Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quyển Thứ Chín

04 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 8978)
Quyển Thứ Chín


KINH BẢO TINH ÐÀ LA NI


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Đại Tập, số 0402

Nguyên tác: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10]

- Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Ba La Pha Mật Ða La - Ðời Ðường

 - Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang

Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh

---o0o---


Quyển thứ chín.


PHẨM THỨ MƯỜI: ỦNG HỘ (TIẾP THEO) 

Chỉ chừa ra người làm ngũ nghịch, người bài báng chánh pháp, người hủy báng Hiền Thánh. Nghiệp ácquả báo của nghiệp thân, miệng, ý đã làm, tất cả đều diệt. Nếu pháp môn này, thậm chí là Kinh quyển, hoặc chỉ là sách giữ gìn, đặt ở trong nhà thì dù những người đó có các nghiệp phiền não có thể làm chướng ngại lớn bằng núi Tu di cũng đều tiêu diệt hết. Tất cả căn lành đều được tăng trưởng, tất cả thiện phận đều đủ đầy, mọi hy vọng của ý đều thành tựu, nghiệp thiện của thân miệng ý đều sẽ tăng trưởng, tất cả ác kiến đoạn diệt không còn, tất cả oán địch đều bị hàng phục, tất cả đạo tịch diệt vi tế đều sẽ được vào... tất cả đều do sức gia hộ của pháp môn Ðại Tập Ðà la ni của tất cả các đức Phật Thế Tôn đã chung hộ trì này.

Tùy theo địa phương sẽ lưu hành pháp môn Ðà la ni này của nước sở hữu, có thể khiến cho địa phương đó dồi dào tinh vị lên bội phần, thành tựu quả ngon vị diệu sẽ được tăng trưởng, vị đắng cay đáng ghét sẽ được xa lìa, hoa quả, của cải, lúa gạo... đủ sắc loại thành tựu, hầm kho, đồ đựng, tích trữ đều đầy thêm, y phục, ẩm thực, thuốc thang.... đồ dùng thêm nhiều hơn bội phần. Tất cả đều do pháp lực.

Nếu có chúng sinh thọ dụng đồ ăn thức uống đó thì sẽ được không bệnh hoạn, nhan sắc thành tựu, khí lực cường kiện, nhớ nghĩ bền vững, ưa cầu thiện pháp, lìa xa các ác. Những chúng sinh đó nếu mạng chung rồi thì sẽ sinh ra trong chủng loại của các ông, quyến thuộc thêm lớn, thế lực đầy đủ, oán địch chẳng thể hoại. Do pháp lực nên sẽ được sự ủng hộ của tứ tánh (bốn giai cấp ở Ấn Ðộ), sẽ dùng pháp nghĩa chung nhau giải bày, răn bảo. Các ông nếu có thể làm như vậy thì tức là đã cúng dường tất cả ba đời các đức Phật Thế Tôn rồi.

Lúc bấy giờ, đức Như Lai Mạn Ðà Hương liền y theo âm thanh trí tuệ của cảnh giới thanh tịnh chư Phật mà tùy loại cú nghĩa để dùng ngôn ngữ của tất cả các đức Phật Thế Tôn đầy khắp cõi này, bảo khắp tất cả các vị Ðại Bồ tát và vua Ðế Thích, vua trời Phạm, vua Ma hô la già... những người có cư trú cõi Phật này, lại gia thêm khuyên bảo những người đã cư trú trong cả bốn thiên hạ này rằng:

- Các ông phải nên trụ trì, khai thị pháp môn Ðại Tập của chư Phật nói này! Ủng hộ chánh pháp vi diệu của Kinh này!

Lúc bấy giờ, chín vạn bảy ngàn câu chỉ những vị Ðại Bồ tát được Nhẫn mà ngài Di Lặc đứng đầu và người cư trú ở cõi Phật này trong đại chúng, tất cả đồng thanh nói lên rằng:

- Chúng con hôm nay vâng theo lời dạy của chư Phật! Vì muốn cúng dường tất cả ba đời các đức Phật nên chúng con đối với pháp môn thắng diệu của tất cả các đức Phật cung kính, tôn trọng lễ bái như đối với chư Phật. Chúng con thương xót thành thục tất cả chúng sinh, cho đến an trí họ ở đạo Vô thượng

Ở những tụ lạc, thành ấp, châu huyện, đất nước, vương cung, những chỗ tịch tịnh... chúng con đem pháp môn này ban bố, hiển thị rộng rãi vì muốn thành thục các chúng sinh, khiến cho diệu pháp này được trụ thế lâu dài.

Lúc bấy giờ, tất cả các đức Phật Thế Tôn đến cõi Phật này đều nói lên rằng:

- Hay thay! Hay thay! Như vậy các ông làm được điều nên làm!

Khi đó, tất cả Ðế thích, Phạm vương, chúa Ma hô la già.v.v... cư trú ở cõi này cùng với sáu mươi bốn câu chỉ na do tha người đến từ nơi khác.v.v... và chúng sinhđại uy đức trong Ðại tinh vị (?) tất cả đồng thanh nói lên như vầy:

- Chúng con đối với pháp môn Ðại tập vi diệu này đều phải thọ trì cho đến rộng vì mọi người khai thị, hiển thuyết để thành thục chúng sinh, để diệu pháp trụ thế lâu dài. Người ưa pháp, nghe pháp đều sẽ được ủng hộ.

Chúng con hôm nay vâng lời dạy của chư Phật, tùy theo chỗ pháp môn này lưu hành mà khiến cho tất cả sự đấu tranh trái nghịch, mưu kế tranh luận, đói thiếu hoang loạn, oán địch tha phương, gió mưa chẳng phải lúc, lạnh nóng chẳng phải lúc, vị đắng cay thô ráp, người ác, vật ác.... đều sẽ tiêu diệt. Còn sự yên ổn, khoái lạc, giàu thịnh, hòa hợp... đều sẽ thành tựu. Chánh pháp vi diệu này sẽ khiến cho quốc vương chính pháp trụ lâu, thêm bội phần siêng năng, dũng mãnh ủng hộ, cung cấp và cả người siêng tu thiền định cũng sẽ được ủng hộ.

Các đức Phật Thế Tôn kia đồng thanh khen rằng:

- Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử! Các ông hôm nay nên làm như vậy! Siêng làm việc lợi ích cho mình và cho người tức là đã cúng dường cho tất cả ba đời các đức Phật rồi! Như các ông cần lao thành thục các chúng sinh, khiến cho diệu pháp này được trụ thế lâu dài thì các ông đều sẽ mau được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, Ðế Thích, Phạm Vương, chúa trời... cho đến chúa Ma hô la gia và người tối thượng thủ (đứng đầu) trong số uy đức lớn trong tứ thiên hạ, tất cả đều đứng dậy, cung kính chắp tay bạch rằng:

- Chúng con cũng vâng theo lời dạy của tất cả các đức Phật Thế Tôn đều cùng chung làm quang hiển chánh pháp vi diệu này, ủng hộ trụ trì. Và đối với pháp môn “Ðại Tập Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Ðà La Ni Ấn” này chúng con sẽ theo đúng như phápthọ trì.

Cho đến ở những tụ lạc, thành ấp, châu huyện, đất nước, vương cung, những nơi tịch tịnh, chúng con sẽ khai thị rộng rãi, ủng hộ cung cấp cho người trì diệu pháp. Nơi đó có pháp sư trụ tín chánh pháp và người nghe pháp như Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, thiện nam tử, thiện nữ nhân tín thọ pháp này, thậm chí chỉ ghi chép Kinh quyển đặt ở trong nhà, siêng tu thiền định thì chúng con đối với những người đó cũng ủng hộ cung cấp đủ thứ, cúng dường y phục, ẩm thực, lọng hoa, tràng phan, hương xoa, hương bột... cho đến tất cả y dược, đồ tư cấp, những sở hữu cần thiết đều khéo léo cung cấp. Nếu người có thể đối với pháp môn vi diệu này, lúc tụng lúc đọc, lúc khai thị diễn nói thì chúng con tự đi đến chỗ tòa ngồi của pháp sư đó, vì nghe pháp nên chúng con tưởng như là bậc đại sự. Ðối với pháp sư này, chúng con cung kính, tôn trọng một lòng khen ngợi đem những bảo cái, tràng phan để cúng dường. Vì sao vậy? Vì chúng con đối với pháp môn Ðà la ni được sự ủng hộ của tất cả chư Phật này, khi khai thị rộng rãi thì do pháp vị nên sẽ được tinh khí, đầy đủ lực, đầy đủ tinh tấn, đầy đủ chí, đầy đủ niệm, đầy đủ trí, đầy đủ bạn lành, đầy đủ quyến thuộc, đầy đủ quân chúng sở hữu... nên oán địch chẳng thể phá hoại. Vậy nên chúng con khiến cho những sự đấu tranh, mưu kế, tranh tụng, đói thiếu, bệnh tật, oán địch, phương khác, mưa gió phi thời, cực lạnh, cực nóng, nạn hạn hán, ác bệnh, ác mộng, ác tướng, thô ráp, không trơn nhẵn, đắng cay, ác vị, ác nhân, ác vật, những phần bất thiện... có trong tất cả đất nước đó đều sẽ tiêu diệt mà thêm bội phần yên ổn, giàu thịnh, vui sướng, không bệnh, hòa hợp.... đều sẽ thành tựu. Ở xứ sở đó, gió mưa lạnh nóng đều phải lúc, ngày đêm phân đúng vị trí, nửa tháng một tháng thời tiết, niên tuế đều khiến vận hành chính đáng, ánh sáng các tinh tú, thứ tự mặt trời, mặt trăng chẳng khiến cho mất điều độ, suối, vũng nước, sông đều khiến cho đủ đầy. Tùy theo trú xứ có chúng sinh nương ở mà bị trồi chìm trong nước lụt, chúng con đều ngăn dứt chẳng cho che mất. Chúng con ở đất nước, thành ấp, tụ lạc đó làm lợi cho chúng sinh. Cành, lá, hoa quả, rễ, thân, những lúa gạo, dược vị ở đó đều sẽ dồi dào, sắc tướng tươi thấm, vị ngon thêm nhiều. Của cải, ngũ cốc, dược vị, y phục trang nghiêm, những đồ tư dụng.v.v... chúng con khiến cho các chúng sinh đều sẽ đầy đủ không cái gì giảm thiểu.

Những chúng sinh đó cầu thiện căn, lòng lìa các nghiệp ác, thắng phước đức gom tụ và thọ mạng của họ đều khiến cho thành tựu. Có đất nước, tụ lạc đem pháp môn Ðà la ni được sự ủng hộ của tất cả các đức Phật này ra khai thị, thậm chí ghi chép Kinh quyển an trí ở trong nhà, hoặc đọc, hoặc tụng, cung kính cúng dường. Ở chỗ đặt Kinh nếu có vua quán đảnh sát lợi thì chúng con sẽ ủng hộ, cung cấp sự cần dùng, không gì thiếu thốn. Những việc không lợi ích con sẽ vì những người đó mà đoạn trừ. Việc có lợi ích con sẽ vì những người đó theo nhu cầu mà ban cho. Tất cả tai quái, kinhđộng chẳng tốt, ác kiến, ác tác (việc làm ác), nắm giữ hàm ác, ác nguyện, về với ác, gian trá, chê trách, huyễn hoặc, dua nịnh, nói dối ganh ghét, sân giận, các việc xan lận.v.v... con đều sẽ tiêu diệt. Chánh kiến, chánh đạo, niềm tin chất trực, điều phục, nhất tâm, tàm quí, những pháp như vậy.v.v... con đều sẽ thị hiện, răn bảo.

Phi hậu nội cung, tể tướng, phụ thần chủ tạng, thân tộc, hình phạt (?) quan tướng, tất cả tứ tánh (bốn gia cấp) nhân dân, nam nữ, đồng nam đồng nữ.v.v.. con cũng sẽ ủng hộ cung cấp... cho đến tàm quí thị hiện răn bảo, cho đến loài bốn chân của các địa phương sở tại cũng sẽ ủng hộ. Tùy theo, có đất nước đem pháp môn này tuyên bố, khai thị... cho đến ghi chép Kinh quyển và trú xứ của Kinh quyển, bằng sự siêng năng dũng mãnh lớn con đều sẽ ủng hộ những chúng sinh ở đó. Chính pháp vi diệu này theo mọi nơiquang hiển, chẳng khiến cho ẩn mất... Chúng con sẽ khởi lên sức tinh tấn làm những việc như vậy!

Lúc đó tất cả các đức Phật Thế Tôn đều cùng chung khen ngợi các thiện trượng phu rằng:

- Hay thay! Hay thay! Này các thiện nam tử! Các ông làm những việc nên làm như vậy! Ðể cho chánh pháp này và giống Tam Bảo chẳng trở nên ẩn mất nên các ông tạo tác cần lao. Này các ông! Ðúng vậy! Ðúng như việc làm của các ông tức là đã làm việc cúng dường tất cả ba đời các đức Phật rồi! 

 

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT: HỘ CHÁNH PHÁP

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn Thích Ca Như Lai bảo các đại chúng Ðế Thích, Phạm Vương, vua trời Tỳ Lâu Lặc Xoa, Tỳ Lâu Bát Xoa, Ðề Ðầu Lại Tra, Tỳ Sa môn.v.v... rằng:

- Này các thiện nam tử! Ta vì rất thương xót chúng sinh nên khi ở cõi Phật ngũ trược uế ác này nguyện được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giácchúng sinh trong đó rơi vào vùng tối vô minh, oán tặc phiền não gian gião não hại thì ta sẽ vì chúng sinh tiêu diệt phiền não, đẩy lùi các ma đảng, kiến lập pháp tràng, giải thoát các khổ của vô lượng chúng sinh, mưa xuống đại pháp vũ, đẩy lùi hàng câu chỉ ma. Này các thiện nam tử! Vậy nên hôm nay ta đem diệu pháp này ân cần phó chúc trong tay các ông như quá số quá lượng các đức Phật Thế Tôn và các vị Ðại Bồ tát... của mười phương vô lượng thế giới khắp đến tập họp này dùng pháp môn “Kim Cương Pháp Ðẳng Nhân Duyên Pháp Tâm Kiến Lập Nhất Thiết Pháp Tồi Toái Ðà La Ni Ấn Cú Môn Ký” này ủng hộ chỗ cư trú của chúng sinhcõi Phật cùng những khí vị của đất thì những tội ác bị tiêu diệt, chúng sinh thành thục, tất cả nghiệp bất thiện hết không còn, giống như Tam Bảo trụ thế lâu dài... cho đến tất cả Phật sự đều thành tựu. Vậy nên các ông thọ trì, ủng hộ chánh pháp vi diệu của ta thì có thể khiến cho thiện căn, phước hạnh tăng trưởng. Nếu ôn tụng, dạy bảo, thị hiện, vì người khác giảng nói, trao chỉ thú ba qui y cho Ưu bà tắc hộ trì, trụ ở phạm hạnh thanh tịnh thì các thiện căn, phước hạnh.v.v... tăng trưởng. Nếu tu sơ thiền thì phước hạnh tăng trưởng... Cho đến tu Diệt Thọ Tưởng định, hoặc quả Tu Ðà Hoàn... cho đến quả Phật Bồ đề thì phước hạnh thiện căn, những tướng như vậy.v.v.. đều được tăng trưởng. Hiện tại đã làm cho đến vị lai sẽ làm là thắp lên ngọn đèn Diệu pháp, có thể khiến cho tất cả phước hạnh tăng trưởng. Vậy nên ta phú chúc vào trong tay các ông pháp vi diệuNhư Lai đã giác ngộ! Hãy khiến cho rực sáng lên! Khuyến phát các ông phước đức tăng trưởng! Vậy nên phó chúc vào trong tay các ông! Nếu đời vị lai, đối với pháp môn này... cho đến ghi chép thành Kinh quyển đặt yên ở trong nhà thì do pháp lực nên tất cả nghiệp ác đều sẽ diệt hết. Tùy theo chỗ có Kinh, hoặc tại thôn xóm, thành ấp nếu muốn thọ trì thì thân phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới sạch, dùng hoa trải khắp đốt đủ loại hương, trải đủ thứ chăn chiên, trang nghiêm tòa sư tử.... rồi khai thị pháp này, nói giảng pháp môn này... cho đến ghi chép thành Kinh quyển, thọ trì, đọc tụng. Nếu các ông chẳng đến nơi đó nghe pháp, ủng hộ pháp sư và người nghe pháp cho ác nghiệp của mình và của người khác hết thì các ông đã lừa dối các đức Phật, ngu si mất chánh đạo.

Lúc bấy giờ, chúa của thế giới Ta Bà, vua trời Phạm, bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Hoặc hôm nay, hoặc đời vị lai, tùy theo chỗ có Diệu pháp này, cho đến lúc chánh pháp vi diệu này chưa diệt trở về sau, nếu tụ lạc, thành ấp, châu huyện, đất nước, chỗ biên cương xa xôi, nội cung ở thành vua, hoặc tăng già lam, hoặc chỗ tịch tịnh, hoặc nhà của Bà la môn, hoặc nhà của đại trưởng giả, hoặc nhà thứ dân, hoặc thầy nói pháp, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà dithanh tín nam tử, thiện nữ nhân khác.v.v... tắm rửa sạch, xoa thân tốt, mặc áo mới sạch sẽ, tung rải hoa nghiêm sức đạo tràng, đốt đủ loại hương thơm, bày biện đủ thứ lụa là ngũ sắc, thiết cúng đủ thứ vị, lên tòa sư tử rộng vì người khác khai thị, diễn nói Ấn Ðà la ni này, hoặc chép, hoặc khi đọc thì con cùng vô lượng trăm ngàn đồ chúng sẽ đi đến chỗ người đó vây quanh nghe pháp, ủng hộ pháp sư đó và những người nghe pháp cho nghiệp ác của mình và của người khác hết, tất cả thiện pháp thành thục, chánh pháp đại diệu sáng rực, vào đạo Ðại trí minh đệ nhất. Những thành ấp... cho đến nhà thứ dân, con sẽ ủng hộ những chúng sinh đó khiến những chúng sinh đó của cải, lúa gạo dư thừa, kho lẫm đầy tràn! Nếu con chẳng đến nghe điều chưa nghe thì tức là ở trước tất cả các đức Phật Thế Tôn vi phạm lời thệ nguyện xưa.

Vua trời Phạm liền ở trước đức Phật mà nói chú rằng:

Ða địa dã tha ương cữu ha trừng già phủ la trả nả (1) Gia nhị thổ (2) Kha kha (3) Kha bà (4) Kha bà (5) Cát lị na kha bà (6) Ta bà ha (7).

Vua trời Phạm nói chú này rồi, một lần nữa bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nếu con đối với chỗ thầy nói pháp đó mà chẳng đến nghe, chẳng ủng hộ... cho đến của cải lúa gạo dư thừa, kho lẫm tăng trưởng, chúng sinh sung túc... tức là con đã trái lời thệ nguyện xưa.

Bấy giờ, tất cả các đức Phật Thế Tôn và các vị Ðại Bồ tát, tất cả trời, người, chẳng phải người.v.v... đồng thanh khen vua trời Ðại Phạm đó rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Bấy giờ, chúa trời Ðế Thích Kiều Thi Ca bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Tùy theo chỗ sở tại, hoặc hiện tại hôm nay hoặc đời vị lai... cho đến thôn, thành..., nếu con chẳng đến nghe điều chưa nghe tức là ở trước tất cả các đức Phật Thế Tôn vi phạm lời thệ nguyện xưa, là người có lỗi!

Ông liền ở trước đức Phật nói chú rằng:

- Ða địa dã tha kha bà nhị lý kha (1) Kha bà nhị lý kha (2) Na kha già (3) A mẫu nhã (4) A mẫu bà ha (5) A khứ tra (6) A thổ (7) Bà xả thổ (8) Kỳ na bà là yết (9) Ta bà ha (10).

Chúa trời Ðế Thích nói chú này xong, một lần nữa bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nếu con chẳng làm đúng như sở nguyện xưa thì đây tức là tự trái lời thệ nguyện, là người có lỗi.

Lúc đó, đại chúng... cho đến người, chẳng phải người.v.v... đều khen ngợi rằng:

- Hay thay! Hay thay! Chúa trời Kiều Thi Ca!

Bấy giờ, vua trời Tỳ Lâu Lặc Xoa bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Tùy theo chỗ sở tại, hoặc hiện tại hôm nay, hoặc đời vị lai... cho đến thành, ấp có pháp môn này mà nếu con chẳng đến, chẳng tạo tác ủng hộ thì thưa đức Thế Tôn! Ðây tức là con tự trái lời thệ nguyện, là người có lỗi!

Ông liền ở trước đức Phật mà nói chú rằng:

Ða địa dã tha âu kha (1) Na bà ta tràø (2) Ta mẫu đà la tứ nhi (3) Sỉ tha phụ đa (4) Bà lấu nả bà bà la xà (5) Ta bà ha (6).

Lúc đó, đại chúng... cho đến người, chẳng phải người.v.v.. đều chung khen ngợi trời Ðại hộ thế Tỳ Lâu Lặc Xoa rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Bấy giờ, vua trời Tỳ Lâu Bác Xoa bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Hoặc hiện tại hôm nay, hoặc đời vị lai, tùy theo chỗ sở tại... cho đến thành ấp có pháp môn này mà con nếu chẳng đến để ủng hộ và nghe điều chưa nghe thì tức là ở trước đức Phật trái lời thệ nguyện xưa, là người có lỗi!

Ông liền ở trước đức Phật mà nói chú rằng:

Ða địa dã tha xà lão già (1) A đáo già (2) A lịch (ma) mạo già (3) A lịch ma (4) Ta liên xã bà (5) Tà gia mẫu xà (6) Ta bà ha (7).

Lúc đó đại chúng... cho đến người, chẳng phải người.v.v... đều chung khen ngợi vua trời Tỳ Lâu Bạc Xoa rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Bấy giờ, vua trời Ðề Ðầu Lại Tra bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Hoặc hiện tại hôm nay, hoặc đời vị lai, tùy theo chỗ sở tại... cho đến thành ấp có pháp môn này mà con nếu chẳng đi đến để ủng hộ và nghe điều chưa nghe thì tức là ở trước đức Phật vi phạm lời thệ nguyện xưa, là người có lỗi!

Ông liền ở trước đức Phật nói chú rằng:

Ða địa dã tha tần đầu xã bà (1) Kha bà xã bà (2) La mẫu kha (3) Xoa ta la (4) Phủ ca bà ha (5) Á mạt già bà tra (6) Ta bà ha (7).

Lúc đó đại chúng... cho đến người, chẳng phải người.v.v... đều chung khen ngợi Ðề Ðầu Lại Tra Thiên Vương rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Bấy giờ, vua trời Tỳ Sa môn bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Hoặc hiện tại hôm nay, hoặc đời vị lai, tùy theo chỗ sở tại... cho đến thành ấp có pháp môn này, nếu con chẳng đến đó để ủng hộ và nghe điều chưa nghe thì tức là ở trước đức Phật, con vi phạm lời thệ nguyện xưa, là người có lỗi!

Ông liền ở trước đức Phật mà nói chú rằng:

Ða địa dã tha sấu (sứu) đà lơi (1) Sấu sấu sấu đà lợi (2) Kha đà lợi (3) A nhỉ sấu đà lợi (4) Na dã na sấu đà lợi (5) Ê lý sỉ sấu đà lợi (6) Ta già la ê lý sỉ sấu đà lợi (7) Tăng cửu ta sấu đà lợi (8) Ðạt ma xoa gia sấu đà lợi (9) Ta bà ha (10).

Lúc đó đại chúng... cho đến người, chẳng phải người.v.v... đều chung khen ngợi vua trời Tỳ Sa môn rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Lúc bấy giờ, ở thế giới này, một trăm mười hai đại tướng chủ Dạ xoa có trong bốn thiên hạ này đem theo quân chúng, ở bốn thiên hạ, thủ vệ ủng hộ, lại có bốn vạn dạ xoa cư trú ở bốn thiên hạ này, lại có các trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hô la già.v.v... vào hàng tối thắng trong hạng Ðại thần thông đều chung đồng thanh bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Hoặc hiện tại hôm nay, hoặc đời vị lai, tùy theo chỗ sở tại có pháp môn này... cho đến từ khi đèn diệu pháp này chẳng tắt trở về sau, nếu tại tụ lạc, thành ấp, châu huyện, đất nước, cung vua, thành vua, chỗ a lan nhã hoặc nhà bà la môn, nhà trưởng giả, nhà cư sĩ, nhà thứ dân, hoặc pháp sư, hoặc Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân tín tâm nên tắm rửa sạch sẽ, dùng hương thơm xoa thân, mặc áo mới sạch, tung trải hoa trang nghiêm đạo tràng, trải đặt đủ thứ chăn chiên, y phục, đốt đủ loại hương thơm, đủ thứ vị ngon đựng đầy trong đồ đựng sạch sẽ, thiết lập pháp tòa sư tử diệu bảo, rồi lên ngồi tòa này rộng vì người khác phân biệt, khai thị Kinh này và cả khi đọc tụng. Chúng con, mỗi một người cùng với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc vây quanh đi đến đó nghe pháp, vì pháp sư ủng hộ, vì chúng của mình và chúng sinh khác ủng hộ. Vì ủng hộ, vì thành thục chúng sinh nên chúng con nếu chẳng đi đến thành ấp... cho đến nhà thứ dân đó và do quyến thuộc chẳng thọ lời dạy bảo chẳng thành thục chúng sinh, chẳng khiến cho chúng sinh dồi dào của cải, lúa gạo, kho lẫm tràn đầy. Lại nữa, nếu chúng con chẳng ngăn dứt tất cả các cuộc đấu tranh, đói kém, bệnh tật, oán địch phương khác, gió ưa chẳng phải lúc, cực lạnh, cực nóng, các tai nạn.v.v... thì tức là chúng con đã lừa dối các đức Phật Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại, vi phạm lời thệ nguyện xưa, rỗng không không sở đắc, bị bệnh sốt rét, mất hết thần thông, thân thể thối rữa, hoại tan.

Thưa đức Thế Tôn! Tuy lại như thế này, chúng con hôm nay cùng các quyến thuộc, hoặc hiện tại hôm nay hoặc đời vị lai, ở chỗ bốn thiên hạ của thế giới này, quyết định làm quang hiển chánh pháp vi diệu của đức Thích Ca Như Lai và người tin pháp này sẽ được ủng hộ, cung cấp những sự cần dùng, việc làm thành thục, nghiệp ác diệt hết. Chúng con đối với pháp môn này, dạy bày, khai hiển cho người nói pháp đó, lại còn khiến cho người nói pháp và người nghe pháp của cải, lúa gạo dồi dào, những cái thọ dụng đều sẽ tăng trưởng. Ðối với lời nói của đức Phật, pháp chẳng hoại, chẳng diệt đều sẽ thọ trì.

Tất cả những đức Phật Thế Tôn, tất cả đại chúng... người, chẳng phải người.v.v... đó đều chung đồng thanh khen ngợi trời, rồng, thần hộ pháp đó rằng:

- Hay thay! Hay thay! Việc nên làm của các ông tốt đẹp như vậy!

Lúc bấy giờ, Bồ tát Hoài Lạc, ở trong đại chúng, liền bạch đức Thích Ca Như Lai rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Có phải hàng trăm câu chỉ những ma cùng các quyến thuộc có ở cõi này, hết tất cả đều đến đây sao?

Ðức Phật dạy rằng:

- Này thiện nam tử! Tất cả ma này cùng các quyến thuộc đều đến đây tập hội.

Bồ tát Hoài Lạc lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Có phải tất cả ma này cùng các quyến thuộc, ở trong Tam Bảo, được niềm tin thanh tịnh chăng?

Ðức Phật đáp rằng:

- Chẳng phải vậy! Lại nữa, này thiện nam tử! Một ngàn quyến thuộc của những ác ma này, ở trong Tam Bảo, mà chẳng đắc ý, chẳng được niềm tin thanh tịnh, ngược lại còn phát sinh sân hận. Hoặc hiện tại hôm nay hay đời vị lai, cho đến khi chánh pháp vi diệu này còn rực sáng về sau, chúng sẽ siêng năng dùng phương tiện rình mò tìm kiếm sở đoản của pháp ấy để làm cho chánh pháp hoại diệt, ẩn mất. Như vậy lại có mười tám những ma cùng với một vạn ba ngàn quyến thuộc của chúng. Như vậy, lại có hai trăm những ma cùng với hai ngàn một trăm quyến thuộc của chúng. Những ma đó, ở trong Tam Bảo, đều chẳng đắc ý, chẳng có niềm tin thanh tịnh, ngược lại sinh sân hận. Hoặc hiện tại hôm nay, hay đời vị lai cho đến khi chánh pháp vi diệu này lưu hành, chúng thường siêng năng dùng phương tiện dò tìm sở đoản của pháp ấy để làm cho giáo pháp của ta và chánh pháp vi diệu hoại diệt, ẩn mất. Vì sao vậy? Vì từ xưa đến nay chúng nắm giữ lực ganh ghét, chẳng gieo trồng căn lành, bị sự thâu nhiếp của ác tri thức, ở trong thiện ly dục, không thọ lạc, chúng vĩnh viễn không hy vọng, không dục nguyện vậy.

Tâm của những ma đó đối với tâm Như Lai và tâm Bồ tát chưa từng hòa thuận, trụ ở niềm tin bất tịnh, chẳng giải thoát. Những ma này, hôm nay, tuy chẳng tin nhưng đã thấy Như Lai đại tập diệu sắc và nghe Ðà la ni thậm thâm này. Nhờ nhân duyên đó nên vào thời gian sau, chúng sẽ được niềm tin thanh tịnh, sẽ được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Bồ tát Hoài Lạc nói như vầy:

- Hiếm có! Thưa đức Thế Tôn! Hiếm có! Thưa đức Thiện Thệ! Những chúng sinh đó, thậm chí chẳng gieo trồng căn lành mà nếu chỉ tai nghe chạm đến pháp môn này, chỉ nhân duyên như vậy cũng sẽ được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, có ma tên là Bất Khứ, từng ở chỗ đức Phật cúng dường rất nhiều, ở trong Tam Bảo được niềm tin bất động, được lời ký Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, hóa làm hình tướng Ðại tiên nhân, đứng dậy, ở trước đức Thích Ca Như Lai, chắp tay, quan sát khắp Như Lai, nhờ uy lực của đức Thế Tôn gia hộ nên ở tất cả cõi Phật, tiếng lớn đầy khắp, ông nói lên như vầy:

- Xin các đức Phật Thế Tôn một lòng nghĩ đến con! Tất cả Ðại Bồ tát và trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người, chẳng phải người.v.v... ma và quyến thuộc nghe lời tôi nói! Hôm nay đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Ðại Bi Ðạo Sư này mà từ thuở xa xưa đã thề nguyền như vầy: “Sẽ ở cõi Phật ngũ trược rất uế ác được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Ðối với chúng sinh làm nghịch bài báng diệu pháp, hủy báng Thánh nhân, đủ bất thiện căn, ác hạnh tương ứng lòng tiếp nối nhau thành tựu... thì sẽ khắp khiến cho ra khỏi ba đường ác, thành thục ba thừa, tu nhẫn tam muội Ðà la ni, dẫn dắt hướng về những cõi Phật thanh tịnh, khiến cho giống Tam Bảo trụ thế lâu dài, chẳng đoạn tuyệt, thành tựu đại nguyện, đoạn trừ tất cả cõi Phật uế trược, thành tựu viên mãn tất cả công đức trang nghiêm.

Vậy nên chúng con sẽ làm như vầy: Vì khiến cho chánh giáo của đức Như Lai trụ thế lâu dàichánh pháp vi diệu chẳng bị hoại diệt nên hoặc hiện tại hôm nay hay đời vị lai không có hoặc ma hay quyến thuộc của ma ở chỗ đức Như Lai thọ Chánh pháp và muốn hoại diệt, ẩn mất, thậm chí chẳng thể não hại một chúng sinh, chỉ trừ kẻ ít tùy thuận, chẳng đủ niềm tin. Nếu có người trì diệu pháp này, người tùy thuận diệu pháp này, người nói pháp này, người nghe pháp này, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà dithiện nam tử, thiện nữ nhân tín tâm khác siêng tu ba nghiệp có thể tự sách tấn chuyên cần, ngồi thiền, tụng kinh, xây dựng chùa tháp, luôn luôn siêng năng làm phước, siêng năng phụng sự cúng dường Phật bảo, Pháp bảoTăng bảo, siêng năng đoạn dứt phiền não trói buộc của ba cõi, siêng năng đoạn trừ các khổ của tất cả chúng sinh khiến cho hết thẩy đều giải thoát. Những hành nhân đó hoặc bị ma sứ, hoặc ma nữ ma nam, hoặc quyến thuộc của ma muốn não loạn họ Chúng dò tìm sở đoản của họ, gây chướng ngại khó khăn cho nghiệp thiện, tạo tác nhân duyên loạn tâm. Vì những người đó, hiện tiền hôm nay con xin thỉnh các đức Thế Tôn sẽ cho con thành tựu nghiệp thiện lực, thương xót con! Tất cả Ðại Bồ tát cùng tất cả ma và quyến thuộc của ma, tất cả trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người, chẳng phải người.v.v... tất cả những người đến có mặt ở cõi Phật này và chúng của đại địa, vì muốn lợi ích cho các chúng sinh, muốn chánh pháp được trụ thế lâu dài, sẽ thương xót con, nay muốn nói chú cho con thành tựu. Nếu ma hoặc quyến thuộc của ma muốn não hại những người đó và diệu pháp thì con sẽ hàng phục, khiến cho tâm chúng loạn, khiến cho thân chúng khổ, khiến cho thân rụt lại khổ não, mất hết thần thông nên con nói câu chú này. Nếu các ác ma cùng quyến thuộc của ma, ma nam, ma nữ hay sứ giả của ma.v.v... hoặc đối với Phật giáo khởi lên một ý niệm ác, lòng chẳng thanh tịnh, não loạn các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà rắc, Ưu bà di, thậm chí chỉ dấy lòng trong một sát na, muốn làm não loạn, làm lui mất thiện phận. Hoặc chúng ở thôn thành, quốc ấp... cho đến vương thành, cung nội, chỗ biên cương vắng lặng... tùy theo chỗ sở tại, có pháp môn này khai thị, phân biệt. Nếu chúng ở những chỗ này khởi lên lòng phá hoại, thậm chí chừng một sát na. Ở những địa phương đó xảy ra đấu tranh, dịch bệnh, đói thiếu, các bệnh tật, oán địch phương khác, gió mưa phi thời, cực lạnh, cực nóng, nước lũ bỗng khởi lên, động đất, đất kêu rống, hỏa tinh rơi xuống... Có những tướng ác như vậy khởi lên. Hoặc đối với đối với hoa lá, quả trái, các giống lúa, dược vị... với những thứ đó chúng dấy lòng phá hoại. Con liền khiến cho ma đó cho đến kẻ sai khiến của ma bị sự đốt nung của uất nhiệt thối rửa, không thể làm gì được, chẳng thể đứng dậy, chẳng tự thấy bị năm ràng buộc, cho đến tất cả chi tiết co rút chẳng thể duỗi ra được, khiến cho bị tối đen chẳng nhìn thấy ánh sáng, mất hết thần thông, tâm ý thát loạn khiến cho sáu căn của chúng chẳng thể duyên cảnh được.

Ông liền nói chú rằng:

Ða địa dã tha a ma li (1) A hám ma ly (2) A hám ma ly (3) A xà bà bà (4) A xà bà bà (5) Mậu la sa ly (6) Tỳ dạ kha ta ly (7) Xã ma ta ly (8) Ha ha ha ha ha ha (9) Cù la ta tra (10) Xã na khứ già (11) Nhỉ dã khứ già (12) Tật nhỉ dã bà ta khứ già (13) A mậu xoa la (14) Xoa xoa xoa xoa xoa xoa (15) Mậu la bà ha (16) Khứ già ta bà khứ nhã (17) Ta bà bả lý bả sỉ mậu la (18) Á nhã nhã bà do nhã (19) Chiên đà la thấu lý dã nhã nhã (20) Na bá nhã nhã (21) Khâu la xoa nhã nhã (22) Bà bà nhã nhã (23) Bồi sỉ cú chỉ sỉ thá đa nhã nhã (24) Tát bà nhỉ tỳ la đía sử sỉ đa nhã nhã (25) Bà ca la ma (26) Ðể lý kiện sỉ xoa bà (27) Xoa ma ma xoa ma nhã (28) Si thượng sỉ ma la tỳ sở dã (29) Ta bà ha (30).

Bấy giờ, khi ma Bất Khứ nói chú này, trong sát na, do được Nhất thiết trí ủng hộ nên cảnh giới các ma đều hoại diệt, không gì thành tựu. Ðúng vậy, đúng vậy, những ý muốn làm chẳng lợi ích của ma đều chẳng thành kết quả. Lúc đó, tất cả các đức Phật Thế Tôn đều chung khen ngợi rằng:

- Hay thay! Hay thay!

Và tất cả các vị Ðại Bồ tát, trời, rồng, dạ xoa, người, chẳng phải người.v.v... cũng chung khen ngợi:

- Hay thay! Hay thay!

Lúc đó, đại địa đều chấn động, bốn biển sôi trào, các vua núi Tu Di, ma và quyến thuộc đều đại kinh động. Lúc đó những quỉ thần ác cũng lại như vậy, chỉ trừ người tin thanh tịnh giáo pháp của đức PhậtBồ tát được nhẫn là chẳng kinh sợ.

Lúc bấy giờ, Ma vương hỏi Bồ tát Kiên Cố Tuệ rằng:

- Này thiện nam tử! Vì nhân duyên gì mà ma Bất Khứ này có thắng lực đó? Ai gia hộ ma đó? Sự không từ bi này khiến cho bộ đảng của ta và sự tạo tác của lực cảnh giới của ta, tất cả tiêu tan, đều thoái hoại. Rồi mới kiến lập hắc đảng thân thuộc của Sa môn Cù Ðàm để giảng nói “đoạn ác kiến”. Khi ta nghe Ðà la ni này, khiến cho thân thể của ta hôi thối, tan rữa, không gì có thể làm, tất cả các phương vì ta tối đen, chẳng thấy ánh sáng, bị thiêu dốt của lửa nóng vậy sao?

Bấy giờ, Bồ tát Kiên Cố đáp ma vương rằng:

- Ðây chính là thần lực của tất cả các đức Phật Thế Tôn gia hộ! Cũng chính là tất cả người, chẳng phải người.v.v... cùng với lực của ma Bất Khứ đã khiến cho lực của tất cả các ma cảnh giới các ông như muốn tạo tác đều bị tiêu diệt tan nát. Hôm nay khi nói câu Ðà la ni bất thoái này, ông nên sinh lòng tin thanh tịnh, phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác đối với Như Lai. Hôm nay nếu ông có thể làm như vậy thì những chạm xúc khổ não của thân miệng ý này đều sẽ giải thoát.

Lúc đó, Ma vương đáp Bồ tát Kiên Cố Tuệ rằng:

- Hôm nay ta thà nhẫn nại chịu khổ này, thà để cho thân miệng ý chịu vô lượng vô số việc đại khổ đến tận biên tế kiếp, tối hậu, chứ ta nhất định chẳng phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

KINH BẢO TINH ÐÀ LA NI

- Quyển thứ chín - hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43095)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
(Xem: 43867)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 42993)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 48978)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39789)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53753)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36789)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40769)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49691)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47274)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27664)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 25796)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 29841)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27111)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 24689)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 21260)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23184)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 23847)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22760)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 29538)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20602)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 34133)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 24603)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 29954)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20173)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20366)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15101)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 23826)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 34029)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 23958)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29140)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60081)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27560)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68656)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24476)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 26308)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 20752)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20009)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27509)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46318)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 25516)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29196)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 188667)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 27360)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31082)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33094)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23953)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 25545)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26629)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36568)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27276)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30319)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37241)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23862)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 36898)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27559)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28295)
Công Phu Khuya
(Xem: 24125)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant