Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Mười Thiện Nghiệp

25 Tháng Năm 201411:07(Xem: 13121)
Kinh Mười Thiện Nghiệp


KINH MƯỜI THIỆN NGHIỆP

 

Hòa Thượng Thích Trí Quang dịch

 blank

Tôi nghe như vầy.

 

Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.

 

Lúc ấy Đức Thế Tôn nói với chúa tể Đại dương, rằng hết thảy chúng sinh do tâm tư tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, vì vậy mà có sự luân chuyển trong mọi nẻo đường.

 

Chúa tể Đại dương, ông thấy chăng bao nhiêu thân hình màu sắc và chủng loại khác nhau trong đại hội và trong biển cả này? Mọi sự khác nhau như vậy toàn do tâm tạo ra thân nghiệp khẩu nghiệp ý nghiệp hoặc lành hoặc dữ mà thành ra.

 

Nhưng tâm thì không có hình sắc để có thể nhận thấy. Nó chỉ do các pháp không thật tập hợp lạiphát khởi ra, hoàn toàn không có chủ thể: không phải bản ngãsở hữu của bản ngã. Dẫu rằng tùy nghiệp mà biểu hiện khác nhau, nhưng thật sự trong đó không có cái chủ thể tạo tác. Do vậy, các pháp toàn là không thể tư duy mô tả, thực chất giống như huyễn ảo. Người có trí tuệ biết như vậy thì hãy tu tập thiện nghiệpTừ thiện nghiệp này mà có ra thân thể thì toàn bộ đẹp đẽ, ai nhìn cũng không chán.

 

Chúa tể Đại dương, ông hãy nhìn thân thể của Như LaiThân thể này do hàng trăm hàng ngàn hàng ức thiện nghiệp sinh ra, nên tướng hảo trang nghiêm, ánh sáng rực rỡ, khuất mờ cả đại hội, đến nỗi ánh sáng của vô số Đại tự tại và Đại phạn vương cũng không rõ ra được. Ai chiêm ngưỡng thân thể ấy của Như Lai cũng đều lóa mắt. Ông lại nhìn hình sắc trang nghiêmtrong sáng của các vị đại sĩ. Tất cả toàn do tu tập thiện nghiệp mà có. Rồi kia nữa, những vị uy thế lớn lao của tám bộ loại cũng do thiện nghiệp mà ra. [Ông lại quan sát] thân hìnhsắc tướng xấu xí, lớn có nhỏ có, của bao loại chúng sinh trong đại dương này, toàn do đủ loại tư tuởng của tâm họ làm ra các ác nghiệp nơi thân miệng ý, tùy ác nghiệp ấy mà ai cũng tự nhận lấy kết quả.

 

[Quan sát thấy như thế rồi], ông nên tu học [nguyên lý nhân quả] như vậy, lại làm cho chúng sinh cũng thấu triệt nguyên lý nhân quả ấy, cùng nhau tu tập thiện nghiệp. Đối với nguyên lý nhân quả, ông hãy có quan điểm chính xác, không hề dao động - không rơi vào loại quan điểm mất hẳn hay rơi vào loại quan điểm thường còn. Nên đối với các ruộng phước, các người cũng biết vui vẻ tôn kính, cung phụng, và do vậy mà các người cũng sẽ được nhân loạichư thiên tôn kính, cung phụng.

 

Chúa tể Đại Dương, [do những điều Như Lai đã nói trên đây mà] ông nên biết bồ tát có một cách có năng lực cắt đứt mọi khổ não trong các đường dữ. Một cách ấy là gì, là ngày đêm thường xuyên nhớ nghĩ và chiêm nghiệm về thiện nghiệp, làm cho thiện nghiệp tăng lên trong mỗi ý nghĩ, không cho tơ tóc ác nghiệp nào xen vào. Như vậy là có năng lực làm cho ác nghiệp đứt hẳn, thiện nghiệp tròn đầy, thường được thân gần các đức Phật đà, các vị bồ tát, các bậc thánh giả.

 

Nhưng thiện nghiệp [là gì,] là cái mà thân thể nhân loạithân thể chư thiên, tuệ giác thanh văn, tuệ giác độc giáctuệ giác Phật đà, tất cả đều do cái ấy làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi cái ấy là thiện nghiệpThiện nghiệp này chính là mười thiện nghiệp. Mười thiện nghiệp là những gì, là [thân thì] từ bỏ vĩnh viễn sự làm sát sinh, sự làm trộm cướp và sự làm tà hạnh; [miệng thì từ bỏ vĩnh viễn] sự nói dối trá, sự nói ly gián, sự nói thô ác và sự nói thêu dệt; [ý thì từ bỏ vĩnh viễn] sự nghĩ tham dục, sự nghĩ giận dữ và sự nghĩ tà kiến.

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm sát sinh thì thực hiện mười sự hết bất an. Mười sự ấy là gì? Một là ban cho các loại chúng sinh sự không sợ hãi. Hai là thường sinh tâm từ bi rộng lớn đối với các loại chúng sinh. Ba là cắt đứt vĩnh viễn mọi thói quen giận dữ. Bốn là cơ thể thường không bệnh tật. Năm là sống lâu. Sáu là thường được sự giữ gìn của những kẻ không phải loài người. Bảy là thường không ác mộng, ngủ hay thức đều yên vui. Tám là hết cả mọi sự thù oán, thù oán tự giải tỏa. Chín là không có sự sợ hãi về đường dữ. Mười là sinh mạng kết thúc thì sinh lên chư thiên. Đó là mười sự [(hết bất an]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm sát sinh và mười sự hết bất an] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự sống lâu tự do theo ý muốn" của Phật.

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm trộm cướp thì thực hiện mười sự đáng tin cậy. Mười sự ấy là gì? Một là tài sản dồn đầy, vua xấu, giặc cướp, nước lớn, lửa dữ và con hư không thể hủy diệt. Hai là lắm người thương mến. Ba là không ai lừa gạt. Bốn là chỗ nào cũng tán dương. Năm là không sợ tổn hại. Sáu là tiếng tốt lan tràn. Bảy là ở giữa công chúng không hề khiếp sợ. Tám là tài sản, sống lâu, tướng tốt, sức khỏe, yên vui và hùng biện đều toàn hảo, không khiếm khuyết. Chín là thường sẵn lòng cho người. Mười là sinh mạng kết thúc thì sinh lên chư thiên. Đó là mười sự [đáng tin cậy]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm trộm cướp và mười sự đáng tin cậy] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "tuệ giác vĩ đại và trong sáng" [của Phật].

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm tà hạnh thì thực hiện bốn sự người trí khen. Bốn sự ấy là gì? Một là các giác quan thuần hóa. Hai là rời hẳn sự náo động. Ba là đời ai cũng ca tụng. Bốn là vợ [chồng] không thể bị xâm phạm. Đó là bốn sự [người trí khen]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm tà hạnh và bốn sự người trí khen] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "cái tướng đại trượng phu nam căn ẩn mật" của Phật.

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói dối trá thì thực hiện tám sự chư thiên khen. Tám sự ấy là gì? Một là miệng thường sạch sẽ với mùi thơm của hoa sen. Hai là được người đời tin phục. Ba là nói là có chứng cứ, nhân loạichư thiên đều kính mến. Bốn là thường đem lời tiếng khả ái mà an ủi mọi người. Năm là được ý thích siêu việt, thân miệng ý đều trong sáng. Sáu là nói thì không lầm lỡ, lòng thường vui vẻ. Bảy là nói năng trang trọng, nhân loạichư thiên đều phụng hành. Tám là trí tuệ siêu việt, không ai chế ngự được. Đó là tám sự [chư thiên khen]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói dối trá và tám sự chư thiên khen] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "lời nói chân thận" của Phật.

 

Chúa tể đại dương, từ bỏ sự nói ly gián thì thực hiện năm sự không thể hỏng. Năm sự ấy là gì? Một là được thân thể không thể hỏng, vì sự không ai hại được. Hai là được thân thuộc không thể hỏng, vì không ai phá được. Ba là được tín tâm không thể hỏng, vì thuận với thiện nghiệp cũ. Bốn là được pháp hạnh không thể hỏng, vì sự tu vững chắc. Năm là được thiện hữu không thể hỏng, vì không hề lừa dối. Đó là năm sự [không thể hỏng]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói ly gián và năm sự không thể hỏng] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "thân thuộc chánh tánh, ma quân ngoại đạo không thể làm cho nát rã" [của Phật].

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói thô ác thì thực hiện tám sự nói trong sáng. Tám sự ấy là gì? Một là nói chừng mực. Hai là nói hữu ích. Ba là nói hợp lý. Bốn là nói hay ho. Năm là nói thì tiếp nhận được. Sáu là nói thì được tin theo. Bảy là nói không chê được. Tám là nói ai cũng thích. Đó là tám sự [nói trong sáng]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói thô ác và tám sự nói trong sáng] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được toàn hảo "âm thanh Phạn thiên" của Phật.

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói thêu dệt thì thực hiện ba sự rất quyết định. Ba sự ấy là gì? Một là quyết định được sự thương mến của người có trí. Hai là quyết định có thể đem trí tuệgiải đáp đúng như sự thật về mọi câu hỏi. Ba là quyết định uy đức hơn hết đối với nhân loạichư thiên, không có giả tạo. Đó là ba sự [rất quyết định]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói thêu dệt và ba sự rất quyết định] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự thọ ký toàn không vô hiệu" của Phật.

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ tham dục thì thực hiện năm sự rất tự do. Năm sự ấy là gì? Một là thân miệng ý tự do, vì các quan năng đủ cả. Hai là tài sản tự do, vì những kẻ oán thù không thể chiếm đoạt. Ba là phước đức tự do, vì tùy ý muốn gì thì tài vật cũng có đủ cả. Bốn là ngôi vua tự do, vì những vật quý, lạ và đẹp, đều được phụng hiến. Năm là tài vật có được hơn cả trăm lần mong ước, vì xưa kia đã không keo lẫn. Đó là năm sự [rất tự do]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ tham dục và năm sự rất tự do] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự cao nhất ba cõi, ai cũng tôn kính hiến cúng" [của Phật].

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ giận dữ thì thực hiện tám sự làm đẹp dạ. Tám sự ấy là gì? Một là không có tính làm hại. Hai là không tính giận dữ. Ba là không có tính kiện cáo. Bốn là được tính ôn hòa chất trực. Năm là được tính từ bi của các bậc hiền thánh. Sáu là được tính thường đem lại lợi ích và yên vui cho chúng sinh. Bảy là thân hìnhsắc tướng đều đẹp đẽ, trang nghiêm, mọi người ai cũng tôn kính. Tám là vì từ hòa ẩn nhẫn nên mau chóng sinh lên thế giới Phạn thiên. Đó là tám sự [làm đẹp dạ]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ giận dữ và tám sự làm đẹp dạ] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "cái tâm không chướng ngại nên ai nhìn cũng không chán" [của Phật].

 

Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ tà kiến thì thực hiện mười sự thành quả tốt. Mười sự ấy là gì? Một là được ý thích chân thiện, đồng bạn chân thiện. Hai là tin tưởng sâu xa vào nhân quả, nên thà chết chứ không làm ác nghiệp. Ba là chỉ quy y Phật, không theo vị trời nào khác hay những vị đồng đẳng với vị trời ấy. Bốn là tâm lý ngay thẳng, quan điểm chính xác, rời hẳn tất cả mạng lưới thắc mắc về lý số tốt xấu. Năm là thường sinh trong nhân loạichư thiên, không còn trở lại đường dữ. Sáu là vô lượng phước đứctuệ giác dần dần thêm và hơn lên. Bảy là vĩnh viễn tách rời đường đi tà ngụy, chỉ đi theo đường đi thánh chánh. Tám là không nổi dậy sự thân kiến, xả bỏ các thứ ác nghiệp. Chín là đứng vững trong sự thấy biết không chướng ngại. Mười là không rơi vào các tai nạn. Đó là mười sự [thành quả tốt]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ tà kiến và mười sự thành quả tốt] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "mau chóng thực hiện tất cả thành quả của Phật", [trong đó có sự] hoàn thành thần thông tư tại [của Ngài].

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại dạy chúa tể Đại dương, rằng vị bồ tát nào y theo mười thiện nghiệp này, khi hành bồ tát hạnh, có thể từ bỏ sự làm sát sinhbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, sống lâu chứ không chết yểu, không bị những kẻ oán thù làm cho thương tổn tai hạiTừ bỏ sự làm trộm cướp mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, hơn hết tất cả, không ai sánh bằng, đủ mọi năng lực tập họp đầy đủ kho tàng chánh pháp của chư Phật. Từ bỏ sự làm tà hạnhbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, gia đình trinh bạch, thuận hòa, [cha] mẹ, vợ [chồng] và con cái, không ai có thể nhìn họ bằng tâm lý dâm dục. Từ bỏ sự nói dối trá mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, không bị mọi sự phỉ báng, chấp trì chánh pháp, làm gì cũng chắc chắn hiệu quả y như nguyện ước. Từ bỏ sự nói ly giánbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, thân thuộc hòa thuận, ý thích đồng nhất, không bao giờ mâu thuẩn tương tranh. Từ bỏ sự nói thô ác mà bố thì, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, tập thể nào cũng vui vẻ quy ngưỡng, nói ra điều gì cũng được tin tưởng, tiếp nhận, không ai chống cự. Từ bỏ sự nói thêu dệt mà bố thì, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, nói không uổng lời, ai cũng kính trọng tiếp nhận, có thể tài tình cắt đứt mọi sự nghi hoặcTừ bỏ sự nghĩ tham dụcbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, có gì cũng đem biếu tặng, tin hiểu vững chắc, có đại uy lựcTừ bỏ sự nghĩ giận dữbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, mau chóng tự thành tâm trí không chướng ngại, mọi bộ phận thân thể đều trang nghiêm, tốt đẹp, ai thấy cũng kính cũng mến. Từ bỏ sự nghĩ tà kiếnbố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, thường xuyên sinh vào gia đình chánh kiếnchánh tín, gặp Phật nghe Pháp cúng Tăng, không bao giờ quên mất tâm nguyện mong cầu đại bồ đề. Như thế đó là những sự lợi ích lớn lao mà bồ tát đạt được khi hành bồ tát hạnh, làm mười thiện nghiệptrang hoàng bằng thí độ. Ấy vậy, chúa tể Đại dương lấy phần chính yếu mà nói, làm mười thiện nghiệptrang hoàng bằng giới độ thì có năng lực phát sinh tất cả lợi ích chân thật trong Phật Pháp, đầy đủ chí nguyện vĩ đại; mà trang hoàng bằng nhẫn độ thì được ngữ âm toàn hảo của Phật, lại đủ mọi tướng tốt, vẻ đẹp; mà trang hoàng bằng tiến độ thì có năng lực hủy diệt sự thù nghịch của ma quân, nhập vào kho tàng chánh pháp của Phật; mà trang hoàng bằng định độ thì phát sinh được niệm, tuệ, tàm quí, khinh an; mà trang hoàng tuệ độ thì hủy diệt được mọi thứ quan điểm sai lầm của sự phân biệt.

 

[Lại nữa, cũng lấy phần chính yếu mà nói, làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng từ vô lượng tâm, thì đối với chúng sinh không hề nổi dậy mọi sự quấy rối, tác hại; mà trang hoàng bằng bi vô lượng tâm thì thương xót chúng sinh đến nỗi không bao giờ chán họ, bỏ họ; mà trang hoàng bằng hỷ vô lượng tâm thì thấy ai có thiện nghiệp lòng mình không ghét không ganh; mà trang hoàng bằng xả vô lượng tâm, thì đối với cảnh ngộ thuận lòng hay cảnh ngộ trái ý không có tâm lý ưa thích hay tâm lý tức bực. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng bốn nhiếp pháp, thì thường xuyên cần cù giáo hóa hết thảy chúng sinh. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng bốn niệm xứ thì khéo léo thực tập sự quán sát theo bốn niệm xứ ấy; mà trang hoàng bằng bốn chánh cần thì diệt trừ được hết mọi thứ ác nghiệp, làm thành được hết mọi thứ thiện nghiệp; mà trang hoàng bằng bốn thần túc thì làm cho cơ thể và tâm thần luôn luôn thư thái, thích thú; mà trang hoàng bằng năm căn thì thâm tín vững chắc, siêng năng thuần túy, không xen biếng nhác, không có lúc nào mê mờ, vọng động, tĩnh lặng thuần hóa, cắt đứt mọi sự phiền não; mà trang hoàng bằng năm lực thì mọi thứ thù nghịch diệt hết, không ai có thể phá hoại; mà trang hoàng bằng bảy giác chi thì thường khéo giác ngộ tất cả các pháp; mà trang hoàng bằng tám chánh đạo thì trí tuệ chính xác hiển hiện thường xuyên như ở trước mắt. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng sự Chỉ thì có năng lực trừ khử mọi thứ kiết sử; mà trang hoàng bằng sự Quán thì có năng lực biết một cách đúng như sự thật về thực chất của các pháp. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng phương tiện thì mau chóng hoàn thành đầy đủ cái vui hữu vi và cái vui vô vi.

 

Chúa tể Đại dương, ông nên biết mười thiện nghiệp này đến nỗi có năng lực làm cho mười đại năng lực, bốn sự không sợ, mười tám sự đặc biệt, tất cả thành quả của Phật [mà đại loại là như vậy], đều được hoàn thành đầy đủ. Do vậy, các người phải siêng năng mà tu học [mười thiện nghiệp ấy].

 

Chúa tể Đại dương, tất cả thành thị làng xóm đều nương tựa địa cầu mà đứng vững, tất cả cây cỏ rừng rú cũng nương tựa điạ cầu mà sinh trưởng. Mười thiện nghiệp cũng là như vậy, tất cả thân thể của nhân loạithân thể của chư thiên đều do mười thiện nghiệp mà đứng vững, tất cả tuệ giác của thanh văn, tuệ giác của độc giác, hạnh nguyện của bồ tát, tất cả thành quả của Phật đà, toàn do địa cầu mười thiện nghiệp mà được hoàn thành.

 

Đức Thế Tôn tuyên thuyết kinh này hoàn tất thì chúa tể Đại dương, và cả đại hội bao gồm chư thiên, tu la, và các chúng đồng đẳng, thuộc phạm vi thế gian, ai cũng đại hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhậnphụng hành.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13616)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13426)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12325)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 11909)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12767)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12838)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13016)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21166)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 142972)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15522)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 80954)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19392)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20017)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19071)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 14851)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 12755)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13002)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48603)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14599)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18460)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16276)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 19209)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 27757)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 22015)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23168)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 64544)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33029)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 39975)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 27173)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 74605)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 35954)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48828)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 30895)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33761)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 58626)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46094)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43639)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43037)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45733)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 47829)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 34466)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33327)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43703)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 52715)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 40211)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43244)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31315)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 28567)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 31752)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28651)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33179)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 28965)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60792)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39520)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 29508)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37138)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 26715)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42440)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 26269)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant