Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Phật Thuyết Chúng Hứa-Ma-Đế

20 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 14374)
Kinh Phật Thuyết Chúng Hứa-Ma-Đế


KINH PHẬT THUYÊT CHÚNG HỨA-MA-ĐẾ

 

Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bản Duyên, Kinh số 0191

Nguyên tác Hán ngữ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]

Hán dịch: Đời Triệu Tống, Tam tạng Pháp Sư Pháp Hiền

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

 

 

Quyển 1

 Tôi nghe như vầy:

 Một thời Đức Phật trú trong rừng Ni-câu-đà thuộc nước Ca-tỳ- la. Bấy giờ đại chúng thuộc tộc họ Thích ở nước Ca-tỳ-la, tự suy nghĩ: “Đức Phật Thế Tôn của chúng ta trong đời quá khứ đã sinh ra ở đâu? Ngài có họ gì? Thuộc dòng tộc nào? Và có những nhân duyên gì?” Nghĩ xong, họ bèn nói những suy nghĩ ấy với mọi người trong tộc họ và tiếp:

 -Chúng ta nay hãy đến chỗ Đức Phật để hỏi về những ý nghĩa ấy. Những điều được Phật giảng dạy, chúng ta sẽ y theogiữ gìn tu tập.

 Nói như thế xong, đông đảo những người thuộc tộc họ Thích ây liền đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu cung kính đảnh lễ dưới chân Thế Tôn rồi ai nấy về chỗ ngồi của mình. Lúc ấy đại chúng dòng họ Thích ở nước Ca-tỳ-la bạch Phật:

 -Bạch Đức Thế Tôn, chúng con thuộc dòng họ Thích ở trong một ngôi tinh xá thuộc nước Ca-tỳ-la chợt suy nghĩ: “Đức Thế Tôn của chúng ta trong đời quá khứ đã sinh ra ở nơi nào? Có họ gì? Thuộc dòng tộc nào? Và có những nhân duyên gì?” Chúng con không biết nên cùng Thích chúng đến chỗ Đức Phật xin chỉ dạy. Mong Đức Phật vì chúng con mà giảng nói những điều ấy, chúng con được nghe xong sẽ xin y giáo thọ trì.

 Bấy giờ vì muốn giải tỏa những thắc mắc của đại chúng nên Đức Phật nói với Thích chúng:

 -Trước hết, Ta không muốn nói về những điều ấy. Vì sao? Vì nếu những người ngoại đạo nghe được những điều này thì họ sẽ chế nhạo: “Ông Sa-môn Kiều-đáp-ma tự nói tốt về mình.” Do vậy nói mà vui thì nói, còn nói mà không vui vẻ thì thử hỏi nói có ích gì?

 Khi đó ngài Đại Mục-kiền-liên đang ở trong chúng từ chỗ ngồi đứng lên, chăm chú chiêm ngưỡng dung nhan của Đức Thế Tôn. Đức Phật bèn nói với Tôn giả Mục-kiền-liên:

 -Các vị Thích chúng ấy muốn được nghe về đời quá khứ của Ta, Ta đã sinh ở nơi đâu? Từng có họ gì? Thuộc dòng tộc nào? Có những nhân duyên gì? Nay ông hết lòng vì họ mà giảng thuyết những điều ấy.

 Bấy giờ ngài Đại Mục-kiền-liên yên lặng suy nghĩ hồi lâu rồi thu y Tăng-già-lê đặt làm gối, nằm nghiêng bên phải, chân xếp lên nhau, lặng lẽ nhập vào pháp Tam-ma-địa, xem xét về quá khứ của Đức Phật rõ được nơi sinh, dòng họ cùng những việc mà Đức Phật đã trải qua. Sau khi tuệ quán biết rõ như thật, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, trở lại chỗ cũ an tọa và bảo với Thích chúng:

 -Trong lúc nhập chánh định ta đã xem xét rõ những việc về quá khứ của Bậc Kiều-đáp-ma. Xưa kia, vào lúc thế giới hoại, chúng sinh sau khi mạng chung mà được vãng sinh vào cõi Biến tịnh thiên thì các căn đều đầy đủ, hình tướng đoan nghiêm, không có những nỗi khổ, thân tâm yên vui, sắc tướng sáng rỡ, du hành tự tại trên không, ăn những vị ngon trên trời, thọ mạng dài lâu, không có kẻ nào mạng yểu. Bấy giờ những thứ do từ đất, từ nước sinh ra đầy khắp trong không trung giống như biển lớn gió thổi sóng xao, như sữa được nấu chín nên thứ nước ấy luôn trong lành, sau đó chúng sinh sẽ ăn những vị thanh tịnh tốì thượng nhất.

 Ngài Đại Mục-kiền-liên lại nói với đại chúng:

 -Khi cuộc sống ở cõi Biến tịnh thiên hoại rồi, các chúng sinh ấy do phước báo thọ mạng đã hết nên rời khỏi Biến tịnh thiên sinh xuống cõi nhân gian thì thân tướng lúc ấy cũng như ở Thiên giới, hình tướng cũng đoan nghiêm, cấc căn không khiếm khuyết, sắc diện diệu kỳ tỏa rộng, tự thân có ánh sáng thường chiếu rực rỡ, sống lâu vui vẻ, tự tại đi lại trên không. Thời ấy không có mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cũng không có thời gian như năm tháng, ngày giờ, cũng không có tướng nam, nữ của các loài chúng sinh, lại sinh ra vị đất để hổ trợ cho sự sống. Vị đất ấy ngon ngọt lạ lùng, loài hữu tình ăn vào thì sinh ra tham đắm, rồi vì tham đắm mà thân thể bỗng trở nên nặng nề, ánh sáng không còn nữa, cả cõi thế gian trở nên tối tăm. Các loài hữu tình thấy thế gian tối tăm sinh tâm sợ hãi, ưu sầu. Nhưng rồi thế gian xuất hiện mặt trời, mặt trăng và các vì sao, từ đấy mà có ngày đêm và thời tiết, khiến các loài hữu tình thọ mạng lâu dài, không còn khổ não. Do sự tham đắm mùi vị của đất, có kẻ tham nhiều, kẻ tham ít mà hình tướng hoặc xấu xí hoặc đoan nghiêm khác nhau, thế rồi sinh tâm phân biệt nên chịu quả báo có tướng đen, trắng chẳng đồng dẫn tới tình trạng ghen ghét lẫn nhau mà tạo thành tâm bất thiện. Vì tâm bất thiện nảy sinh nên vị ngon ngọt của đất dần dần mất đi, khiến cho chúng sinh đau khổ, than thở: “Nay không còn gì để ăn. Thật là khổ thay!’’

 Rồi họ lại suy nghĩ: “Vị đất ngon ngọt ấy vì sao mất đi. Trong tương lai chúng ta sẽ lấy gì để ăn.” Việc ấy đã khiến họ bị lâm vào cảnh tai họa đói kém, sầu não mà không thể hiểu, cũng không thể cầu cứu ai được.

 Nhưng không bao lâu thì trong lòng đất lại sinh ra một thứ bánh mùi vị thơm ngon như hoa Ca-lê-ni-ca-la. Chúng sinh ăn thứ bánh này thì thân thể khỏe mạnh, hình tướng đoan nghiêm, khí lực sung mãn, sống lâu và an lạc. Nhưng rồi có kẻ tham ăn nhiều, người tham ăn ít mà sinh ra sắc tướng khác nhau, từ đó sinh tâm phân biệt, làm những nghiệp phi hạnh, bất thiện đối với nhau khiến loại bánh sinh từ đất ấy biến mất. Điều này làm cho chúng sinh lại trở nên đau khổ, suy nghĩ không biết vì đâu mà loại bánh kia đã biến mất. Họ lại rơi vào cảnh đói kém. Sau đấy trên mặt đất lại sinh loài mây rừng có hình sắc kỳ diệu, hương vị thơm ngon. Chúng hữu tình ấy ăn vào thì khí lực tăng trưởng, thọ mạng dài lâu, hình tướng đoan chánh, đầy đủ nhân tướng và rồi cũng như trên, do chúng sinh tham đắm mà thức ăn mây rừng ấy biến mất khiến mọi loài đau khổ vì đói kém. Thời gian này, trong đất lại sinh ra loại lúa thơm, cứ đến mùa thì tự nhiên chín. Chúng hữu tình dùng lúa ấy để ăn, mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng thân thể, mạng sông được kéo dài. Do ăn loại lúa thơm ấy nên dần dần con người cảm thấy trong thân hình mình có cái gì ngăn ngại, bèn nghĩ cách làm thế nào để trừ bỏ sự ngăn ngại ấy. Do ý nghĩ như vậy, mà nảy sinh hai giới tính nam nữthân căn khác nhau. Khi ấy loài hữu tình do sắc hương vị mà nảy sinh luyến ái, tự yêu thân mình, dùng hương hoa, y phục cùng những thứ khác để cung phụng bản thân, lại dùng những lời lẽ dịu ngọt để làm cho kẻ khác vui thích. Nếu kẻ khác tỏ ra không yêu thương thì mình trách mắng, thậm chí dẫn đến đánh nhau, tạo những điều bất thiện, khiến những chúng sinh kia trước sống đúng chánh pháp thì nay làm điều phi pháp, trước sống có luật nghi thì bây giờ sông trái với luật nghi, thậm chí luôn trong ngày đêm, giờ khắc đều có những phân biệt điên đảo. Giống như người dùng đấu để lường than mà cứ muôn đầy bằng, cái hạnh bất chánh cũng như vậy, do dừng tâm điên đảo nên chánh pháp trở thành tà pháp, khiến cho giống lúa thơm kia lại biến mất.

 Lúc đó ngài Đại Mục-kiền-liên lại nói vđi đại chúng:

 -Vì lúa thơm biến mất nên chúng sinh ngày ngày phải đi khắp nơi để tìm giống lúa về trồng. Thuở ấy có một người tính tình lười nhác, tham lam tài lợi, tuy có giống lúa mà không thể trồng. Có người biết nên nói với anh ta: “Anh có giống lúa thì hãy chia cho tôi một ít để đem về trồng.”

 Người kia đáp: “Tôi có giống lúa thơm đủ dùng cho bản thân. Nay nếu anh cần, tôi sẽ chia cho anh, nhưng sau một, hai ngày, trể lắm là bảy ngày thì phải trả lại cho tôi.”

 Người mượn lúa nói: “Tốt lắm, tốt lắm! Nếu một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày mà chưa trả được thì nửa tháng hoặc một tháng sẽ xin trả lại.”

 Nói xong người ấy liền suy nghĩ: “Trước kia lúa thơm không trồng mà tự mọc, khỏi phí sức lựcvẫn có ăn, nay muốn có lúa thì phải có nhiều ruộng, rồi bỏ công sức ngày đêm chăm sóc thì mới thu lại kết quả.” Nghĩ xong người ấy sinh ra buồn bã, nước mắt tuôn rơi. Rồi lại nghĩ tiếp: “Thời quá khứ, chúng sinh sắc tướng đoan nghiêm, các căn đầy đặn, đầy đủ nhân tướng, tâm hồn vui sướng, thân có ánh sáng, tự tại mà đi lại trên không, thọ mạng lâu dài, lần lượt được hưởng các thức ngon trong cõi nhân gian như “địa vị”, “địa bỉnh”, “lâm đằng”, “hương đạo” khiến chúng sinh có được hình sắc đoan chánh, trường thọ, thân phát ánh sáng, tâm hồn an lạc, cơ thể nhẹ nhàn có thể đi lại trên không... Nhưng vì lòng tham đắm những thức ăn đó mà dần dần nảy sinh tâm phân biệt, khiến hạnh bất thiện dấy phát làm cho các thức quý báu đó biến mất, còn chúng sinh thì cũng không được như xưa. Cơ thể họ nặng nề mất hết ánh sáng, phải đi tìm giống lúa và ra công khó nhọc gieo cấy trên đồng ruộng thì mới có gạo ăn. Tuy nhiên hạt lúa thơm sinh ra đã dần dần nhỏ đi. Vì vậy lòng tham về ruộng đất nảy sinh, muốn chiếm được nhiều khiến tâm gian thamhành vi trộm cắp xuất hiện.” Lúc bấy giờ có một người thấy kẻ kia trộm lúa, bắt gặp một lần, hai lần, đến lần thứ ba bèn hỏi kẻ kia: “Anh cũng có lúa gạo sao không sử dụng, lại đi lấy trộm của kẻ khác? Từ nay chớ có làm như vậy nữa.”

 Kẻ trộm nghe rõ những lời ấy, nhưng vẫn không hối cải, cứ tiếp tục ăn trộm. Người ấy lại bắt gặp nữa, liền trách tên trộm: “Trước đây tôi đã khuyên anh đừng trộm cắp nữa nhưng vì sao nay lại tái phạm.”

 Vị ấy bèn họp nhiều người để cùng lên án anh ta. Bấy giờ trong đám đông đó, bèn tuyển ra một người có đầy đủ phước đức để bầu làm Điền chủ chia đều ruộng đất, kẻ nào vi phạm thì để cho vị Điền chủ ấy dàn xếp.

 Vào mùa thu hoạch, khi lúa chín thì trích ra một ít để thưởng cho người Điền chủ, như vậy người Điền chủ phải luôn giữ gìn giới hạnh để vổ về khuyên bảo mọi người sống cho hợp pháp. Từ đó, trong thế gian có tầng lớp quý tộc (Sát-đế-lợi), vị vua đầu tiên có tên là Tam-ma-đạt-ma. Vị vua ấy có vị đại thần tên là Hữu Tinh. Sau đó vị vua ấy sinh Thái tử đặt tên là Ái Tử. Vua Ái Tử có vị đại thần tên Y-hạ-ca và Thái tử tên là Thiện Hữu. Thái tử Thiện Hữu nối ngôi vua có vị đại thần tên là Đế-la-ca và sinh một Thái tử đặt tên là Tối Thượng. Vua Tối Thượng có đại thần tên là A-bạt-la-kiến-xá và Thái tử tên là Giới Hạnh. Đại thần của vua Giới Hạnh là Đa-la-nhạ-già. Trên đỉnh đầu của vua Giới Hạnh ấy sinh ra một cục bướu mềm mại, vua thường dùng sợi của loại hoa Đâu-la-miên để lau rửa. Khi lau rửa khối thịt ấy vua không đau đớn. Sau đấy, cục bướu tự nhiên vở ra sinh được một đồng tửphước đức đoan nghiêm, đủ ba mươi hai tướng tốt, ai cũng kính mến nên đặt tên là Đảnh Sinh. Vừa sinh xong Thái tử đã được đưa ngay vào trong cung.

 Khi đó trong cung của vua Giới Hạnh có sáu vạn cung nhân, người nào cũng tâu vua: “Xin Đại vương cho thần được làm nhũ mẫu của Thái tử.” Vì vậyThái tử còn có tên là Ngã Nãi Vương.

 Vào thời vua Đảnh Sinh, trí tuệ của chúng sinhthế gian dần dần tăng trưởng, đã có những tư duy sâu sắc, phân biệt phải trái, phân biệt công sức và hiệu quả... nên vua lập hiệu là Ma-nổ-sa.

Vào thuở ấy, sáu vị vua có thọ mạng vô lượng, có sáu vị đại thần. Vị thứ nhất tên là Hữu Tinh, vị thứ hai tên Y-hạ-la, vị thứ ba tên Đế-la-ca, vị thứ tư tên A-bạt-la, vị thứ năm tên Đa-la-nhạ-già, vị thứ sáu tên Ma-nổ-nhạ. Sáu vị đại thần ấy đều thông minh đa trí, có năng lực cai trị thế gian, rất có uy đức.

 Lúc ấy vua Đảnh Sinh bỗng sinh ra một cục bướu nơi bắp vế bên phải. Khối bướu ấy rất mềm mại, vua thường dùng sợi của hoa Đâu-la-miên để lau rửa mà không bị đau nhức gì. Khi bướu vỡ thì sinh ra một đồng tửthân tướng đoan nghiêm, đủ ba mươi hai tướng tốt, vua đặt tên là Ni-lỗ. Thái tử Ni-lỗ có trí tuệphước đức lớn lao, được làm Kim luân vương cai trị bốn cõi thế gian. Luân vương Ni-lỗ sau đó ở bắp vế bên trái cũng sinh một khối bướu mềm mại, thường dùng sợi của hoa Đâu-la-miên lau rửa mà không đau đớn gì. Đến khi chín mùi khối bướu cũng tự nhiên vỡ, sinh ra một đồng tửtướng mạo đoan chánh, đủ ba mươi hai tướng, đặt tên là Ô-ba-ni-lỗ. Thái tử ấy có trí tuệ sâu xa, phước đức vô lượng, lên ngôi Ngân luân vương cai trị ba cõi thiên hạ. Về sau, vua Ô-ba-ni-lỗ lại có cục bướu nơi chân bên phải, thường dùng sợi của hoa Đâu-la-miên lau rửa mà không đau đớn gì, rồi khôi bướu cũng tự nhiên vỡ, sinh ra đồng tửtướng mạo đoan chánh, đủ ba mươi hai tướng, đặt tên là Thất-ni-lỗ, có phước đức sâu dày, lên ngôi Đồng luân vương cai trị hai cối thiên hạ. Nơi chân trái vua Thất-ni-lỗ lại sinh ra khôi bướu, thường dùng sợi của hoa Đâu-la-miên lau rửa mà không gây đau đớn gì, rồi cục bướu cũng tự nhiên vỡ, sinh ra đồng tửtướng mạo đoan chính, đủ ba mươi hai tướng, được đặt tên là Ma-ni-lỗ, phước tuệ sâu dày, lên ngôi Thiết luân vương cai trị một cõi thiên hạ.

 Lúc bấy giờ ngài Đại Mục-kiền-liên lại bảo với Thích chúng:

 -Cứ thế, ngôi vua nối tiếp nhau cho đến nay, số lượng rất nhiều như: Chúng Hứa vương sinh ra Ái vương, Ái vương sinh Thiện Hữu vương, Thiện Hữu vương sinh Tối Thượng vương, con của Tối Thượng vương là Giới Hạnh vương, Giới Hạnh vương sinh ra Đảnh Sinh vương, Đảnh Sinh vương sinh Ni-lỗ vương, con của Ni-lỗ vương là Ô-ba-ni-lỗ vương, con của Ô-ba-ni-lỗ vương là Thất-ni-lỗ vương, con của Thất-ni-lỗ vương là Ma-ni-lỗ vương, Ma-ni-lỗ vương sinh ra Lỗ- tức vương, con của Lỗ-tức vương là Tô-lỗ-tức vương, con của Tô-lỗ- tức vương là Mau-tức vương, con của Mẫu-tức vương là Mẩu-tức-lân- nại vương, con của Mẩu-tức-lân-nại vương là A-nga vương, con của A Nga vương là A-nghi-la-tha vương, con của A-nghi-la-tha vương là Bà-nghi-la-tha vương, Bà-nghi-la-tha vương lại sinh ra Ta-nga-la vương, Ta-nga-la vương có con là Ma-hạ-ta-nga-la vương, Ma-hạ-ta- nga-la vương có con là Xá-củ-nễ vương, Xá-củ-nễ vương có con là Ma-hạ-xá-củ-nễ vương, Ma-hạ-xá-củ-nễ vương lại sinh ra Củ-xá vương, con của Củ-xá vương là Ô-ba-củ-xá vương, con của Ô-ba-củ- xá vương là Ma-hạ-củ-xá vương, Ma-hạ-củ-xá vương sinh Ma-hạ-tô- nại-lí-xá-nẵng vương, con của Ma-hạ-tô-nại-lí-xá-nẵng vương là Bát- la-nỗ-da vương, Bát-la-nỗ-da vương lại sinh Ma-hạ-bát-la-nỗ-đa vương, Ma-hạ-bát-la-nỗ-da vương có con là Bát-la-nỗ-na vương, Bát- la-nỗ-na vương lại sinh Ma-hạ-bát-la-nỗ-na vương, con của Ma-hạ- bát-la-nỗ-na vương là Bát-la-bán-ca-la vương, Bát-la-bán-ca-la vương lại sinh Bát-la-đa-ba vương, Bát-la-đa-ba vương lại sinh Phược-di-lỗ vương, Phược-di-lỗ vương có con là Di-lỗ-ma-đa vương, Di-lỗ-ma-đa vương có con là A-lí-tức vương, A-lí-tức vương có con là La-lí-tức- sắt-ma-đa vương, La-lí-tức-sắt-ma-đa vương có con là Nẵng-lí-tức- sắt-ma-đa vương, Nẵng-lí-tức-sắt-ma-đa vương có con là A-lí-chỉ-ta-mãn-đa vương... Cứ thế, con cháu các vua kế tục đến một trăm vị đại Quốc vương, đều đóng đô ở thành Bố-đa-la-ca. Vua đời cuối cùng sinh ra vua tên là Hàng Oán. Vì vua có uy đức rất lớn, đã hàng phục được các thứ ma oán nên có hiệu là Hàng Oán vương. Vị vua này có con cháu truyền đời không dứt, tới năm vạn bốn ngàn đời vua và đều đóng đô ở thành A-dụ-đá-giả. Đến đời vua cuối cùng lại sinh con là Vô Năng Thắng vương. Con cháu vị vua này nối tiếp lên ngôi đến sáu vạn vị Thiên tử, đến đóng đô ở nước Ba-la-nại. Tới đời vua cuối lại sinh con có hiệu là Nậu-bát-la-ta-ha vương. Con cháu vị vua này nối nghiệp đến tám vạn bốn ngàn đời và đóng đô ở thành Khẩn-bế-la. Con của vị vua cuối cùng của thành này là Phạm Thọ vương truyền được ba vạn hai ngàn đời và đều đóng đô ở thành Hạ-tất-đế-nấng-bô-lí. Vua cuối lại sinh Hạ-tất-đế-nại-đa vương và truyền được năm ngàn đời, đóng đô ở thành Bát-xoa-thi-la. Vua cuối lại sinh Ta-đa-lê-long vương, cháu con truyền được ba vạn hai ngàn đời, đóng đô ở thành Ô-la-ta-đại, đời cuối lại sinh một người con là Nẵng-nga- nẵng-bố-nẵng vương, truyền được ba vạn hai ngàn đời và đều đóng đô ở thành Vô Năng Đại. Vị vua cuối của thành ấy sinh ra con lấy hiệu là Thắng Quân vương, con cháu truyền đến một vạn tám ngàn đời, đóng đô ở thành Chiêm-ba-đại. Đời vua cuối lại sinh con lấy hiệu là Long Thiên vương, con cháu truyền được hai vạn năm ngàn đời đóng đô ở thành Đát-ma-lê-đa. Đời vua cuối lại sinh con tên là Vi Hải vương, con cháu truyền được một vạn tám ngàn đời, đóng đô ở thành Nan-đa-bô-Mí. Vua đời cuối sinh con lấy hiệu là Diệu Ý vương, truyền được hai vạn năn ngàn đời và cũng đều đóng đô ở nước Ba-la-nại. Tới đời sau cùng của vương triều này, sinh được người con lấy tên là Đại Quân vương, con cháu nốì ngôi được một ngàn đời, đóng đô ở thành Củ-xá-phược-đế. Đời cuối của vương tộc ấy sinh con là Hải Quân vương, truyền được một ngàn đời, đóng đô ở thành Bổ-đa-la-ca. Đến đời vua sau cùng sinh người con lấy hiệu là Tà-đa-bán-ni-la vương, truyền được tám vạn bổn ngàn đời, đóng đô ở Củ-xá-đế thành. Đời cuối lại sinh ra Ma-tứ-mục-khư vương, con cháu nối ngôi được mười vạn đời và cũng đóng đô ở nước Ba-la-nại. Đời cuối cùng sinh con lấy hiệu là Ma-tứ-bát-đế vương, cũng gọi là Địa Chủ vương, truyền được một trăm đời đóng đô ở thành A-dụ-đà-đại. Đời sau rốt sinh con lấy hiệu là Đại thiên vương, phạm hạnh thanh tịnh, con cháu nối ngôi được tám vạn bốn ngàn đời và cũng đóng đô ở thành Di-thể-la. Đến đời vua cuối, lại sinh người con hiệu là Nhĩ-di vương, vua này lại sinh Ma-ngộ-nỗ vương, vua Ma-ngộ-nỗ lại sinh Niết-lí-xá Nhĩ-di-khư-nỗ vương, vua ấy lại sinh Lỗ-ba-khư-nỗ vương, vua này lại sinh Khư-nỗ-ma-nẵng vương, đời tiếp theo là Khu-nỗ-mãn-đa vương, tiếp đấy là các đời vua: Bà-niết-lí-xá vương, Tô-lỗ- đa-tế-nẵng vương, Đạt-ma-tế-nấng vương, Vĩ-nhĩ-đa vương, Ma-hạ- vĩ-nhĩ-đa vương, Vĩ-nhĩ-đa-tế-nẩng vương, A-du-ca vương, Vĩ-nga-đa-du-ca vương, Phả-la-ta-thùy vương, Nhạ-la-ta-thùy vương, Một-độ- ma-la vương, A-lỗ-nỗ vương, Nhĩ-phiến-ba-đế vương, Lí Ngũ vương, Thương-ca-la-ca vương, A-nan-na vương, A-na-lí-xá-mục-khư vương, Nhạ-na-ca vương, Tán-nhạ-nấng-khư vương, Nha-nấng-sa-bà vương, Án-nẵng-bá-nẵng vương, Bát-la-tổ-la-nẵng-ba-nẵng vương, A-lan-đa vương, Ba-la-lan-đa vương, Bát-la-để-sắt-sỉ-đa vương, Tô-bát-la-để- sắt-sỉ-đa vương, Ma-hạ-ma-la vương, Phược-hạ-nĩng vương, Tô-ma-đế vương, Niết-lí-xá-phược-hạ vương, Nại-xả-đà-nô vương, Thiết-đa- đà vương, Nấng-phược-đế-đà-nỗ vương, Thất-tả-đát-la-đà-nỗ vương, Vĩ-nhĩ-đa-đà-nỗ vương, Niết-lí-xá-đà-nỗ vương, Nại-xã-la-tha vương, Thiết-đa-la-tha vương, Nẵng-phược-đế-la-tha vương, Tức-đát-la-tha vương, Niết-lí-xá-la-tha vương... Cứ thế, con cháu truyền đến bảy vạn bảy ngàn đời vua, đều đóng đô ở thành Ca-nại. Tới đời vua cuối của thành này, lại sinh con lấy hiệu là A-mạt-lộc-sa vương. Vua này có người con là Long Hộ vương, con cháu truyền được trăm đời và đóng đô ở nước Ba-la-nại. Vua sau cùng của thành Ba-la-nại sinh con hiệu là Ngật-lí-cát vương. Bấy giờ Đức Phật Ca-diếp có đầy đủ mười hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiệnthế gian. Lúc Đức Phật còn tu hạnh Bồ-tát, Ngài luôn giữ gìn giới luậtphạm hạnh, đã phát nguyện lớn cầu Vô thượng giác, là vị Bồ-tát Bổ-xứ ở cung trời Đâu-suất. Cơ duyên đầy đủ, Ngài hạ sinh nơi cung vua Ngật-lí-cát, bỏ ngôi xuất gia tu hànhthành tựu Phật đạo.

 Lúc ấy vua Ngật-lí-cát còn có một Thái tử tên là Thiện Sinh, vua Thiện Sinh lại sinh một Thái tử, rồi cứ thế con cháu truyền được một trăm đời, tới đời vua cuối sinh ra Ca-la-nỗ vương. Sau vua này sinh hai Thái tử, người lớn tên là cồ-đàm, người nhỏ tên là Bà-la-nại-phược-nhạ. Vị Thái tử sau thích cuộc sống ở vương cung, ham việc cai trị nước, trong khi Thái tử cồ-đàm thì lại luôn nghĩ đến việc chúng sinh bị trôi lăn trong vòng luân hồi, chịu bao nỗi chìm đắm trong ba đường dữ thật là khổ não. Do luôn suy nghĩ như thế nên Thái tử đến gặp phụ vương cúi đầu quỳ thưa: “Nay con không muốn ở chốn vương cung mà muốn xuât gia vào nơi núi rừng để tu tập phạm hạnh.”

 Vua cha nói: “Con là trưởng tử, có cả đất nước và ngôi vua, lại có các quan phò tá, quyền hành nắm trong tay, sao lại dứt bỏ để đi xuất gia?”

 Thái tử tâu: “Thưa cha, con xem ba cõi đều là cảnh ảo hóa không bền chắc, tất cả đều bị luật vô thường chi phối, đâu thể quyến luyến. Con nay xin từ tạ phụ hoàng để ra đi.” Vua cha nghe như thế biết chí hướng lớn của con nên đã bằng lòng.

 Bấy giờ trên núi có một vị tiên tên là Ngật-lí-sắt-nỗ-phệ-ba-dã-nô lập một thảo am trong núi ấy để tu hành. Thái tử cồ-đàm vui mừng tìm đến chỗ vị tiên, năm vóc sát đất đảnh lễ thưa: “Tôi rời bỏ cung vua đến đây để phụng sự thầy, xin thầy thâu nhận.” Vị tiên biết ý chí kiên định của Thái tử nên đã chấp nhận. Từ đó Thái tử ở nơi núi rừng, hái trái, gánh nước, chịu nhiều gian khổ, trải qua nhiều năm tháng để phụng sự Tiên nhân. Vị thầy nhận thấy Thái tử luôn siêng năng, tâm không thoái chuyển bòn cho tên hiệu cũng là Tiên nhân.

 Sau đấy, vua Ca-la-nỗ băng hà, người em là Bà-la-nại-nhạ lên ngôi, cồ-đàm biết tin vua cha đã mất liền thưa với thầy: “Nay con không thể ở trong núi hái quả, gánh nước hầu hạ thầy mà muốn về trong thành ở.”

Vị tiên nói: “Cồ-đàm, trước kia khi đến, con nói là muốn ở chốn núi rừng, sao nay lại muốn về thành? Nếu con có về thì chớ vào trong thành, mà nên chọn một nơi tịch tịnh che thảo am ngoài thành Bổ-đa- lạc-ca mà tu hành, giữ gìn các căn, tinh tấn, phạm hạnh.” Thái tử nghe lời, đến ngoài thành Bổ-đa-lạc-ca, tìm chỗ thanh tịnh cất am dốc sức tu trì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12649)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12608)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11665)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11649)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12220)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12252)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19687)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11876)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11903)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16727)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12573)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14946)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15977)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12761)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12132)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11797)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11840)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13044)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16419)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13140)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12384)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11729)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19736)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11067)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11168)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10315)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11014)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10881)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9950)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11654)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11532)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11862)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11034)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11248)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 11975)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12454)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10667)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17861)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11623)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9852)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11129)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13044)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16414)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11722)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10806)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11746)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28678)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12255)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 52684)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35366)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 15954)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12100)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12181)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11292)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17015)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14824)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14524)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13738)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11626)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 14922)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant