Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)

27 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 21882)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)


KINH A DI ĐÀ (văn vần)


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366

Nguyên tác Hán ngữ  [1]

Hán dịch: Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch

Bản dịch của HT Thích Khánh Anh

-o0o-


CHÁNH KINH


“Phật thuyết A Di Đà Kinh”
Cưu Ma La Thập dịch thành chữ Nho.
A Nan kết tập nên pho,
Rằng: Ta nghe Phật nói phô như vầy:
Như Lai Phật Tổ lúc này,
Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà;
Cách thành Xá Vệ không xa,
Là nơi Phật ở nói ra kinh này.
Tỳ Kheo đại chúng đông dầy,
Toàn là La Hán làm thầy, chúng quen…
Đều thành bực trưởng lão tăng,
Như là: Thân Tử, Mục Liên, Đầu Đà,
Ca Chiên Diên, Câu Si La,
Tinh Tú, Bàn Đặc, hay Bàn Đà Ca,
Nan Đà với A Nan Đà,
La Vân: Phúc Chướng, cùng là Ngưu Ty;
Ứng Cúng, Ca Lưu Đà Di
Kiếp Tân Na vốn thông tri tinh cầu;
Thiện Dung với A Nậu Lâu
Các đại đệ tử theo hầu đồng nghe.
Cả hàng Bồ Tát theo kề:
Văn Thù Sư Lợi con về Pháp Vương;
Di Lặc là họ đã tường,
A Dật Đa ấy tương đương danh đề;
Bất Hưu: Càn Đà Ha Đề,
Thường Tinh Tiến: mựa hề thối lui.
Thế, nhiều Bồ Tát các ngôi;
Chư Thiên, Phàm, Thánh, Trời, Người đồng nghe.
Bấy giờ Phật đối đương kỳ,
“Trưởng lão Xá Lợi Phất nề! Nghe đây:
Kể từ kham nhẫn cõi này,
Cách mười muôn ức cõi Tây Phương kìa.
Có cõi kia ở tận bên:
Nước là Cực Lạc, Phật tên Di Đà,
Hiện còn thuyết Pháp tại tòa.
Này, Xá Lợi Phất! Sao là Lạc Bang?
Nhân dân chẳng có khổ nàn,
Nên rằng Cực Lạc: hưởng toàn phước vui
Bảy hàng cây thẳng: ngang, xuôi
Lan can, lưới võng bảy đôi bao trùm;
Mỗi hàng, mỗi lớp quanh chung,
Toàn là bảy báu giáp cùng bốn bên.
Nước dùng Cực Lạc đặt tên,
Là: Công Đức nọ tạo nên vật này
Lại nữa, nước kia vui vầy:
Ao xây bảy báu, nước đầy tám công…;
Đáy ao bằng cát vàng ròng
Lộ bằng tứ bửu đi vòng tứ biên
Trong ao thường nở cửu liên
Hoa phô chín phẩm, ánh riêng bốn màu;
Màu nào tia nấy in nhau,
Như bánh xe lớn sạch làu thơm tho.
Nhà lầu, nhà gác nhỏ, to,
Trau giồi bảy báu, lô nhô mấy từng.
Trang nghiêm công đức bày chưng,
Nên rằng Cực Lạc danh xưng nước nhà,
Dưới, trên trong nước Di Đà:
Trời liên miên nhạc, đất la liệt vàng,
Ngày đêm gió cuốn hoa tàn,
Trời tuôn hoa mới cúng dàng Phật, Tăng
Quốc dân rạng sáng lấy khăn,
Đựng hoa đem cúng Thánh Hiền phương xa.
Cả mười muôn ức Phật Đà,
Liền như một bữa ăn đà về xơi;
Kinh hành xóc xáo thảnh thơi,
Nước vui là thế, chói ngời nên công…
Các chim tốt đủ sắc lông:
Chim thu, keo két, với công, hạc, và,
Cọng Mạng, Ca Lăng Tần Dà,
Ngày đêm hòa nhã kêu ca pháp này;
Năm căn, Năm lực kể bày,
Chánh Đạo tám Phẩm, Giác chi bảy phần
Nghe rồi ai cũng ân cần;
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng tu hành.

Chớ rằng: chim bởi tội sanh!
Vì sao? Nước ấy không danh tam đồ
“Danh” đã không, “thật” có mô?
Nguyên do Phật hóa: khắp phô Pháp mầu!
Này ngươi! Cõi Phật cả bầu:
Gió rung cây báu, lưới châu rập rờn,
Hay như: đánh nhạc khảy đờn,
Trăm ngàn: món, nhịp, một cơn họa vần,
Nghe rồi khoan khoái tâm thần,
Niệm xưng Tam Bảo, hơn gần bát âm.
Vẻ vang công đức chi lâm,
Nên danh Cực Lạc nguyện thâm tổ thành.
Với Quốc danh, đã hiểu qua;
Này Xá Lợi Phất! Sao A Di Đà?
Hào quang của Phật phóng ra:
Dọc soi ba giới, ngang lòa mười phương;
Bởi vì sáng suốt không lường,
Cảnh không chướng ngại, danh tường A Di
Phật cùng dân chúng sống hoài,
Nên rằng “Vô Lượng Thọ” hay “… Di Đà”.
Ngài từ thành Phật lâu xa,
Đến nay mười kiếp, còn là vô biên,
Đệ tử ngài: hàng Thinh Văn,
Đều là La Hán, không ngằn số đông,
Dễ gì tính kể cho thông;
Bồ Tát cũng thế, quá đông hiện tiền.
Thế là “Bửu Bối: người hiền”,
Nên danh Cực Lạc là miền trang nghiêm
Chúng sanh niệm Phật cổ kim,
Đều sanh về đó, tiến thêm “chẳng lùi”;
Phần nhiều “một kiếp nữa thôi,
Bổ đi các xứ lên ngôi Phật Đà”;
Số này, Bồ Tát thậm đa,
Vô biên, vô lượng khó mà tính xong!
Các người nghe, nên bằng lòng,
Mau mau phát nguyện, lòng mong sanh về.
Là chi? Bởi được gần kề:
Các Ngài “Thượng Thiện” hội hè một nơi
Vì tu “niệm Phật” không rời,
Là “nhiều: phước đức tột vời thiện căn”
Dễ thường tu các nhơn duyên,
Là “ít: phước… thiện…” sanh lên đặng nào!
Vậy khuyên nam nữ đồng bào;
“Trì danh niệm Phật” dầu sao niệm hoài,
Một, hai, ba,… đến bảy ngày,
“Nhứt tâm bất loạn” niệm rày thành công,
Đến khi người ấy mạng chung
Di Đà, Thánh chúng rất đông hiện liền
Bởi câu “niệm Phật” rất thiêng
Nên người tỉnh táo chẳng điên đảo gì;
Thánh Hiền tiếp dẫn, tức thì
Sanh về nước Phật, liên trì hóa thân.
Này Ngươi ! Ta đã phân trần;
Thấy vì lợi ấy, lại phân lời này:
“Trì danh” là phép rất hay!
Ai tu cũng đặng, bảy ngày mà thôi;
Vậy thì ai nấy nghe rồi,
Ân cần “phát nguyện” lần hồi vãng sanh.
Quốc danh, Phật hiệu đã minh,
Nay ta xưng tụng phẩm bình công phu:
A Di Đà Phật khéo tu,
Lắm công nhiều đức khó trù tính toan,
Chẳng riêng ta khó nghĩ bàn;
Đến như chư Phật sáu phang như là:
Đông Phương: Bất Động Bụt Đà
Hay A Súc Bệ cũng là tên ghi
Tu Di Tướng, Đại Tu Di,
Tu Di Quang Phật và Ngài Diệu Âm,…
Bên Phương Nam: Nhật Nguyệt Đăng
Đèn từ sáng mãi như trăng, mặt trời;
Danh Văn: vẳng tiếng khắp nơi;
Đại Diện Kiên: trí sáng ngời, đảm đang;
Tu Di Đăng: trí sáng cao,
Vô Lượng Tinh Tiến: cần lao không lường…
Ở bên thế giới Tây Phương,
Có: Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Tướng và
Vô Lượng Tràng: thắng quân Ma
Đại Quang Phật, với Bù Đà Đại Minh;
Bửu Tướng Phật: tốt thân hình,
Tịnh Quang Phật: đức, trí thanh khác thường …
Bên Bắc Phương, có: Diệm Kiên,
Tối Thắng Âm: tiếng hơn tiên điểu cà
Nan Thư hay Nan Trở là:
Không chi phá hoại, như tòa Kim cang
Nhựt Sanh là: Ánh mọc sang,
Phật Ngài xuất hiện huy hoàng như kia;
Võng Minh: lưới sáng nhiều tia,
Trí Ngài lẫn suốt ví kìa Đế Châu
Phương Dưới sâu, có Phật là:
Sư Tử: uy mãnh, Thiên Ma kinh hồn!
Danh văn là: tiếng khắp đồn;
Danh Quang: tên tuổi rỡ cồn gần xa;
Cao sâu là pháp: Đạt ma;
Pháp Tràng, Trì Pháp, phép ra: phướng, gìn …
Cả trong thế giới Phương Trên
Phạm Âm: tiếng Phật, nghe, tin không lầm;
Tú Vương: Ánh Phật chiếu lâm,
Như sao Bắc Đẩu, trăng rằm trung thiên;
Phật tên Hương Thượng, kinh biên:
Thượng thừa năm phận… đàn chiên… Sáu Thù;
Hương Quang: trí Phật rất mầu,
Thơm tho tỷ thức, sáng làu nhãn căn
Đại Diệm Kiên: huệ đảm đang,
Lửa hừng đuốc trí, vai mang việc nhà;
Phật tên Tạp Sắc Bửu Hoa,
Nghiêm thân: muôn hạnh, chói lòa ba thân;
Ta La Thụ Vương chắc gân,
Như cây cao cả trên dân vững vàng
Bửu Hoa Đức Phật: vẻ vang
Kiến Nhất Thế Nghĩa: biết vàn muôn câu;
Như Tu Di Sơn: báu mầu
Đức Phật chót đầu, thể núi tột cao…
Cả sáu phương, Phật xiết bao;
Hằng hà sa số, phương nào cũng như:
Mỗi phương nhiều đức Phật từ,
Mỗi nước mỗi Phật hiện chừ hóa duyên;
Lưỡi từ bủa khắp đại thiên
Thốt lời thành thật mà “khuyên bảo” rằng:
“Chúng sanh người phải “tin” kinh,
Chư Phật hộ niệm ngợi khen khôn cùng!
À Thân Tử! Có biết không?
“Chư Phật hộ niệm kinh” dùng ý chi ?
Là: Như Nam tử, Nữ nhi,
Nghe tên: “kinh… Phật” thụ trì, xưng danh;
Thế là gái tín, trai lành,
Được “… Phật hộ niệm” tiến nhanh “… Bồ Đề”.
Thế nên Ngươi với chúng nề!
“Nghe” theo chư Phật, “tin” về lời ta.
Đối với nước Phật Di Đà,
Hoặc ai nguyện: trước, nay… và, nguyện sau:
Chúng kia tất cả với nhau,
Đều được “bất thối bực cao bồ đề”;
Thỉ, chung đều được sanh về,
Nguyện: trước sanh trước… sau về với sau.
Vậy “khuyên” Thiện, Tín mau mau:
Phát “mau” nguyện đó, sanh “mau” nước kìa.
Đối sáu phương, chư Phật kia,
Ta nay khen tặng A Di các Ngài:
Ngài nào cũng vẫn sống dai,
Lắm công, nhiều đức, khó suy khôn bàn!
Đối ta, Chư Phật khen, than,
Cũng công đức đó, mà ban lời này:
“Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
Hay làm được việc cực kỳ gian nan!
Ta bà là cõi khốn nàn!
Kiếp đời tăng giảm, thời gian hoại thành
Nhân sanh kiến thức vô minh:
Đảo điên tà kiến, tạo thành trược ô;
Tham, sân phiền não hồ đồ:
Rủi ro tám nạn, vập vồ ba tai;
Chúng sanh động vật hình hài:
Thân mang máu mủ, tâm say vía hồn;
Trăm năm sanh mạng nan tồn:
Chết mang mễn nghiệp, sống dồn dập khiên!
Ở trong năm trược truân chuyên!
Ráng tu thành Phật, nên khen tặng Ngài
Đã đành “tu, chứng” khó thay!
Lại vì chúng ấy, nói ngay kinh này;
Khổ vì chúng khó nghe hoài,
Khuyên cho tín nguyện chẳng nài từ nan!”
Thế, lời Chư Phật khen ban;
Ngươi nay phải biết, ta đang vẫn làm:
Hi sinh với việc nan kham!
Vì: ngũ ác thế, đắc Tam Bồ Đề
Khổ: vì “tu, chứng” đã ghê!
Lại vì “thuyết pháp” ê chề! Người ơi!
Kinh này Phật thuyết đã rồi;
Các Ngài: Thân tử… Các ngôi: pháp thần…;
Tỳ kheo, Bồ Tát, thế nhân;
Trời: vua Đế thích, Quỉ Thần: Tu La…;
Chúng: nghe, tin, nguyện, truyền ra;
Hoan nghênh bái tạ Phật Đà rồi lui.

 

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Giêng 202014:21
Khách
Rất hay, tôi muốn nhận kinh này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22888)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11660)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19174)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 23983)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13263)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13003)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12897)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13026)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14349)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105804)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14617)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19807)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14046)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12842)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13726)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12522)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19394)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27046)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13491)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21626)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17995)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14228)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16088)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15070)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14181)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13157)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19706)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16730)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21135)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14775)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39139)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19338)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14690)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16122)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14679)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15221)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14883)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15533)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39082)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14099)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24489)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14354)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19425)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17984)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21434)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19674)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17476)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14803)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13869)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13742)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14108)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16722)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15225)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14516)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14029)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14334)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15632)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant