậc, trượng phu đều thành tựu giới, định, huệ, giải và độ tri kiến, là bậc thánh đức, việc làm đã đầy đủ, nên phải chắp tay lạy bậc tôn giả phước điền của trên trời dưới trời. Ðó là niệm chúng nên tập khí sân hận, ác ý ngu si đều trừ, tâm hoan hỷ tự sanh, ưa thích việc làm của chúng. Thí như lấy nước tro để giặt áo, chất dơ sẽ tẩy sạch. Người trai giới niệm chúng, oai đức như vậy, mọi người trông thấy ai chẳng ưa thích.

4. Niệm giới: thân thọ giới của Phật phải một lòng phụng trì, không khuyết, không phạm, không động, không quên, khéo léo an lập, cẩn thận giữ gìn, nêu cao trí tuệ; tập quán sân hận, ác ý ngu si đều trừ sạch, tâm hoan hỷ tự sanh, thích giới trong các nghiệp, giống như lau gương, vật dơ đã hết, ánh sáng hiện ra. Người trai giới niệm giới, tâm thanh tịnh như vậy, mọi người trông thấy ai chẳng ưa thích?

5. Nên niệm Thiên: Tứ Thiên Vương, Ðao Lợi Thiên, Diêm Thiên, Ðâu Thuật Thiên, Bất Kiêu Lạc Thiên, Hóa Ứng Thanh Thiên. Cần phải tự niệm: “Ta đã có Tín, có Giới, có Văn, có Thí, có Trí, đến lúc thân chết, tinh thần lên trời, mong ta đừng mất tín, giới, văn, thí trí này. Ðó là nhờ niệm Thiên nên tập quán sân hận, ác ý ngu si đều trừ sạch, tâm hoan hỷ tự sanh, ưa thích các nghiệp của Thiên, giống như ngọc báu thường được trong sáng. Người trai giới niệm Thiên, tâm thanh tịnh như vậy, phụng trì tám giới cấm, thực tập năm điều nhớ nghĩ, là trai giới theo Phật pháp, cùng chư thiên tu đức, diệt ác tu thiện, về sau sanh lên trời, cuối cùng đắc quả Nê hoàn. Cho nên người trí tự nỗ lực tu hành, phát tâm làm phước.

Như vậy, này Duy Da, phước đức từ việc trai giới tiếng tăm xa rộng rõ ràng, thí như mười sáu nước lớn ở trong thiên hạ, trong mười sáu nước này dẫy đầy của báu không sao kể hết, cũng không bằng một ngày thọ trì trai giới của Phật pháp. Phước đức như vậy to lớn đến nỗi của báu của mười sáu nước dồn lại chỉ bằng một hạt đậu mà thôi. Sự rộng lớn ở trên trời không thể nói được, nay đây nhân gian năm mươi năm thì ở cõi trời thứ nhất mới một ngày một đêm. Tuổi thọ ở trên cõi Tứ Thiên thứ nhất là năm trăm tuổi, so với nhân gian là chín trăm vạn năm. Người trai giới của Phật pháp được sanh cõi trời ấy. Nhân gian một trăm năm thì cõi trời Ðao Lợi chỉ có một ngày một đêm, mà tuổi thọ ở trên cõi trời Ðao Lợi là một ngàn tuổi, so với nhân gian là ba ngàn sáu trăm vạn tuổi. Nhân gian hai trăm năm thì ở cõi trời Diêm Thiên chỉ có một ngày một đêm, mà tuổi thọ ở cõi Diêm Thiên là hai ngàn năm, so với nhân gian phải trải qua một ức năm ngàn hai trăm vạn năm. Ở nhân gian bốn trăm năm chỉ bằng một ngày một đêm trên cõi trời Ðâu Thuật Thiên. Tuổi thọ ở cõi Ðâu Thuật Thiên là bốn ngàn năm, vậy ở nhân gian phải trải qua sáu ức tám trăm vạn năm. Ở nhân gian tám trăm năm thì chỉ bằng một ngày một đêm ở trên cõi trời Bất Kiêu Lạc. Tuổi thọ ở cõi trời Bất Kiêu Lạc là tám ngàn tuổi, so với nhân gian phải trải qua hai mươi ba ức bốn ngàn vạn năm. Ở nhân gian một ngàn sáu trăm năm chỉ bằng một ngày một đêm ở cõi trời Hóa Ứng Thanh. Tuổi thọ ở cõi trời Hóa Ứng Thanh là một vạn sáu ngàn năm. Vậy nhân gian phải mất chín mươi hai ức một ngàn sáu trăm vạn năm.

Nếu ai có Tín, có Giới, có Văn, có Thí, có Trí phụng trì trai pháp của Phật, ngay khi mạng chung, tinh thần đều được sanh lên sáu cõi trời này, được an ổn khoái lạc. Theo đó, thiện pháp rất nhiều, ta chỉ nói rất ít. Hễ ai làm thiện thì quỷ thần, thiên thượng thọ phước vô lượng.

Duy Da nghe lời đức Phật dạy, hoan hỷ nói:

–Lành thay! Lành thay! Thưa Thế Tôn, phước đức của trai pháp thật là sung sướng vô lượng. Mong cho con được thọ giới của Phật. Từ nay về sau, cứ mỗi tháng con thọ sáu ngày trai giới, nỗ lực làm phước cho đến chết.

Ðức Phật nói kinh này xong, tất cả đều hoan hỷ thọ giáo.

 

PHẬT NÓI KINH TRAI GIỚI

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13214)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13675)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13639)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13267)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13806)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13628)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12525)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14764)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12813)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12377)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14959)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13395)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15067)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13161)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12539)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13409)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13362)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12714)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11909)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11422)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11707)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11108)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13238)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13117)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11525)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12106)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12305)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11885)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12681)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12317)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12132)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12177)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11930)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11890)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11146)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11315)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12322)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12416)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11955)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12909)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11967)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12547)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12958)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13869)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12680)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14819)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11845)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12113)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12823)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12713)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14688)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12688)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15325)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12492)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13156)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14162)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15471)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant