Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục

13 Tháng Ba 201400:00(Xem: 26995)
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục

Lý Việt Dũng

canh-duc-truyen-dang-luc


TỰA

 

 Hàn lâm học sĩ, Triều tán đại phu, Hành tả ti gián tri chế cáo và Tu quốc sử, Phán sử quán, Sự trụ quốc Nam Dương quận, Khai quốc Hầu Thực. Ấp nhất thiên bá hộ, Tứ tử Kim ngư đại, Thần Dương Ức soạn.

 Xưa Đức Phật Nhiên Đăng thọ kí Đức Thích Ca Văn sẽ tiếp nối Ngài. Vào hiền kiếp Đức Thích Ca giáng thần giáo hóa bốn mươi chín năm, bày phương tiện quyền thật đốn tiệm, ban lời dạy gồm bán mãn thiên viên tùy theo căn cơ để người học ngộ lí. Do đó có sự sai biệt của ba thừa tiếp vật lợi sanh mà độ chúng tới vô biên, lòng bi cứu độ ấy rộng lớn và phép tắc ấy đầy đủ vậy. Rồi Ngài nhập diệtSong Lâm, chỉ trông cậy đến Ẩm Quang (Ma ha Ca diếp) tiếp nhận tương truyền.

 Bắt đầu từ Đạt Ma chẳng lập văn tựchỉ thẳng nguồn tâm, chẳng bước qua thứ bậc mà lên thẳng Phật địa. Đến khi năm nhà hình thành thì Tông này mới bắt đầu thịnh, mồi thêm nghìn ngọn đèn và càng đông dần. Những người đạt bảo sở khá nhiều, số người chuyển pháp luân chẳng phải có một. Cái ý chỉ Đấng Đại Hùng (Phật) phó chúccon đường để chánh nhãn lưu thông, hành riêng ngoài giáo điển chẳng thể nghĩ bàn.

 Các vua Tống mở vận hội cổ xúy sự linh u của con người. Thái Tổ đem võ công như thần dẹp yên loạn lạc mà chuộng đất Phật mở cửa hóa duyên. Thái Tông anh minh tự biện luận và soạn thuật bí thuyên([1]), thỏa thích đến chơn đế. Hoàng thượng có khiếu văn tài noi chí (cha ông) mà viết lời tựa Thánh Giáo Dịch Tông Phong. (Các vua Tống góp phần) Soi sáng rừng chữ nghĩa cho đến nghĩa thiên([2]), khua tiếng vàng vang đến giác uyển, lời thầm khế với Liên hoa tạng thế giới (làm cho) dòng dõi hàng tôn túc Tây Thiên thịnh lên, những người tài sinh sôi nảy nở càng nhiều, người truyền liễu nghĩa luân phiên ra đời và dòng giáo hóa viên đốn đến tận từng địa phương.

 Ngài Đạo Nguyên là vị tăng ở xứ Đông Ngô. Với tâm thiền duyệt sâu xa, Ngài tầm nghĩa lý ẩn mật trong Không tông vạch ra Tổ đồ tiếp nối. Khi lời và câu của các nhà có sự lẫn lộn với nhau, Ngài chọn lựa ngữ lục của họ mà sắp xếp theo tông phái riêng. Từ bảy Đức Phật cho đến con cháu của Tông Đại Pháp Nhãn có khoảng năm mươi hai đời, gồm 1701 người, tập thành 30 quyển, đặt tên là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, rồi đến cửa Khuyết dâng lên vua mong được truyền bá. Hoàng thượng là người ngoại hộ cho Phật pháp, khen việc làm cần cù hết lòng thận trọng của con nhà họ Thích và mong sách còn dài lâu. Rồi ban chiếu cho thần là Dương Ức, giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ Tả ti Gián tri chế cáo; thần Lý Duy, giữ chức Binh bộ viên ngoại lang Tri chế cáo; và thần Vương Thự, giữ chức Thái thường thừa đồng tham gia sửa chữa xem xétquyết định cho in.

 Chúng thần mù mờ ý chỉ tam học([3])mê muội phương tiện về ngũ tánh([4]), thiếu tài năng phiên dịch của Lâm Xuyên, mờ mịt yếu chỉ lặng thinh của Tỳ-da. Kính vâng nghiêm mệnh chẳng dám ngại khó, trộm mượn chỗ yên tĩnh mà thong thả tìm kiếm khảo cứu ý nghĩa biên soạn của sách. Vì lấy chơn không làm gốc để thuật lại cái nhân nhập đạo của chư thánh đời trước, nêu lời nói khế lý của người xưa nên cơ duyên giao kích cũng như chống đỡ trước mũi tên, như (ngựa) trông bóng roi (biết đường đi) mà trí tạng phát quang ngõ hầu dẫn dắt kẻ hậu học. Mở thông thủ đoạn vào huyền học để người sau nhặt lấy, trưng dẫn chỗ xuất xứ dù nhiều cặn bã khả dĩ tìm ra chất dầu. Nếu có bậc đại sĩ dạy chúng dùng một âm thanh khai diễnhàm linh nghe rợn người điếc tai mới là sự chứng minh cho ngàn thánh. Đúng lúc đó nêu lên với tư chất đó nắm ít phân mà nên việc ấy. Nếu như (chúng thần) tự ý nhuận sắc thêm văn vẻ thì hỏng mất đường về theo ý chỉ đó, đã chẳng phải vì ngôn ngữ khác nhau giữa Hoa Ấn mà hầu như do khắc lầm để ngọc hư đi, hơn nữa việc ghi chép sự thật qua tư liệu ắt sự lầm lẫn vẫn tồn tại. Vì vậy nhờ có bài tựa viết minh bạch.

 Lời nói và hành động vốn xa nhau nhưng không thể không dùng văn tự. Thế nên cần có sự duyên về ngữ lục để làm tiêu chuẩn rõ ràng với từng thứ vết tích, muốn cho văn được nhất quán nên đoạn văn nào lộn xộn hoặc lời dạy thô lỗ đều lược bỏ đi. Đến cư sĩ Nho thần có hỏi đáp thì chức vụ tên họ được chép rõ ràng, tra xét lịch năm nếu có sai khác thì quy theo sách sử mà bỏ đi chỗ sai lầm. Để cho truyện thêm phần xác tín, chẳng phải (chúng thần) tự vạch bày huyền thú vì rất khó như ném hạt cải chạm đầu kim. Đuổi theo cơ nhanh như điện xẹt, khai thị diệu minh chơn tâm, noi theo thâm lý về khổ không thì lấy gì làm khế hợp với sự chỉ dạy (bằng văn tự) trong Truyền Đăng?

 Tốn công khoét thịt gây thương tích, nếu như chỉ tường thuật sự cảm ứng giữa hai bên bằng cách dẫn chứng hay chỉ kể lại về sự tích du phương tham vấn. Đây đã là tiêu chuẩn cho lịch sử về tăng mà đối với việc lý giải về thiền có gì để nắm? Tạm còn để lại danh mục của các thế hệ, chỉ mong chép lại sự truyền thừa tự nhiên mà bản cổ có ghi, hoặc giả bỏ đi cái thô thiển và giữ cái tinh hoa, góp nhặt những cái khác nhau hiện đang còn đủ, phải tìm manh mối trong văn học thiền mà bổ khuyết. Đại kháithêm thắt chọn lựa, do vậy đến khi viết tựa luận này thì sách có phần tăng thêm, có chỗ chẳng phải văn của cổ đức. (Có người đặt) câu hỏi: “Phần ghi thêm bên những môn đồ nối tiếp mạng mạch thiền tông chỉ gây thêm rườm rà (hai chữ “tuyên nhưỡng” lấy từ tập công văn của Trương Yến đời Đường, nghĩa là nhũng trường – rườm rà), cũng nên cắt bớt đi nhiều vị để được đơn giản?”.

 Gần hết năm đó mới duyệt xong thiên cuối. Chúng thần ý thức tự thấy thẹn đối với nội dung khó khăn sâu xa này, tủi hổ vì học vấn sơ sài thiên cơ vốn thiển cận và văn lực còn nghèo. Diệu đạo ở nơi người (chúng thần) tuy vạch tâm mà chờ đợi lời huyền tuyệt tục, mặt nhìn vách mà sống đã lâu, lạm đem ý riêng tư chọn lựa không phát huy hiệu quả. Cuối cùng gỡ xong đầu mối đem kính dâng lên làm sách vở, thật không đáng để bậc đế vương uổng công duyệt lãm.

Kính dâng đức vua.


([1]) Bí thuyên: Dùng phương tiện ngôn ngữ để giảng bày chỗ tuyệt đối sâu kín.

([2]) Nghĩa thiên: Chỉ chư Bồ tát từ Thập Trụ trở lên, vì họ khéo hiểu và giải nghĩa các pháp, thấy tất cả các pháp rỗng không nên gọi là nghĩa thiên.

([3]) Tam học: Ba môn tu học: Giới, định, huệ. Giới, phòng thân khẩu ý tạo ác nghiệp; Định, nhiếp tâm tán loạn trừ tạp niệm; Huệ, trí tuệ hay phát hiện bổn tánh các pháp, trừ phiền não và thấy Phật tánh.

([4]) Ngũ tánh hay ngũ chủng tánh: Tùy theo chủng tử vô lậu đã có của chúng sanh mà chia họ thành năm loại chủng tánh (theo Pháp tướng tông).

 (1) Định tánh thanh văn: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị thanh văn;

 (2) Định tánh duyên giác: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị duyên giác;

 (3) Định tánh Bồ tát: Chủng tử vô lậu của họ hợp với quả vị Bồ tát, Phật;

 (4) Bất định tánh: Chủng tử vô lậu gồm đủ ba thừa trên, quả vị bất định;

 (5) Vô tánh: Không có chủng tử vô lậu của ba thừa;

Xem cả tác phẩm pdf
Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Hai 202001:01
Khách
Hoặc link này
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
https://drive.google.com/file/d/17HkVgyslXNmZjyPIiPVJeoDFHiT4PAxH/view?usp=sharing
nếu vẫn không được thì message qua email của mình john.cao@live.com để mình chia sẻ cho dễ.
28 Tháng Hai 202000:54
Khách
xin lỗi vì lần đầu sharing trên google drive. nếu link trên không được thì thử link này .
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
https://drive.google.com/file/d/17HkVgyslXNmZjyPIiPVJeoDFHiT4PAxH/view?usp=sharing
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22834)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11621)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19148)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 23904)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13229)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12958)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12848)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12997)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14315)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105725)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14592)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19758)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38401)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14016)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12817)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13689)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12482)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19358)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 13456)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21579)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17944)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14191)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16053)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15020)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14144)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13133)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19657)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16697)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21095)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14750)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39101)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19271)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14647)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16071)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14627)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15173)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14854)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15488)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39025)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14069)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24437)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14319)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19405)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17937)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21395)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19630)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17445)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14777)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13853)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13729)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14046)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21853)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16700)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15192)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14492)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14012)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14318)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15600)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant