Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

16 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 15986)
Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh Duy Ma



Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0475

Nguyên tác: 3 quyển [1] [2] [3]
Hán dịch: Diêu Tần Cưu Ma La Thập
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

---o0o---



Mục Lục

Tổng Quan

 Kinh Duy Ma

Phần I

A. Tịnh Độ

B. Phương Tiện

C. Thanh Văn

Phần II

 

D. Bồ Tát

E. Thăm Bịnh

F. Bất Khả Tư Nghị

G. Quan Sát Chúng Sinh

Phần III

H. Đường Đi Của Phật

I. Nhập Vào Bất Nhị

J. Đức Phật Hương Tích

K. Việc Làm Bồ Tát

Phần IV

 

L. Nhìn Phật Bất Động

M. Hiến Cúng Bằng Pháp

N. Ký Thác Từ Tôn

III. Viết Tắt

 

Ghi Sau Khi Duyệt Duy Ma


Trái với tiểu thừa nói đời Phật chỉ có đức Di lạc là bồ tát, đại thừa nói đời Phật, mà ngay trong nhân loại, ít nhất cũng có những vị bồ tát sau đây, ghi theo Thế giới Pg thông sử, tập thượng, trang 136.

1. Văn thù đại sĩ,
2. Thiện tài đồng tử,
3. Bảo tíchDuy ma, 500 người ở thành Tì da li.
4. Hiền hộ, với 16 người ở thành Vương xá.

Ấy là sách trên đã sót hoàng hậu Thắng man, và chắc còn sót không ít.

Về nhóm Hiền hộ 6 người thì nhiều chỗ nói đến, Phật học đại từ điển trang 214 ghi lại tạm được. Theo đó, họ toàn là tại gia. Nhưng Thế thân bồ tát nói họ có đủ mọi sự bất khả tư nghị của bồ tát (luận Pháp hoa, cuốn thượng). Tên của họ thì kinh Tư ích cuốn 1 kê đầy đủ, còn luận Trí độ chỉ lược kê 6 người nhưng có vài chi tiết được ghi rõ.

Đây là danh sách mà kinh Tư Ích kê đủ.

1. Hiền hộ bồ tát,
2. Bảo tích bồ tát,
3. Tinh đức bồ tát,
4. Đế thiên bồ tát,
5. Thủy thiên bồ tát,
6. Thiện lực bồ tát,
7. Đại ý bồ tát,
8. Thù thắng ý bồ tát,
9. Tăng ý bồ tát,
10. Thiện phát ý bồ tát,
11. Bất hư kiến bồ tát,
12. Bất hưu tức bồ tát,
13. Bất thiểu ý bồ tát,
14. Đạo sư bồ tát,
15. Nhật tạng bồ tát,
16. Trì địa bồ tát.
Còn luận Trí độ lược kê.
1. Bạt đà ba la, cư sĩ bồ tát (Hiền hộ bồ tát), người thành Vương xá.
2. Bảo tích, vương tử bồ tát (Bảo tích bồ tát), người thành Tì da li.
3. Hoàng đức, trưởng giả tử bồ tát (Tinh đức bồ tát), người nước Chiêm ba.
4. Đạo sư, cư sĩ bồ tát (Đạo sư bồ tát), người nước Xá vệ.
5. Na la diên, bà la môn bồ tát (Đế thiên bồ tát), người nước Phù thê la.
6. Thủy thiên, ưu bà tắc bồ tát (Thủy thiên bồ tát).

Ngoài ra, 16 vị la hán mà Pháp trú ký nói, cũng gọi là 16 đại sĩ, "vâng huấn dụ của Phật, vĩnh viễntại thế giới này mà tế độ chúng sinh". Danh sách các ngài, kể cả Phạn tự, được kê rõ trong Phật học đại từ điển, trang 2844 và 211. Trong số đó, đứng đầutôn giả Tân đầu lô, thứ 11 là tôn giả La hầu la, thứ 16 là Châu lị bàn đà, 3 vị có trong kinh Di đà. Nhưng Pháp trú ký là do tôn giả Nan đề mật đa la nói ra, bách kỷ 8 sau Phật nhập diệt. Nói tại Tích lan, mở đầu có câu" Như lai đã nói kinh Pháp trú, nay chỉ lược lại". Mười sáu vị la hán ở đây "được gọi là đại sĩ, vâng huấn dụ của Phật, vĩnh viễntại thế giới này mà tế độ chúng sinh", thì đại sĩđại bồ tát, có thể nói được như vậy.

*

Đại thừa, cỗ xe của bồ tát, có thể tổng quát vào trong 3 câu mà luận Trí độ đã nói. Đó là thích ứng với nhất thế trí, đại bi đứng đầu, không thủ đắc là phương tiện. Nhất thế trí là tuệ giác của Phật; đại thừa thì chí nguyệnđời sống phải thích ứng với tuệ giác đó. Đại bitừ bi rộng lớn; đại thừa thì phải thương mà gánh vác lấy chúng sinh. Không thủ đắc là tánh không; đại thừa thì phải từ đó mà làm sạch thế giới, làm nên chúng sinh. Tương tự 3 câu trên đây, kinh Đại nhật cũng nói tâm bồ đề làm nhân tố, đại bi làm căn bản, phương tiện làm hoàn thành. Đừng lầm lẫn phương tiện là tùy tiện. Phương tiệnáp dụng nhưng phương cách khéo léo để ích lợi chúng sinh, hội nhập tuệ giác.

Nhìn lại Duy ma thì thấy kinh này chủ não là Bát nhã, văn phong là Hoa nghiêm.

Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt. Với 2 tâm này, Duy ma cho thấy có thể, và cần phải, sử dụng và hoạt dụng đến thành ra diệu dụng, đối với toàn bộ cuộc đờiviệc đời. Bao nhiêu kyՠthuật công nghệ, bồ tát thì phải học, phải làm và phải dạy, đã đành, chính trị, quân sự, Duy ma cũng không bỏ. Thế giới càng xuống dốc, bồ tát càng có mặt và ra sức. Do vậy, bồ tát không phải được đề cao mà là bị đòi hỏi, phải "bất khả tư nghị".

Duy ma là như vậy. Nên học tập và truyền bá kinh này là "đi theo đường đi của đức Thế tôn".

Mười sáu tháng 5, 2537
Trí quang

(1) Trước hết hãy biết một vài ghi chú. Ngài Huyền tráng ghi: Đến Phệ xá ly (Tì da li)... Tây bắc cung thành cách năm sáu dặm có 1 già lam, cạnh già lam có 1 ngôi tháp, đó là chỗ xưa Phật nói kinh Tì ma la cật (Duy ma). Đông bắc cách ba bốn dặm có 1 ngôi tháp, đó là nhà cũ của Tì ma la cật. Nhà này hãy còn nhiều sự linh dị. Cách đó không xa, có 1 phòng chất đá làm ra, đó là chỗ Tì ma la cật hiện bịnh thuyết pháp. Bên cạnh có nhà cũ của Bảo tích, nhà cũ của Yêm ma la nữ. (Chính 55/235).

Ngài Khuy cơ ghi: Phệ xá li, dịch Quảng nghiêm. Nước này chu vi có 8000 dặm. Đại đô thành nước này nay tuy đổ nát, nhưng nền cũ vẫn còn, chu vi sáu bảy mươi dặm. Nền thành vương cung chu vi bốn năm dặm. Phía tây bắc cung thành cách năm sáu dặm có một ngôi già lam, học tập Chánh lượng bộ. Cạnh ngôi già lam này có 1 ngôi tháp, Phật đã ở đây nói kinh Vô cấu xưng, chỗ mà bấy giờ trưởng giả tử Bảo tánh dâng lọng. Phía bắc ngôi già lam cách ba bốn dặm là vườn Yêm la nữ, được đem hiến Phật và Ngài thường ở đấy. Đông bắc ngôi già lam cách ba bốn dặm thì có nhà cũ của Vô cấu xưng. Cách nhà không xa, có 1 nhà thần, hình dáng như chất gạch, truyện nói rằng đó là phòng chất đá mà thành, và là chỗ Vô cấu xưng hiện bịnh thuyết pháp. Cách chỗ này không xa, có 1 ngôi tháp, đó là nhà cũ của Bảo tánh. Cạnh nhà này không xa, là nhà cũ của Yêm ma la nữ... Yêm ma laẤn độ có trái yêm ma la. Thành này có nữ nhân lấy tên theo trái ấy, nên gọi là Yêm ma la nữ. Yêm ma la nữ có khu vườn hơn hết..., sau đem hiến Phật, và Ngài thường du ngụ (Vạn 29/196AB).

Ngài Thái hư ghi: Đời Đường có Vương Huyền Sách từng đến Ấn độ. Bấy giờ nhà của ngài Duy ma đang còn. Ông vốn ngờ kinh này nói nhà này nhỏ mà chứa được 900 vạn người và 32000 tòa sư tử cao lớn. Tòa sư tử thì xác định lớn, mà nhà không biết nhỏ đến đâu. Ông lấy hốt mà đo chu vi nhà thì 4 phía đều được 10 hốt. Mỗi hốt 1 thước, tức 1 trượng. Do vậy mà tán thán thần lực của ngài Duy ma. Ngài Huyền tráng cũng đến Ấn độ, từng đến nhà ngài Duy ma. Nhìn cái nhà nhỏ, bụng nghi kinh nói không thật, muốn viết lên vách nhà để tỏ ý mình. Nào ngờ chấm bút muốn viết thì vách với người chung cục cách nhau mãi mà không gần được, sờ cũng không thấu, gần trọn ngày mà không viết được chữ nào. Ngài gác bút mà tán thán di tích còn thế, huống chi thần lực xưa kia (Thái hư toàn thư, 866).

Tham chiếu các kinh khác, như kinh Nguyệt thượng nữ v/v, chép ngài Duy ma họ Lôi, vợ là Kim cơ, con trai là Thiện tư, con gái là Nguyệt thượng. Vậy ngài Duy ma là người thật đời Phật (Thái hư toàn thư 903).

Vài ghi chép trên đây chứng tỏ ngài Duy ma không những là người thật thời Phật, mà còn 1 vị đại cư sĩ, đại bồ tát đến có thể gọi là bồ tát bất khả tư nghị. Thế nhưng tại sao sách vở của cái Phật giáo gọi là nguyên thỉ xưa nay ghi về đệ tử tại gia danh tiếng của Phật không thấy ghi về ngài. Tất phải có một sự húy kào đó. Thời Phật, nói bồ tát chỉ có đức Di lạc, là sai. Ngoài đức Di lạc, và ngài Duy ma, nổi tiếng còn có hoàng hậu Thắng man, nhất là có 16 người gọi là nhóm Hiền hộ. Tất cả đều không được sách vở Phật giáo nguyên thỉ ghi đến.

Nhưng ở đây xác định ngài Duy ma là một vị đại bồ tát. Dầu kinh ngài nói là nói về bất khả tư nghị đi nữa, không thể vì vậy mà cho là nhân vật giả tạo, bồ tát giả tạo.

(2) Kinh này được kê có 6 bản dịch. Nhưng trong Đại tạng hiện còn chỉ có 3 bản. Thứ nhất là của Cung minh Chi khiêm. Thứ hai là của dịch giới chi vương La thập. Thứ ba là của Đại đường tam tạng Huyền tráng. Tức các số 474, 475, 476 của Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu (Chính 14/519-588). Bản thứ hai là định bản. Phật giáo đại sự biểu của Lương Khải Siêu ghi bản ấy xuất hiện năm 406 (Phật học nghiên cứu, phụ lục bài 1, trang 16).

Bản thứ hai có cái tên Duy ma cật sở thuyết bất khả tư nghị giải thoát pháp môn kinh: bản kinh mà ngài Duy ma cật nói về pháp môn giải thoát tên bất khả tư nghị. Vậy gọi là kinh Duy ma là gọi tắt tên người, nhưng phần chính kinh Duy ma là sự Bất khả tư nghị.

Bản dịch thứ hai này của ngài La thập được hầu hết các vị đại sư danh tiếng chú thích, trong đó có các ngài Tuệ viễn, Trí giảCát tạng. Nhưng quí nhất, căn bản nhất, chính là bản Chú Duy ma kinh của chính ngài Tăng triệu, thuật lại lời ngài La thập, ngài Đạo sanh và lời mình (Vạn 27/170-278). Bản này là tài liệu chính yếu mà tôi căn cứ để dịch giải kinh này. Ngoài ra, bản dịch thứ ba của ngài Huyền tráng thì có chính ngài Khuy cơ chú sớ (Chính 29/182-322). Dĩ nhiên bản dịch thứ ba và bản chú sớ này tôi tham khảo rất nhiều.

Cũng nên nói thêm, bản dịch thứ hai của ngài La thập không những nổi tiếngnghĩa lý mà còn nhất là vì văn chương. Thi hào Vương Duy đời Đường lấy hiệu Ma cật, là lấy tên ngài Duy ma đó. Chưa hết. Các tác giả từ chương và kịch khúc còn lấy cảm hứng ở đoạn thiên nữ hiến hoa trong phẩm 7. Học giả Hồ Thích đã nói kinh này là hài kịch triết lý.

Như đã thấy, kinh này gọi tắt là kinh Duy ma, nhưng chủ yếu là sự bất khả tư nghị. Từ ngữ này có nghĩa là sự việc không thể nghĩ và bàn một cách bình thường. Ở đây cũng có chút ít cái ý bất khả tư nghịsiêu việt tư duy mô tả, là tâm hành xứ diệtngôn ngữ đạo đoạn.

Trọn kinh Duy ma, từ đầu đến cuối, từ đại thể đến chi tiết, đều là bất khả tư nghị. Bối cảnh và nội dung bất khả tư nghị ấy không phải chỉ có một chiều. Tuy nhiên phần chính vẫn là trực tiếp và gián tiếp tấn công tiểu thừa. Nên kinh Duy ma đại thừa này mà không bị cái gọi là Phật giáo nguyên thỉ gạt đi, ngài Duy ma không bị không ghi đến, mới là điều đáng ngạc nhiên.

(3) Sự bất khả tư nghị đầu tiên là kinh Duy ma đề cao cư sĩ. Thế nhưng không phải đề cao là nói làm sao cho vai trò cư sĩ cao lên.

Tăng bảo dĩ nhiênthiểu số, trong đạo cũng như ngoài đời. Phật cũng không khuyến khích lắm hay tìm cách làm cho ai cũng xuất gia. Nhưng hàng xuất giaTăng bảo. Tăng bảo mà bất xứng thì bản thân Tăng bảoPhật giáo phải rán chịu, chứ địa vị Tăng bảo không ai có thể thay thế.

Trong kinh Duy ma, vị cư sĩ này biện tài vô ngại. Không một thanh văn hay bồ tát nào gặp ông mà có thể đối thoại. Thế nhưng, trừ đoạn tôn giả Phú lâu na trong phẩm 2, các vị tỷ kheo có lạy ngài Duy ma. Ngoài ra, lễ nghi tăng già cư sĩ không có chỗ nào sơ suất. Vậy đề cao cư sĩ là đề cao thế nào?

Bản chất của Phật pháp là không phải chỉ đặc biệt giành cho ai. Ai cũng có phần Phật pháp. Nhưng là cái phần đúng theo giới pháphình thức giới pháp. Như vậy nói chỉ có Tăng bảo mới hoằng pháp là sai, và dĩ nhiên cũng là sai nếu nói cư sĩ chỉ hộ pháp. Trừ sinh hoạt kiết ma, tất cả Phật tử, Tăng bảo cũng như cư sĩ đều tùy vị trí mà làm mọi việc Phật. Có điều làm như vậy, nếu là xuất gia thì tương đối dễ hơn, vì, như kinh Ưu bà tắc nói, bồ tát có 2, có tại giaxuất gia. Xuất gia làm việc bồ tát thì không khó, tại gia làm việc bồ tát mới khó hơn, vì tại gia thì bị bao nhiêu điều phiền nhiễu.

Do vậy mà Duy ma là một hình ảnh cư sĩ bất khả tư nghị. Hình ảnh đó, trước hết kinh này muốn có.

(4) Phật xuất thế, đầu tiên thiết lập Tăng bảo ngay nơi vị trí thanh văn. Thanh văn mà phạn hạnh dĩ lập, bất thọ hậu hữu, ấy là đã rốt ráo. Sự thiết lập này, về sau, vừa làm cho Tăng bảo ngày càng xa với Phật quả, vừa làm cho Phật pháp ngày càng hẹp hòi. Mục đích luận của Phật giáo lại chẳng phải chỉ là la hán. Vì lẽ đó, sau khi đưa Tăng bảo đến thanh văn rồi thì tất nhiên Phật phải hướng dẫn họ bước tới nữa. Thậm chí ngang đây, Pháp hoa công nhậnthanh văn mà không công nhậnniết bàn của thanh văn.

Phật, sau thanh văn thì tất nhiên đưa đến bồ tát. Bồ tát không phải chỉ là cái thân tối hậu của một đức Phật, không phải chỉ là vị trải qua 100 kiếp tu bách phước tướng hảo, cũng không phải chỉ là vị được thọ ký thay Phật. Bồ tát được quan niệm như vậy là của tiểu thừa. Đại thừa thì ai cũng có thể làm Phật. Phật có bao nhiêu phẩm chất mà La hán không có. Làm Phật thì phải bằng giai đoạn bồ tát. Đại thừa nói rõ tâm ta tưởng Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật. Nghĩa là ai cũng có thể làm bồ tát, không kể tại gia hay xuất gia. Mà tại gia có khi còn có cơ hội hơn.

Khi hướng dẫn thanh văn thì Phật bảo phạn hạnh dĩ lập, bất thọ hậu hữu. Khi thăng tiến thanh văn làm bồ tát thì Phật bảo tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh (làm sạch thế giới, làm nên chúng sinh). Chính vì vậyDuy ma đóng góp vào việc thăng tiến này. Thế nhưng sự bất khả tư nghị ở đây không phải ở nơi ngài Duy ma, mà chính là ở nơi các vị thanh văn đóng cái vai trò bị khiển trách để thực hiện ý muốn của Phật.

(5) Đặc biệt là Thuyết hữu bộ, sau khi chiếm Thượng tọa bộ, trọng luận hơn kinh, trước tác nghiêm mật, làm cho sinh khí linh động của Phật giáo, nhất là Phật giáo thời Phật, gần như mất hẳn. Chính điều này đã sản sinh hoạt động của các bộ phái, đặc biệtđại thừa, đặc biệt là kinh Duy ma. Kinh này cực kỳ linh động, trong tư tưởng cũng như trong ngôn ngữ. Do vậy, cái sinh khí trung đạo linh động của thời Phật dầu không sống lại được hoàn toàn, kinh Duy ma cũng phá vỡ được những hình thức cứng nhắc, những sinh hoạt tự cao và cô lập, phá vỡ cái Phật giáo Thuyết hữu bộ. Tất cả những gì gọi là bất khả tư nghị trút hết cho việc thứ 4 ở trên thì nay lại càng trút hết cho việc thứ 5 này.

(6) Thống quán toàn bộ Duy ma, trước hết thấy hay nói đến nhất là sự phát bồ đề tâm và chứng vô sinh nhẫn. Phát bồ đề tâmchí nguyện đại thừa. Vô sinh nhẫn là nhẫn sự vô sinh phiền não (tức gần như vô sinh trí, sau tận trí, nói theo tiểu thừa).

Thống quán như vậy tự lộ ra toàn bộ Duy ma là nói về tịnh độ. Kinh này có 14 phẩm, trừ 2 phẩm sau là phần lưu thông, còn 12 phẩm trước toàn là nói về tịnh độ.

Tịnh độ của kinh Duy ma trình bày thật là linh động. Từ phẩm 1 nói tâm tịnh độ tịnh, đến phẩm 12 nói muốn được tịnh độ thì phải đi theo đường đi của Phật.

Duy ma nói về tịnh độ dưới nhiều sự việc và dạng thức thật là bất khả tư nghị, đề cao và lấy làm tiêu ngữ 2 câu tóm tắt hết thảy bồ tát hạnh, ấy là làm sạch thế giới, làm nên chúng sinh.

Có một chi tiết nhỏ cũng đáng nói đến. Tức như cái phòng của ngài Duy ma, ở đây không nói là báo độ như các nơi khác, mà nói theo ngôn ngữ Duy mabất khả tư nghị. Lại còn một chi tiết nữa, tuồng như Đông phương tịnh độ (Bất động như lai) thịnh hành trước cả Tây phương tịnh độ (Di đà như lai).

(7) Thế nhưng vấn đề vẫn chưa hết. Phải có sự so sánh chút ít giữa Duy maPháp hoa. Pháp hoa đối với tiểu thừa thì nhận là phương tiện bước đến đại thừa. Pháp hoa nói thanh vănnội bí bồ tát hạnh, ngoại hiện thanh văn tướng. Pháp hoa thọ ký cho tiểu thừa cuối cùng thành Phật tất cả. Duy ma không như vậy. Duy ma linh hoạt, bất khả tư nghị, lấy chúng sinhphiền não làm đất bùn mọc lên hoa sen. Thế nhưng 2 lần ngài Ca diếp than mất phần, không có khả năng để làm gì được nữa về sự bất khả tư nghị, thì rõ ràng Duy ma tấn công mà không hội qui tiểu thừa.

22.10.2535


1
Tịnh Độ
Phương Tiện
Thanh Văn


Tịnh Độ

Tôi nghe như vầy. Một thời đức Thế tôn ở tại thành Tì da li, trong lâm viên Yêm ma la, cùng với chúng đại tỷ kheo tám ngàn vị, chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị. Chúng đại bồ tát là những vị mà ai cũng biết; đại trí bản hạnh (1) đã hoàn thành cả; thường được uy đức chư Phật xây dựng; làm thành trì mà tiếp nhận giữ gìn chánh pháp; hùng biện như tiếng sư tử gầm, danh tiếng vang động khắp cả mười phương; mọi người không mời, vẫn đến làm bạn mà đem lại yên vui cho họ; tiếp nối dòng giống Tam bảo, làm cho không bị tuyệt diệt; chiến thắng ma vương oán thù, chế ngự các phái ngoại đạo; đã được trong sạch, vĩnh viễn sạch hết những thứ ngăn che và ràng buộc; tâm trí thường xuyên sống trong giải thoát vô ngại; niệm tổng trì, định tổng trì, và tài hùng biện, đều không cùng tận; bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định trí tuệ, cùng với phương tiện, lực, không phẩm chất nào mà không đầy đủ; đạt đến vô sinh pháp nhẫn vốn không thủ đắc gì cả; đã thuận theo và chuyển đẩy bánh xe chánh pháp không còn thoái lui; khéo biết thật tướng các pháp và trình độ chúng sinh; trùm lên trên các chúng mà không có gì e sợ; tu sửa tâm tính bằng công đứctrí tuệ; trang sức thân thể bằng tướng tốt và vẻ đẹp nên hình dáng bậc nhất, xả bỏ mọi sự trang điểm làm đẹp của thế gian; danh tiếng cao cả, quá hơn núi Tu di; đức tin sâu xa kiên cố như đá kim cương; chánh pháp soi khắp mà mưa xuống nước ngọt cam lộ; lời tiếng nhiệm mầu bậc nhất trong mọi thứ lời tiếng; thâm nhập duyên khởi, không còn cả thói quen về nhị biên có không; thuyết pháp thì không sợ, tựa như sư tử gầm lên; pháp được thuyết ra thì tựa như sấm sét; không thể ước lượngvượt quá ước lượng; qui tụ vàng ngọc chánh pháp tựa như thuyền trưởng biển cả; thấu triệt nghĩa lý sâu xa nhiệm mầu của các pháp; khéo biết khuynh hướng và kiến thức của chúng sinh; gần được tuệ giác tự tại, mười năng lực, bốn vô úy và mười tám bất cọng của Phật, tất cả toàn là những phẩm chất không có gì có thể đồng đẳng; đóng bít tất cả cửa ngõ của các nẻo đường ác; sinh trong năm đường mà biểu hiện thân hình năm đường ấy; làm vị thầy thuốc vĩ đại, khéo chữa mọi bịnh, tùy bịnh cho thuốc, làm cho bình phục; làm thành vô lượng công đức, làm sạch vô biên thế giới; ai thấy ai nghe đều được lợi ích; việc làm không có gì không hiệu quả. Tất cả phẩm chất như vậy, chúng đại bồ tát ấy đều có đủ cả. Danh hiệu các vị là bồ tát Đẳng quan, bồ tát Bất đẳng quan, bồ tát Đẳng bất đẳng quan, bồ tát Định tự tại vương, bồ tát Pháp tự tại vương, bồ tát Pháp tướng, bồ tát Quang tướng, bồ tát Quang nghiêm, bồ tát Đại nghiêm, bồ tát Bảo tích, bồ tát Biện tích, bồ tát Bảo thủ, bồ tát Bảo ấn thủ, bồ tát Thường cử thủ, bồ tát Thường hạ thủ, bồ tát Thường thảm, bồ tát Hỷ căn, bồ tát Hỷ vương, bồ tát Biện âm, bồ tát Hư không tạng, bồ tát Chấp bảo cự, bồ tát Bảo dũng, bồ tát Bảo kiến, bồ tát Đế võng, bồ tát Minh võng, bồ tát Vô duyên quán, bồ tát Tuệ tích, bồ tát Bảo thắng, bồ tát Thiên vương, bồ tát Hoại ma, bồ tát Điện đức, bồ tát Tự tại vương, bồ tát Công đức tướng nghiêm, bồ tát Sư tử hống, bồ tát Lôi âm, bồ tát Sơn tương kích âm, bồ tát Hương tượng, bồ tát Bạch hương tượng, bồ tát Thường tinh tiến, bồ tát Bất hưu tức, bồ tát Diệu sinh, bồ tát Hoa nghiêm, bồ tát Quan thế âm, bồ tát Đắc đại thế, bồ tát Phạn võng, bồ tát Bảo trượng, bồ tát Vô thắng, bồ tát Nghiêm độ, bồ tát Kim kế, bồ tát Châu kế, bồ tát Di lạc, Pháp vương tử Văn thù sư lợi, đồng đẳng như vậy có ba mươi hai ngàn vị.

Lại có mười ngàn Phạn vương, như Thi khí phạn vương v/v, từ những 4 đại lục khác đến chỗ đức Thế tôn để nghe pháp. Có một vạn hai ngàn Thiên đế (2) cũng đến từ những 4 đại lục khác, và 8 bộ có oai lực lớn, cùng đến ngồi trong pháp hội. Đến ngồi trong pháp hội còn có 4 chúng tỷ kheo tỷ kheo ni ưu bà tắc ưu bà di. Bấy giờ đức Thế tôn thuyết pháp cho các chúng vô số trăm ngàn như vậy, cung kính bao quanh Ngài, trông như núi Tu di nổi bật giữa biển cả. Ngài ngồi trên pháp tòa sư tử làm bằng các thứ ngọc, làm mờ các chúng đã đến ở đây.

Bấy giờ trong thành Tì da litrưởng giả tử tên Bảo tích, cùng với năm trăm trưởng giả tử cầm những cái lọng làm bằng bảy chất liệu quí báu, đi đến chỗ đức Thế tôn, đầu mặt lạy ngang chân Ngài. Rồi ai cũng đem lọng của mình hiến lên đức Thế tôn. Do sức mạnh tâm trí của đức Thế tôn mà làm cho những cái lọng ấy hợp lại làm môt cái, che khắp cả đại thiên thế giới. Cả thế giới vừa rộng vừa dài này hiện ra trong lọng ấy. Những núi Tu di, núi Tuyết, núi Mục chân lân đà, núi Mục chân lân đà lớn, núi Thơm, núi Ngọc, núi Vàng, núi Đen, núi Sắt bao quanh, núi Sắt bao quanh lớn, biển cả, sông ngòi, rào thác, suối nguồn, thái dương, nguyệt cầu, tinh tú, thiên cung, long cung, cung điện các thần, đều hiện ra trong lọng ngọc ấy. Tất cả mười phương, chư vị Thế tôn, chư vị Thế tôn thuyết pháp, cũng hiện ra trong lọng ngọc. Toàn thể các chúng nhìn thấy sức mạnh tâm trí của đức Thế tôn thì tán dương là hiếm có, chắp tay lạy Ngài, nhìn Ngài mà mắt không rời. Bấy giờ trưởng giả tử Bảo tích đối trước đức Thế tôn dùng chỉnh cú mà tán dương Ngài:

1. Mắt trong dài rộng
như cánh hoa sen,
tâm sạch vượt qua
tất cả thiền định,
từ lâu dồn chứa
vô lượng tịnh nghiệp,
dẫn dắt chúng sinh
bằng sự niết bàn,
thế nên con xin
kính lạy Thế tôn.
2. Chúng con đã được
nhìn thấy sức thần
của đức Thế tôn
làm cho hiện lên
vô lượng quốc độ,
trong đó ngay như
chư vị Thế tôn
đang thuyết chánh pháp,
chúng con cũng được
thấy nghe tất cả.
3. Pháp lực Pháp vương
siêu việt quần sinh,
thường cho chúng sinh
cả pháp và của,
lại khéo phân biệt
thật tướng các pháp,
với đệ nhất nghĩa
cũng không xao động.
Đối với các pháp
Ngài đã tự tại,
con xin kính lạy
đức Vua chánh pháp.
4. Thế tôn thuyết pháp
siêu việt có không,
hễ có nhân duyên
thì có các pháp,
không có bản ngã
không có tác giả
không có đến cả
chủ thể hưởng chịu,
nhưng nghiệp thiện ác
vẫn không hề mất.
5. Khởi đầu ở dưới
gốc cây bồ đề,
Ngài đã chiến thắng
đạo quân ma vương,
thực hiện niết bàn
thành tựu chánh giác,
không còn tâm ý
không còn thọ tưởng,
thế mà Ngài vẫn
chiến thắng ngoại đạo.
6. Ngài đã ba lần
chuyển đẩy pháp luân
khắp cả toàn thể
thế giới đại thiên,
pháp luân như vậy
vốn thường thanh tịnh,
chứng cớ trời người
ai cũng đắc đạo,
ba ngôi Vô thượng
xuất hiện thế giới.
7. Đem diệu pháp này
cứu vớt quần sinh,
những ai một lần
tiếp nhận pháp ấy
cũng không bao giờ
còn bị thoái chuyển,
mà là thường xuyên
thể hiện vắng lặng.
Như thế Thế tôn
đại y vương,
cứu vớt chúng sinh
vượt qua già chết:
con lạy Biển pháp
công đức vô biên.
8. Y như núi lớn
chê khen không động,
từ bi thương hết
người thiện kẻ ác,
tâm Ngài bình đẳng
tựa như không gian:
ai nghe về đấng
Quí nhất loài người
mà không tôn kính
và không phụng sự.
9. Con hiến Thế tôn
cái lọng tầm thường,
vậy mà trong đó
hiện lên đủ cả
đại thiên thế giới,
thiên cung long cung
cùng với cung điện
của cả tám bộ,
lại hiện toàn bộ
vũ trụ vạn hữu:
đấng Mười năng lực
từ bi biểu hiện
đến như thế ấy,
làm cho các chúng
thấy sự hiếm có,
ai cũng tán dương:
con xin lạy đấng
Cao nhất ba cõi.
10. Pháp vương rất thánh
ai cũng qui ngưỡng,
lắng lòng nhìn Ngài
ai cũng hoan hỷ,
ai cũng thấy Ngài
trước mặt mình:
đó là sức thần
đặc biệt của Ngài.
11. Dùng một âm thanh
Ngài thuyết chánh pháp
chúng sinh các loài
ai cũng hiểu cả,
ai cũng bảo rằng
Ngài nói như mình:
đó là sức thần
đặc biệt của Ngài.
12. ­ thanh duy nhất
thuyết pháp duy nhất,
chúng sinh các loài
ai cũng hiểu cả,
tiếp nhận khác nhau
ích lợi cũng khác:
đó là sức thần
đặc biệt của Ngài.
13. Ngài thuyết chánh pháp
bằng một âm thanh,
mà người lo sợ
người lại vui mừng,
người sinh chán bỏ
người hết hoài nghi:
đó là sức thần
đặc biệt của Ngài.
14. Con xin kính lạy
đấng Mười năng lực
cực kỳ tinh tiến.
Con xin kính lạy
đấng Đã hoàn thiện
sự không e sợ.
Con xin kính lạy
đấng Đã đủ cả
phẩm chất đặc biệt.
Con xin kính lạy
đấng Đại đạo sư
của cả mọi người.
15. Con xin kính lạy
đấng Đã diệt trừ
kết thắt ràng buộc.
Con xin kính lạy
đấng Đã đạt đến
bờ bến bên kia.
Con xin kính lạy
đấng Đã vượt qua
toàn thể thế gian.
Con xin kính lạy
đấng Đã rời hẳn
nẻo đường sống chết.
16. Trạng huống qua lại
của các chúng sinh
Ngài rõ tất cả.
Ngài đã khéo léo
thể hiện giải thoát
đối với các pháp.
Ngài như hoa sen
không dính việc đời,
Ngài khéo nhập vào
cái hạnh rỗng lặng.
Ngài khéo thấu triệt
thật tướng các pháp
không còn chướng ngại:
Con xin kính lạy
đấng Như không gian
không dựa đâu cả.

Trưởng giả tử Bảo tích nói những lời chỉnh cú ấy rồi, lại thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, năm trăm trưởng giả tử đi với con đây đều đã phát tâm vô thượng bồ đề, ước muốn được nghe về sự thực hiện tịnh độ. Kính xin đức Thế tôn nói cho chúng con về việc làm thực hiện tịnh độ của các vị bồ tát. Đức Thế tôn dạy: Tốt lắm, Bảo tích, ông có thể vì các vị bồ tát mà hỏi Như lai về việc làm thực hiện tịnh độ. Ông hãy nghe cho kyլ hãy khéo nghĩ nhớ. Như lai sẽ nói cho ông. Bảo tích và năm trăm trưởng giả tử vâng lời mà nghe.

Đức Thế tôn dạy, rằng Bảo tích, chúng sinhtịnh độ của bồ tát. Tại sao? Vì bồ tát tùy chúng sinh được giáo hóa mà lấy tịnh độ, tùy chúng sinh được thuần hóa mà lấy tịnh độ, tùy chúng sinh đáng do tịnh độ nào mới nhập tuệ giác của Phật mà lấy tịnh độ ấy, tùy chúng sinh nên do tịnh độ nào mới mọc lên gốc rễ bồ tát mà lấy tịnh độ ấy. Sự thểbồ tát lấy tịnh độ toàn là để lợi ích chúng sinh. Như có người muốn xây dựng lầu đài trên chỗ đất trống thì tùy ý vô ngại. Nếu ở trong không gian thì không bao giờ thành tựu gì cả. Bồ tát cũng vậy, vì tác thành chúng sinh mà nguyện lấy tịnh độ: nguyện lấy tịnh độ không phải ở trong không.

Bảo tích, tâm ngay thẳng là tịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh không dua nịnh vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Tâm sâu xatịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh toàn hảo công đức vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Tâm bồ đềtịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh đại thừa vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Bố thítịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh có thể bỏ cho tất cả vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Giữ giớitịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh làm theo mười thiện nghiệp vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Nhẫn nhụctịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh ba mươi hai tướng trang nghiêm vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Tinh tiếntịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh siêng tu tất cả công đức vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Thiền địnhtịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh tâm không loạn động vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Trí tuệtịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh thuộc loại chánh định (3) vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Bốn tâm vô lượngtịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh từ bi hỷ xả vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Bốn pháp nhiếp hóa là tịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh thuộc về giải thoát vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Phương tiệntịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh phương tiện vô ngại đối với các pháp vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Ba mươi bảy bồ đề phầntịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì những chúng sinh có niệm xử (4) , có chánh cần, có thần túc, có căn bản, có năng lực, có tuệ giác và có đường chánh vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Tâm hồi hướngtịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì được tịnh độ hoàn hảo tất cả phẩm chất tốt đẹp. Khéo nói để trừ khử tám tai nạntịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì được tịnh độ không có ba đường ác, tám tai nạn. Tự giữ giới hạnh mà không chê lỗi người là tịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì tịnh độ không có danh từ phạm giới. Mười thiện nghiệptịnh độ của bồ tát, khi bồ tát thành chánh giác thì chúng sinh không chết yểu, rất giàu có, đủ phạn hạnh, nói chắc thật, nói hòa nhã, nói hóa giải, nói hữu ích (5) , không ganh ghét, không giận dữ và thấy chính xác vãng sinh tịnh độ của bồ tát. Bảo tích, đại loại như vậy, bồ tát tùy tâm ngay thẳng mà phát khởi việc làm, tùy phát khởi việc làm mà được tâm sâu xa, tùy tâm sâu xaý thức thuần hóa, tùy ý thức thuần hóa mà làm đúng như nói, tùy làm đúng như nói mà hồi hướng, tùy hồi hướng mà có phương tiện, tùy phương tiện mà tác thành chúng sinh, tùy tác thành chúng sinhquốc độ thanh tịnh, tùy quốc độ thanh tịnhthuyết pháp thanh tịnh, tùy thuyết pháp thanh tịnhtuệ giác thanh tịnh, tùy tuệ giác thanh tịnhtâm thanh tịnh, tùy tâm thanh tịnhcông đức thanh tịnh. Do vậy, Bảo tích, bồ tát muốn được tịnh độ thì phải tịnh tâm, tâm tịnh thì độ tịnh.

Lúc ấy tôn giả Xá lợi phất vâng theo sức mạnh tâm trí của đức Thế tôn mà nghĩ rằng nếu bồ tát tâm tịnh thì độ tịnh, vậy đức Thế tôn chúng ta đây khi làm bồ tát tâm ý dơ bẩn chăng, tại sao quốc độ này dơ bẩn đến như thế này? Đức Thế tôn biết ý nghĩ ấy, nên bảo rằng ý tôn giả nghĩ thế nào, mặt trời mặt trăng kia dơ bẩn chăng, tại sao người mù không thấy? Tôn giả thưa rằng không phải, bạch đức Thế tôn. Sự thể này là lỗi ở người mù, không phải ở mặt trời mặt trăng. Xá lợi phất, vì chúng sinh tội lỗi nên không thấy quốc độ của Như lai trang nghiêm thanh tịnh. Điều đó không phải lỗi của Như lai. Xá lợi phất, quốc độ của Như lai thanh tịnhtôn giả không thấy. Lúc ấy phạn vương Loa kế bạch với tôn giả Xá lợi phất, xin tôn giả đừng có ý nghĩ ấy, rằng quốc độ này là dơ bẩn. Tại sao, vì chính con thấy quốc độ của đức Thích ca thế tôn thanh tịnh như là Tự tại thiên cung. Tôn giả Xá lợi phất nói, còn tôi thấy quốc độ này gò đống hầm hố, gai góc cát sỏi, núi đồi đất đá, dơ bẩn tràn trề. Phạn vương Loa kế bạch rằng vì tâm ngài có cao có thấp, ngài không dựa vào tuệ giác của Phật, mới thấy quốc độ này dơ bẩn. Tôn giả Xá lợi phất, bồ tát đối với chúng sinh toàn là bình đẳng, trong chỗ sâu xa của tâm trí đã là thanh tịnh, lại dựa vào tuệ giác của Phật, thì thấy quốc độ này thanh tịnh. Lúc ấy đức Thế tôn lấy ngón chân ấn xuống đất, tức thì cả đại thiên thế giới có bao nhiêu trăm ngàn châu ngọc trang trí, y như quốc độ Bảo trang nghiêm của đức Bảo trang nghiêm như lai. Toàn thể đại chúng tán dương là sự chưa từng có, và ai cũng tự thấy ngồi trên hoa sen ngọc. Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả hãy nhìn sự thanh tịnh của quốc độ này. Tôn giả Xá lợi phất thưa rằng dạ vâng, bạch đức Thế tôn. Thật con chưa từng thấy, cũng chưa từng nghe. Quốc độ này hiện ra toàn là thanh tịnh. Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, quốc độ của Như lai thanh tịnh đến như vậy, nhưng vì hóa độ những kẻ thấp kém nên hiện ra dơ bẩn. Sự thể cũng như chư thiên cùng ăn bát ngọc, nhưng tùy phước của mỗi người mà thấy màu cơm khác nhau. Ấy vậy, Xá lợi phất, hễ ai tâm tịnh thì thấy quốc độ này đủ thứ trang nghiêm.

Khi đức Thế tôn thị hiện sự trang nghiêm của quốc độ này thì năm trăm trưởng giả tử đi với Bảo tích đều được vô sinh pháp nhẫn, tám mươi bốn ngàn người phát tâm vô thượng bồ đề. Đức Thế tôn thu thần túc, quốc độ này trở lại như cũ, thì ba mươi hai ngàn trời với người cầu thanh văn thừa biết các pháp hữu vi toàn là vô thường, viễn ly trần cấu, pháp nhãn trong sáng, tám ngàn tỷ kheo không còn tham trước các pháp, phiền não hết sạch, tâm ý giải tỏa.

 

Phương Tiện

Bấy giờ trong thành Tì la di có trưởng giả tên là Duy ma, đã từng hiến cúng vô lượng chư Phật, trồng sâu gốc lành, được vô sinh pháp nhẫn, hùng biện vô ngại, thần thông du hành, được các tổng trì, được sự không sợ, chiến thắng ma vương thù oán, nhập vào pháp môn sâu xa, khéo léo về trí độ, tinh thông phương tiện, đại nguyện thành tựu, biết rõ khuynh hướng của tâm chí chúng sinh, phân biệt các căn lanh chậm, đối với Phật đạo thì tâm đã thuần thụcquyết định đại thừa, mọi việc làm đều khéo lượng định, cử động theo cử động của Phật, lòng như biển cả, chư Phật tán dương, đệ tử của Ngài là Phạn vương Đế thích, những vị Hộ thế đều kính trọng cả. Vì muốn hóa độ mọi người, trưởng giả Duy ma sử dụng phương tiện khéo léo mà cư trú trong thành Tì la di, với tư thế thu phục những người nghèo nàn bằng tài sản vô lượng, thu phục những người phạm giới bằng giới hạnh thanh tịnh, thu phục những người giận dữ bằng nhẫn nhục thuần hóa, thu phục những người biếng nhác bằng tinh tiến vĩ đại, thu phục những người loạn tâm bằng thiền định nhất tâm, thu phục những người vô trí bằng trí tuệ quyết định. Làm người bạch y mà lại kính giữ giới hạnh thanh tịnh của bậc sa môn, ở trong gia đình mà không vướng mắc ba cõi, thị hiệnvợ con mà thường tu phạn hạnh, thị hiệnbà con mà thường thích xa rời, dùng phục sức đẹp mà trang nghiêm thân thể bằng các tướng hảo, ăn uống mà lấy sự vui thích thiền định làm mùi vị, đến chỗ cờ bạc mà chỉ để hóa độ cho người, tiếp nhận dị giáo mà không thương tổn chánh tín, biết rành sách đời mà thường thích Phật pháp, ai cũng kính trọng mà làm bậc cao nhất trong sự hiến cúng, chấp hành chánh pháp mà thu phục lớn nhỏ, mọi sự mưu sinh tuy được lợi lộc mà không lấy làm mừng, đến các ngã tư để ích lợi cho người, tham gia chính quyền (6) để che chở tất cả, vào chỗ diễn thuyết và hội thảo thì hướng dẫn bằng đại thừa, vào các học đường thì mở mang tuổi trẻ, vào các ổ điếm để nói lên tội ác dâm dục, vào các quán rượu để làm cho người tỉnh trí. Ở trong thành phần trưởng giả thì làm trưởng giả cao quí để nói cho họ về chánh pháp thù thắng, ở trong thành phần cư sĩ thì làm cư sĩ cao quí để cắt đứt sự tham trước cho họ, ở trong thành phần sát lợi thì làm sát lợi cao quí để dạy sự nhẫn nhục cho họ, ở trong thành phần bà la môn thì làm bà la môn cao quí để triệt hạ sự ngạo mạn của họ, ở trong thành phần đại thần thì làm đại thần cao quí để dạy chánh pháp cho họ, ở trong thành phần vương tử thì làm vương tử cao quí để dạy sự trung hiếu cho họ, ở trong thành phần nội quan (7) thì làm nội quan cao quí để dạy sửa cho cung nữ, ở trong thành phần dân chúng thì làm người dân cao quí để làm cho dân chúng làm phước, ở trong thành phần Phạn thiên thì làm Phạn thiên cao quí để dạy tuệ giác siêu việt cho họ, ở trong thành phần Đế thích thì làm Đế thích cao quí để chỉ dạy sự vô thường, ở trong thành phần Hộ thế thì làm Hộ thế cao quí để hộ trì chúng sinh.

Trưởng giả Duy ma đem bao nhiêu phương tiện như vậy mà lợi ích mọi người. Lại còn phương tiện thị hiện thân thể bị bịnh. Vì trưởng giả bị bịnh nên quốc vương đại thần, trưởng giả cư sĩ, bà la môn, v/v, các vương tử cùng với quan chức thống thuộc, nhiều ngàn người đến thăm bịnh. Ai đến thăm, trưởng giả Duy ma cũng nhân thân bịnh mà thuyết pháp cho cả. Rằng các nhân giả, thân này là không thường không mạnh không sức không chắc, là vật chóng suy yếu, không thể tin được. Là đau khổ, là buồn bực, là nơi mọi bịnh tập hợp, các nhân giả, cái thân như vậy người sáng suốt đừng có tin cậy. Thân này như đống bọt, không thể nắm xát; thân này như bong bóng, không thể còn lâu; thân này như sóng nắng, sinh từ khát ái; thân này như cây chuối, ruột không có chắc; thân này như ảo thuật, sinh từ thác loạn; thân này như chiêm bao, hư vọng thấy ra; thân này như hình ảnh, hiện từ nghiệp lực; thân này như tiếng vang, thuộc các yếu tố; thân này như mây nổi, chốc lát tan mất; thân này như điện chớp, một thoáng không ngừng. Thân này không có chủ thể nên như đất, thân này không có tự ngã nên như lửa, thân này không có sinh mệnh nên như gió, thân này không có tái sinh nên như nước (8) . Thân này không thật, 4 đại làm nhà; thân này trống rỗng, không ngã ngã sở; thân này vô tri, như cỏ cây ngói đá; thân này không có động tác, chỉ do động lực (9) chuyển động; thân này bất tịnh, dơ bẩn tràn đầy, thân này dối trá, dẫu nhờ tắm rửa ăn mặc cũng chắc chắn hủy diệt; thân này tai họa, đủ cả một trăm lẻ một bịnh khổ; thân này như giếng gò (10) , bị già yếu thúc bách; thân này không cố định, thế nào cũng chết; thân này như rắn độc, như giặc thù, như xóm vắng, uẩn xứ giới hợp thành.

Các nhân giả, thân này đáng chán, nên thích thân Phật. Vì thân Phật là pháp thân, sinh từ vô lượng công đức trí tuệ, từ giới định tuệ giải thoátgiải thoát tri kiến, từ từ bi hỷ xả, từ các pháp ba la mậtbố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định trí tuệ; sinh từ phương tiện, từ lục thông, từ tam minh, từ ba mươi bảy bồ đề phần, từ chỉ và quán; sinh từ mười lực, bốn vô úy, mười tám bất cọng; sinh từ sự đoạn trừ tất cả điều ác mà tập hợp tất cả điều thiện, từ sự chân thật, sự bất phóng dật: từ vô lượng pháp thanh tịnh như vậy mà sinh thân Phật. Các nhân giả, muốn được thân Phật, khỏi mọi bịnh tật của chúng sinh, thì phải phát tâm vô thượng bồ đề.

Cứ như vậy, trưởng giả Duy ma đã nói pháp thích hợp cho những người đến thăm bịnh ông, làm cho nhiều ngàn người cùng phát tâm vô thượng bồ đề.

 

Thanh Văn (11)


Bấy giờ trưởng giả Duy ma tự nghĩ, nay con bịnh tật liệt giường thế này, lòng từ rộng lớn của đức Thế tôn đâu có bỏ mà không thương đến. Đức Thế tôn biết ý ông, nên bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Xá lợi phất thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước, con ngồi yên trong rừng, dưới gốc cây, khi ấy trưởng giả Duy ma đến, thưa rằng, dạ, kính bạch tôn giả Xá lợi phất, bất tất ngồi như vầy mới là ngồi yên. Ngồi yên là ở trong ba cõi mà vẫn không hiện hành thân ý mới là ngồi yên, không xuất diệt tận định mà vẫn hiện hành những cử động khuôn phép mới là ngồi yên, không bỏ Phật pháp mà vẫn hiện hành mọi sự của người thường mới là ngồi yên, tâm không hướng nội cũng không hướng ngoại mới là ngồi yên, không động mọi thứ kiến chấp mà vẫn tu hành ba mươi bảy giác phần mới là ngồi yên, không dứt phiền não mà vẫn nhập niết bàn mới là ngồi yên. Ngồi được như vậy thì Phật ấn khả. Bấy giờ, bạch đức Thế tôn, con nghe lời ấy mà lặng thinh, không thể trả lời. Do vậy mà con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Đại mục kiền liên, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Đại mục kiền liên thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ trước đây con vào thành Tì da li, ở trong một ngõ tắt của phường khóm, thuyết pháp cho các cư sĩ. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả Đại mục kiền liên, thuyết pháp cho cư sĩ thì đừng nói như ngài nói. Thuyết pháp là thuyết đúng với pháp: pháp không sinh thể, vì tách rời dơ bẩn của sinh thể; pháp không tự ngã, vì tách rời dơ bẩn của tự ngã; pháp không sinh mệnh, vì tách rời sinh tử; pháp không tái sinh, vì thì gian trước sau đều triệt hết (12) ; pháp thường vắng lặng, vì diệt các tướng; pháp siêu việt các tướng, vì không vin đâu cả; pháp không tên chữ, vì tuyệt hết nói năng; pháp không nói năng, vì tách rời tìm tòi cứu xét; pháp không hình tướng, vì như hư không; pháp không thảo luận vô ích, vì rốt ráo là không; pháp không ngã sở, vì tách rời ngã sở; pháp không phân biệt, vì tách rời các thức; pháp không đối tỷ, vì không đối chiếu; pháp không thuộc nhân tố, vì không ở nơi mọi nhân tố; pháp đồng pháp tánh, vì nhập vào thể tánh các pháp; pháp tùy theo chân như, vì không tùy theo gì cả; pháp trú ở thực tánh, vì những quan điểm cực đoan không thể xao động; pháp không xao động, vì không dựa vào sáu đối tượng; pháp không thì gian, vì thường không ngừng; pháp thích hợp với không, thích ứng vô tướng, thích nghi vô tác; pháp tách rời tốt xấu, pháp không thêm bớt, pháp không sinh diệt, pháp không qui túc, pháp siêu việt giác quan, pháp không cao thấp, pháp thường trú bất động, pháp tách rời mọi loại quan sát. Dạ, kính bạch tôn giả, thực tướng các pháp như vậy thì có thể thuyết được sao? Thuyết pháp là người nói không nói không chỉ thị, người nghe không nghe không thủ đắc. Như nhà ảo thuật thuyết pháp cho nhân vật ảo thuật: hãy có ý thức ấy mà thuyết pháp cho người. Phải biết trình độ chúng sinh có lanh có chậm, phải hiểu các pháp mà không có gì trở ngại, rồi đem tâm đại bitán dương đại thừa, nghĩ báo ơn Phật mà tiếp nối Tam bảo, rồi mới thuyết pháp. Khi trưởng giả Duy ma thuyết pháp như vậy thì tám trăm cư sĩ đều phát tâm vô thượng bồ đề. Con không có được sự hùng biện như vậy, nên không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Đại ca diếp, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Đại ca diếp thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con khất thực nơi xóm nghèo, bấy giờ trưởng giả Duy ma đến thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả Đại ca diếp, ngài có lòng từ bi mà không đồng đẳng. Ngài bỏ nhà giàu mà khất thực người nghèo. Kính bạch tôn giả, hãy sống bình đẳng rồi nên tuần tự khất thực. Hãy vì không ăn mà nên xin ăn, vì hủy diệt trạng huống hòa hợp mà nên nhận lấy vắt ăn, vì không tiếp nhận mà nên tiếp nhận thực phẩm, vì quán tưởng làng xóm trống vắng mà đi vào làng xóm; thấy hình sắc cũng như không thấy, nghe âm thanh cũng như nghe tiếng vang, ngửi hơi thơm cũng như gió thoảng, nếm mùi vị mà không phân biệt, được tiếp xúc cũng như tuệ giác tiếp xúc (13) ; biết các pháp như huyễn ảo, không tự tánh, không tha tánh; vốn không cháy, nay không tắt. Kính bạch tôn giả Đại ca diếp, nếu có thể không bỏ tám tà mà nhập tám giải thoát, nếu bằng tà pháp mà nhập chánh pháp, nếu đem một bữa ăn mà cho mọi người, mà hiến chư Phật và hiền thánh tăng, thì sau đó mới nên ăn. Ăn như vậy không phải có phiền não không phải không phiền não, không phải nhập định không phải xuất định, không ở thế gian không ở niết bàn. Người cho thì không kể phước lớn hay phước nhỏ, không kể ích lợi hay tổn hại. Như thế là đi vào đường đi của Phật chứ không đi theo thanh văn. Kính bạch tôn giả, ăn mà như vậy mới là không ăn một cách vô ích thực phẩm người cho. Bấy giờ, bạch đức Thế tôn, con nghe nói như vậy thì cảm thấy hiếm có, sinh lòng kính trọng sâu xa đối với chư vị bồ tát. Con lại nghĩ, người có gia đìnhtrí tuệ và hùng biện còn đến như vậy thì ai mà không phát tâm vô thượng bồ đề. Từ đó đến nay, con không còn khuyên ai bằng pháp thanh văn duyên giác nữa. Và do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Tu bồ đề, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Tu bồ đề thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con đến khất thực nơi nhà trưởng giả, trưởng giả lấy bát của con đựng đầy cơm, rồi nói với con: Dạ, kính bạch tôn giả Tu bồ đề, nếu bình đẳng đối với sự ăn thì đối với các pháp cũng bình đẳng, bình đẳng đối với các pháp thì đối với sự ăn cũng bình đẳng, khất thực mà như vậy mới nên nhận lấy thực phẩm. Nếu tôn giả không dứt bỏ tham sân si mà cũng không sống với tham sân si; không hủy diệt thân thể mà vẫn tùy thuận nhất tướng; không hủy diệt vô minh với tham ái mà vẫn phát khởi minh sát với giải thoát; bằng ngũ nghịchđược giải thoát (14) , không mở không buộc; không phải thấy bốn chân lý, không phải không thấy bốn chân lý; không thủ đắc đạo quả (15) ; không phải phàm phu, không phải tách rời phàm phu; không phải thánh nhân, không phải không thánh nhân; thành tựu các pháp mà tách rời ý tưởng các pháp, thì mới nên nhận lấy thực phẩm. Nếu tôn giả không thấy Phật không nghe Pháp, giáo lãnh sáu đại phái ngoại đạo làm thầy của tôn giảtôn giả xuất gia với họ, họ đọa lạc tôn giả cũng đọa lạc (16) , như thế mới nên nhận lấy thực phẩm. Nếu tôn giả nhập vào các loại tà kiến chứ không đến bến bờ bên kia, ở trong tám nạn chứ không được không nạn, hòa đồng phiền não và tách rời thanh tịnh, ngài được định Không cãi thì chúng sinh cũng được định ấy, ai cúng dường ngài thì không gọi là gặp ruộng phước, ai hiến cúng ngài thì đọa vào ba nẻo đường dữ, ngài với ma quân cùng nắm tay nhau mà làm bạn với phiền não, ngài với ma quânphiền não không khác gì nhau cả, oán ghét chúng sinh, phỉ báng Phật và Phật pháp, không dự vào hàng ngũ chúng tăng và không bao giờ được niết bàn cả (17) : tôn giả (đủ phương cách và khéo léo, dám làm được) như vậy mới nên nhận lấy thực phẩm. Bấy giờ, bạch đức Thế tôn, con nghe vậy mà mang nhiên, không biết trưởng giả nói gì, không biết trả lời thế nào, nên để bát lại mà muốn đi ra. Trưởng giả thưa: Dạ, kính bạch tôn giả Tu bồ đề, xin ngài lấy bát, đừng sợ. Ý của ngài nghĩ sao, nếu đức Thế tôn tạo ra nhân vật biến hóa, đem những điều trên đây chất vấn ngài thì ngài có sợ không? Con trả lời không, trưởng giả nói, các pháp toàn như ảo hóa, ngài không nên sợ. Tại sao, vì mọi sự nói năng không tách rời ảo hóa. Người có trí thì không quan tâm văn tự đã được nói ra, nên không sợ gì cả. Tại sao không nên quan tâm văn tự? Vì văn tự tự nó đã là sự tách rời; tách rời văn tự thì thế là giải thoát: giải thoát chính là các pháp. Khi trưởng giả Duy ma nói pháp này thì hai trăm thiên nhân được mắt pháp trong sáng. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Phú lâu na, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Phú lâu na thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con ở trong rừng lớn, dưới một đại thọ, thuyết pháp cho các vị tỷ kheo mới thọ đại giới. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả Phú lâu na, trước hết ngài hãy nhập định quán sát những người này đã, mới nên thuyết pháp. Ngài đừng đem thực phẩm dơ bẩn đặt vào bát ngọc. Ngài nên biết các vị tỷ kheo này nghĩ gì, đừng lầm lưu lythủy tinh. Ngài không biết trình độ của người nghe thì đừng tác động họ bằng pháp tiểu thừa: họ không bị thương thì ngài đừng làm cho họ thương tổn. Người muốn đi đường lớn thì ngài đừng chỉ ngõ hẹp. Đừng đem biển cả nhét vào dấu chân trâu. Đừng đem mặt trời coi như đôm đốm. Kính bạch tôn giả Phú lâu na, những vị tỷ kheo này từ lâu đã phát tâm đại thừa, nửa chừng quên tâm ấy, tại sao ngài lại đem pháp tiểu thừa mà hướng dẫn. Con thấy tiểu thừa trí tuệ nhỏ, cạn, chẳng khác đui mù, không thể phân biệt trình độ lanh chậm của chúng sinh. Bấy giờ trưởng giả Duy ma tức thì nhập định, làm cho các vị tỷ kheo tự nhớ đời trước đã từng gieo trồng các loại gốc rễ công đức nơi chỗ năm trăm đức Phật, hồi hướng vô thượng bồ đề, tức thì thông suốt, phục hồi tâm cũ. Các vị tỷ kheo ấy lạy ngang chân trưởng giả Duy ma. Trưởng giả nhân đó thuyết pháp, làm cho họ không còn thoái chuyển vô thượng bồ đề. Con nghĩ thanh văn không xét trình độ của người thì không nên thuyết pháp. Và do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Ca chiên diên, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Ca chiên diên thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước, đức Thế tôn ước lược nói cho các vị tỷ kheo về chính yếu của các pháp, sau đó con phu diễn nghĩachính yếu này, rằng đó là vô thường, khổ, không, vô ngã, vắng lặng. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả Ca chiên diên, xin ngài đừng đem cái tâm sinh diệt mà nói cái pháp thật tướng. Kính bạch tôn giả, vô thường nghĩa là các pháp triệt để bất sinh bất diệt, khổ nghĩa là năm uẩn rỗng thông mà không có khởi lên, không nghĩa là các pháp triệt để không hiện hữu, vô ngã nghĩa là ngã và ngã sở mà thấy là bất nhị, vắng lặng nghĩa là các pháp vốn không cháy nay không tắt. Khi trưởng giả Duy ma thuyết pháp như vậy thì các vị tỷ kheo tâm được giải thoát. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả A na luật, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả A na luật thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con kinh hành nơi một chỗ nọ, bấy giờ có phạn vương tên Nghiêm tịnh, cùng với mười ngàn phạn thiên phóng ánh sáng trong suốt, cùng đến chỗ con, lạy mà hỏi, rằng thiên nhãn của tôn giả thấy được bao nhiêu? Con trả lời, nhân giả, tôi thấy đại thiên thế giới này của đức Thích ca thế tôn, tựa như nhìn trái yêm ma la trong lòng bàn tay. Lúc ấy trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả A na luật, thiên nhãn của ngài thấy là có hay không có hành tướng? Có hành tướng thì không khác gì năm thông của ngoại đạo, không có hành tướng thì là vô vi, không nên có sự thấy. Bạch đức Thế tôn, lúc ấy con lặng thinh, còn các phạn thiên nghe trưởng giả nói thì vui mừng chưa từng có, liền lạy trưởng giả mà hỏi, đời có ai được thiên nhãn thật không, trưởng giả trả lời có, đức Thế tôn được thiên nhãn thật, thường ở trong chánh định mà vẫn thấy hết mọi cõi Phật, thấy mà không phải bằng nhị biên. Nghiêm tịnh phạn vương và năm trăm phạn thiên quyến thuộc đều phát tâm vô thượng bồ đề, lạy ngang chân trưởng giả rồi ẩn mất. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Ưu ba li, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả Ưu ba li thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ trước đây có hai vị tỷ kheo phạm giới, lấy làm xấu hổ, không dám hỏi đức Thế tôn, nên đến hỏi con, rằng dạ, kính bạch tôn giả Ưu ba li, chúng con phạm giới, thật là xấu hổ, không dám hỏi đức Thế tôn, xin ngài giải tỏa hoài nghihối hận cho chúng con khỏi được lỗi này. Con liền giải thích đúng pháp cho hai vị ấy. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả Ưu ba li, xin ngài đừng làm tăng thêm cái tội của hai vị Tỷ kheo này. Ngài nên giải tỏa thẳng vào tội lỗi, đừng quấy rối tâm họ. Tại sao? Vì tội của họ không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Như đức Thế tôn đã dạy, tâm bẩn thì con người bẩn, tâm sạch thì con người sạch. Tâm không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Tâm như vậy thì tội cũng vậy, các pháp cũng vậy, tất cả toàn là chân như. Như khi tôn giả đem tâm tánh vốn sạch mà thực hiện giải thoát, thì tâm tánh ấy vốn có bẩn không? Không, con trả lời như vậy, và trưởng giả lại nói: Tâm tánh chúng sinh không bẩn cũng y như vậy. Kính bạch tôn giả, vọng tưởng là bẩn, không vọng tưởng mới sạch, thác loạn là bẩn, không thác loạn mới sạch, chấp ngã là bẩn, không chấp ngã mới sạch. Kính bạch tôn giả, các pháp sinh diệt không ngừng, như ảo thuật, như điện chớp. Các pháp không chờ nhau, đến nỗi một thoáng cũng không ngừng. Các pháp toàn là vọng thấy, như chiêm bao, như sóng nắng; như trăng dưới nước, như ảnh trong gương, các pháp toàn do vọng tưởng. Biết như vậy là tuân giữ giới luật, biết như vậy là khéo hiểu giới luật. Hai vị tỷ kheo nói, thật là bậc trí tuệ cao vời, tôn giả Ưu ba li không bằng. Ngài giữ giới trên hết mà không thể nói như vậy. Con liền trả lời, ngoại trừ đức Thế tôn, chưa có vị thanh văn với bồ tát nào chế ngự nổi sự hùng biện của trưởng giả Duy ma. Trí tuệ của trưởng giả thấu suốt đến như vậy. Khi ấy hai vị Tỷ kheo hết cả hoài nghi hối hận, phát tâm vô thượng bồ đề, nguyện cho tất cả chúng sinh cũng được hùng biện như vậy. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả La hầu la, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả La hầu la thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước, các trưởng giả tử Tì da li đến con, lạy rồi hỏi rằng: Dạ, kính bạch tôn giả La hầu la, ngài là con Phật, bỏ địa vị luân vươngxuất gia, tu tập chánh pháp. Vậy sự xuất gia có những lợi ích gì? Con liền nói cho họ một cách đúng pháp về công đức lợi ích của sự xuất gia. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả La hầu la, không nên nói công đức lợi ích của sự xuất gia. Tại sao? Vì không lợi ích không công đức mới là xuất gia. Pháp hữu vi mới có thể nói có lợi ích, có công đức. Còn xuất giapháp vô vi. Trong pháp vô vi không có lợi ích, không có công đức. Kính bạch tôn giả, xuất gia không thế này, không thế khác, không lưng chừng. Tách rời 62 kiến chấp mà ở nơi niết bàn; trí giả vâng chịuthánh giả đi theo; chiến thắng các loại ma quân, vượt năm đường, sạch năm mắt, được năm căn bản, lập năm năng lực; không gây rối ai, bỏ mọi điều ác; xô ngã ngoại đạo, vượt trên giả danh; thoát khỏi bùn lầy, không hệ lụy, không ngã sở, không vâng chịu, không rối loạn; trong lòng hoan hỷnâng đỡ chúng sinh; thuận theo thiền định, tách rời lầm lỗi: có năng lực làm được như vậy mới là xuất gia thật. Trưởng giả Duy ma bảo các trưởng giả tử: các người nên cùng nhau xuất gia trong Phật pháp, tại sao, vì khó gặp được thì gian có Phật. Các trưởng giả tử nói, thưa cư sĩ, chúng tôi nghe nói Phâểt dạy cha mẹ không đồng ý thì không được xuất gia. Trưởng giả Duy ma nói, nhưng các người phát tâm vô thượng bồ đề thì thế là xuất giacụ túc giới rồi đó. Bấy giờ ba mươi hai trưởng giả tử đều phát tâm vô thượng bồ đề. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo tôn giả A nan, tôn giả hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Tôn giả A nan thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước thân thể đức Thế tôn có chút bịnh, cần đến sữa bò. Con liền cầm bát, đến một nhà đại bà la môn, đứng ngoài cửa. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Dạ, kính bạch tôn giả A nan, tại sao mới sáng sớm mà tôn giả cầm bát đứng đây? Con trả lời, cư sĩ, đức Thế tôn thân có chút bịnh, cần đến sữa bò, nên tôi đến đây. Trưởng giả Duy ma liền nói, đừng, đừng, tôn giả A nan, ngài đừng nói như vậy. Thân đức Thế tôn là thân kim cương, dứt hết điều ác, hội đủ điều lành, thì còn bịnh tật gì, có bực bội nào? Hãy lặng thinh mà đi đi, tôn giả A nan, đừng phỉ báng đức Thế tôn. Đừng để người khác nghe lời thô ấy. Đừng để chư thiên đại oai đức, hay chư vị bồ tát đến từ các phương tịnh độ, nghe được lời ấy. Kính bạch tôn giả, luân vương nhờ chút phước mà còn được vô bịnh, huống chi đức Thế tôn tụ hội vô lượng phước đức và là bậc hơn hết? Đi đi thôi, tôn giả A nan, đừng để chúng tôi cũng chịu sỉ nhục này. Ngoại đạo phạn chí nghe được lời này thì sẽ nghĩ sao gọi là thầy, bịnh mình không tự cứu được thì làm sao cứu được mọi người. Ngài hãy kín đáo đi mau đi, đừng để ai nghe. Kính bạch tôn giả A nan, ngài nên biết Phật thânpháp thân, không phải cái thân nghĩ đến ái dục. Phật là đấng Thế tôn, vượt quá ba cõi. Phật thân vô lậu, các lậu đã hết. Phật thân vô vi, không thuộc phạm vi số lượng. Phật thân như vậy, làm sao có bịnh ? Bấy giờ, bạch đức Thế tôn, con thật xấu hổ: có thể nào gần đức Thế tôn mà lại nghe lầm? Tức thì trong không gian có tiếng nói bảo con: Tôn giả A nan, sự thể đúng như trưởng giả nói. Chỉ vì đức Thế tôn xuất hiện giai đoạn ngũ trược, nên hiện hành bịnh tật để giáo hóa chúng sinh. Vậy cứ đi đi, tôn giả A nan, cứ kiếm sữa, đừng có xấu hổ. Bạch đức Thế tôn, trưởng giả Duy ma trí tuệ hùng biện đến như thế ấy. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Cứ như vậy, năm trăm đại đệ tử của đức Thế tôn ai cũng thưa với Ngài về trường hợp cũ, thuật lại lời nói của trưởng giả Duy ma, và cũng nói không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy.


2

Bồ Tát
Thăm Bệnh
Bất Khả Tư Nghì
Quan Sát Chúng Sinh


Bồ Tát


Bấy giờ đức Thế tôn bảo bồ tát Di lạc: Đại sĩ hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Bồ tát Di lạc thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ trước đây con nói hạnh của địa vị bất thoái cho chúa trời Đâu suấtquyến thuộc của ông. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Kính bạch bồ tát Di lạc, đức Thế tôn thọ ký cho nhân giả một đời nữa là thành tựu vô thượng bồ đề, vậy nhân giả dùng đời nào nhận được thọ ký, quá khứ vị lai hay hiện tại? Nếu dùng đời quá khứ thì đời quá khứ đã qua rồi, nếu dùng đời vị lai thì đời vị lai chưa đến, nếu dùng đời hiện tại thì đời hiện tại không ngừng, đúng như Thế tôn đã nói, chư tỷ kheo, chính ngay bây giờ mà các vị vừa sinh vừa già vừa chết. Nếu dùng cái không có đời nào mà nhận được thọ ký, thì không có đời nàovị trí chính yếu, trong vị trí chính yếu cũng không có thọ ký, không có sự được vô thượng bồ đề. Như vậy làm sao nhân giả được thọ ký một đời, từ chân như sinh mà được thọ ký, hay từ chân như diệt mà được thọ ký? Từ chân như sinh thì chân như không sinh, từ chân như diệt thì chân như không diệt. Tất cả chúng sinh toàn là chân như, tất cả các pháp cũng toàn chân như, tất cả hiền thánh cũng toàn là chân như, đến như nhân giả cũng là chân như. Nếu nhân giả được thọ ký thì tất cả chúng sinh đáng lẽ cũng được thọ ký, tại sao, vì chân như là không nhị biên, không các tánh khác nhau. Nếu nhân giả được vô thượng bồ đề thì tất cả chúng sinh đáng lẽ cũng được, tại sao, vì chúng sinh chính là bồ đề. Nếu nhân giả được niết bàn thì tất cả chúng sinh đáng lẽ cũng được niết bàn, tại sao, vì chính Phật biết chúng sinh triệt để niết bàn, không còn niết bàn nữa. Do vậy, nhân giả không nên đem pháp này mà dẫn dụ chư thiên, vì thật ra không có người phát tâm vô thượng bồ đề, cũng không có người thoái chuyển tâm ấy. Nhân giả nên làm cho chư thiên này bỏ sự phân biệt về bồ đề. Tại sao? Vì bồ đề không thể được bằng thân, không thể được bằng tâm. Tịch diệtbồ đề, vì diệt hết các tướng. Không xét là bồ đề, vì rời mọi sự vin níu. Không biết là bồ đề, vì không mọi sự nhớ nghĩ. Đoạn trừ là bồ đề, vì xả bỏ mọi thứ kiến chấp. Tách rời là bồ đề, vì tách rời mọi thứ vọng tưởng. Chướng ngạibồ đề, vì chướng ngại mọi sự nguyện cầu. Không chứng vào là bồ đề, vì không có tham trước. Thuận với là bồ đề, vì thuận với chân như. Trú ở là bồ đề, vì trú ở pháp tánh. Đạt đếnbồ đề, vì đạt đến thật tế. Bất nhịbồ đề, vì tách rời ý thức và đối tượng của ý thức. Đồng đẳng là bồ đề, vì đồng đẳng hư không. Vô vibồ đề, vì không sinh trú diệt. Biết rõ là bồ đề, vì biết rõ tâm hành của chúng sinh. Không hội tụ là bồ đề, vì giác quan và đối tượng không hội tụ với nhau. Không hợp là bồ đề, vì tách rời thói quen phiền não. Không vị tríbồ đề, vì không có hình sắc. Giả danhbồ đề, vì danh từ là không. Như biến hóabồ đề, vì không có lấy bỏ. Không loạn độngbồ đề, vì thường tự yên tĩnh. Khéo vắng lặngbồ đề, vì bản tánh thanh tịnh. Không lấy là bồ đề, vì tách rời vin níu. Không khác là bồ đề, vì các pháp đồng đẳng. Không sánh là bồ đề, vì không gì có thể ví dụ. Nhiệm mầu là bồ đề, vì các pháp khó biết. Bạch đức Thế tôn, khi trưởng giả Duy ma nói pháp như vậy thì có hai trăm thiên nhân được vô sinh pháp nhẫn, nên con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo đồng tử Quang nghiêm: Đồng tử hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Đồng tử Quang nghiêm thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ trước đây con đi ra thành Tì da li, thì gặp trưởng giả vừa vào thành ấy. Con thi lễ mà hỏi cư sĩ từ đâu đến đây? Trưởng giả trả lời với con, rằng tôi từ đạo tràng đến đây. Con hỏi đạo tràng là chỗ nào? Trưởng giả trả lời: Tâm ngay thẳng là đạo tràng, vì không có giả dối. Phát khởi việc làmđạo tràng, vì có thể làm thành mọi việc. Tâm sâu xađạo tràng, vì tăng thêm công đức. Tâm bồ đềđạo tràng, vì không có lầm lẫn. Bố thíđạo tràng, vì không có hy vọng đáp trả. Trì giớiđạo tràng, vì ý nguyện đầy đủ. Nhẫn nhụcđạo tràng, vì đối với chúng sinh tâm không chướng ngại. Tinh tiếnđạo tràng, vì không biếng nhác thoái lui. Thiền địnhđạo tràng, vì tâm thuần hóa ôn hòa. Trí tuệđạo tràng, vì hiện thấy các pháp. Từ là đạo tràng, vì đồng đẳng chúng sinh. Bi là đạo tràng, vì chịu được mệt nhọc khổ sở. Hỷ là đạo tràng, vì vui thích về pháp. Xả là đạo tràng, vì ghét thương đều cắt đứt. Thần thôngđạo tràng, vì thành tựu sáu thông. Giải thoátđạo tràng, vì có thể trái bỏ. Phương tiệnđạo tràng, vì giáo hóa chúng sinh. Bốn nhiếp pháp là đạo tràng, vì thâu nhiếp chúng sinh. Đa vănđạo tràng, vì thực hành đúng như đã nghe. Chế ngự tâm là đạo tràng, vì chánh quán các pháp. Ba mươi bảy giác phầnđạo tràng, vì xả bỏ pháp hữu vi. Đế là đạo tràng, vì không lừa đảo thế gian. Duyên khởiđạo tràng, vì vô minh cho đến lão tử đều vô cùng tận. Các phiền nãođạo tràng, vì biết đúng như sự thật. Chúng sinhđạo tràng, vì biết là vô ngã. Tất cả các pháp là đạo tràng, vì biết các pháp là không. Chiến thắng ma quânđạo tràng, vì không có nghiêng đổ. Ba cõiđạo tràng, vì không đi mau về đâu. Sư tử gầm là đạo tràng, vì không còn e sợ. Lực, vô úybất cọngđạo tràng, vì không mọi lầm lỗi. Ba minh là đạo tràng, vì không còn sót lại sự chướng ngại nào. Một ý nghĩ biết tất cả pháp là đạo tràng, vì thành tựu nhất thế trí. Như vậy, thiện nam tử, bồ tát nếu thích ứng các pháp ba la mậtgiáo hóa chúng sinh, thì mọi động tác, cất chân lên để chân xuống, nên biết toàn là từ đạo tràng mà đến ở nơi Phật pháp. Khi trưởng giả Duy ma nói pháp như vậy thì năm trăm thiên nhân đều phát tâm vô thượng bồ đề, nên con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo bồ tát Trì thế: Bồ tát hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Bồ tát Trì thế thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con ở trong tịnh thất, bấy giờ ma vương Ba tuần đổi dáng Đế thích, cùng mười hai ngàn thiên nữ tấu nhạc hát ca mà đến chỗ con, cùng nhau lạy ngang chân con, rồi chắp tay cung kính đứng qua một phía. Con tưởng là Đế thích nên bảo rằng, đến đây tốt lắm, Kiều thi ca. Nhưng phước đức đáng hưởng cũng đừng buông thả. Phải xét năm dục vô thường để cầu pháp lành. Đem thân thể tính mạngtài sảnthực hiện sự bền chắc. Ma vương liền thưa với con, kính bạch chánh sĩ, xin ngài hãy nhận mười hai ngàn thiên nữ này để giúp việc quét rưới. Con bảo: Kiều thi ca, đừng đem vật phi giới pháp đến cho sa môn Thích tử. Những thiên nữ này không phải thích nghi với tôi. Nói chưa xong thì trưởng giả Duy ma đến, thưa với con: Người này không phải Đế thích, mà là ma vương đến quấy phá bồ tát đó. Tức thì trưởng giả bảo ma vương, hãy cho ta những thiên nữ này. Ta thì nhận được. Ma vương kinh sợ, nghĩ trưởng giả này chắc sẽ não hại ta. Ma vương muốn tàng hình trốn đi mà không tàng hình được. Cùng tận thần lực, ma vương vẫn không thể trốn đi. Thì nghe trong không gian có tiếng bảo: Ba tuần, hãy đem thiên nữ cho đi thì mới đi được. Ma vương vì sợ nên miễn cưỡng mà cho. Trưởng giả Duy ma bảo các thiên nữ: ma vương đã đem các người cho ta, vậy các người nên phát tâm vô thượng bồ đề. Trưởng giả liền thích nghithuyết pháp cho họ phát tâm. Lại bảo, các người đã phát tâm rồi thì có cái vui chánh pháp khả dĩ vui được, không cần vui theo năm dục nữa. Các thiên nữ hỏi, vui theo chánh pháp là thế nào? Trưởng giả nói, là thích tin Phật, thích nghe Pháp, thích cúng Tăng, thích rời năm dục, thích xét năm uẩn như giặc thù, thích xét bốn đại như rắn độc, thích xét sáu giác quan như xóm vắng, thích giữ gìn tâm bồ đề, thích lợi ích chúng sinh, thích kính thờ sư trưởng, thích bố thí rộng rãi, thích giữ giới bền chắc, thích ôn hòa nhẫn nhục, thích siêng năng tập hợp thiển căn, thích thiền định không có loạn động, thích tuệ sáng không có dơ bẩn, thích mở rộng tâm bồ đề, thích chiến thắng ma quân, thích đoạn tuyệt phiền não, thích làm sạch thế giới, thích vì thành tựu tướng hảotu tập mọi thứ công đức, thích trang nghiêm đạo tràng, thích nghe giáo pháp sâu xa mà không sợ, thích ba cửa giải thoát mà không thích phi thời (18) , thích gần đồng họcthích tâm không tức giận chướng ngại đối với những người không phải đồng học, thích nâng đỡ bạn ác và thích thân gần thiện tri thức, thích tâm mừng thanh tịnh (19) , thích tu vô lượng các pháp giác phần. Như thế đó là sự vui thích chánh pháp của bồ tát. Bấy giờ Ba tuần bảo các thiên nữ, ta muốn cùng các người trở về thiên cung. Các thiên nữ nói, ngài đã đem chúng tôi cho vị cư sĩ này, lại có cái vui chánh pháp làm cho chúng tôi rất thích rồi, chúng tôi không còn thích cái vui năm dục nữa. Ma vương nói, thưa cư sĩ, xin ngài phóng xả những thiên nữ này. Cho người tất cả, đó là bồ tát. Trưởng giả Duy ma nói, rồi, ta đã phóng xả rồi đó, nhà ngươi đem họ đi đi. Ấy là để làm cho tất cả chúng sinh được hoàn hảo về ước nguyện chánh pháp. Các thiên nữ hỏi trưởng giả Duy ma, chúng tôi nên ở thiên cung theo cách nào? Trưởng giả Duy ma nói, các chị, có một pháp môn tên là Ngọn đèn vô tận, các chị nên tu học. Ngọn đèn vô tận là như một ngọn đèn đốt cháy cả trăm cả ngàn ngọn đèn, làm cho tối tăm đều sáng lên cả, và cái sáng ấy không bao giờ cùng tận. Như thế ấy, các chị, một vị bồ tát mở mắt dẫn đường cho cả trăm cả ngàn chúng sinh, làm cho họ phát tâm vô thượng bồ đề, thế nhưng tâm vô thượng bồ đề của vị bồ tát ấy vẫn không cùng tận, mà tùy pháp mình nói còn tự tăng thêm mọi thứ thiện pháp, như thế gọi là ngọn đèn vô tận. Các chị dẫu ở thiên cung, vẫn đem ngọn đèn vô tận này làm cho vô số thiên tử thiên nữ phát tâm vô thượng bồ đề, thì thế là báo đáp ân đức của Phật, lại rất lợi ích cho cả chúng sinh. Lúc ấy các thiên nữ đem đầu mặt lạy ngang chân trưởng giả Duy ma, rồi theo ma vương trở về thiên cung. Trong chốc lát họ ẩn mất tất cả. Bạch đức Thế tôn, trưởng giả Duy mathần lực tự tạitrí tuệ hùng biện như vậy, nên con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Đức Thế tôn bảo trưởng giả tử Thiện đức: trưởng giả tử hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Trưởng giả tử Thiện đức thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, con không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy. Tại sao? Vì con nhớ ngày trước con thiết lập hội đại thí nơi nhà cha con cho, hiến cúng tất cả sa môn, bà la môn, ngoại đạo, những người nghèo nàn, thấp kém, cô độc, hành khất, kỳ hạn đủ bảy ngày. Bấy giờ trưởng giả Duy ma đến hội đại thí mà bảo con: Trưởng giả tử, hội đại thí thì không nên như ông thiết lập. Hãy làm hội pháp thí, cần gì hội tài thí như thế này. Con hỏi, thưa cư sĩ, hội pháp thí là thế nào? Trưởng giả trả lời: hội pháp thí thì không trước không sau; một lúc mà hiến cúng tất cả chúng sinh, đó là hội pháp thí. Con hỏi: như thế là thế nào? Trưởng giả nói: Vì tuệ giác bồ đề mà khởi lên tâm từ. Vì cứu vớt chúng sinh mà khởi lên tâm bi. Vì giữ chánh pháp mà khởi lên tâm hỷ. Vì thâu nhiếp trí tuệ mà khởi lên tâm xả. Vì thâu nhiếp những kẻ tham lẫn mà khởi lên thí độ. Vì hóa độ những kẻ phạm giới mà khởi lên giới độ. Đem sự vô ngã mà khởi lên nhẫn độ. Đem sự bất kể thân tâm mà khởi lên tiến độ. Đem bồ đề vắng lặng mà khởi lên thiền độ. Vì sự toàn trí mà khởi lên tuệ độ. Vì giáo hóa chúng sinh mà khởi lên không. Vì không bỏ hữu vi mà khởi lên vô tướng. Vì thị hiện thọ sinh mà khởi lên vô tác. Vì hộ trì chánh pháp mà khởi lên phương tiện lực. Vì hóa độ chúng sinh mà khởi lên bốn nhiếp pháp. Vì kính thờ tất cả mà khởi lên sự trừ khử ngạo mạn. Đem thân thể tính mạngtài sản không bền chắc mà khởi lên thân thể tính mạngtài sản bền chắc. Nơi sáu sự tưởng niệm mà khởi lên tưởng niệm. Nơi sáu cách hòa kính mà khởi lên tâm ngay thẳng chân chất. Vì đúng đắn làm lành mà khởi lên cách sống trong sạch. Đem tâm trong sạch hoan hỷ mà khởi lên sự thân gần hiền thánh. Vì không ghét kẻ ác mà khởi lên tâm thuần hóa. Vì sự xuất gia mà khởi lên tâm sâu xa. Vì sự làm đúng với nói mà khởi lên đa văn. Vì sự không tranh cãi mà khởi lên ở chỗ trống vắng. Vì xu hướng tuệ giác của Phật mà khởi lên sự ngồi yên. Vì cởi mở sự ràng buộc chúng sinh mà khởi lên sự tu hành. Vì sự đầy đủ tướng hảo và sạch sẽ thế giới mà khởi lên phước nghiệp. Vì để biết tâm lý chúng sinh, thuyết pháp thích ứng, mà khởi lên trí nghiệp. Vì biết các pháp, không lấy không bỏ, nhập vào đồng nhất, mà khởi lên tuệ nghiệp. Vì đoạn mọi phiền não, mọi chướng ngại, mọi bất thiện, mà khởi lên mọi thiện nghiệp. Vì được tất cả trí tuệ và tất cả thiện pháp mà khởi lên mọi pháp hỗ trợ tuệ giác của Phật. Như thế ấy, thiện nam tử, gọi là hội pháp thí. Bồ tát ở nơi hội pháp thí như vậy là bậc thí chủ vĩ đại, cũng là ruộng phước của toàn thể thế gian. Bạch đức Thế tôn, khi trưởng giả Duy ma nói pháp này thì trong chúng bà la môn có hai trăm người phát tâm vô thượng bồ đề. Còn con, bấy giờ tâm con được thanh tịnh, và con tán dương là chưa từng có. Con cúi đầu lạy ngang chân trưởng giả Duy ma, và cởi ra kính dâng trưởng giả xâu chuỗi ngọc trị giá cả trăm cả ngàn lạng vàng. Nhưng trưởng giả không nhận. Con nói, kính thưa cư sĩ, xin Ngài nhận cho con rồi cho ai thì tùy ý ngài. Bấy giờ trưởng giả mới nhận chuỗi ngọc, chia làm hai phần, đem một phần cho một người hành khất thấp nhất trong hội đại thí, đem một phần dâng đức Nan thắng như lai. Tất cả các chúng trong hội đại thí đều thấy thế giới Quang minh, thấy đức Nan thắng như lai, thấy nửa xâu chuỗi ngọcthế giới ấy biến thành đài ngọc bốn trụ, bốn phía trang sức, không ngăn che nhau. Trưởng giả Duy ma hiện thần biến rồi, nói, nếu người cho mà tâm lý bình đẳng, thì cho một người hành khất thấp nhất cũng như hiến lên ruộng phước Phật đà, không khác gì cả. Hễ tâm đại bi bình đẳng, không cầu quả báo, thì như thế gọi là pháp thí toàn hảo. Trong thành, một kẻ hành khất thấp nhất thấy thần lực ấy, và nghe lời nói ấy, cũng phát tâm vô thượng bồ đề. Do vậy, con không đủ sức đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma.

Như thế ấy, các bị bồ tát ai cũng thưa với Phật về trường hợp cũ, thuật lại lời nói của trưởng giả Duy ma, và cùng nói không đủ sức đến thăm bịnh vị trưởng giả ấy.


Thăm Bịnh


Lúc ấy đức Thế tôn bảo Văn thù đại sĩ: Đại sĩ hãy đến thăm bịnh trưởng giả Duy ma. Văn thù đại sĩ thưa với Phật: Bạch đức Thế tôn, thượng nhân ấy khó mà đối đáp. Vì thượng nhân ấy thấu suốt thật tướng một cách sâu xa, diễn nói pháp yếu một cách khéo léo, hùng biện không có bế tắc, trí tuệ không bị cản trở, biết hết mọi thể thức đúng pháp của bồ tát, vào hết mọi kho tàng bí yếu của Phật đà, chiến thắng các loại ma quân, du hành các pháp thần thông, trí tuệ phương tiện đều đã hoàn hảo. Tuy nhiên, con xin vâng theo thánh ý của đức Thế tôn mà đến thăm bịnh thượng nhân ấy. Thế là các vị bồ tát, các đại đệ tử của Phật, Đế thích, Phạn vương, bốn Thiên vương, v/v, cùng nghĩ nay hai vị đại sĩ Văn thùDuy ma đàm luận với nhau thì chắc chắn nói về diệu pháp. Tức thì tám ngàn bồ tát, năm trăm thanh văn, một trăm ngàn thiên nhân, đều cùng đi theo.

Văn thù đại sĩ, với sự cung kính bao quanh của các vị bồ tát, các vị đại đệ tử của Phật, và các thiên nhân, đi vào thành Tì da li. Trưởng giả Duy ma nghĩ rằng Văn thù đại sĩ cùng đại chúng sẽ đến đây. Trưởng giả liền dùng thần lực làm cho phòng mình trống không, không để vật gì, cũng không có người hầu, chỉ để lại một cái giường mà nằm với bịnh tật. Văn thù đại sĩ vào nhà trưởng giả Duy ma, thấy phòng trưởng giả không có gì hết, chỉ độc một cái giường nằm. Trưởng giả Duy ma nói, ngài đến tốt quá, ngài Văn thù; ấy là ngài không đến mà đến, không thấy mà thấy đó. Văn thù đại sĩ nói, đúng như vậy, trưởng giả Duy ma; nếu đến rồi thì không đến nữa, nếu đi rồi thì không đi nữa, bởi vì đến thì không từ đâu mà đến, đi thì cũng không đi đến đâu, và thấy được thì không còn thấy nữa.

Nhưng hãy gác việc ấy lại. Trưởng giả Duy ma, bịnh trưởng giả chịu nổi không? chữa trị có bớt mà không thêm không? Đức Thế tôn ân cần hỏi thăm nhiều lắm. Trưởng giả Duy ma, bịnh trưởng giả do đâu và đã bao lâu rồi? làm sao mà hết được? Trưởng giả Duy ma thưa: từ si mà có ái, nên bịnh tôi sinh ra. Chúng sinh bịnh nên tôi bịnh. Chúng sinh bịnh hết thì bịnh tôi cũng hết. Tại sao, bởi bồ tátchúng sinh mà vào sinh tử, có sinh tử là có bịnh. Nếu chúng sinh hết bịnh thì bồ tát không còn bịnh nữa. Như vị trưởng giả chỉ có đứa con một, đứa con bịnh thì cha mẹ bịnh theo, đứa con lành thì cha mẹ cũng lành. Bồ tát cũng vậy. Thương chúng sinh như con, nên chúng sinh bịnh thì bồ tát bịnh, chúng sinh lành bồ tát mới lành. Ngài hỏi bịnh tôi do đâu, thì thưa ngài, bịnh bồ tát là do đại bi mà có.

Văn thù đại sĩ hỏi, trưởng giả, phòng này tại sao trống không, không cả người hầu? Trưởng giả Duy ma nói, thế giới của Phật cũng không như vầy. Hỏi: vì gì mà không? Đáp: vì không mà không. Hỏi: không, vì sao mà không? Đáp: vì không phân biệt. Hỏi: không mà có thể phân biệt được sao? Đáp: chính sự phân biệt cũng không. Hỏi: không, nên tìm thấy ở đâu? Đáp: nên tìm thấy ở trong sáu mươi hai kiến chấp. Hỏi: sáu mươi hai kiến chấp nên tìm thấy ở đâu? Đáp: nên tìm thấy trong sự giải thoát của Phật. Hỏi: sự giải thoát của Phật nên tìm thấy ở đâu? Đáp : nên tìm thấy trong tâm hạnh của chúng sinh. Ngài hỏi tại sao tôi không có người hầu, thì tất cả ma quân ngoại đạo toàn là người hầu của tôi. Lý do là vì ma quân ưa thích sinh tửbồ tát không từ bỏ sinh tử, ngoại đạo ưa thích kiến chấpbồ tát không dao độngkiến chấp.

Văn thù đại sĩ lại hỏi: bịnh của trưởng giảtrạng huống gì? Đáp: bịnh tôi không có trạng huống, không thể thấy được. Hỏi: bịnh ấy chung với thân hay chung với tâm? Đáp: bịnh tôi không phải chung với thân, vì thực tính của thân là tách rời, cũng không phải chung với tâm, vì tâm thì như huyễn ảo. Hỏi: trong bốn đại chủng, bịnh trưởng giảđại chủng nào? Đáp: bịnh tôi không phải đại chủng đất, cũng không tách rời đại chủng đất; các đại chủng thủy, hỏa và phong cũng vậy. Nhưng bịnh chúng sinh do bốn đại chủng mà có, và vì chúng sinh bịnh nên tôi bịnh.

Lúc ấy Văn thù đại sĩ hỏi trưởng giả Duy ma: bồ tát nên an ủi như thế nào đối với bồ tát có bịnh? Trưởng giả thưa: Hãy nói thân vô thường mà đừng bảo chán bỏ thân. Nói thân khổ sở mà đừng bảo thích thú niết bàn. Nói thân vô ngã mà bảo giáo hóa hướng dẫn chúng sinh. Nói thân trống vắng mà đừng bảo vắng lặng hoàn toàn. Hãy khuyên sám hối tội cũ nhưng không nói tội thường còn, di chuyển theo thì gian (20) . Khuyên do bịnh của mình mà thương bịnh người khác. Khuyên nên ý thức cái khổ vô số kiếp quá khứ mà nghĩ nhớ lợi ích chúng sinh. Khuyên nhớ phước đã làm và nhớ cách sống trong sạch. Khuyên đừng lo rầu mà thường xuyên tinh tiến. Khuyên nguyện làm thầy thuốc bậc nhất để chữa trị mọi bịnh. Bồ tát nên khuyến khích như vậy cho bồ tát có bịnh, để bồ tát có bịnh được hoan hỷ.

Văn thù đại sĩ lại hỏi trưởng giả Duy ma: bồ tát có bịnh thì thuần hóa tâm mình như thế nào? Trưởng giả thưa: bồ tát có bịnh nên nghĩ bịnh mình sinh ra từ phiền não thác loạn đời trước, không phải có thật, thì ai là người bị bịnh. Tại sao như vậy? Vì bốn đại chủng hóa hợp thì có cái danh từ giả thiết là thân, bốn đại chủng không có chủ thể thì thân cũng không có tự ngã. Lại nữa, bịnh đây là do chấp ngã, nên đừng có chấp ngã. Biết gốc bịnh rồi thì nên trừ khử ý tưởng ngã, ý tưởng chúng sinh, bằng cách khởi lên ý tưởng pháp. Nên nghĩ như vầy: chỉ do các pháp hợp lại mà thành ra thân này, vậy sinh chỉ là pháp sinh, diệt chỉ là pháp diệt. Chính các pháp cũng không thông tin cho nhau, khi sinh không nói ta sinh, khi diệt không nói ta diệt. Bồ tát có bịnh lại nghĩ như vầy để trừ bỏ ý tưởng pháp: Ý tưởng pháp cũng là thác loạn. Thác loạn là đại họa, ta phải trừ bỏ. Trừ bỏ cách nào? Phải tách rời ngã ngã sở. Làm sao tách rời ngã ngã sở? Phải tách rời nhị biên. Làm sao tách rời nhị biên? Phải thể hiện bình đẳng mà không nghĩ rằng đây là các pháp ở trong, đây là các pháp ở ngoài. Thể hiện bình đẳng như thế nào? Là ngã bình đẳng, niết bàn cũng bình đẳng. Tại sao như vậy? Vì ngã với niết bàn cả hai đều là không. Vì gì mà không? Vì chỉ có danh từ. Cả hai pháp đều không có tự tánh quyết định: được bình đẳng như vậy thì không còn bịnh gì nữa, mà chỉ có cái bịnh về không. Nhưng cái bịnh về không cũng là không. Vậy là bồ tát có bịnh đem cái không chịu gì hết mà chịu mọi cảm giác. Chưa toàn hảo Phật pháp thì cũng không hủy diệt cảm giác mà thủ chứng.

Nếu thân thể khổ sở thì nghĩ đến chúng sinh trong các nẻo đường dữ mà nổi dậy lòng đại bi, rằng mình thuần hóa thì cũng thuần hóa chúng sinh, và chỉ trừ khử bịnh chứ không trừ khử pháp (21) . Vì đoạn tuyệt gốc bịnh mà giáo hóa hướng dẫn chúng sinh. Gốc bịnh là gì? Là phan duyên (22) : phan duyên là gốc bịnh. Phan duyên gì? Phan duyên ba cõi. Làm sao đoạn tuyệt phan duyên? Hãy không thủ đắc: không thủ đắc thì không phan duyên. Không thủ đắc là gì? Là siêu việt nhị biên. Nhị biên là gì? Là thấy trong thấy ngoài, và toàn bộ là không thể thủ đắc. Văn thù đại sĩ, như thế ấy gọi là bồ tát có bịnh thuần hóa tâm mình, đoạn tuyệt những nỗi khổ già bịnh chết bằng tuệ giác bồ đề của bồ tát. Nếu không được như vậy thì sự tu trị của bồ tát không có trí tuệlợi ích gì cả. Thắng kẻ thù mới là mạnh, đoạn tuyệt cả già bịnh chết mới gọi là bồ tát.

Bồ tát có bịnh lại nghĩ, bịnh mình không thật không có, bịnh chúng sinh cũng không thật không có. Khi xét như vậy mà đối với chúng sinh nổi lên lòng đại bi ái kiến (23) thì phải tức khắc xả bỏ. Tại sao? Bởi bồ tát thì vì trừ khử phiền não mà nổi lên đại bi, còn đại bi ái kiến thì đối với sinh tử có lòng chán mệt. Xả bỏ đại bi ái kiến thì không bị ái kiến ngăn che. Sinh ra ở đâu cũng không bị ràng buộc, như thế mới có thể thuyết pháp mà cởi mở ràng buộc cho chúng sinh. Như Phật đã dạy, mình bị ràng buộc mà cởi mở được ràng buộc cho người thì vô lý, mình không bị ràng buộc mà cởi mở được ràng buộc cho người thì có lý. Do vậy, bồ tát không nên khởi lên sự ràng buộc. Ràng buộc là gì? Cởi mở là gì? Tham đắm mùi thiền là sự ràng buộc của bồ tát, phương tiện mà sinh là sự cởi mở của bồ tát. Thêm nữa tuệ giác không phương tiệnràng buộc, tuệ giácphương tiện là cởi mở, phương tiện không tuệ giác là ràng buộc, phương tiệntuệ giác là cởi mở. Tuệ giác không phương tiệnràng buộc, là thế nào? Là bồ tát do ái kiến mà làm sạch thế giới và làm nên chúng sinh, ở trong không vô tướng vô tác mà tự thuần hóa, như vậy gọi là tuệ giác không phương tiệnràng buộc. Tuệ giácphương tiện là cởi mở, là thế nào? Là bồ tát không đem ái kiến mà làm sạch thế giới và làm nên chúng sinh, ở trong không vô tướng vô tác tự thuần hóa mà không chán mệt, như vậy gọi là tuệ giácphương tiện là cởi mở. Phương tiện không tuệ giác là ràng buộc, là thế nào? Là bồ tát ở nơi các phiền não tham dục, sân hậntà kiến v/v mà trồng các các gốc rễ công đức, như vậy gọi là phương tiện không tuệ giác là ràng buộc. Phương tiệntuệ giác là cởi mở, là thế nào? Là bồ tát rời bỏ các phiền não tham dục, sân hậntà kiến v/v mà trồng các gốc rễ công đức, hồi hướng vô thượng bồ đề, như vậy gọi là phương tiệntuệ giác là cởi mở. Văn thù đại sĩ, Bồ tát có có bịnh nên xét các pháp như vậy. Lại xét thân này vô thường khổ không vô ngã, đó là tuệ giác; dầu thân có bịnh mà thường ở trong sinh tử lợi ích tất cả chứ không chán mệt, đó là phương tiện. Lại xét thân không rời bịnh, bịnh không rời thân, thân này bịnh này không cái nào mới không cái nào cũ, đó là tuệ giác; dầu thân có bịnh mà không vĩnh viễn niết bàn, đó là phương tiện.

Văn thù đại sĩ, bồ tát có bịnh nên thuần hóa tâm mình như vậy mà không ở trong sự thuần hóa, cũng không ở trong sự không thuần hóa. Tại sao, vì ở trong sự không thuần hóaphàm phu, ở trong sự thuần hóathanh văn, do vậy, bồ tát không ở trong sự thuần hóa, không ở trong sự không thuần hóa, tách rời nhị biên ấy là bồ tát hạnh. Ở trong sinh tử mà không ô nhiễm, ở trong niết bàn mà không vĩnh diệt, ấy là bồ tát hạnh. Không phải làm như phàm phu, không phải làm như hiền thánh, ấy là bồ tát hạnh. Không phải việc làm dơ bẩn, không phải việc làm trong sạch, ấy là bồ tát hạnh. Tuy đã vượt quá ma quân mà vẫn thị hiện chiến thắng ma quân, ấy là bồ tát hạnh. Cầu trí toàn giác mà không cầu kết quả chưa đến lúc, ấy là bồ tát hạnh. Quán sát các pháp không sinh mà không nhập vào chính vị, ấy là bồ tát hạnh. Quán sát mười hai duyên khởi mà nhập vào tà kiến, ấy là bồ tát hạnh. Thu nhận chúng sinh mà không ái trước, ấy là bồ tát hạnh. Thích thú xa rời mà không diệt tận thân tâm, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong ba cõi mà không làm hỏng pháp tánh, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong không mà trồng các gốc rễ công đức, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong vô tướnghóa độ chúng sinh, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong vô tácthị hiện thọ thân, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong sự không nổi lên mà nổi lên thiện hạnh, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong sáu độ mà biết khắp tâm tâm sở của chúng sinh, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong sáu thông mà không diệt tận phiền não, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong bốn tâm vô lượng mà không ham sinh Phạn thiên, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong thiền định giải thoáttam muội mà không thọ sinh theo thiền định, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong bốn niệm xử mà không vĩnh ly thân thọ tâm pháp, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong bốn chánh cần mà không xả bỏ thân tâm tinh tiến, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong bốn thần túc mà đã được thần thông tự tại, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong năm căn bản mà biết rành các căn lanh chậm của chúng sinh, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong năm năng lực mà thích cầu mười năng lực của Phật, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong bảy giác chiphân biệt tuệ giác của Phật, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong tám chánh đạo mà thích đi theo Phật đạo vô lượng, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong chỉ và quán là những pháp hỗ trợ tuệ giác mà không tuyệt đối sa vào tịch diệt, ấy là bồ tát hạnh. Đi trong sự không sinh không diệt của các pháp mà trang nghiêm thân thể bằng các tướng hảo, ấy là bồ tát hạnh. Hiện ra cử động của thanh văn duyên giác mà không rời bỏ các pháp của Phật đà, ấy là bồ tát hạnh. Tùy thuận sự rốt ráo trong sạch của các pháp mà tùy theo thích ứng biến hiện thân mình, ấy là bồ tát hạnh. Quán các quốc độ vĩnh tịch như hư không mà biến hiện mọi thứ tịnh độ, ấy là bồ tát hạnh. Được Phật tuệ, chuyển pháp luân, nhập niết bàn, mà không rời bỏ đường đi bồ tát, ấy là bồ tát hạnh.

Khi trưởng giả Duy ma nói như vậy, thì trong số đại chúng đi theo Văn thù đại sĩ có tám ngàn thiên nhân cùng phát tâm vô thượng bồ đề.

 

Bất Khả Tư Nghị


Lúc ấy tôn giả Xá lợi phất thấy trong phòng trưởng giả Duy ma không có giường ghế thì nghĩ rằng các vị bồ tát và các vị đại đệ tử của Phật sẽ ngồi ở đâu. Trưởng gỉa Duy ma biết ý nghĩ ấy nên thưa với tôn giả Xá lợi phất, thế nào thưa ngài, ngài đến đây là vì chánh pháp hay vì chỗ ngồi? Tôn giả Xá lợi phất nói, tôi đến vì chánh pháp, không vì chỗ ngồi. Trưởng giả thưa: Dạ, kính bạch tôn giả, cầu chánh pháp thì thân mạng cũng không tiếc, huống chi chỗ ngồi. Cầu chánh pháp thì không phải cầu theo năm uẩn mười hai xứ hay mười tám giới, không phải cầu theo ba cõi. Dạ, kính bạch tôn giả, cầu chánh pháp thì không theo sự tham trước Phâểt tham trước Pháp hay tham trước Tăng. Cầu chánh pháp thì không cầu theo sự biết khổ đoạn tập chứng diệt tu đạo, tại sao, vì pháp khônghý luận; nếu nói tôi phải biết khổ đoạn tập chứng diệt tu đạo thì thế là hý luận, không phải cầu chánh pháp. Dạ, kính bạch tôn giả, pháp thì tịch diệt, đi theo sinh diệtcầu sinh diệt chứ không phải cầu chánh pháp. Pháp thì không nhiễm trước, nếu nhiễm theo các pháp thì dẫu đến niết bàn cũng là nhiễm trước, không phải cầu chánh pháp. Pháp không phải chỗ đi, đi theo các pháp là đi theo chỗ đi, không phải cầu chánh pháp. Pháp không lấy bỏ, lấy bỏ các pháp thì thế là lấy bỏ, không phải cầu chánh pháp. Pháp không nơi chỗ, vướng mắc nơi chỗ thì thế là vướng mắc, không phải cầu chánh pháp. Pháp thì vô tướng, nhận thức theo tướng thì thế là cầu tướng, không phải cầu chánh pháp. Pháp không trú ở, trú ở các pháp thì thế là trú ở, không phải cầu chánh pháp. Pháp không thể thấy nghe hay biết, đi theo thấy nghe hay biết thì thế là thấy nghe hay biết, không phải cầu chánh pháp. Pháp thì vô vi, đi theo hữu vi thì thế là hữu vi, không phải cầu chánh pháp. Do vậy, kính thưa tôn giả, cầu pháp là đối với các pháp không cầu gì cả. Khi trưởng giả Duy ma nói như trên đây thì có năm trăm thiên nhân đối với các pháp được mắt pháp trong sáng.

Trưởng giả Duy ma hỏi Văn thù Đại sĩ: kính thưa đại sĩ, ngài từng dạo đi vô số thế giới, vậy thế giới nào có những cái tòa sư tử tuyệt hảo nhất? Văn thù đại sĩ nói, trưởng giả, phía đông, vượt qua ba mươi sáu hằng sa thế giới, có thế giới tên Tu di tướng, đức Phật giáo chủ thế giới ấy hiệu là Tu di đăng vương, hiện còn tại thế. Thân Ngài cao tám mươi bốn ngàn do tuần, tòa sư tử của Ngài cũng cao với số ấy, đẹp đẽ bậc nhất. Trưởng giả Duy ma liền hiện thần lực. Tức thì ba mươi hai ngàn tòa sư tử cao lớn đẹp đẽ được đức Tu di đăng vương như lai cho đến phòng trưởng giả Duy ma. Các vị bồ tát, các vị đại đệ tử, Đế thích, Phạn vương, bốn Thiên vương, v/v, trước đấy chưa bao giờ được thấy. Phòng của trưởng giả bấy giờ rộng lớn, chứa ba mươi hai ngàn tòa sư tử ấy mà không chướng ngại gì cả. Cùng lúc, thành Tì da li, cả đại lục Diêm phù, và ba đại lục khác, cũng không bị dồn ép gì, ai cũng thấy như cũ. Bấy giờ trưởng giả Duy ma thưa với Văn thù đại sĩ, xin mời ngài đến ngồi trên tòa sư tử! Mời các bồ tát thượng nhân cùng ngồi! Xin các ngài tự biến thân mình cho xứng với tòa ấy. Các vị bồ tát được thần thông thì tự biến mình cao lớn bốn mươi hai ngàn do tuần, ngồi lên trên tòa sư tử. Các vị bồ tát mới phát tâm, các vị đại đệ tử, đều không lên ngồi được. Trưởng giả Duy ma thưa tôn giả Xá lợi phất, xin mời ngài lên ngồi trên tòa sư tử! Tôn giả nói, trưởng giả, tòa này cao lớn quá, tôi không lên được. Trưởng giả thưa: Dạ, kính bạch tôn giả, xin ngài đảnh lễ đức Tu di đăng vương như lai thì lên ngồi được. Các vị bồ tát mới phát tâm và các vị đại đệ tử cùng lạy đức Tu di đăng vương như lai, và tức thì cùng lên ngồi được trên tòa sư tử.

Tôn giả Xá lợi phất nói, trưởng giả, thật là chưa từng có! Cái phòng như vầy chứa được số tòa cao lớn như vầy, mà thành Tì da li không có gì trở ngại, thành thị thôn xóm toàn cõi Diêm phù, cùng với cung điện chư thiên, long vươngquỉ thần trong ba đại lục khác cũng không thấy dồn ép gì. Trưởng giả Duy ma thưa: Dạ, kính bạch tôn giả, chư Phật bồ tátsự giải thoát tên là Bất khả tư nghị. Vị bồ tát ở trong sự giải thoát này thì đem núi Tu di cao lớn nạp vào trong hạt cải mà không thêm không bớt gì. Núi Tu di vẫn nguyên trạng, bốn Thiên vương cùng chư thiên Đao lợi cũng không hay biết mình nạp vào đó, chỉ có người đáng được hóa độ bằng sự này mới thấy Tu di nạp vào hạt cải. Như thế gọi là pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị. Lại đem bốn đại dương nạp vào một lỗ chân lông, vậy mà không náo động các loài thủy sản, bốn đại dương cũng vẫn nguyên trạng, long chúng, quỉ thần cùng với a tu la, v/v, cũng không hay biết mình được nạp vào đó, và họ cũng không bị quấy rối gì. Kính bạch tôn giả, vị bồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị ngắt lấy đại thiên thế giới rồi, như vòng tròn của người thợ gốm (24) để trong lòng bàn tay phải, ném quá hằng sa thế giới, vậy mà chúng sinh trong đó không hay biết mình đến đâu; rồi lấy đặt lại chỗ cũ, cũng không để cho chúng sinh hay biết mình trở lại, và đại thiên thế giới cũng vẫn nguyên trạng. Kính bạch tôn giả, có những người thích tồn tại lâu dài mới hóa độ được, thì bồ tát kéo dài bảy ngày đêm thành ra một kiếp, làm cho họ thấy đó là một kiếp; có những người không thích tồn tại lâu dài mới hóa độ được, thì bồ tát rút ngắn một kiếp thành ra bảy ngày đêm, làm cho họ thấy đó là bảy ngày đêm. Kính bạch tôn giả, vị bồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị đem mọi sự trang nghiêm của các quốc độ tập hợp lại nơi một quốc độ để chỉ cho chúng sinh, hoặc đem một quốc độ chúng sinh đặt trong lòng bàn tay phải, phi đến mười phương chỉ cho khắp cả, mà không biến động nguyên trạng. Kính bạch tôn giả, phẩm vật hiến cúng chư Phật của mười phương chúng sinh, bồ tát làm cho thấy cả nơi một lỗ chân lông; nhật nguyệt tinh tú của mười phương thế giới cũng làm cho thấy được nơi một lỗ chân lông. Kính bạch tôn giả, tất cả luồng gió của mười phương thế giới, bồ tát hút vào trong miệng mà thân thể không thương tổn, cây cối ở ngoài cũng không gãy. Mười phương thế giới khi lửa tận kiếp cháy lên, bồ tát nạp hết vào bụng, lửa vẫn nguyên trạng mà không hại gì cả. Ở thiên để, quá hằng sa thế giới, lấy một thế giới đặt lên thiên đỉnh, cũng quá hằng sa thế giới, mà chỉ như cầm mũi kim chích lấy đưa lên một lá táo, không náo động gì cả. Kính bạch tôn giả, vị bồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị thì sử dụng thần lực biến thể thân Phật, thân Duyên giác, thân Thanh văn, thân Đế thích, thân Phạn vương, thân Thế chúa, thân Luân vương. Trong mười phương thế giới có bao nhiêu âm thanh, cung bậc cao vừa thấp, đều có thể biến làm âm thanh của Phật, diễn tả vô thường khổ không vô ngã, những pháp mà mười phương chư Phật nói, cũng nghe được qua âm thanh ấy. Kính bạch tôn giả, ấy là con chỉ nói ước lược năng lực của sự giải thoát Bất khả tư nghị. Nếu nói phong phú thì trọn kiếp nói không hết.

Bấy giờ tôn giả Đại ca diếp nghe nói pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị, thì tán dương chưa từng có, và nói với tôn giả Xá lợi phất, có ai biểu hiện hình sắc trước người mù, thì người mù vẫn không thể thấy được. Thanh văn mà nghe nói pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị thì không thể hiểu được cũng y như vậy. Bậc có trí nghe pháp môn này thì ai mà không phát tâm vô thượng bồ đề. Tại sao chúng ta dứt tuyệt gốc rễ, đối với đại thừa như thế này chúng ta đã như là hạt giống hư nát. Thanh văn nghe pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị như thế này thì nên gào góc cho chấn động đại thiên thế giới, còn bồ tát thì nên cả mừng, đặt trên đỉnh đầu mà tiếp nhận pháp môn này. Bồ tát chỉ mới tin hiểu pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị mà tất cả ma quân đã không biết làm thế nào. Khi tôn giả Đại ca diếp nói lời này thì ba mươi hai ngàn thiên nhân đều phát tâm vô thượng bồ đề.

Lúc ấy trưởng giả Duy ma thưa với tôn giả Đại ca diếp, bạch ngài, ma vương trong mười phương vô lượng thế giới đa sốbồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị, sử dụng phương tiện giáo hóa chúng sinh nên hiện làm ma vương. Lại nữa, kính bạch tôn giả Đại ca diếp, mười phương vô lượng bồ tát có ai đến xin tay chân, tai mũi, đầu mắt, tủy não, máu thịt, da xương, thôn xóm, thành thị, vợ con, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chân châu, kha bối, y phục, ẩm thực, thì người xin đa sốbồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị, sử dụng phương tiện mà đến thử nghiệm, làm cho họ bền chắc. Tại sao, vì bồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị thì có sức mạnh uy đức, hiện làm những việc thúc bách khó làm như vậy. Những kẻ phàm phu với những người thấp kém thì không có năng lực, không thể làm những sự thúc bách bồ tát như vậy. Rồng voi dẫm đạp thì không phải con lừa làm được (25) . Như thế đó gọi là bồ tát ở trong sự giải thoát Bất khả tư nghị.

 

Quan Sát Chúng Sinh


Văn thù đại sĩ hỏi trưởng giả Duy ma, bồ tát nhìn chúng sinh như thế nào? Trưởng giả Duy ma thưa, như nhà ảo thuật nhìn thấy nhân vật ảo thuật, bồ tát nhìn chúng sinh cũng vậy. Như người có trí thấy trăng dưới nước, thấy mặt trong gương, như nước sóng nắng, như vang tiếng hô, như mây trong không, như đống bọt nước, như bong bóng nước, như cái chắc của cây chuối, như sự lâu của điện chớp, như cái đại thứ năm, như cái uẩn thứ sáu, như cái căn thứ bảy, như cái nhập thứ mười ba, như cái giới thứ mười chín: bồ tát nhìn chúng sinh như vậy. Như sắc của cõi Vô sắc, như mầm của hạt giống cháy, như chấp ngã của Tu đà hoàn, như đầu thai của A na hàm, như ba độc của A la hán, như tham sân phá giới của bồ tát được vô sinh nhẫn, như tập quán phiền não của Phật đà, như sự thấy hình sắc của người mù, như hơi thở ra vào của người nhập diệt tận định, như dấu chim bay trong không gian, như con của thạch nữ, như phiền não của người được biến hóa, như cảnh mộng lúc thức tỉnh, như sự thọ thân của người nhập niết bàn, như lửa không có hơi khói: bồ tát nhìn chúng sinh như vậy.

Văn thù đại sĩ hỏi: Bồ tát nhìn như vậy rồi làm sao thi hành đức từ? Trưởng giả Duy ma thưa: Bồ tát nhìn như vậy rồi nghĩ mình phải nói cho chúng sinh cái pháp như vậy, đó mới là đức từ chân thật. Bồ tát thi hành đức từ tịch diệt, vì không sinh ra nữa. Thi hành đức từ không nóng, vì không còn phiền não. Thi hành đức từ bình đẳng, vì ba thì gian đều bình đẳng. Thi hành đức từ không cãi, vì không còn sự nổi dậy. Thi hành đức từ bất nhị, vì trong ngoài không kết hợp. Thi hành đức từ không hỏng, vì tuyệt đối diệt tận. Thi hành đức từ kiên cố, vì tâm không bị phá hủy. Thi hành đức từ thanh tịnh, vì bản tánh các pháp là thanh tịnh. Thi hành đức từ vô biên, vì ví như không gian. Thi hành đức từ của La hán, vì phá tan đám giặc kiết sử. Thi hành đức từ của Bồ tát, vì đem yên vui lại cho chúng sinh. Thi hành đức từ của Như lai, vì chứng đắc chân như. Thi hành đức từ của Phật đà, vì thức tỉnh cho chúng sinh. Thi hành đức từ tự nhiên, vì không cần nhân tố thúc đẩy mà vẫn vận hành. Thi hành đức từ bồ đề, vì đồng đẳng nhất vị. Thi hành đức từ không ai sánh bằng, vì đoạn tuyệt mọi thứ tham ái. Thi hành đức từ đại bi, vì hướng dẫn bằng pháp đại thừa. Thi hành đức từ không chán, vì xét không, vô ngã. Thi hành đức từ pháp thí, vì không tiếc để gì cả. Thi hành đức từ giữ giới, vì hoán cải những người phạm giới. Thi hành đức từ nhẫn nhục, vì hộ trì cho người và cho mình. Thi hành đức từ tinh tiến, vì gánh vác chúng sinh. Thi hành đức từ thiền định, vì không hưởng thụ mùi vị năm dục. Thi hành đức từ trí tuệ, vì không có cái lúc không biết. Thi hành đức từ phương tiện, vì biểu hiện tất cả. Thi hành đức từ không bí ẩn, vì tâm ngay thẳng rất trong sáng. Thi hành đức từ tâm sâu xa, vì không làm tạp nhạp. Thi hành đức từ không dối trá, vì không có sự trống rỗng, giả tạo. Thi hành đức từ yên vui, vì làm cho chúng sinh được sự yên vui của Phật. Đức từ của bồ tát đến như vậy. Văn thù đại sĩ lại hỏi, còn đức bi là thế nào? Trưởng giả Duy ma thưa, là bồ tát tạo tác công đức thì tất cả đều cho chúng sinh. Hỏi: đức hỷ là thế nào? Đáp: làm được lợi ích gì cho chúng sinh thì hoan hỷ, không hối hận. Hỏi: đức xả là thế nào? Đáp: làm được sự che chở nào cũng không hy vọng đáp trả.

Văn thù đại sĩ hỏi, ở trong sinh tử mà có sự sợ hãi thì bồ tát nương tựa vào đâu? Trưởng giả Duy ma thưa, nương tựa vào sức mạnh công đức của đức Thế tôn. Hỏi: bồ tát muốn được nương tựa sức mạnh công đức của đức Thế tôn thì nên đứng vào chỗ nào? Đáp: đứng vào chỗ muốn giải thoát chúng sinh. Hỏi: muốn giải thoát chúng sinh thì phải giải trừ cái gì? Đáp: giải trừ phiền não cho họ. Hỏi: muốn giải trừ phiền não cho họ thì phải đi theo cái gì? Đáp: phải đi theo chánh niệm. Hỏi: đi theo chánh niệm như thế nào? Đáp: đi theo sự bất sinh bất diệt. Hỏi: cái gì bất sinh? cái gì bất diệt? Đáp: ác thì bất sinh, thiện thì bất diệt. Hỏi: thiện với ác do cái gì làm gốc? Đáp: do thân làm gốc. Hỏi: thân do cái gì làm gốc? Đáp: do tham dục làm gốc. Hỏi: tham dục do cái gì làm gốc? Đáp: do phân biệt không chính xác làm gốc. Hỏi: phân biệt không chính xác do cái gì làm gốc? Đáp: do ý tưởng thác loạn. Hỏi: ý tưởng thác loạn do cái gì làm gốc. Đáp: do sự không trú ở làm gốc. Hỏi: sự không trú ở do cái gì làm gốc? Đáp: không trú ở thì không có gốc gác, và từ sự không trú ở mà thiết lập các pháp.

Bấy giờ trong phòng trưởng giả Duy ma có một thiên nữ, thấy các bậc thượng nhân và nghe các ngài nói, liền biểu hiện thân mình, đem thiên hoa rải trên các vị bồ tát và các vị đại đệ tử. Hoa đến các vị bồ tát thì rơi rớt, đến các vị đại đệ tử thì dính mắc. Các vị đại đệ tử dùng thần lực phủi bỏ mà không phủi bỏ được. Thiên nữ hỏi tôn giả Xá lợi phất, tại sao phải phủi bỏ hoa này? Ngài nói, hoa này không đúng phép nên phải phủi bỏ. Thiên nữ thưa, xin ngài đừng nói hoa này không đúng phép, tại sao, vì hoa này không có phân biệt. Phân biệt là ngài tự có. Xuất gia trong Phật pháp, có phân biệt là không đúng phép, không phân biệt mới là đúng phép. Ngài hãy nhìn các vị bồ tát: hoa không dính mắc là vì đã đoạn tuyệt phân biệt. Con người khi sợ thì ma quỉ được dịp. Các ngài cũng vậy, sợ sinh tử nên năm dục được dịp. Không sợ thì năm dục không làm gì được. Tập quán kiết sử chưa hết thì hoa dính mắc vào mình, tập quán kiết sử hết rồi thì hoa không thể dính mắc.

Tôn giả Xá lợi phất hỏi, thiên nữ ở trong phòng này đã bao lâu? Thiên nữ thưa, con ở trong phòng này bằng thì gian ngài giải thoát. Hỏi: ở lâu đến như vậy sao? Đáp: ngài giải thoát đã bao lâu? Tôn giả lặng thinh, không trả lời. Thiên nữ hỏi, tại sao bậc đại trí kỳ cựu mà lặng thinh? Ngài nói, vì giải thoát siêu việt ngôn ngữ, nên tôi không biết nói thế nào. Thiên nữ thưa, ngôn ngữ văn tự cũng là giải thoát, vì sao, vì giải thoát không trong không ngoài không giữa, ngôn ngữ văn tự cũng không trong không ngoài không giữa. Do vậy, kính bạch ngài, đừng rời văn tự mà nói giải thoát, tại sao, vì các pháp toànthực thể giải thoát. Hỏi: chứ không phải xa rời dâm nộ si là giải thoát? Đáp: Phật vì người tăng thượng mạn mà nói dâm nộ sigiải thoát, người không tăng thượng mạn thì Phật nói bản thể dâm nô si là giải thoát. Tôn giả khen, hay lắm thiên nữ, hay lắm; thiên nữ được cái gì chứng cái gì mà biện luận đến như vậy? Thiên nữ thưa, con không được, không chứng, biện luận mới như vậy. Bởi vì nếu có được có chứng thì đó là kẻ tăng thượng mạn trong Phật pháp.

Tôn giả Xá lợi phất hỏi, thiên nữ, trong ba thừa, chí nguyện thiên nữ cầu thừa nào? Thiên nữ thưa, đem pháp thanh văngiáo hóa chúng sinh thì con là thanh văn, đem pháp duyên khởigiáo hóa chúng sinh thì con là duyên giác, đem pháp đại bigiáo hóa chúng sinh thì con là đại thừa. Nay, như vào rừng chiêm bặc thì chỉ ngửi hơi thơm hoa ấy mà không ngửi hơi thơm gì khác; vào phòng này cũng vậy, chỉ ngửi hơi thơm công đức của Phật mà không thích nghe hơi thơm công đức của thanh văn duyên giác. Kính bạch ngài, Đế thích, Phạn vương, bốn Thiên vương, chư thiên long quỉ thần mà vào phòng này, nghe thượng nhân chủ phòng luận thuyết chánh pháp, thì ai cũng thích hơi thơm công đức của Phật, phát tâm vô thượng bồ đề mà ra. Kính bạch ngài, con ở trong phòng này đã 12 năm, từ đầu đến giờ không nghe nói về pháp thanh văn, pháp duyên giác, mà chỉ nghe nói về pháp bồ tátđại từ đại bi và những sự bất khả tư nghị của Phật. Kính bạch ngài, phòng này thường có tám sự hiếm có khó được. Những gì là tám sự? Phòng này, ngày cũng như đêm, thường chiếu soi bằng ánh sáng màu hoàng kim, không dùng ánh sáng mặt trời mặt trăng, đó là sự hiếm có khó được thứ nhất. Vào phòng này thì không bị mọi sự dơ bẩn quấy rối, đó là sự hiếm có khó được thứ hai. Phòng này thường có Đế thích, Phạn vương, bốn Thiên vương, và các vị bồ tátthế giới khác, tới tụ hội luôn, đó là sự hiếm có khó được thứ ba. Phòng này thường nói sáu ba la mật, các pháp bất thoái, đó là sự hiếm có khó được thứ tư. Phòng này thường tấu âm nhạc bậc nhất của chư thiên, xuất ra vô lượng âm thanh pháp hóa, đó là sự hiếm có khó được thứ năm. Phòng này có bốn kho tàng lớn, chứa đầy bảo vật, chu cấp nghèo thiếu, cầu thì được vô tận, đó là sự hiếm có khó được thứ sáu. Phòng này có đức Thích ca, đức Di đà, đức A súc, đức Bảo đức, đức Bảo viêm, đức Bảo nguyệt, đức Bảo nghiêm, đức Nan thắng, đức Sư tử hướng, đức Nhất thế lợi thành, mười phương vô lượng chư Phật như vậy, thượng nhân chủ phòng nghĩ đến là các Ngài đến cho, nói rộng kho tàng bí yếu của chư Phật, nói rồi trở về, đó là sự hiếm có khó được thứ bảy. Phòng này hiện lên cung điện của chư thiêntịnh độ của chư Phật, đó là sự hiếm có khó được thứ tám. Kính bạch ngài, phòng này thường thể hiện tám sự hiếm có khó được như vậy. Có ai nghe thấy những sự bất khả tư nghị như vậy mà còn thích pháp thanh văn.

Tôn giả Xá lợi phất hỏi, tại sao thiên nữ không chuyển nữ thân? Thiên nữ thưa, 12 năm nay con tìm tướng nữ nhân không được, thì chuyển cái gì. Như nhà ảo thuật làm ra nữ nhân huyễn ảo, có người hỏi nữ nhân ấy sao không chuyển nữ thân đi, thì hỏi như vậy đúng không? Không, tôn giả trả lời, huyễn ảo không có định tướng thì chuyển cái gì. Thiên nữ thưa, các pháp toàn là như vậy, không có định tướng, sao ngài lại hỏi con không chuyển nữ thân. Thiên nữ tức thì dùng thần lực biến tôn giả Xá lợi phất y như thiên nữ, còn thiên nữ tự biến y như tôn giả Xá lợi phất, rồi hỏi sao ngài không chuyển nữ thân? Tôn giả, bằng hình dáng thiên nữ, nói, tôi không biết chuyển sao mà thành nữ thân! Thiên nữ thưa, nếu ngài chuyển được nữ thân này thì mọi nữ nhân cũng chuyển được. Ngài không phải nữ nhânbiến thể nữ thân, thì mọi nữ nhân cũng vậy, biến thể nữ thân mà không phải nữ nhân. Do vậy mà Phật đã nói các pháp phi nam phi nữ. Tức thì thiên nữ thu lại thần lực, thân tôn giả Xá lợi phất trở lại như cũ. Thiên nữ hỏi, sắc tướng nữ thân bây giờ ở đâu? Tôn giả nói, sắc tướng nữ thân không phải ở đâu, không phải không ở đâu. Thiên nữ thưa, thì các pháp cũng vậy, không phải ở đâu, không phải không ở đâu. Không phải ở đâu, không phải không ở đâu, đó là điều Phật đã nói.

Tôn giả Xá lợi phất hỏi, thiên nữ chết ở đây thì sinh ở đâu? Thiên nữ thưa, người do Phật biến hóa sinh ở đâu thì con sinh ở đó. Tôn giả nói, người biến hóa thì không chết và sinh. Thiên nữ thưa, chúng sinh cũng vậy, không chết và sinh. Tôn giả hỏi, thiên nữ bao lâu nữa thì được vô thượng bồ đề? Thiên nữ thưa, bao lâu ngài trở lại làm phàm phu thì con sẽ được vô thượng bồ đề. Tôn giả nói, tôi mà trở lại làm phàm phu thì vô lý. Thiên nữ thưa, con mà được bồ đề cũng là vô lý. Tại sao, vì bồ đề thì không có chỗ ở, và vì vậy mà không có ai thành được. Tôn giả nói, nếu vậy, chư Phật đang được đã được sẽ được bồ đề, số lượng bằng hằng sa, thì nói là gì? Thiên nữ thưa, ấy toàn là lấy lời chữ phổ thông mà nói ba thì gian, không phải bồ đề có thì gian tính. Bạch ngài, ngài được đạo quả a la hán chăng? Tôn giả nói, ấy là vì không được mà được. Thiên nữ nói, chư Phật bồ tát cũng vậy, vì không được mà được.

Bấy giờ trưởng giả Duy ma thưa với tôn giả Xá lợi phất, vị thiên nữ này đã hiến cúng chín mươi hai ức đức Phật, đã du hóa bằng thần thông bồ tát, chí nguyện đã đủ, đã được vô sinh pháp nhẫn, trú ở địa vị bất thoái, và do bản nguyện mà biểu hiện tùy ý để giáo hóa chúng sinh.


3

Đường Đi Của Phật
Hội Nhập Bất Nhị
Đức Phật Hương Tích
Việc Làm Bồ Tát
 


Đường Đi Của Phật (26)


Bấy giờ Văn thù đại sĩ hỏi trưởng giả Duy ma, bồ tát làm sao thông suốt đường đi của Phật? Trưởng giả Duy ma thưa, bồ tát đi theo những đường không phải nên đi thì gọi là thông suốt đường đi của Phật. Hỏi: bồ tát đi theo những đường không phải nên đi là thế nào? Đáp: là làm năm tội vô gián mà lại không quấy phá tức giận. Đến địa ngục mà lại không có dơ bẩn của tội ác. Đến súc sinh mà lại không có ngu muội. (Đến tu la mà lại không có) kiêu ngạo. Đến ngạ quỉ mà lại hoàn thiện công đức. Đi theo đường đi cõi Sắc và Vô sắc mà lại không cho là siêu việt. Thị hiện tham dục mà lại xa rời nhiễm trước. Thị hiện sân hận mà lại không tức giận chúng sinh. Thị hiện ngu si mà lại thuần hóa tâm tính bằng trí tuệ. Thị hiện tham lẫn mà lại xả bỏ của trong của ngoài, tính mạng cũng không tiếc. Thị hiện phạm giới mà lại đứng yên trong tịnh giới, đến nỗi lỗi nhỏ cũng sợ lớn. Thị hiện giận dữ mà lại thường từ bi, ẩn nhẫn. Thị hiện biếng nhác mà lại nỗ lực tu tập công đức. Thị hiện loạn động mà lại thường xuyên chánh niệm, chánh định. Thị hiện ngu si mà lại thông suốt trí tuệ thế gian xuất thế. Thị hiện dua nịnh dối trá mà lại khéo léo phương tiện, tùy theo ý nghĩa trong kinh. Thị hiện kiêu ngạo mà lại đối với chúng sinh thì in như cầu đường. Thị hiện phiền não mà lại tâm thường thanh tịnh. Thị hiện ma quân mà lại thuận với trí tuệ của Phật, không theo sự chỉ dạy của người khác. Thị hiện thanh văn mà lại nói cho chúng sinh những pháp chưa nghe. Thị hiện duyên giác mà lại thành tựu đại bi, giáo hóa chúng sinh. Thị hiện bần cùng mà lại có bàn tay ngọc, công đức vô tận. Thị hiện thân hình tồi tàn mà lại đủ các tướng hảo để tự trang nghiêm. Thị hiện thấp hèn mà lại sinh trong dòng giống của Phật (27) , đủ mọi công đức. Thị hiện ốm yếu xấu xí mà lại được thân na la diên, chúng sinh ai cũng thích nhìn. Thị hiện già bịnh mà lại vĩnh viễn chặt đứt gốc rễ bịnh tật, vượt khỏi sự sợ hãi về chết. Thị hiệntài sản mà lại thường xét vô thường, thật sự không ham gì cả. Thị hiện có vợ, có thiếp, có thể nữ, mà lại thường rời xa bùn lầy năm dục. Thị hiện đần độn mà lại thành tựu hùng biện, nhớ hết không quên. Thị hiện sự cứu vớt theo tà pháp mà lại cứu vớt chúng sinh bằng chánh pháp. Thị hiện nhập vào sinh tử (28) mà lại cắt đứt nhân tố sinh tử. Thị hiện nhập vào niết bàn mà lại không cắt đứt sinh tử. Kính bạch Văn thù đại sĩ, bồ tátnăng lực đi theo những đường không phải nên đi như vậy là thông suốt đường đi của Phật.

Lúc ấy trưởng giả Duy ma hỏi Văn thù đại sĩ, thế nào là hạt giống của Phật? Văn thù đại sĩ nói, thân thể hiện hữu là giống của Phật, vô minh với ái là giống của Phật, tham sân si là giống của Phật, bốn thứ thác loạn là giống của Phật, năm sự che phủ là giống của Phật, sáu nhập là giống của Phật, bảy thức xứ là giống của Phật, tám tà là giống của Phật, chín não là giống của Phật, mười ác nghiệp là giống của Phật. Nói tổng quát thì sáu mươi hai kiến chấp và hết thảy phiền não là giống của Phật. Hỏi: đại sĩ nói như vậy là thế nào? Đáp: là nếu thấy vô vi, nhập chính vị, thì không còn phát tâm vô thượng bồ đề được nữa. Đất liền vùng cao không thể mọc lên hoa sen, bùn lầy thấp ướt mới mọc hoa ấy; như vậy thấy vô vi, nhập chính vị, thì không bao giờ còn sinh ra những phẩm chất của Phật, mà trong bùn lầy phiền não mới sinh khởi những phẩm chất ấy. Gieo giống trong không thì không bao giờ mọc cây, gieo vào đất bẩn mới mọc tốt tươi; thấy vô vi, nhập chính vị, thì không sinh ra những phẩm chất của Phật, mà ngã chấp như núi tu di đi nữa cũng vẫn phát được tâm vô thượng bồ đề, sinh ra những phẩm chất ấy. Do vậy, mọi phiền não là giống của Như lai. Không vào biển cả thì không được ngọc vô giá, không vào biển cả phiền não thì không được ngọc Nhất thế trí.

Tôn giả Đại ca diếp tán dương, rằng tốt lắm, tốt lắm, Văn thù đại sĩ nói lời ấy thật là thú vị. Đúng như ngài nói, phiền não là giống của Như lai. Chúng tôi ngày nay không kham phát tâm vô thượng bồ đề. Đến nỗi kẻ làm năm tội vô gián mà vẫn còn có thể phát tâm vô thượng bồ đề và sinh ra những phẩm chất của Phật, nhưng chúng tôi thì vĩnh viễn không thể. Kẻ giác quan bại liệt thì không còn được hưởng gì về năm dục; thanh văn đoạn tuyệt kiết sử thì trong Phật pháp không còn ích gì: vĩnh viễn không có chí nguyện gì nữa. Do vậy, kính bạch Văn thù đại sĩ, phàm phubáo đáp được ơn Phật, còn thanh văn thì không thể. Tại sao, vì phàm phu nghe nói những phẩm chất của Phật thì phát tâm vô thượng bồ đề, làm cho Tam bảo không bị đứt mất. Còn thanh văn thì dẫu trọn đời nghe những phẩm chất của Phật như lực, vô úy, v/v, cũng vĩnh viễn không thể phát tâm vô thượng bồ đề.

Bấy giờ trong đại hội có vị bồ tát danh hiệu Phổ hiện sắc thân, hỏi trưởng giả Duy ma, rằng thưa trưởng giả, ai là cha mẹ vợ con, bà con thân thích, người giúp việc, kẻ quen biết của trưởng giả? Tôi tớ gia nhân, voi ngựa xe cộ của trưởng giả đâu cả? Trưởng giả Duy ma trả lời bằng chỉnh cú sau đây.

1. Trí độ : mẹ bồ tát,
phương tiện ấy là cha,
những vị thầy của người
đều do đó mà sinh.
2. Pháp lạc thì là vợ,
từ bi là con gái,
chân thành (29) là con trai,
nhà là tuyệt đối không.
3. Phiền nãođệ tử,
tùy ýchuyển hóa,
giác phần: thiện tri thức,
do đó thành chánh giác.
4. Sáu độ: bạn đồng hành,
bốn nhiếp là kyՠnữ,
ca tụng các pháp ngôn,
thì lấy làm âm nhạc.
5. Tổng trìhoa viên,
pháp vô lậu: cây rừng,
giác chi là bông hoa, trái:
giải thoát, trí tuệ.
6. Tám giải thoát: ao hồ,
nước định trong và đầy,
rải bảy thứ tịnh hoa,
tắm cho người không bẩn (30) .
7. Voi ngựa là năm thông,
đại thừa là xe cộ,
điều khiển: tâm bồ đề (31) ,
dạo đi đường bát chánh.
8. Tướng thì làm đẹp người,
hảo thì làm đẹp dáng,
hổ thẹn là thượng phục,
tâm sâu xa (32) : vòng hoa.
9. Bảy thánh tài: vàng ngọc,
dạy bảo để lời thêm,
làm như nói, hồi hướng,
thì lấy làm lợi lớn.
10. Bốn thiền là giường ghế
sống trong sạch mà có (33) ,
đa văn với trí tuệ
là tiếng tự đánh thức.
11. Ăn cơm pháp cam lộ,
Uống nước mùi giải thoát,
tắm rửa bằng tịnh tâm
xoa mình bằng giới pháp.
12. Tiêu diệt giặc phiền não
dũng mãnh không ai bằng,
chiến thắng bốn ma quân
thượng cờ bồ đề tràng.
13. Chứng ngộ không sinh diệt,
thị hiện nên thọ sinh,
hiện khắp mọi thế giới
như mặt trời khắp soi.
14. Hiến cúng khắp mười phương
vô số ức Như lai,
nhưng thân mình thân Phật
không có ý phân biệt.
15. Thế giới với chúng sinh
tuy biết toàn là không,
nhưng thường tu tịnh độ
giáo hóa cho quần sinh.
16. Sắc thanhcử động
của bao loại chúng sinh,
bồ tát vô úy lực
một lúc hiện đủ cả.
17. Biết đó là việc ma
vẫn thị hiện làm cả,
trí phương tiện khéo léo
tùy ý hiện được hết.
18. Hoặc hiện già bịnh chết
tác thành cho chúng sinh,
biết toàn như huyễn ảo
nên không e ngại gì.
19. Hiện lửa cháy tận kiếp
trời đất đều đỏ rực,
vì người tưởng thường còn
hiện cho biết vô thường.
20. Vô số vạn ức người
cùng đến mời bồ tát,
bồ tát cùng đến cả
làm cho hướng Phật tuệ.
21. Lý thuyết cùng chú thuật
công nghệ với kyՠthuật,
thị hiện làm tất cả
lợi ích cho quần sinh.
22. Các đạo giáo thế gian,
đều đi tu trong đó,
để giải trừ sai lầm,
không phải sa tà kiến.
23. Thị hiện thần thái dương,
cùng với thần thái âm,
lại thị hiện Phạn vương
tự xưng chúa thế giới,
hoặc hiện đất với nước
cũng hiện gió với lửa.
24. Thời kỳ bịnh truyền nhiễm
thì hiện các dược liệu,
ai dùng dược liệu ấy
hết bịnh hết độc tố.
25. Thời kỳ bị đói khát,
hiện làm ẩm thực phẩm,
trước hết cứu đói khát,
rồi nói cho Phật pháp.
26. Thời kỳ có chinh chiến
thì nổi dậy lòng từ
giáo hóa cho chúng sinh
đừng có tranh chấp nhau (34) .
27. Khi đại chiến xảy ra
thì làm cho cân sức,
và hiện oai thế lớn
hòa giải cho hòa bình.
28. Trong tất cả thế giới
chỗ nào có địa ngục,
thì đi ngay đến đó
cứu vớt mọi khổ não.
29. Trong tất cả thế giới
súc vật nhai nuốt nhau,
cũng hiện đến nơi ấy
ích lợi cho chúng.
30. Thị hiện hưởng năm dục
nhưng cũng hiện tu thiền,
làm ma vương bối rối,
không rình được cơ hội.
31. Trong lửa sinh hoa sen
mới đáng gọi hiếm có,
tu thiền trong dục lạc
cũng hiếm có như thế.
32. Hoặc hiện làm dâm nữ
dẫn dụ kẻ háo sắc,
trước móc kéo bằng dục
sau dắt vào đường Phật.
33. Hoặc làm chủ thị thành,
hoặc cầm đầu thương mãi,
làm quốc sư, đại thần,
để che chở cho người.
34. Với bao người khốn cùng
thì hiện kho vô tận,
nhân đó mà khuyên bảo
cho phát tâm bồ đề.
35. Với những kẻ ngã mạn
thì hiện đại lực sĩ,
trừ khử sự cao ngạo
đem vào đạo tối thượng.
36. Ai lâm cảnh sợ hãi,
đến trước họ an ủi,
trước cho sự không sợ
sau làm cho phát tâm.
37. Hoặc hiện xa dâm dục
làm tiên nhân ngũ thông,
mở mắtdẫn đường
cho vô số quần sinh
được sống trong tịnh giới
nhẫn nhụctừ bi.
38. Thấy ai cần cung phụng,
thị hiện làm tôi tớ,
cho họ đẹp dạ rồi
sau làm cho phát tâm.
39. Ai cần dùng những gì
để được nhập Phật đạo,
thì đem phương tiện lực
cung cấp đủ cả.
40. Đường đi này vô tận,
đi đến không bến bờ,
trí tuệ thật vô biên
độ thoát vô số người.
41. Giả sử vô số Phật
trải qua vô lượng kiếp,
khen phẩm chất đường này
còn không thể cùng tận!
42. Ai nghe đường đi này
không phát bồ đề tâm?
trừ kẻ không xứng đáng
tối tăm không trí tuệ!


Hội Nhập Bất Nhị


Bấy giờ trưởng giả Duy ma thưa với các vị bồ tát, kính bạch các ngài, bồ tát nhập vào pháp môn bất nhị như thế nào, xin các ngài tùy thích mà nói ra. Trong đại hội

(1) Pháp tự tại bồ tát nói, sinh với diệt là hai, pháp vốn không sinh thì nay không diệt, được vô sinh pháp nhẫn như vậy, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(2) Đức thủ bồ tát nói, ngã với ngã sở là hai, nhưng có ngã thì có ngã sở, không ngã thì không ngã sở, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(3) Bất tuấn bồ tát nói, cảm thụ với không cảm thụ là hai, nhưng nếu pháp không cảm thụ thì không thủ đắc, vì không thủ đắc nên không lấy không bỏ, không làm không đi, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(4) Đức đỉnh bồ tát nói, dơ với sạch là hai, nhưng thấy được thật tánh của sự dơ thì cũng không có sự sạch, tùy thuận với sự diệt, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(5) Thiện tú bồ tát nói, động với nghĩ là hai, nhưng không động thì không nghĩ, không nghĩ thì không phân biệt, thông suốt như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(6) Thiện nhãn bồ tát nói, một tướng với không tướng là hai, nhưng nếu biết một tướng là không tướng, cũng không chấp thủ không tướng, thể nhập bình đẳng, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(7) Diệu tý bồ tát nói, tâm bồ tát với tâm thanh văn là hai, nhưng xét thật tánh của tâm là không, in như ảo hóa, thì không tâm bồ tát không tâm thanh văn, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(8) Phất sa bồ tát nói, thiện với ác là hai, nhưng không nổi dậy thiện ác, thể nhập vô tướngthông suốt, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(9) Sư tử bồ tát nói, tội với phước là hai, nhưng nếu đạt được thật tánh của tội thì thấy không khác phước, đem kim cương tuệ mà xác quyết trạng thái này, không buộc không mở, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(10) Sư tử ý bồ tát nói, hữu lậu với vô lậu là hai, nhưng nếu thấy được các pháp bình đẳng thì không nổi lên ý tưởng hữu lậu vô lậu, không vướng mắc nơi tướng, cũng không trú ở nơi vô tướng, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(11) Tịnh giải bồ tát nói, hữu vi với vô vi là hai, nhưng nếu tách rời số lượng (35) thì tâm như hư không, trí tuệ thanh tịnh không có trở ngại, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(12) Na la diên bồ tát nói, thế gian với xuất thế là hai, nhưng thế gian tánh không tức là xuất thế, trong đó không vào không ra, không đầy tràn không tản mạn, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(13) Thiện ý bồ tát nói, sinh tử với niết bàn là hai, nhưng thấy được thật tánh sinh tử thì không sinh không tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, hiểu như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(14) Hiện kiến bồ tát nói, tận với bất tận là hai, nhưng cứu cánh của các pháp thì tận với bất tận toàn là vô tận, vô tận là không, không thì không có tận với bất tận, ngộ nhập như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(15) Thiện thủ bồ tát nói, ngã với vô ngã là hai, nhưng ngã còn không thể thủ đắc, vô ngã làm sao thủ đắc, thấy thật tánh của ngã thì không còn nổi lên ý niệm nhị biên, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(16) Lôi thiên bồ tát nói, minh với vô minh là hai, nhưng thật tánh của vô minh chính là minh, minh cũng không thể nắm lấy, siêu việt số lượng, ở đây bình đẳng bất nhị, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(17) Hỷ kiến bồ tát nói, sắc với sắc không là hai, nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới không, mà là sắc tánh tự không, như vậy thọ tưởng hành thức, thức với thức không là hai, thức là không, không phải thức diệt mới không, mà là thức tánh tự không, trong đây thông suốt, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(18) Minh tướng bồ tát nói, bốn đại với không là hai, nhưng thật tánh của bốn đại tức là thật tánh của không: tối sơ và tối hậu đã không thì trung gian cũng không; biết thật tánh của đại và không là như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(19) Diệu ý bồ tát nói, nhãn với sắc là hai, nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham sân si, đó là tịch diệt, như vậy nhĩ với thanh, tyՠvới hương, thiệt với vị, thân với xúc, ý với pháp là hai, nếu biết ý đối với pháp không tham sân si, đó là tịch diệt, sống trong đó ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(20) Vô tận ý bồ tát nói, bố thí với hồi hướng nhất thế trí là hai, nhưng thật tánh bố thíthật tánh hồi hướng nhất thế trí, như vậy trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ với hồi hướng nhất thế trí là hai, thật tánh trí tuệthật tánh hồi hướng nhất thế trí, trong đó nhập vào sự đồng nhất, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(21) Thâm tuệ bồ tát nói, không vô tướng vô tác là hai, nhưng không là vô tướng, vô tướngvô tác, nếu không vô tướng vô tác thì không tâm ý thức, một cửa giải thoátba cửa giải thoát, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(22) Tịch căn bồ tát nói, Phật Pháp Tăng là hai, nhưng Phật là Pháp, Pháp là Tăng, Tam bảo như vậy toàn là vô vi, đồng đẳng không gian, tất cả các pháp cũng là như vậy, và thuận hành như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(23) Tâm vô ngại bồ tát nói, thân với thân diệt là hai, nhưng thân là thân diệt, tại sao, vì thấy thật tánh của thân thì không nổi lên sự thấy thân và sự thấy thân diệt, thân với thân diệt là bất nhị, bất phân biệt, trong đó không kinh không sợ, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(24) Thượng thiện bồ tát nói, thân khẩu ý nghiệp là hai, nhưng ba nghiệp toàn là thật tánh vô tác, thân vô tác là khẩu vô tác, khẩu vô tác là ý vô tác, ba nghiệp vô tác là các pháp vô tác, tùy thuận trí tuệ vô tác như vậy ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(25) Phước điền bồ tát nói, phước hành tội hành bất động hành là hai, nhưng ba hành ấy thật tánh là không, không thì không phước hành, không tội hành, không bất động hành, ba hành mà không còn nổi dậy, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(26) Hoa nghiêm bồ tát nói, từ ngã mà nổi lên nhị biên là hai, nhưng thấy thật tánh của ngã thì không nổi lên nhị biên, không nổi lên nhị biên thì không nhận thức: không nhận thức ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(27) Đức tạng bồ tát nói, có thủ đắc là hai, nhưng không đủ đắc thì không lấy không bỏ, không lấy không bỏ ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(28) Nguyệt thượng bồ tát nói, tối với sáng là hai, nhưng không tối không sáng thì không có nhị biên, tại sao, vì như nhập diệt tận định thì không tối không sáng, thật tánh các pháp cũng là như vậy, trong đó bình đẳng hội nhập, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(29) Bảo ấn thủ bồ tát nói, thích niết bàn với chán thế gian là hai, không thích niết bàn, không chán thế gian, thế là bất nhị, tại sao, vì có buộc thì có mở, nếu vốn không buộc thì ai cầu mở, mà không buộc không mở thì không thích không chán, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(30) Châu đỉnh vương bồ tát nói, đường chính với đường tà là hai, nhưng sống theo đường chính thì không phân biệt đây là tà đây là chính, thoát ly nhị biên ấy, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

(31) Lạc thật bồ tát nói, thật với không thật là hai, nhưng thật còn không thấy là thật, huống chi không thật, tại sao, vì đó không phải mắt thịt thấy mà là mắt tuệ thấy, nhưng mắt tuệ thì không thấy không không thấy, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị.

Các vị bồ tát mỗi người nói rồi, hỏi Văn thù đại sĩ, thế nào là bồ tát nhập vào pháp môn bất nhị? Văn thù đại sĩ nói, theo ý tôi thì đối với các pháp không nói không rằng, không chỉ không biết, siêu việt vấn đáp, ấy là nhập vào pháp môn bất nhị. Văn thù đại sĩ hỏi trưởng giả Duy ma, chúng tôi đã nói cả rồi, trưởng giả cũng nên nói, thế nào là bồ tát nhập vào pháp môn bất nhị? Trưởng giả lặng thinh, không nói gì cả. Văn thù đại sĩ khen, tốt lắm, tốt lắm, đến nỗi không cả văn tự ngôn ngữ, mới thật là nhập vào pháp môn bất nhị.

Khi nói về phẩm Nhập vào pháp môn bất nhị này thì trong đại hội có năm ngàn vị bồ tát nhập vào pháp môn bất nhị, thực hiện vô sinh pháp nhẫn.

 

Đức Phật Hương Tích

Bấy giờ tôn giả Xá lợi phất trong tâm suy nghĩ, sắp đến đứng bóng, các vị bồ tát này sẽ thọ thực ở đâu? Trưởng giả Duy ma biết ý nghĩ ấy nên thưa rằng, Phật dạy tám pháp giải thoát, tôn giả thực hành, vậy có thể chen sự ăn vào sự nghe pháp chăng? Tuy nhiên, tôn giả nghĩ đến sự ăn thì xin chờ chốc lát, con sẽ làm cho tôn giả được thực phẩm rất hiếm có. Trưởng giả Duy ma tức thì nhập vào chánh định, dùng thần thông lựcthị hiện cho đại hội thấy khu vức thiên đỉnh, quá bốn mươi hai hằng sa thế giới, có thế giới tên là Chúng hương, đức Phật giáo chủ hiệu là Hương tích, hiện đang tồn tại. Hơi thơm của thế giới này là bậc nhất so với hương liệu của nhân loạichư thiên trong mười phương thế giới. Thế giới này không có đến cả cái tên thanh văn duyên giác, chỉ có chúng đại bồ tát thanh tịnh, và được Phật Hương tích thuyết pháp cho. Thế giới này toàn dùng hương thơm mà làm lầu đài. Kinh hành trên đất thơm. Hoa viên toàn là hương thơm. Hơi thơm thực phẩm của thế giới này thì tràn cả mười phương vô lượng thế giới. Bấy giờ là lúc Phật với chúng bồ tát của thế giới ấy đang cùng thọ thực. Có các thiên nhân cùng tên Hương nghiêm, cùng phát tâm vô thượng bồ đề, đang hiến cúng Phật và chúng bồ tát của thế giới ấy. Đại hội ở đây không ai không nhìn thấy như vậy.

Trưởng giả Duy ma hỏi các vị bồ tát, thưa các ngài, ai có thể đến lấy cơm của đức Phật Hương tích? Do thần lực của Văn thù đại sĩ, ai cũng lặng thinh. Trưởng giả Duy ma thưa Văn thù đại sĩ, rằng đại chúng này thật đáng xấu hổ. Văn thù đại sĩ nói, như Phật đã dạy, đừng khinh những người tu học chưa thấu đáo. Trưởng giả Duy ma tức thì không rời chỗ ngồi mà hóa hiện một vị bồ tát trước mặt đại hội, với tướng hảo, ánh sáng và uy đức đều siêu việt, làm mờ cả đại hội, và bảo rằng ông hãy đến khu vức thiên đỉnh, quá bốn mươi hai hằng sa thế giới, có thế giới tên Chúng hương, đức Phật giáo chủ hiệu là Hương tích, đang thọ thực với chúng đại bồ tát của thế giới ấy. Ông đến đó, tác bạch đúng như lời tôi, rằng Duy ma kính lạy dưới chân Thế tôn, tôn kính vô lượng, hỏi thăm Ngài sinh hoạt bình thường, ít bịnh ít phiền, khí lực yên vui chăng? Xin được phần thừa của thực phẩm đức Thế tôn để về làm việc Phật ở thế giới Sa bà, là làm cho những người ưa thích pháp nhỏ đều được đạo lớn, cũng để làm cho danh tiếng Thế tôn được nghe đến ở đây. Vị bồ tát hóa thân tức thì ở trước đại hội mà thăng lên thiên đỉnh, cả đại hội đều thấy. Lên đến thế giới Chúng hương, vị bồ tát hóa thân kính lạy dưới chân đức Phật Hương tích, và cả đại hội đều nghe lời nói của vị bồ tát ấy, rằng Duy ma kính lạy dưới chân Thế tôn, tôn kính vô lượng, hỏi thăm Ngài sinh hoạt bình thường, ít bịnh ít phiền, khí lực yên vui chăng? Xin được phần thừa của thực phẩm đức Thế tôn để về làm việc Phật ở thế giới Sa bà, là làm cho những người ưa thích pháp nhỏ đều được đạo lớn, cũng để làm cho danh tiếng Thế tôn được nghe đến ở đây.

Các vị đại sĩthế giới Chúng hương thấy vị bồ tát hóa thân thì khen là hiếm có, và rằng vị thượng nhân này từ đâu đến đây? Thế giới Sa bà ở đâu? Thế nào gọi là người ưa thích pháp nhỏ? Họ hỏi đức Phật Hương tích. Ngài nói, ở thiên để, cách đây bốn mươi hai hằng sa thế giới, có thế giới tên Sa bà, đức Phật giáo chủ hiệu Thích ca mâu ni, hiện đang tồn tại. Ngài ở trong giai đoạn dữ dội, đầy cả năm thứ dơ bẩn, phu diễn chánh pháp cho những người ưa thích chánh pháp thấp nhỏ. Thế giới Sa bà có vị bồ tát tên Duy ma, sống trong sự giải thoát Bất khả tư nghị, thuyết pháp cho các vị bồ tát, nên phái hóa thân lên đây, tán dương danh hiệuthế giới của Như lai để làm cho các vị bồ tátthế giới ấy tăng tiến công đức. Các vị bồ tát thế giới Chúng hương nói, bồ tát Duy ma là người như thế nào mà hóa thân được như vầy? công đức, năng lựcthần thông đến như thế nào? Đức Phật Hương tích nói rất lớn, mười phương ở đâu bồ tát Duy ma cũng sai hóa thân đến đó để thi hành việc Phật, lợi ích chúng sinh. Đức Phật Hương tích liền lấy bát thơm đựng đầy cơm thơm, đưa cho bồ tát hóa thân. Lúc ấy chín trăm vạn bồ tát thế giới Chúng hương cùng nói, chúng con muốn đến thế giới Sa bà để hiến cúng đức Thích ca thế tôn, và hội kiến với Duy ma đại sĩ, với các vị bồ tát. Đức Phật Hương tích nói nên đi đi. Nhưng phải thu hơi thơm thân thể của các người, đừng để người thế giới Sa bà nổi lên mê hoặc, tham trước. Lại nên bỏ hình cũ của các người, đừng để những người cầu bồ tát đạothế giới Sa bà tự khinh, xấu hổ. Các người cũng đừng khinh thế giới Sa bàchướng ngại cho mình, tại sao, vì mười phương thế giới toàn như hư không, với lại chư Phật hóa độ cho những người ưa thích chánh pháp thấp nhỏ thì không để hiện hết ra tịnh độ của mình. Vị bồ tát hóa thân lãnh nhận bát cơm rồi cùng chín trăm vạn bồ tát thế giới Chúng hương, nhờ thần lực của đức Phật Hương tích và của trưởng giả Duy ma mà bỗng chốc biến mất khỏi thế giới Chúng hương và đến phòng trưởng giả Duy ma. Trưởng giả biến hóa chín trăm vạn tòa sư tử đẹp như những tòa sư tử đã có. Các vị bồ tát thế giới Chúng hương đều ngồi trên đó. Vị bồ tát hóa thân đưa bát cơm thơm cho trưởng giả Duy ma, hương thơm khắp cả thành Tì da liđại thiên thế giới.

Bấy giờ trong thành Tì da li, bà la môn, cư sĩ, v/v, nghe hơi thơm ấy thì cả thân và tâm đều thích thú, ai cũng tán dương là chưa hề có. Chủ trưởng giảtrưởng giả Nguyệt cái, và tám mươi bốn ngàn người, cùng đến phòng trưởng giả Duy ma, thấy trong phòng bồ tát rất nhiều, các tòa sư tử rất đẹp, thì ai cũng đại hoan hỷ, lạy các vị bồ tát và các vị đại đệ tử của Phật, rồi đứng qua một phía. Các vị địa thần, hư không thần, chư thiên cõi Dục và cõi Sắc, nghe hơi thơm thì ai cũng đến phòng trưởng giả Duy ma.

Trưởng giả Duy ma thưa với tôn giả Xá lợi phất và các vị đại thanh văn, rằng xin các ngài thọ thực. Cơm vị cam lộ này của Như lai là do đại bi xông ướp, vậy xin đừng đem cái ý thức hữu hạn mà thọ thực, làm cho không tiêu được. Có vị thanh văn nghĩ cơm này ít thế, làm sao cả đại chúng ai cũng thọ thực. Vị bồ tát hóa thân thưa rằng xin ngài đừng đem cái đức nhỏ và cái trí nhỏ mà ước lượng cái đức vô lượng và cái tuệ vô lượng của đức Như lai. Bốn biển có thể khô hết mà cơm này vẫn vô tận. Giả sử có ai ăn mỗi vắt bằng núi Tu di thì ăn đến một kiếp cũng không hết được. Tại sao, vì thực phẩm dư ra của đấng giới vô tận, định vô tận, tuệ vô tận, giải thoát vô tận, và giải thoát tri kiến vô tận, thì không bao giờ cùng tận. Thế rồi cơm trong bát ấy làm no đủ cả đại hội mà vẫn không hết. Các vị bồ tát, thanh văn, chư thiên, nhân loại, ai ăn cơm ấy thân cũng khoái lạc tựa như chư vị bồ tátthế giới Nhất thế lạc trang nghiêm. Những lỗ chân lông của họ cũng xuất ra hơi thơm tinh tế, tựa như hơi thơm các thứ cây của thế giới Chúng hương.

Lúc ấy trưởng giả Duy ma hỏi các vị bồ tát Chúng hương, rằng đức Hương tích như lai thuyết pháp bằng gì? Các vị bồ tát ấy nói, đức Như lai của thế giới chúng tôi không nói bằng lời chữ, chỉ dùng hương thơm mà làm cho chư thiên nhân loại đều nhập vào chánh pháp. Các vị bồ tátthế giới chúng tôi cùng ngồi dưới cây hương thơm, nghe hương thơm tinh tế ấy thì thể hiện chánh định Nhất thế đức tạng. Thể hiện chánh định này thì bao nhiêu phẩm chất của bồ tát đều hoàn hảo cả.

Các vị bồ tát Chúng hương hỏi trưởng giả Duy ma, rằng đức Thích ca thế tôn thuyết pháp bằng gì? Trưởng giả Duy ma nói, thế giới này chúng sinh ngoan cố, khó hóa cải, nên đức Phật ở đây phải dùng lời nói cứng cỏi mà thuần hóa cho họ. Rằng đây là địa ngục, đây là súc sinh, đây là ngạ quỉ, đây là những chỗ tai nạn, đây là chỗ người ngu sinh đến; đây là tà hành của thân, đây là quả báo tà hành của thân, đây là tà hành của miêểng, đây là quả báo tà hành của miệng, đây là tà hành của ý, đây là quả báo tà hành của ý; đây là sát sinh, đây là quả báo sát sinh, đây là trộm cắp, đây là quả báo trộm cắp, đây là tà dâm, đây là quả báo tà dâm, đây là vọng ngữ, đây là quả báo vọng ngữ, đây là lưỡng thiệt, đây là quả báo lưỡng thiệt, đây là ác khẩu, đây là quả báo ác khẩu, đây là ỷ ngữ, đây là quả báo ỷ ngữ, đây là tham lam, đây là quả báo tham lam, đây là sân hận, đây là quả báo sân hận, đây là tà kiến, đây là quả báo tà kiến; đây là keo kiết, đây là quả báo keo kiết, đây là phá giới, đây là quả báo phá giới, đây là giận dữ, đây là quả báo giận dữ, đây là biếng nhác, đây là quả báo biếng nhác, đây là loạn ý, đây là quả báo loạn ý, đây là ngu si, đây là quả báo ngu si; đây là kiết giới, đây là giữ giới, đây là phạm giới, đây là đáng làm, đây là không đáng làm, đây là chướng ngại, đây là không chướng ngại, đây là bị tội, đây là rời tội, đây là sạch, đây là bẩn, đây là hữu lậu, đây là vô lậu, đây là tà đạo, đây là chánh đạo, đây là hữu vi, đây là vô vi, đây là thế gian, đây là niết bàn. Người khó hóa cải thì tâm họ như vượn như khỉ, nên phải áp dụng bao nhiêu cách nói ấy mới chế ngự mà làm cho tâm họ thuần hóa. Voi ngựa hung hăng thì phải làm đau đến xương cốt, sau đó mới thuần. Chúng sinh ngoan cố, khó hóa cải, nên phải dùng mọi lời nói đắng cay đau đớn mới làm cho họ nhập vào chánh pháp. Các vị bồ tát thế giới Chúng hương nghe nói như vậy thì than rằng thật là hiếm có. Như đức Thích ca thế tôn mà phải ẩn đi vô lượng năng lực tự tại, đem cái pháp người nghèo hèn ưa thíchhóa độ cho họ. Các vị bồ tátthế giới này cũng lao nhọc, khiêm tốn, sinh trong thế giới này bằng tâm đại bi vô lượng.

Trưởng giả ma Duy ma nói, thế giới này các vị bồ tát đối với chúng sinh lòng đại bi thật kiên cố, đúng như các ngài đã nói. Nhưng các vị bồ tátthế giới này lợi ích chúng sinh một đời cũng hơn cả trăm ngàn đời của thế giới các ngài. Tại sao, vì thế giới Sa bà này có mười thiện pháp mà các thế giới thanh tịnh khác không có. Mười thiện pháp ấy là gì? Là đem bố thíthu phục nghèo nàn, đem tịnh giớithu phục phạm giới, đem nhẫn nhụcthu phục sân hận, đem tinh tiếnthu phục biếng nhác, đem thiền địnhthu phục loạn ý, đem trí tuệthu phục ngu si, nói các pháp trừ khử tai nạn để cứu vớt những kẻ bị tám nạn, đem pháp đại thừa cứu độ những kẻ ưa thích pháp nhỏ, đem thiện căn cứu vớt những kẻ vô phước, đem bốn nhiếp pháp tác thành chúng sinh. Đó là mười thiện pháp. Các vị bồ tát thế giới Chúng hương nói, bồ tát thành đạt mấy pháp thì sống trong thế giới này một cách không thương tổn mà sinh các tịnh độ? Trưởng giả Duy ma nói, thành tựu tám pháp thì bồ tát sống trong thế giới này không thương tổn mà sinh các tịnh độ. Tám pháp ấy là gì? Là (một), lợi ích chúng sinh mà không trông mong báo đáp; (hai), thay chúng sinh mà chịu mọi khổ não, công đức làm ra đem cho chúng sinh cả; (ba), tâm lý bình đẳng đối với chúng sinh, khiêm tốn vô ngại; (bốn), coi các vị bồ tát khác như Phật; (năm), kinh pháp chưa nghe thì nghe mà không hoài nghi; (sáu), không chống đối các vị thanh văn, không ganh ghét sự được hiến cúng của người khác và không tự cao về lợi lộc của mình; (bảy), thuần hóa tâm mình, thường xét lỗi mình mà không kiện cáo khuyết điểm của người; (tám), thường xuyên nhất tâm mà cầu công đức. Đó là tám pháp (36) .

Trong đại hội, khi trưởng giả Duy maVăn thù đại sĩ nói pháp này thì có trăm ngàn thiên nhân phát tâm vô thượng bồ đề, mười ngàn bồ tát được vô sinh pháp nhẫn.


Việc Làm Bồ Tát


Khi ấy đức Thế tôn thuyết pháp ở lâm viên Yêm ma la. Vườn này bỗng nhiên rộng ra, đẹp lên, toàn thể đại hội đều thành màu sắc hoàng kim. Tôn giả A nan thưa với Phật, bạch đức Thế tôn, vì lý do nào mà có hiện tượng tốt lành như vầy, là vườn này bỗng nhiên rộng ra và đẹp lên, tất cả đại hội đều thành màu sắc hoàng kim? Đức Thế tôn bảo tôn giả A nan, ấy là trưởng giả Duy maVăn thù đại sĩ, cùng đại chúng cung kính bao quanh, ý muốn đến đây, nên trước hết hiện ra điềm lành như vầy.

Trưởng giả Duy ma thưa với Văn thù đại sĩ, hãy cùng nhau đến yết kiến đức Thế tôn, cùng chư bồ tát lễ bái hiến cúng. Văn thù đại sĩ nói, tốt lắm, hãy đi đi. Bây giờ là lúc thích hợp. Trưởng giả Duy ma tức thì vận dụng thần lực, nâng cả đại hội, cùng với các tòa sư tử, đặt trong bàn tay phải, đi đến chỗ đức Thế tôn. Đến rồi, quì gối sát đất, kính lạy ngang chân Ngài, đi quanh Ngài bảy vòng, chuyên chú, chắp tay, đứng về một phía. Các vị bồ tát cũng đều rời khỏi tòa sư tử, lạy ngang chân Phật, rồi cũng đi quanh Ngài bảy vòng, và đứng về một phía. Các vị đại đệ tử, Đế thích, Phạn vương, bốn Thiên vương, v/v, cũng đều rời khỏi tòa sư tử, lạy ngang chân Phật, đứng về một phía. Đức Thế tôn đúng phép an ủi hỏi han các vị bồ tát rồi, bảo ngồi lại như cũ. Tất cả đều vâng lời. Đại chúng ngồi yên rồi, đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả đã thấy việc làm của thần lực tự tại của bồ tát đại sĩ chưa? Bạch đức Thế tôn, con đã thấy. Vậy ý tôn giả nghĩ thế nào? Bạch đức Thế tôn, con thấy thật là bất khả tư nghị, ý không ngờ tới, trí không lường nổi.

Lúc ấy tôn giả A nan thưa với Phật, bạch đức Thế tôn, con nghe có hơi thơm mà trước đây chưa có, hương thơm ấy là gì? Đức Thế tôn dạy tôn giả A nan, đó là hơi thơm xuất ra từ những lỗ chân lông của các vị bồ tát. Tôn giả Xá lợi phất nói với tôn giả A nan, những lỗ chân lông của chúng tôi cũng xuất ra hơi thơm ấy. Tôn giả A nan nói, hơi thơm ấy từ đâu mà có? Tôn giả Xá lợi phất nói, ấy là trưởng giả Duy ma xin cơm thừa của đức Phậtthế giới Chúng hương mà mời ăn mọi người đến phòng trưởng giả, nên lỗ chân lông của ai cũng xuất ra hơi thơm như vậy. Tôn giả A nan hỏi trưởng giả Duy ma, hơi thơm này tồn tại bao lâu? Trưởng giả thưa, tồn tại đến khi cơm tiêu hết. Cơm này tồn tại bao lâu? Cơm này tồn tại đến bảy ngày mới tiêu. Lại nữa, thưa tôn giả A nan, thanh văn chưa nhập chính vị, ăn cơm này thì nhập chính vị mới tiêu. Nhập chính vị rồi, ăn cơm này thì tâm giải thoát mới tiêu. Chưa phát tâm đại thừa, ăn cơm này thì phát tâm ấy mới tiêu. Phát tâm ấy rồi, ăn cơm này thì được vô sinh pháp nhẫn mới tiêu. Được vô sinh pháp nhẫn rồi, ăn cơm này thì được địa vị một đời nữa làm Phật mới tiêu. Tựa như có thần dược tên là Thượng vị, ai dùng thì độc chất trong người tiêu hết thần dược ấy mới tiêu. Cơm này cũng vậy, trừ hết độc chất phiền não mới tiêu.

Tôn giả A nan thưa với Phật, thật là chưa từng có, bạch đức Thế tôn; cơm này mà làm được việc Phật làm như vậy. Phật dạy tôn giả A nan, đúng như vậy, A nan. Có thế giới lấy ánh sáng của Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy bồ tát mà làm việc Phật. Có thế giới lấy người Phật hóa ra mà làm việc Phật. Có thế giới lấy cây bồ đề mà làm việc Phật. Có thế giới lấy y phục hay đồ nằm của Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy cơm ăn mà làm việc Phật. Có thế giới lấy vườn rừng lầu đài mà làm việc Phật. Có thế giới lấy ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp mà làm việc Phật. Có thế giới lấy thân Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy sự trống không mà làm việc Phật. Chúng sinh thích ứng với những duyên tố trên đây mà được vào chánh pháp. Có thế giới lấy chiêm bao, ảo thuật, hình ảnh, tiếng vang, bóng trong gương, trăng dưới nước, sóng nắng, những sự ví dụ như vậy mà làm việc Phật. Có thế giới lấy âm thanh ngôn ngữ văn tự mà làm việc Phật. Có thế giới trong sạch lấy sự vắng lặng, không nói năng, không chỉ bảo và không thi vi mà làm việc Phật. Như thế ấy, A nan, chư Phật cử động tới ngừng, mọi việc toàn là việc Phật. A nan, ma quân có bốn loại, phiền não có tám mươi bốn ngàn thứ, chúng sinh vì thế mà khốn đốn, còn chư Phật thì lấy chính những thứ ấy mà làm việc Phật.

Và như thế đó gọi là nhập được pháp môn của Phật. Bồ tát nhập được pháp môn này thì thấy mọi thế giới trong sáng không mừng, không ham, không tự cao, thấy mọi thế giới dơ bẩn không lo, không ngại, không thoái lui. Đối với chư Phật, hãy sinh tâm thanh tịnh, hoan hỷ, tôn kính, thấy rất hiếm có. Chư Phật thì phẩm chất bình đẳng, chỉ vì giáo hóa chúng sinhhiện ra thế giới khác nhau. A nan, tôn giả thấy đó, thế giới chư Phật đất có giới hạnhư không đâu có giới hạn, sắc thân chư Phật cũng vậy, sắc thân ấy có giới hạntuệ giác vô ngại đâu có giới hạn. A nan, tất cả những gì của chư Phật, như sắc thân, uy đức, tướng hảo, chủng tộc, giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực, vô úy, bất cọng, đại từ, đại bi, uy nghi, việc làm, đời sống, thuyết pháp, giáo hóa, làm nên chúng sinh, làm sạch thế giới, tất cả phẩm chất Phật toàn hảo như vậy đồng đẳng hết thảy, nên tôn xưng là đấng Chánh biến tri, đấng Như lai, đấng Giác giả. A nan, nếu Như lai nói rộng rãi về ba đức hiệu ấy, thì tôn giả đem sự sống lâu cả một kiếp cũng không thể tiếp nhận trọn vẹn. Giả sử chúng sinh cả đại thiên thế giới này đều như tôn giả, đa văn bậc nhất, được tổng trì về ký ức, chúng sinh như vậy đem sự sống lâu cả một kiếp cũng không thể tiếp nhận cho hết. A nan, tuệ giác của Phật không có giới hạn, hùng biện của Phật không thể nghĩ bàn.

Tôn giả A nan thưa với Phật, từ nay sắp đi, con không dám tự gọi là đa văn nữa. Phật dạy, tôn giả đừng có cái ý thức thoái lui ấy. Tại sao, vì Như lai nói tôn giả đa văn hơn hết trong hàng thanh văn, đâu có nói trong hàng bồ tát. Thôi, hãy ngừng lại ở đây, A nan; những người có trí thì không nên có một nhận thức giới hạn nào về các vị bồ tát. Đại dương sâu thẳm còn có thể ước lượng được, còn thiền định, trí tuệ, tổng trì, hùng biêển, tất cả phẩm chất này của bồ tát thì không thể lường nổi. A nan, các người hãy gác lại việc làm của bồ tát. Bởi vì trưởng giả Duy ma nhất thời thị hiện thần lựcthanh văn duyên giác tận lực biến hóa trong trăm ngàn kiếp cũng không thể làm được.

Lúc ấy các vị bồ tát đến từ thế giới Chúng hương, chắp tay thưa Phật, bạch đức Thế tôn, chúng con mới thấy thế giới này thì cho là thấp kém, bây giờ tự hối, khử bỏ tư tưởng ấy. Tại sao, vì phương tiện của chư Phật thật là bất khả tư nghị, để độ chúng sinh nên hiện ra thế giới thích ứng khác nhau. Dạ, kính bạch đức Thế tôn, xin Ngài ban cho chúng con chút ít huấn dụ, để khi về thế giới của mình chúng con nhớ mãi về đức Thế tôn. Đức Thế tôn dạy, bồ tát có một pháp môn giải thoát tên là Hết và không hết, các vị nên tu học. Hết là hữu vi. Không hết là vô vi. Mà bồ tát thì không hết hữu vi, không ở vô vi.

Không hết hữu vi là thế nào? Là không rời đại từ. Không bỏ đại bi. Phát khởi sâu xa cái tâm cầu nhất thế trí mà không bao giờ bỗng chốc quên mất. Giáo hóa chúng sinh không bao giờ mỏi mệt. Thường nhớ và làm theo bốn thứ nhiếp pháp. Không tiếc tính mạnggiữ gìn chánh pháp. Không biết chán mệt trong việc gieo trồng các gốc rễ thiện pháp. Chí nguyện thường ở trong sự phương tiện hồi hướng. Cầu pháp không nhác. Thuyết pháp không lẫn. Nỗ lực phụng sự chư Phật. Vào trong sinh tử mà không sợ. Vinh nhục không làm cho mừng lo. Không khinh những người tu học chưa thấu đáo. Kính trọng những người tu học như kính trọng Phật. Ai sa vào phiền não thì làm cho họ có chánh niệm. Không quí trọng cái vui viễn ly. Không ham cái vui của mình. Vui mừng cái vui của người. Ở trong thiền định thấy như ở trong địa ngục (37) . Ở trong sinh tử thấy như du ngoạn hoa viên. Thấy ai đến cầu xin thì coi như bậc thầy tốt. Xả bỏ tất cả, vì có đủ ý tưởng về nhất thế trí. Thấy người phạm giới thì sinh tâm cứu vớt, giữ gìn. Đối với sáu độ thì có ý tưởng cha mẹ. Đối với giác phần thì có ý tưởng bà con. Thật hành thiện pháp khônggiới hạn nào cả. Đem những sự trang nghiêm của các tịnh độ mà làm thành quốc độ của mình. Thật hành bố thí vô hạn. Tướng hảo hoàn bị. Tẩy trừ điều ác, làm sạch thân miệng ý. Sống chết vô số kiếp mà ý chí vẫn dũng liệt. Nghe nói công đức vô lượng của Phật mà chí nguyện không mệt mỏi. Dẹp giặc phiền não bằng kiếm báu trí tuệ. Siêu thoát uẩn xứ giới. Gánh vác chúng sinh, vĩnh viễn làm cho họ giải thoát. Đàn áp ma quân bằng sự đại tinh tiến. Thường cầu sự không phân biệt, trí tuệ hội nhập thật tướng. Thật hành ít ham muốn và biết vừa đủ mà không xả bỏ việc đời. Không thiếu sót uy nghitùy thuận việc đời. Sử dụng tuệ giác thần lực mà dẫn dắt chúng sinh. Được tổng trì về ký ức. Nghe thì không quên. Khéo biết trình độ, loại bỏ hoài nghi cho chúng sinh. Đem tài hùng biện mà thuyết pháp vô ngại. Làm sạch mười thiện nghiệpchấp nhận phước báo trongchư thiên nhân loại. Thực hành bốn tâm vô lượng mà mở đường Phạn thiên. Khuyến thỉnh thuyết pháp, tùy hỷ tán dương, được âm thanh của Phật. Thân miệng ý hoàn thiện, được uy nghi của Phật. Tu hành sâu xa các loại thiện pháp. Tu hành chuyển tới hơn lên. Đem giáo lý đại thừatác thành cho bồ tát tăng. Tâm không phóng dật, không mất thiện pháp. Hành trì như vậy thì gọi là bồ tát không hết hữu vi.

Không ở vô vi là thế nào? Là tu học về không mà không lấy không làm chứng đắc. Tu học về vô tướngvô tác mà không lấy vô tướngvô tác làm chứng đắc. Tu học sự không phát khởi mà không lấy sự không phát khởi làm chứng đắc. Quan sát sự vô thường mà không chán điều thiện. Quan sát sự đau khổ mà không ác cảm sinh tử. Quan sát sự vô ngã mà huấn dụ cho người không mệt. Quan sát sự dứt bặt mà không vĩnh viễn dứt bặt. Quan sát sự viễn ly mà cả thân và tâm đều làm điều thiện. Quan sát sự không qui túc mà qui túc về thiện pháp. Quan sát sự vô sinh mà đem sự sinh gánh vác chúng sinh. Quan sát sự vô lậu mà không đoạn tuyệt các lậu. Quan sát sự không làm mà làm theo các pháp giáo hóa chúng sinh. Quan sát về Không mà không bỏ đại bi. Quan sát chính vị mà không tùy theo tiểu thừa. Quan sát các pháp dối trá, không chắc, không sinh thể, không chủ thể, không khái niệm, vậy mà bản nguyện chưa viên mãn thì chắc thật đối với phước đức, thiền định, trí tuệ. Hành trì như vậy thì gọi là bồ tát không ở vô vi.

Thêm nữa, đủ phước đức thì không ở vô vi, đủ trí tuệ thì không hết hữu vi. Từ bi vĩ đại nên không ở vô vi, bản nguyện viên mãn nên không hết hữu vi. Tập hợp dược phẩm chánh pháp nên không ở vô vi, tùy bịnh mà cho dược phẩm ấy nên không hết hữu vi. Biết bịnh chúng sinh nên không ở vô vi, diệt bịnh chúng sinh nên không hết hữu vi. Các vị bồ tát chánh sĩ hành trì như vậy, không hết hữu vi, không ở vô vi, thì gọi là pháp môn giải thoát Hết và không hết. Các vị hãy tu học pháp môn giải thoát ấy.

Lúc bấy giờ các vị bồ tát thế giới Chúng hương nghe được pháp môn này thì đại hoan hỷ cả. Các vị đem hoa quí với bao nhiêu màu sắc và hương thơm mà rải khắp đại thiên thế giới, hiến cúng đức Thế tôn, hiến cúng kinh này, và hiến cúng các vị bồ tát. Xong rồi, các vị ấy lạy ngang chân đức Thế tôn, than rằng thật chưa từng có, nói đức Thích ca thế tôn làm được phương tiện khéo léo như vậy, tại thế giới này. Nói rồi biến mất, trở về thế giới Chúng hương của các vị ấy.


4

Nhìn Phật Bất Động
Hiến Cúng Bằng Pháp
Ký Thác Từ Tôn
Viết Tắt
Ghi Chú


Nhìn Phật Bất Động


Đức Thế tôn hỏi trưởng giả Duy ma, rằng trưởng giả muốn thấy Như lai, mà thấy Như lai bằng cách nào? Trưởng giả thưa, con nhìn thấy thật tướng thân con thế nào thì nhìn thấy đức Thế tôn cũng y như vậy. Con nhìn thấy đức Thế tôn trước không đến, sau không đi, hiện không đứng. Con không nhìn thấy sắc, sắc như, sắc tánh, không nhìn thấy thọ, tưởng, hành, thức, thức như, thức tánh. Không phát sinh từ bốn đại chủng. Đồng đẳng không gian. Sáu quan năng không dồn chứa. Đã siêu viêểt sáu quan năng. Không ở trong ba cõi. Thoát ly ba thứ dơ bẩn (38) . Thuận theo ba cửa giải thoát. Toàn hảo ba minh trí. Đồng đẳng vô minh. Không đồng nhất, không mâu thuẫn, không chủ thể, không khách thể. Không phải khái niệm không, không phải khái niệm chấp thủ. Không ở bờ bên này, không ở bờ bên kia, không ở giữa dòng, vậy mà hóa độ chúng sinh. Quan sát tịch diệt mà không vĩnh diệt. Không phải cái này, không phải cái kia, không lấy cái này, không lấy cái kia. Không phải nhận biết bằng trí, không phải nhận thức bằng thức. Không tối, không sáng. Không tên, không tướng. Không mạnh, không yếu. Không sạch, không dơ. Không thuộc phương hướng, không tách phương hướng. Không phải hữu vi, không phải vô vi. Không chỉ thị, không phô diễn. Không phải bố thí hay keo lẫn. Không phải trì giới hay phạm giới. Không phải nhẫn nhục hay sân hận. Không phải tinh tiến hay biếng nhác. Không phải định ý hay loạn động. Không phải trí tuệ hay ngu si. Không thật, không dối. Không đến, không đi. Không ra, không vào. Tất cả con đường nói năng đều bị cắt đứt. Không phải ruộng phước hay phi ruộng phước. Không phải thích ứng hiến cúng hay phi thích ứng hiến cúng. Không lấy, không bỏ. Không có, không không. Đồng đẳng chân tế, bình đẳng pháp tánh. Không thể cân, không thể lường, vượt quá mọi sự cân lường. Không lớn, không nhỏ. Không thấy, không nghe, không hay, không biết. Thoát ly kết buộc. Đồng đẳng trí giác. Bình đẳng chúng sinh. Với các pháp thì không phân biệt. Không đánh mất, không dơ bẩn, không bực tức, không thao tác, không phát động, không phát sinh, không hủy diệt, không e sợ, không lo buồn, không vui mừng, không chán nản. Không đã có, không sẽ có, không đang có. Không thể phân biệt biểu thị bằng mọi thứ ngôn ngữ. Bạch đức Thế tôn, thân thể của Ngài là như vậy. Nên nhìn thấy như vậy. Nhìn thấy như vậy là nhìn chính xác, nhìn thấy khác đi là nhìn sai lầm.

Lúc ấy tôn giả Xá lợi phất hỏi trưởng giả Duy ma, trưởng giả chết từ thế giới nào mà sinh đến thế giới này? Trưởng giả Duy ma hỏi lại, pháp của tôn giả được có chết có sinh không? Không, tôn giả Xá lợi phất trả lời như vậy. Trưởng giả Duy ma nói, nếu pháp không chết không sinh thì sao tôn giả lại hỏi con chết ở đâu sinh đến đây. Thưa tôn giả, ý của tôn giả nghĩ thế nào, nhà ảo thuật biến ảo ra nam nữ, thì có thể gọi nam nữ ấy là chết và sinh không? Tôn giả Xá lợi phất nói không có chết và sinh gì cả. Kính bạch tôn giả, ngài nghe Phật dạy các pháp đều như huyễn ảo chăng? Tôi nghe đúng như vậy. Vậy, các pháp như huyễn ảo thì sao tôn giả lại hỏi con chết ở đâu sinh đến đây. Kính bạch tôn giả, chết là bại hoại một cách dối trá, sinh là liên tục một cách dối trá. Bồ tát chết mà không chết gốc lành, sinh mà không sinh rễ ác. Bấy giờ đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, có một thế giới tên là Diệu hỷ, đức Phật giáo chủ hiệu là Bất động (39) . Trưởng giả Duy ma mất ở thế giới ấy mà sinh đến thế giới này. Tôn giả Xá lợi phất thưa, thật là chưa từng có, bạch đức Thế tôn. Vị trưởng giả này bỏ được thế giới thanh tịnh mà sinh đến thế giới lắm điều tai hại này. Trưởng giả Duy ma nói với tôn giả Xá lợi phất, tôn giả nghĩ thế nào, khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì có ăn nhập với bóng tối không? Không, ánh sáng xuất hiện thì bóng tối không còn. Mặt trời vì sao vận hànhđại lục Diêm phù? Vì muốn chiếu ánh sáng mà trừ bóng tối. Bồ tát cũng vậy, tuy sinh thế giới dơ bẩn mà để giáo hóa chúng sinh, hủy diệt phiền não ám chướng cho chúng sinh, chứ không phải ăn nhập với ám chướng.

Bấy giờ đại hội khao khát muốn thấy thế giới Diệu hỷ, thấy đức Bất động như lai, thấy bồ tátthanh văn của thế giới ấy. Đức Thế tôn biết ý nghĩ của đại hội, nên bảo trưởng giả Duy ma, rằng Thiện nam tử, hãy hiển thị cho đại hội này về thế giới Diệu hỷ, về đức Bất động như lai, về bồ tátthanh văn của thế giới ấy. Đại hội này ai cũng muốn được nhìn thấy. Trưởng giả Duy ma nghĩ mình đừng đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi ở đây mà tiếp lấy thế giới Diệu hỷ, bao gồm thiết vi, núi sông, khe hang, rào thác, biển cả, suối nguồn, tu di, thái dương, nguyệt cầu, tinh tú, chư thiên, long chúng, quỉ chúng, thần chúng, cung điện Phạn thiên v/v; bao gồm bồ tát, thanh văn, thành thị, thôn xóm, nam nữ, lớn nhỏ; đến cả đức Bất động như laicây bồ đề của ngài, những hoa sen quí, tất cả những gì có thể làm việc Phật bất cứ ở đâu. Có ba đường cấp từ Diêm phù đến Đao lợi. Do các đường cấp ấy mà chư thiên xuống lễ bái đức Bất động như lai, nghe và tiếp nhận kinh pháp Ngài nói. Người Diêm phù cũng đi bằng đường cấp ấy mà lên đến Đao lợi, thấy hàng chư thiên. Thế giới Diệu hỷ hoàn thành tất cả thành quả như vậy. Trên đến hữu đỉnh, dưới đến thủy luân, ta hãy dùng tay phải ngắt lấy, rồi, như cái vòng của người thợ gốm (40) , ta đem nhập vào thế giới này. Ta hãy làm như cầm vòng hoahiển thị cho đại hội. Trưởng giả Duy ma nghĩ như vậy rồi nhập chánh định, hiện thần lực, dùng tay phải ngắt lấy thế giới Diệu hỷ để vào thế giới này. Những vị bồ tát, thanh vănchư thiênthần thông thì cùng nói, dạ, bạch đức Thế tôn, ai lấy chúng con đem đi, xin Ngài cứu cho. Đức Bất động như lai nói không phải Như lai làm, mà làm việc này là thần lực của trưởng giả Duy ma. Những người chưa được thần thông thì không hay không biết mình đi đến đâu. Thế giới Diệu hỷ tuy nhập vào thế giới này mà thế giới này không thêm không bớt, cũng không dồn ép. Thế giới này vẫn nguyên trạng, không có gì khác lạ. Lúc ấy đức Thích ca thế tôn bảo cả đại hội, các người hãy nhìn đức Bất động như lai của thế giới Diệu hỷ, nhìn thế giới tráng lệ, bồ tát tịnh hạnhthanh văn thanh bạch của Ngài. Cả đại hội đều nói, dạ, chúng con đã nhìn thấy. Đức Thích ca thế tôn lại nói, nếu bồ tát muốn được thế giới thanh tịnh như vậy thì phải tu học theo đường đi của đức Bất động như lai. Khi thế giới Diệu hỷ hiện ra thế giới Sa bà này thì có mười bốn na do tha người phát tâm vô thượng bồ đề, cùng nguyện sinh về thế giới Diệu hỷ. Đức Thích ca thế tôn liền thọ ký, rằng các người sẽ được về đó. Thế giới Diệu hỷ ở thế giới Sa bà này làm những sự lợi ích đáng làm rồi, trở về chỗ cũ. Đại hội ai cũng thấy như vậy.

Đức Thế tôn bảo tôn giả Xá lợi phất, tôn giả nhìn thấy thế giới Diệu hỷ và đức Bất động như lai rồi, phải không? Dạ phải, con đã nhìn thấy. Bạch đức Thế tôn, con nguyện cho tất cả chúng sinh đều được tịnh độ như đức Bất động như lai, đều được thần lực như trưởng giả Duy ma. Bạch đức Thế tôn, chúng con được thiện lợi mới gặp người như vậy mà thân gần tôn kính. Chúng sinh có ai, hoặc bây giờ, hoặc sau khi đức Thế tôn nhập diệt, mà được nghe kinh pháp này thì cũng là đã được thiện lợi, huống chi nghe rồi tin hiểu, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, giải thích, làm đúng. Nếu tay ai cầm được cuốn kinh này thì thế là đã cầm được kho tàng pháp bảo. Ai nghiên cứu, thuộc lòng, giải thích, làm đúng, thì thế là đã được chư Phật hộ trì, nghĩ nhớ. Ai hiến cúng những người như vậy thì nên biết thế là hiến cúng đức Thế tôn. Ai sao giữ kinh này thì thế là nhà họ có Phật. Ai nghe kinh này mà tùy hỷ thì thế là thủ đắc trí tuệ toàn giác. Ai tin hiểu kinh này, dầu một bài bốn câu chỉnh cú mà thôi, rồi loan báo và giải thích cho người, thì người ấy đã được thọ ký vô thượng bồ đề.

 

Hiến Cúng Bằng Pháp


Bấy giờ từ trong đại hội, Đế thích thưa với Phật, bạch đức Thế tôn, tuy con từ đức Thế tôn và ngài Văn thù nghe đến hàng trăm hàng ngàn kinh điển, nhưng chưa hề nghe được kinh điển nói về thần lực siêu việtthật tướng quyết định như thế này. Theo chỗ con hiểu ý hướng của đức Thế tôn, nếu có chúng sinh nào nghe được kinh điển này, tin hiểu, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, thì chắc chắn được pháp thật tướng quyết định mà không còn nghi ngờ gì nữa, huống chi còn làm đúng theo kinh dạy. Người như vậy thì đóng nẻo đường ác, mở cửa đường lành, thường được chư Phật hộ trì, chiến thắng ngoại đạo, đàn áp ma quân, tu luyện tuệ giác, ở yên đạo tràng, đi theo dấu đi của đức Thế tôn. Bạch đức Thế tôn, nếu ai tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, làm đúng kinh dạy, thì con và tùy thuộc của con hiến cúng, cung phụng. Bất cứ thôn xóm, thành thị, núi rừng, đồng nội, chỗ nào có kinh điển này, thì con và tùy thuộc của con vì nghe pháp mà đến chỗ ấy. Rồi ai chưa tin thì con làm cho họ tin tưởng, ai tin rồi thì con giữ gìn cho họ. Đức Thế tôn dạy, tốt lắm, Đế thích, tốt lắm, đúng như ông nói; Như lai tùy hỷ với ông. Kinh điển này diễn nói một cách phong phú về vô thượng bồ đềtuệ giác bất khả tư nghị của chư Phật quá khứ vị laihiện tại. Do vậy, Đế thích, thiện nam hay thiện nữ nào tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, hiến cúng kinh điển này, thì thế là hiến cúng chư Phật cả ba thì gian.

Đế thích, giả sử chư Phật đầy cả đại thiên thế giới như mía, tre, lau, lúa, mè, rừng, rú. Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, hoặc một kiếp, hoặc dưới một kiếp, cung kính tôn trọng, tán dương hiến cúng chư Phật ấy, cung phụng những thứ để sống yên ổn. Khi chư Phật ấy nhập diệt, thì đem toàn thân xá lợi của mỗi ngài mà dựng những ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu, chu vi bằng một đại lục nhân loại, cao đến Phạn thiên, trụ biểu tráng lệ. Dùng mọi thứ hoa, hương, vòng hoa, cờ, phan, âm nhạc, tất cả đều tinh tế bậc nhất, hiến cúng một kiếp hay dưới một kiếp. Đế thích, ý ông nghĩ thế nào, người ấy gieo trồng phước đức như vậy nhiều không ? Đế thích thưa, nhiều lắm, bạch đức Thế tôn; phước đức của người ấy nói cả trăm ngàn ức kiếp cũng không hết được. Đức Thế tôn dạy, Đế thích, ông nên biết thiện nam hay thiện nữ nào nghe kinh điển nói về sự giải thoát Bất khả tư nghị này, nghe rồi tin hiểu, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, làm đúng, thì phước của họ hơn phước của người trước. Tại sao như vậy, vì tuệ giác bồ đề của chư Phật đều xuất phát từ kinh điển này; tuệ giác bồ đề vô hạn thì phước đức của người ấy cũng vô hạn.

(41) Đức Thế tôn dạy Đế thích, quá khứ vô số kiếp, bấy giờ có đức Phật danh hiệu Dược vương, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời. Thế giới của Ngài tên là Đại trang nghiêm, thời kỳ của Ngài tên là Trang nghiêm. Ngài sống lâu hai mươi tiểu kiếp. Thanh văn tăng của Ngài có ba mươi sáu ức na do tha. Bồ tát tăng của Ngài có mười hai ức. Đế thích, bấy giờ có vị luân vương tên là Bảo cái, đủ bảy thứ quí báu, thống trị cả bốn đại lục nhân loại. Luân vương có một ngàn người con, đẹp, khỏe, khả năng chiến thắng mọi kẻ thù nghịch. Luân vương Bảo cái cùng thân quyến hiến cúng đức Dược vương như lai, cung phụng mọi sự để sống yên ổn, tròn đầy năm kiếp như vậy. Qua thì gian ấy, luân vương Bảo cái nói với một ngàn người con, rằng các con hãy như ta, đem tâm trí sâu xa mà hiến cúng đức Thế tôn. Cả ngàn người con vâng mạng phụ vương, hiến cúng đức Dược vương tròn đầy năm kiếp, tất cả yên ổn. Trong số ngàn người con, có một vương tử tên là Nguyệt cái, ngồi nghĩ một mình, coi có cách gì hiến cúng hơn nữa. Do thần lực của đức Dược vương, trong không gianthiên nhân bảo, rằng Thiện nam tử, hiến cúng bằng chánh pháp thì hơn hết mọi sự hiến cúng. Vương tử Nguyệt cái tức thì hỏi hiến cúng bằng chánh pháp là thế nào? Thiên nhân nói, vương tử nên đến hỏi đức Dược vương như lai. Ngài sẽ dạy đầy đủ cho vương tử về sự hiến cúng bằng chánh pháp. Vương tử Nguyệt cái liền đến đức Dược vương như lai, lạy ngang chân Ngài, rồi đứng qua một phía, thưa rằng bạch đức Thế tôn, trong mọi sự hiến cúng, sự hiến cúng bằng chánh pháp là hơn cả, vậy hiến cúng bằng chánh pháp là thế nào? Đức Dược vương như lai dạy, Thiện nam tử, hiến cúng bằng chánh phápkinh pháp sâu xa của Như lai thuyết ra, thế giới khó tin khó nhận, tinh tế khó thấy, trong sáng không bẩn, không phải chỉ có tư duy phân biệt mà có thể thủ đắc. Kinh pháp ấy thuộc về kho tàng chánh pháp của bồ tát. Kinh pháp ấy được khuôn dấu tổng trì đóng dấu, đưa đến địa vị Không còn thoái chuyển, hoàn thành sáu độ, khéo phân biệt nghĩa, thuận bồ đề pháp, đứng trên các kinh. Kinh pháp ấy làm cho nhập vào đại từ bi, xa ma quân, khử tà kiến, thuận theo đạo lý duyên khởi chứ không chấp bản ngã, không chấp linh hồn, không chấp sinh thể, không chấp sinh mạng, phù hợp với không, không tướng, không tác, không khởi. Kinh pháp ấy làm cho chúng sinh ngồi đạo tràng, chuyển pháp luân, chư thiên long thần đều tán dương, khen ngợi. Kinh pháp ấy làm cho chúng sinh nhập vào kho tàng Phật pháp, thống nhiếp trí tuệ của hiền thánh, thuyết minh đường đi của bồ tát. Kinh pháp ấy căn cứ vào thật tướng các pháp mà nói rõ vô thường, đau khổ, không thật, không ngã, dứt bặt, cứu được chúng sinh phá giới. Ma quân, ngoại đạo, và những kẻ tham trước, đều bị làm cho sợ hãi, còn chư Phật hiền thánh thì ai cũng tán dương. Kinh pháp ấy chống khổ sinh tử, chỉ vui niết bàn, do chư Phật trong mười phương ba đời tuyên thuyết. Nếu nghe được kinh pháp như vậy mà tin hiểu, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, dùng phương tiện lực mà phân tích, giải thích, khai thị và giữ gìn kinh pháp như vậy cho chúng sinh, như thế gọi là hiến cúng bằng chánh pháp. Lại nữa, đối với các pháp hãy thực tu đúng như lời dạy. Hãy thích hợp mười hai duyên khởi mà tách rời tà kiến, được vô sinh nhẫn. Quyết định không bản ngã, không sinh thể, nhưng đối với quả báo duyên khởi thì không chống đối, không tranh biện, tách rời mọi thứ sở hữu của bản ngã. Y theo nghĩa mà không y theo lời, y theo trí mà không y theo thức, y theo kinh liễu nghĩa mà không y theo kinh không liễu nghĩa, y theo pháp mà không y theo người. Thuận với thật tướng các pháp, không hội nhập, không qui túc. Vô minh hủy diệt triệt để nên các hành cũng hủy diệt triệt để, cho đến sinh hủy diệt triệt để nên lão tử cũng hủy diệt triệt để. Hãy quan sát như vậy, như vậy duyên khởi không có cùng tận, cũng không có phát khởi, như thế đó gọi là sự hiến cúng bằng chánh pháp tối thượng. Đức Thế tôn bảo Đế thích, vương tử Nguyệt cái từ nơi đức Dược vương như lai nghe pháp như vậy thì được đức nhẫn nhu thuận, tức khắc cởi áo khoác quí báu và đồ trang sức mà hiến cúng đức Dược vương như lai, rồi thưa Ngài, bạch đức Thế tôn, sau khi Ngài nhập diệt, con sẽ làm theo sự hiến cúng chánh pháphộ trì chánh pháp. Nguyện xin đức Thế tôn đem uy thần mà thương tưởng xây dựng cho con, làm cho con chiến thắng ma quân, tu hạnh bồ tát. Đức Dược vương như lai biết tâm lý sâu xa của vương tử Nguyệt cái, nên thọ ký rằng sau này ông sẽ là thành trì của chánh pháp. Đế thích, bấy giờ vương tử Nguyệt cái thấy pháp thanh tịnh, nghe Phật thọ ký, nên đem đức tinxuất gia, tu tập pháp lành. Tinh tiến không bao lâu, tỷ kheo Nguyệt cái được năm thần thông, đủ bồ tát đạo, được tổng trì, hùng biện bất tận. Sau khi đức Dược vương như lai nhập diệt, tỷ kheo Nguyệt cái sử dụng thần thông, tổng trì và hùng biện của mình, trọn vẹn mười tiểu kiếp phân bố pháp luân mà đức Dược vương như lai đã chuyển. Tỷ kheo Nguyệt cáigiữ gìn chánh phápnỗ lực tinh tiến, nên chính cái thân ấy đã làm cho trăm vạn ức người đứng nơi vô thượng bồ đề mà không còn thoái chuyển, làm cho mười bốn na do tha người phát khởi một cách sâu xa tâm chí thanh văn duyên giác, làm cho vô lượng chúng sinh được sinh chư thiên. Đế thích, luân vương Bảo cái lúc ấy có phải ai đâu, mà chính là vị đã được thành Phật với danh hiệu Bảo diệm như lai. Còn ngàn vương tử là ngàn đức Phật trong Hiền kiếp, đầu tiên là đức Ca la, cuối cùng là đức Lâu chí. Trong đó, tỷ kheo Nguyệt cái chính là bản thân của Như lai.

Đế thích, hãy nhận thức cái điều cốt yếu đó. Rằng trong mọi sự hiến cúng, hiến cúng chánh pháp mới là tối thượng, mới là bậc nhất, không gì có thể sánh bằng. Do vậy, Đế thích, hãy đem sự hiến cúng chánh pháp mà hiến cúng Như lai.

 

Ký Thác Từ Tôn


Bấy giờ đức Thế tôn nói với Di lạc đại sĩ, Như lai ngày nay đem cái pháp vô thượng bồ đề đã tập hợp trong vô số kiếp mà ký thác cho đại sĩ. Kinh pháp như thế này, sau khi Như lai nhập diệt, trong thời kỳ cuối cùng của Phật pháp, đại sĩ hãy vận dụng thần lựclưu hành tại đại lục Diêm phù, đừng để mất đi. Trong thời kỳ sau này, sẽ có thiện nam thiện nữ, có thiên long quỉ thần, có càn thát bà, la sát, v/v, phát tâm vô thượng bồ đề, ưa thích kinh pháp vĩ đại. Nếu để cho họ không nghe được kinh pháp như thế này thì họ mất lợi ích tốt đẹp. Nếu họ nghe được kinh pháp như thế này thì chắc chắn tin tưởngthích thú nhiều lắm, phát tâm hiếm có, đem đỉnh đầu của mình mà tiếp nhận, rồi tùy người thích ứng ích lợi như thế nào mà giảng giải phong phú. Di lạc đại sĩ, nên nhận thức bồ tát có hai sắc thái. Sắc thái thứ nhất là ưa thích văn từ hay ho. Sắc thái thứ hai là không e ngại ý nghĩa sâu xa mà lại chính xác nhập vào. Ưa thích văn từ hay hobồ tát mới tu học. Một cách không e ngại, nhập vào kinh pháp sâu xa và không nhiễm trước như thế này, nghe rồi thì tâm trí thanh tịnh, tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, làm đúng kinh dạy, thì nên nhận thức họ là bồ tát tu học đã lâu. Di lạc đại sĩ, lại có hai điều nữa gọi là người mới tu học, không thể quyết định đối với kinh pháp sâu xa này. Ấy là một, đối với kinh pháp sâu xa này, chưa nghe thì nghe rồi kinh hoảng, hoài nghi, không thể thuận theo, phỉ báng, không tin, và phát ngôn rằng kinh pháp này tôi chưa nghe nói đến bao giờ, từ đâu mà có ra đây. Hai, gặp người hộ trìgiải thích kinh pháp sâu xa này thì không những không chịu thân gần, tôn kính, phụng sự, mà có khi còn công kích. Có hai điều như vậy thì biết đó là bồ tát mới tu học, tự thương tổn, không thể thuần hóa tâm mình trong kinh pháp sâu xa này. Di lạc đại sĩ, lại có hai điều nữa, bồ tát tuy tin hiểu kinh pháp sâu xa này mà vẫn tự thương tổn, không thể thực hiện vô sinh pháp nhẫn. Hai điều ấy, một là khinh dễ bồ tát mới tu học mà không giảng giải cho họ, hai là tin hiểu kinh pháp sâu xa này mà lại phân biệt, chấp trước.

Di lạc đại sĩ nghe đức Thế tôn dạy như vậy thì thưa Ngài, bạch đức Thế tôn, thật là chưa từng có. Như đức Thế tôn đã huấn dụ, con sẽ tránh xa những điều bất thiện như vậy, kính giữ pháp vô thượng bồ đềđức Thế tôn đã tập hợp trong vô số kiếp. Trong thì vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào tìm cầu đại thừa, thì con sẽ làm cho chính tay của họ có được kinh pháp này. Con sẽ đem lại cho họ sức mạnh ký ức, làm cho họ tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, loan báo và giải thích rộng rãi. Bạch đức Thế tôn, sau này, trong thời kỳ cuối cùng của Phật pháp, nếu có ai có khả năng tiếp nhận, ghi nhớ, nghiên cứu, thuộc lòng, loan báo và giải thích về kinh pháp này, thì nên nhận thức toàn là thần lực Di lạc xây dựng. Đức Thế tôn dạy, tốt lắm, Di lạc, tốt lắm; như lời đại sĩ nói, Như lai tùy hỷ cho đại sĩ.

Các vị bồ tát khác cũng chắp tay mà thưa Phật, bạch đức Thế tôn, sau khi Ngài nhập diệt, chúng con cũng lưu hành kinh pháp vô thượng bồ đề này trong mọi thế giới. Chúng con lại mở mắt dắt đường cho những người thuyết pháp có được kinh pháp này.

Lúc ấy bốn vị Thiên vương cũng thưa Phật, bạch đức Thế tôn, bất cứ chỗ nào, thành thị hay thôn xóm, núi rừng hay đồng nội, ở đâu có cuốn kinh pháp này, có người nghiên cứu và thuộc lòng, loan báo và giải thích, thì chúng con sẽ huy động thuộc hạ của chúng con, vì nghe pháp mà đến chỗ ấy, hộ trì người ấy, làm cho trong phạm vi một trăm do tuần, không một ai rình được cơ hội thuận tiệntác hại.

Bấy giờ đức Thế tôn dạy tôn giả A nan, tôn giả hãy tiếp nhận kính giữ kinh pháp này, lưu hành rộng rãi. Tôn giả A nan thưa Phật, dạ, bạch đức Thế tôn, con nguyện tiếp nhận và kính giữ kinh pháp chính yếu này. Bạch đức Thế tôn, kinh pháp chính yếu này nên mệnh danh là gì? Đức Thế tôn dạy tôn giả A nan, kinh pháp chính yếu này tên là Trưởng giả Duy ma tuyên thuyết, cũng tên là Pháp môn giải thoát bất khả tư nghị. Tôn giả hãy tiếp nhận và kính giữ như vậy.

Khi đức Thế tôn tuyên thuyết hoàn tất kinh pháp này, thì trưởng giả Duy ma, đại sĩ Văn thù, tôn giả Xá lợi phất, tôn giả A nan, v/v, cùng với chư thiên, nhân loại, tu la, tất cả đại hội nghe những điều đức Thế tôn tuyên thuyết, ai cũng rất hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhậnphụng hành.

22.10.2535


Viết Tắt

La : La thập
Huyền : Huyền tráng
Triệu : Tăng triệu
Cơ : Khuy cơ


Ghi Chú

Ghi Chú (1)
Triệu giải: đại trínhất thế chủng trí, bản hạnh của đại trílục độ, lục thông. Huyền dịch: nghiệp đại thần thông.
 
Ghi Chú (2)
Thiên đế thích hay Đế thích.
 
Ghi Chú (3)
Nói rõ là chánh định tụ: người đã chắc chắn thuộc nhóm đã theo chánh pháp - Trái lạità định tụ.
 
Ghi Chú (4)
Đọc niệm xử (= niệm trú) đúng hơn.
 
Ghi Chú (5)
Huyền dịch: khéo nói mật ý.
 
Ghi Chú (6)
Tham khảo Huyền dịch mà dịch. Nếu theo Triệu giải thì chỉ là tham gia tư pháp.
 
Ghi Chú (7)
La giải: không phải như nội quan của Tàu, mà ở Ấn độ dùng những người nhiều đời trung lương, kỳ cựu và có đức để làm nội quan dạy bảo cung nữ.
 
Ghi Chú (8)
Sinh mệnh (thọ, thọ giả tướng), tái sinh (bổ đặc dà la: nhân, nhân tướng).
 
Ghi Chú (9)
Động lực (phong đại, động).
 
Ghi Chú (10)
La giải: là giếng khô trên gò. Xưa có tội nhân chạy trốn, bị cho voi say đuổi theo. Cấp bách quá, người này nhảy xuống giếng khô. Lưng chừng giếng có 1 cái giây cỏ mục, người ấy nắm lấy. Dưới có rồng độc ngước lên, ngang người có 5 rắn độc muốn cắn. Lại có 2 con chuột gặm nhấm giây cỏ mục. Giây cỏ sắp đứt, voi say đã đến ở trên. Nguy khốn cùng cực như vậy thì trên giếng có cây, từ cây ấy rơi xuống những giọt mật, vào miệng người ấy: người ấy quên cả nguy khốn. Giếng là sinh tử. Voi say là vô thường. Rồng độc là đường dữ, 5 rắn độc là 5 uẩn, giây cỏ mục là sinh mệnh, 2 con chuột là ngày tháng, những giọt mật là ngũ dục. Huyền dịch và Cơ giải: như cấp bậc xuống giếng. Ấn độ xưa làm giếng, xoi giếng đặt ván làm cấp bậc để xuống lấy nước. Cấp bậc ấy rất dễ hỏng.
 
Ghi Chú (11)
Chính văn là đệ tử. Thanh văn là nghe tiếng nói của Phật mà ngộ đạo, vậy thanh văn chính nghĩađệ tử.
 
Ghi Chú (12)
Sinh thể: chúng sinh. Sinh mệnh: thọ mạng. Tái sinh: nhân.
 
Ghi Chú (13)
La giải: tiếp xúcchứng đắc.
 
Ghi Chú (14)
Huyền dịch: đem pháp tánh bình đẳng vô gián mà nhập giải thoát.
 
Ghi Chú (15)
Có bản chép thêm: không không thủ đắc đaÍo quả.
 
Ghi Chú (16)
Dám xuất gia trong ngoại đạo, với sự hết lòng hóa cải cho họ.
 
Ghi Chú (17)
Nói tổng quát, đây là những nghịch hành mà có khi vì sự ích lợi chúng sinhPhật pháp buộc phải làm như vậy.
 
Ghi Chú (18)
Phi thời ở đây là công hạnh chưa đủ mà mong kết quả có được, là chưa cùng cực 3 giải thoát mônnửa đường thủ chứng. La giải và Triệu giải như vậy.
 
Ghi Chú (19)
La giải là cái mừng được thiền định và cái mừng chứng thật tướng.
 
Ghi Chú (20)
Dịch sát chính văn là không nói tội nhập vào quá khứ. La giải và Triệu giải : không nói tội thường còn, di chuyển từ vị lai đến hiện tại, từ hiện tại vào quá khứ. Huyền dịch đơn giản: không nói tội có di chuyển.
 
Ghi Chú (21)
La giải: pháp là thường lạc ngã tịnh của vọng tưởng. Bịnh là vọng tưởng. Nói không có pháp ấy, không có nghĩa pháp ấy có mà làm cho không đi, mà là không đi, trừ khử đi cái vọng tưởng.
 
Ghi Chú (22)
Phan duyên (níu vin) là mô tả sự biết.
 
Ghi Chú (23)
Triệu giải: chưa thâm nhập thật tướng, thấy có chúng sinh (kiến) mà sinh yêu thương (ái).
 
Ghi Chú (24)
Vòng (luân) chính nghĩa là bánh xe, nhưng có lẽ dịch là vòng thì đúng hơn. Tôi không rõ kyՠthuật làm gốm, nên không rõ dụng cụ và cách sử dụng dụng cụ này. Cũng không có giải thích nào rõ ràng. Đại khái đó là dụng cụ trong tay phải của người thợ gốm, xoay rất nhanh, phóng ra lại trở lại.
 
Ghi Chú (25)
Đúng chính văn, và tham chiếu Huyền dịch, thì phải dịch "chịu nổi". Nhưng tôi muốn chuyển ý nên dịch "làm được".
Ghi Chú (26)
Chính văn là Phật đạo. Danh từ này có nghĩa là tuệ giác của Phật, là đường đi của Phật... Tôi lấy nghĩa thứ hai, vì hợp với văn ý của phẩm này hơn. Huyền dịch là bồ đề phần, tức giác phần, quá xa văn ý phẩm này. Nhưng câu mở đầu, Huyền dịch: Lúc ấy ngài Diệu cát tường hỏi ngài Vô cấu xưng, bồ tát làm sao trong Phật pháp đến được nẻo đường rốt ráo? Ngài Vô cấu xưng thưa, nếu bồ tát đi theo nẻo đường không nên đi thì trong Phật pháp mới được rốt ráo. Chính lời dịch này cho thấy cái đề Phật đạo xác đáng hơn, và đề ấy dịch là đường đi của Phật hơn là dịch tuệ giác của Phật.
 
Ghi Chú (27)
La giải: là được vô sinh pháp nhẫn.
 
Ghi Chú (28)
Triệu giải: là các đạo giáo. Chính văn là chư đạo, có thể hiểu và dịch là các đường sinh tử, là các đạo giáo. Tôi chọn nghĩa thứ nhất.
 
Ghi Chú (29)
Huyền dịch: chân lý.
 
Ghi Chú (30)
La giải: không bẩn nhưng tắm cho mát (cho hết chướng ngại).
 
Ghi Chú (31)
Chính văn là nhất tâm. Huyền dịch là bồ đề tâm, chính xác hơn nên tôi chọn.
 
Ghi Chú (32)
Huyền dịch: ý thích siêu việt (thắng ý lạc).
 
Ghi Chú (33)
Huyền dịch: lấy sự sống trong sạch mà làm chăn gối.
 
Ghi Chú (34)
3 chỉnh cú 24 - 26 này là nói về tam tai: đao binh, tật dịch, cơ cẩn. (chiến tranh, nhiễm độc, nhân mãn).
 
Ghi Chú (35)
Số lượng = các hành, đối chiếu Huyền dịch mà biết như vậy.
 
Ghi Chú (36)
8 pháp này phân theo Huyền dịch.
 
Ghi Chú (37)
Triệu giải: thiền định tuy vui nhưng ở yên trong ấy thì đại đạo bất thành, nên thấy như địa ngục. La giải: Thiền định có 3: của đại thừa, của nhị thừa và của phàm phu. Phàm phu thì ngã mạn, nhị thừa thì tự lợi, toàn là phá hoại đạo căn vô thượng, nên bồ tát coi như địa ngục.
 
Ghi Chú (38)
Thái hư giải: là hoặc, nghiệp, khổ.
 
Ghi Chú (39)
Chính văn là Vô động. Vô động cũng dịch là Bất độngphổ thông hơn.
 
Ghi Chú (40)
Coi lại ghi chú 24 .
 
Ghi Chú (41)
Đoạn này là phụ lục 3 của bản dịch Pháp hoa của tôi, nhưng phụ lục 3 ấy là trích Pháp hoa bản Tấn dịch (Chính 9/99-100).

-oOo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22748)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11541)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19052)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 23720)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13120)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12879)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12765)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12897)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14192)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105544)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14498)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19630)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38294)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 13902)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12738)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13569)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12393)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19285)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26882)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13368)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21473)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14081)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 15964)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14967)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14021)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13054)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14306)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19526)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16613)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21012)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14672)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 38982)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19178)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14578)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 14516)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15101)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14775)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15396)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 38863)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13962)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24310)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14215)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19276)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17818)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21307)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19546)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17343)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14669)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13756)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13634)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13982)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21727)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16628)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15113)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 13913)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14235)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant