Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Phật Nhập Niết Bàn Mật Tích Kim Cương Lực Sĩ Ai Luyến

27 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 14783)
Kinh Phật Nhập Niết Bàn Mật Tích Kim Cương Lực Sĩ Ai Luyến


KINH PHẬT NHẬP NIẾT BÀN MẬT TÍCH KIM CƯƠNG LỰC SĨ AI LUYẾN


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394

Nguyên tác Hán ngữ [1]
Mất tên người dịch sang Hán. Nay căn cứ theo bản trong Tần lục.

Việt dịch: Lệ Nhã

--- o0o ---
 

Tại rừng Sa-la, thành Câu-thi-na, Thế Tôn nằm xoay đầu về phía bắc mà vào niết-bàn. Lực sĩ Mật Tích Kim Cương thấy Thế Tôn diệt độ, buồn khóc thảm thiết rồi cảm than: “Thế Tôn thành tựu mười lực[1] tối thắng vô thượng, vì sao nay bị vô thường biến hoại, khí lực suy yếu làm tổn hoại như thế? Như Lai bỏ con mà nhập niết-bàn. Từ nay con không có chỗ trở về, không nơi nương tựa, không ai che chở, không ai bảo vệ, lo sợ tai họa bỗng chốc ập đến. Mũi tên độc buồn phiền đã trúng vào tim con!”.

Nói xong, lực sĩ Mật Tích Kim Cương luyến mộ không muốn rời xa Thế Tôn, lửa buồn đau càng cháy mạnh, cắt đứt cả ngũ tạng, nghiền nát tận tâm can, đến nỗi ngất xỉu té xuống đất như núi lở, hồi lâu mới tĩnh, liền đứng dậy rồi ngồi xuống nghẹn ngào buồn khóc, rồi sụt sùi nói: “Lạ thay, lạ thay! Tử ma thật đáng sợ! Thế Tôn đã chứa nhóm vô lượng công đức ba-la-mật mà còn bị tử ma kia hoại diệt!”.

Lực sĩ Mật Tích Kim Cương than khóc xong, lại nói: “Xin Chân Tế[2] vì con mà tỉnh thức. Nay con phúc mỏng, không có chỗ nương tựa, vì sao Thế Tôn bỏ con một mình mà nhập niết-bàn? Từ nay về sau, con mãi mãi xa lìa dung nhan của Như Lai, không nhìn thấy ba nghiệp thân, khẩu, ý vắng lặng của Ngài, lại không thấy Phật Bà-già-bà[3] nhập Phật trụ”.

Khi xưa, Như Lai vào tam-muội Phật trụ, ánh sáng uy đức của Ngài tuyệt diệu gấp bội. Khuôn mặt Ngài tươi sáng hơn hoa sen mới nở, như mặt trời mới mọc toả sáng buổi ban mai. Khuôn mặt của Người như thế mà con lại không còn thấy được. Lại không thể nghe âm thanh như sấm lớn, âm thanh vi diệuNhư Lai phát ra giữa đại chúng. Con cũng không nghe được lời nói chân thật không hai của Như Lai, lời nói xa lìa sai lầm tai họa, lời nói không dua nịnh, lời nói dễ hiểu, lời nóimọi người ưa thích. Pháp có thể trừ diệt các việc ác thế gian, đưa đến thành Cam lộ, không pháp nào hơn Phật pháp. Ôi thay! Đấng Chân Tế mãi mãi nhập niết-bàn, khiến các chúng sinh không có ai cứu giúp, ở giữa cánh đồng sinh tử mà mù mắt, lại lìa xa bậc thầy thì ai chỉ đường đây?

Như Laiđám mây lớn dày để có thể rưới nước cam lộ, nhưng lại bị gió vô thường thổi tan. Tất cả chúng sinh bị ngọn lửa ái dục đốt cháy, mà nay Như Lai nhập niết-bàn thì ai rưới mưa pháp để dập tắt ngọn lửa ái dục kia? Nay Như Lai đã diệt trừ pháp hữu vi, chứng đạo vô thượng, làm Đại y vương cho chúng sinh. Tất cả chúng sinh ở trong thế giới đều bị bệnh phiền não làm đau khổ, nay Như Lai nhập niết-bàn thì ai thương xót dùng chính pháp giáo hóa để chữa trị bệnh kết sử cho các chúng sinh? Như Lai là người biết ân và nhớ ân, từ khi còn trong bào thai cho đến nay, con luôn theo Như Lai như bóng theo hình, hòa thuận, kính vâng theo, chưa từng làm gì sai trái. Vì sao Như Lai không cảm nghĩ đến lòng chí thành của con, lại bỏ con một mình, như người quên ân vậy?

Ôi, kì lạ thay! Ôi, đau khổ thay! Chày kim cương này dùng để bảo vệ ai đây? Nên lập tức ném bỏ chày kim cương này thôi! Từ nay về sau con sẽ hầu hạ ai? Ai sẽ xót thương dạy bảo cho con? Đến bao giờ con mới được nhìn thấy dung nhan của Như Lai? Vua bảo hộ thế gian[4] tuôn cam lộ, nên sai con đến bảo vệ Như Lai, nhưng nay Ngài lại bỏ con nhập niết-bàn? Mạng sống của con tồn tại là nhờ vào Như Lai, nay bỗng chốc Ngài bỏ con, con sẽ nương tựa vào ai để được tồn tại tính mạng này?

Ôi! Như Lai xót thương tất cả chúng sinh nên thường nói pháp vi diệu để giáo hóa, vì sao hôm nay Như Lai nhập niết-bàn mà không nói một lời?

Nhất thiết chủng trí, sở tri của Như Lai vượt trên tất cả trí, nên đối với chúng sinh có duyên, Như Lai luôn nghĩ muốn giáo hóa, giúp họ được lợi ích. Thế thì ngày nay Như Lai phải đi đâu mà nhập niết-bàn, lại không giáo hóa cứu giúp chúng sinh? Các ma, kẻ ác thấy Như Lai nhập niết-bàn đều rất vui mừng. Như Lai là thuyền trưởng trong biển sinh tử, nhưng ngày nay Như Lai mãi mãi bỏ việc cứu vớt chúng sinh. Vô lượng kiếp đến nay, các chúng sinh này trôi theo dòng sinh tử, chỉ có Như Lai mới có thể dùng chính đạo khiến các chúng sinh thoát dòng sinh tử này. Như Lai mãi mãi đoạn trừ phiền não, vì chúng sinh ngu muội nên Ngài hiện ánh sáng lớn. Nhưng nay Như Lai nhập niết-bàn, chúng sinhthế gian càng thêm tăm tối, mãi mãi bị vô minh che lấp.

Lực sĩ Kim Cương Mật Tích xót thương, sầu não, lại nói: “Như Lai đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân trăm phúc[5], thì làm sao hủy diệt, mãi mãi không thể trông thấy?

Buồn thay, bậc phá dẹp ác ma! Buồn thay, bậc chuyển pháp luân! Buồn thay, bậc hay diệt tắt ánh sáng đom đóm ngoại đạo! Buồn thay, bậc hay phá hoại thân hữu lậu! Buồn thay, bậc làm toà thành trí tuệ. Buồn thay, đèn chính pháp bị gió vô thường thổi tắt! Buồn thay, mặt trăng chính pháp bị La-hầu A-tu-la nuốt mất”.

Lực sĩ Mật Tích Kim Cương lại nói: “Đại Tịch Chân Tế, xin nói cho con biết, hôm nay Ngài đi đâu? Đến phương nào? Đến nước nào? Hay Như Lai đến Xá-vệ và thành Vương Xá, đến Ca-tì-la-vệ, hay đến Ba-la-nại? Như Lai ở đâu tại các nước này? Ở rừng nào, là vườn tre Ca-lan-đà, rừng Kì-đà hay rừng Am-bà-la? Như Lai ở nơi đâu trong các rừng này? Là ở núi nào, ở núi Bạch Thiện, núi Tì-hê hay núi Kì-xà-quật? Trong các núi này, Như Lai ở núi nào? Xin Ngài nói cho con biết chính xác nơi đâu?”.

Tám bộ chúng, trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già v.v… đều thấy con thường đi theo Phật. Nếu họ có hỏi con Như Lai đi đâu thì con sẽ trả lời họ như thế nào?

Khi xưa, Thế Tôn giáo hóa chúng sinh, nếu thân thể có chút mỏi mệt thì Ngài nghỉ ngơi trong chốc lát. Ngài để tâmviệc làm lợi ích cho chúng sinh, vì sao hôm nay Như Lai bỏ tất cả họ mà nhập niết-bàn, không làm lợi ích nữa?

Xin Như Lai vì chúng con mà thức dậy. Lửa buồn đau đốt cháy trong tâm con, tính mạng sắp không giữ được nữa rồi! Cúi xin Ngài ban cho con một lời, giống như gáo nước lạnh dập tắt ngọn lửa trong lòng con. Nay con bị rắn độc buồn đau cắn, xin Ngài ban cho con thuốc A-già-đà[6] để trừ chất độc đó. Mũi tên độc buồn đau bắn trúng tim con, xin Ngài ban cho con chiếc kiềm lời nói để nhổ nó ra. Như Lai thường nói pháp để tất cả chúng sinh đoạn trừ ái biệt li khổ. Vì sao Như Lai không thương xót, diệt trừ các khổ này cho con?

Như con ngày nay, trong lòng buồn đau, nên tâm trí mờ mịt, không thể suy tìm nghĩa lí để tự chữa lành căn bệnh buồn đau trong tâm và các lời nói dua nịnh. Vì sao Thế Tôn không an ủi con? Tâm cung kính, tùy thuận không biết mõi mệt của con thích nhìn dung nhan của Như Lai mà không chán. Dù té ngã xuống đất thì con cũng nguyện được chiêm ngưỡng dung nhan của Như Lai. Vì sao Như Lai không thương xót con? Ngưu vương diệt kết thường cưỡng ép con, vì sao Thế Tôn không dẫn con nhập niết-bàn mà bỏ con lại một mình? Con mất Như Lai thì có vô lượng vô số nỗi khổ bức bách, không thể chứng ngộ chân lí, vì sao Như Lai bỏ con lại một mình mà nhập niết-bàn?

Lạ thay! Lạ thay! Như Lai ngủ luôn không thức dậy sao? Như Lai đi rồi không trở lại sao? Như đèn tắt thì không sáng trở lại, như lầu báu sụp đổ thì không dựng lại được, như kho báu bị mất thì không thể xuất hiện lại.

Mật Tích Kim Cương lại giơ tay, kêu gào khóc lóc, như sợi dây giữ cây cờ của Đế Thích bị đứt, ngã xuống đất không dựng lên được. Gào khóc một hồi lâu, ruột gan, cổ họng, môi lưỡi của lực sĩ đều bị khô nứt, mê man ngã xuống đất, hồi lâu mới tỉnh lại. Vừa tỉnh lại, vì quyến luyến thân công đức của Như Lai nên ông nắm chặt bàn chân luân tướng[7] của Như Lai mà không buông và nói: “Bàn chân của Như Lai như hoa Ưu-bát-la, như mặt trời mới mọc trong sáng và mát dịu. Bàn chân đứng vững, bàn chân có thiên bức luân tuyệt đẹp và tinh xảo, không ai có thể vẽ được. Chuyển luân thánh vương có tướng này nhưng không rõ ràng. Còn tướng bức luân nơi bàn chân của Như Lai thì hiện đầy đủ và rõ ràng, từng ngón thon dài, đều đặn khít nhau, không có khe hở, móng hồng như đồng nguyên chất. Giữa các ngón tay, ngón chân của Như Lai đều có màng mỏng như bàn chân ngỗng. Bàn chân đầy đặn, không nổi gân mạch, da không nhăn. Bấy giờ vua cõi trời, vua cõi người, các quỉ thần vương và long vương đều đội mũ trời đến đỉnh lễ dưới chân Phật. Như Lai dùng bà chân tướng luân đi khắp thế gian để giáo hóa tất cả chúng sinh có duyên, nhưng nay chân của Như Lai không còn dùng nữa!”.

Khi xưa, tâm con thường vui vẻ, chỉ trong chốc lát Như Lai nhập niết-bàn thì tâm con không còn vui vẻ. Vô thường này rất đáng sợ, có thể phá hoại sắc thân vô lượng công đức không thể nghĩ bàn. Uy lực của Như Lai có thể làm cho người thấy thân tâm được vui vẻ, vô lượng phúc lực có thể giữ gìn thân Như Lai, nhưng lực vô thường thật lớn lao, có thể làm cho thân Như Lai đi vào chỗ chết. Như Lai dù có lực nuôi dưỡng của cha mẹ, lực thiền định, lực trí tuệ, lực thần thông, nhưng không thể tự thoát khỏi lực vô thường.

Ngày xưa, A-nan khuyến thỉnh Thế Tôn trụ lại đời thêm một kiếp, vì sao Như Lai không nhận lời thỉnh cầu đó? Khi xưa trong ba a-tăng-kì-kiếp, Như Lai đã tu trăm nghìn hạnh khổ, đã bỏ tất cả những việc khó bỏ. Trải qua vô lượng kiếp, Như Lai làm thị giả các Đức Phật, tôn thờ cúng dường, cầu Nhất thiết trí để hóa độ chúng sinh. Nhưng mới trải qua một thời gian ngắn, Như Lai độ chưa được bao nhiêu người thì liền nhập niết-bàn. Khi xưa, Như Lai còn làm bồ-tát đã giáo hóa chúng sinh mà không biết mỏi mệt, nhưng nay Như Lai có thể mỏi mệt sao? Chúng sinh ở trong pháp uế như con nghé mới sinh được mười hai tuần, thì sao có thể không cho bú mà bỏ đi? Thế nên, xin Ngài vì con mà thức dậy để ban cho những chúng sinh trong pháp uế được no đủ sữa ngọt.

Đế Thích và vài ức chư thiên đến gạn hỏi, vì sao Như Lai không nói pháp cho họ nghe? Phạm thiên vương, chủ nghìn thế giới chắp tay thỉnh Ngài giảng pháp, nhưng hôm nay vì sao Như Lai không nói đầy đủ pháp yếu để thỏa mãn những ước nguyện của họ? Thiên vương Tì-sa-môn thống lĩnh mấy nghìn vạn dạ-xoa, đề-đầu-lại-trá, càn-thát-bà, tì-lưu-lặc-xoa, cưu-bàn-trà, tì-lưu-bác-xoa và các loại rồng vây quanh Như Lai. Họ vì muốn được uống pháp cam lộ mà đến chỗ này, nhưng vì sao Như Lai không lấy thuốc hay chữa trị các bệnh cho họ? Các chúng ngoại đạo đang phỉ báng Phật pháp, vì sao Như Lai không mau thức dậy để hủy diệt tà luận kia? Chủ cõi Dục phá hoại khắp nơi, vì sao Như Lai không hàng phục họ? Các bậc thanh văn trí tuệ thấp kém, không siêng năng tu tập, nhàm chán đa văn, vì sao Như Lai không mau thức dậy lược nói pháp yếu để cho họ biết chính đạo? Đến như A-nan là người gần gũi Đức Phật, làm thị giả Ngài mà chưa đoạn trừ gốc rễ kết sử, vì sao Như Lai không giảng dạy để A-nan đoạn trừ hết kết sử?

Than ôi, kì lạ thay! Như Lai là người đại phúc đức chắc thật như thế, nhưng bị vô thường hoại diệt trong một sớm. Vô thường này như voi Hộ Tài tàn hại vô số, thân của nó to lớn như núi. Khi xưa Như Lai còn có thể hàng phục voi lớn như thế, vì sao nay lại bị vô thường điều phục đến nỗi phải diệt tận?

Như rồng A-bà-la có thể phá hoại nước Ma-kiệt-đà, nổi sấm sét, kéo mây đen dày, tuôn mưa đá phá hoại cây cối mà Như Lai có thể hàng phục được, nhưng ngày nay ngược lại Như Lai bị vô thường chế phục.

Như Ương-quật-ma-la tàn bạo, hung ác và có sức mạnhNhư Lai còn có thể điều phục được. Mâu-ni Thế Tôn điều phục được những kẻ không thể điều phục, nhưng lại bị vô thường hoại diệt. Như ác quỉ nơi đồng trống giết hại mọi người, khiến cho trong nước trống vắng, Như Lai còn có thể hàng phục khiến chúng thụ trì giới, nhưng nay lại bị sợi dây vô thường hủy diệt.

Như ngài Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp chấp ngã nên bị chìm đắm trong rừng tà kiến không thể ra khỏi. Vậy mà Như Lai vẫn xót thương hiện mười tám loại thần túc biến hóa để hàng phục tà kiến đó, nhưng nay thân Như Lai bị vô thường xô ngã. Tất cả chúng sinh phúc mỏng, biển trí tuệ bị mặt trời vô thường làm khô cạn. Tu-di chính trí bị chày kim cương vô thường đập nát. Cây công đức Phật thường trổ hoa pháp và quả đạo đã bị rìu vô thường chặt đứt. Ánh sáng trí tuệ rộng lớn, danh tiếng vang khắp thế giannăng lực đốt cháy củi hữu sinh, nhưng nay bị dòng nước vô thường dập tắt. Sức mạnh vô thường không có pháp nào ngăn chặn, không thể bị người trí chế ngự. Cho dù sức mạnh của tâm siêng năng dũng mãnh, của thế lực vững mạnh, của tâm nhu hòa vang khắp, của tịch định điều phục các căn cũng không thể thoát khỏi.

Ôi! Vô thường hung bạo như thế! Nó không phân biệt người tốt kẻ xấu, người có đức hay không có đức v.v… tất cả đều bị nó hủy hoại.

 Mật Tích Kim Cương nói lời này xong, mặt đất chấn động, đỉnh núi sụp đổ, sao lớn rơi rụng, lửa cháy bốn phía, mặt trời mặt trăng và các ngôi sao đều mất ánh sáng, tất cả trời, người đều không vui mừng. Mật Tích lại than tiếp: “Hôm nay thân thể con không thể tự đứng dậy, sắp vùi vào lòng đất, trước mắt tối đen, tâm ý hổn loạn, không nhớ được gì, môi lưỡi khô rát, ngôn từ lộn xộn, giọng nói khàn đặc, cái chết đã gần, mạng sống sắp tuyệt. Thế mà Như Lai mãi mãi bỏ con mà nhập niết-bàn! Mật Tích dùng nhiều lời đau xót và bao nhiêu ngôn từ để bày tỏ lòng luyến mộ Như Lai như thế.

Khi ấy Đế Thích nói:

- Thôi, thôi, cũng đã đủ rồi! Nay ông không thể nhớ lại một vài lời nói của bậc Đại Tiên[8] sao? Đức Phật đã dạy các tì-kheo: “Các hành vô thường, không thể trụ lâu, không nên tin chắc, đó là pháp biến đổi. Tất cả những sự nhóm họp sẽ tan hoại. Như người trên cao ắt rơi xuống đất, có nhóm họp ắt có chia li, có sinh ắt có tử. Tất cả các hành như cây bên bờ sông thẳm, cũng như vẽ trên nước, như bọt nước, như sương trên cành không tồn tại được lâu, như thành Càn-thát-bà tạm hiện ra trước mắt. Mạng người qua mau, bay nhanh hơn tên bắn, vượt nhanh hơn thiên hạ, di chuyển nhanh hơn mặt trăng-mặt trời. Các ông nên phải hiểu rõ vô thường hủy hoại như thế. Nếu Phật sự chưa xong thì Như Lai chưa vào niết-bàn, Phật sự đã xong thì Ngài vào niết-bàn, phó chúc Phật pháp cho trời người. Ngài cũng trao việc quan trọng này cho các đệ tử thanh văn để đi đến chỗ tịch diệt vô úy; Ngài đã diệt các hữu khổ, sẽ không còn thụ sinh”. Vì thế các ông chớ nên quá đau buồn!




[1] Thâp lực 十力: Chỉ mười lực về trí lực của Như Lai . Đó là: 1. Tri giác xứ phi xứ trí lực; 2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực; 3. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực; 4. Tri chúng sinh tâm tính trí.; 5. Tri chủng chủng giải trí lực; 6. Tri chủng chủng giới trí lực; 7. Tư nhất thiết chí sở đạo trí lực; 8. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực; 9. Tri túc mạng vô lậu trí lực; 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực.

[2] Chân tế 真濟: Chỉ cho Đức Phật.

[3] Bà-già-bà 婆伽婆: Cg; Bạc-già-phạm, Bà-già-phạm, Bà-già-bạn, Bạc-a-phạm. Là một trong các danh hiệu của chư Phật.

[4] Vua hộ đời 護世之王: Tứ thiên vương.

[5] Trăm phúc 百福: Cg:Bách tự trang nghiêm, Bách phúc đức trang nghiêm. Trăm phúc trang nghiêm. Trong ba mươi hai tướng hảo của Như Lai, mỗi tướng đều do trăm phúc trang nghiêm mà thành.

[6] A-già-đà dược 阿伽陀藥; Hd: Kiện khang, Trường sinh bất tử, Vô bịnh, Phổ khử, Vô giá, Bất tử dược. Vị thuốc hay có giá trị vô cùng, uống vào có thể trừ hết các thứ bịnh tật.

[7] Tướng luân 相輪: Cg; tướng bức luân: bàn chân Phật có hình bánh xe nghìn căm

[8] Đại Tiên: 大仙: Kinh Niết-bàn gọi Đức PhậtĐại Tiên.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43867)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 42993)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 48978)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39789)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53754)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36789)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40769)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49691)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47274)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27664)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 25796)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 29841)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27111)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 24689)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 21260)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23184)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 23848)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22760)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 29538)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20603)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 34134)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 24603)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 29954)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20173)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20366)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15103)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 23826)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 34029)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 23958)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29140)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60081)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27560)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68656)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24476)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 26308)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 20752)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20010)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27509)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46318)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 25516)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29196)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 188667)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 27360)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31082)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33094)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23953)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 25545)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26629)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36573)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27276)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30319)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37241)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23862)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 36898)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27559)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28295)
Công Phu Khuya
(Xem: 24125)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant