Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Chanda (Chiên Đà)

22 Tháng Tám 201409:15(Xem: 11629)
Kinh Chanda (Chiên Đà)

KINH CHANDA (CHIÊN ĐÀ)

Thích Nhất Hạnh


Đây là những điều tôi đã được nghe :

Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.

Lúc bấy giờ khất sĩ Chanda (Chiên Đà), vào buổi sáng khoác y, mang bát đi vào thành phố Vārānasī để khất thực.

Khất thực và thọ trai xong, thầy Chanda cất y bát, rửa chân, cầm theo chiếc chìa khoá cửa, đi từ cụm rừng này đến cụm rừng kia, từ tịnh thất này đến tịnh thất kia, từ con đường thiền hành này tới con đường thiền hành khác. Đến đâu khất sĩ Chanda cũng thưa với các vị thượng tọa khất sĩ :

- Xin quý thượng tọa dạy cho con, thuyết pháp cho con, để con có thể hiểu được Pháp, thấy được Pháp và như thế có thể thật sự hiểu được Pháp và quán chiếu Pháp đúng pháp.

Lúc bấy giờ các vị thượng tọa khất sĩ nói với thầy Chanda :

- Sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành và thức cũng là vô thường. Tất cả các hành đều vô thường, tất cả các pháp đều vô ngã, và niết bàn là sự yên ổn lắng dịu.

Thầy Chanda bạch với các vị thượng tọa khất sĩ :

- Con cũng đã biết sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành và thức cũng vô thường. Con biết tất cả các hành đều vô thường, tất cả các pháp đều vô ngã, và niết bàn là sự an ổn lắng dịu. Nhưng con không vui khi nghe nói rằng tất cả các hành đều không, không thể nắm bắt được, và chỉ khi nào ái dục chấm dứt thì mới có niết bàn.

« Nếu như thế thì có một cái ngã (một cái chủ thể) nào có thể biết [sự thật] một cách chân thực, có thể thấy [sự thật] một cách chân thực để ta có thể nói rằng “thấy được Pháp”? »

Thầy Chanda lặp lại câu ấy hai rồi ba lần. Rồi thầy tự hỏi : « Ai trong số các vị thượng tọa này có dạy cho mình để mình có thể hiểu được Pháp và thấy được Pháp? »

Thế rồi thầy Chanda lại nghĩ : « Tôn giả Ānanda hiện đang cư trú tại vườn Ghosita trong vùng Kosambi. Tôn giả là người đã từng được gần gũi và làm thị giả cho đức Thế tôn, đã từng được Bụt khen ngợi và được tất cả các bậc tu phạm hạnh biết đến. Tôn giả ấy chắc chắn sẽ có khả năng thuyết pháp cho ta, để ta có thể biết được Pháp và thấy được Pháp. »

Thầy Chanda nghỉ ngơi qua đêm. Sáng hôm sau, khoác y và mang bát, thầy đi vào thành phố Vārānasī để khất thực.

Khất thực và thọ trai xong thầy xếp dẹp chiếc giường nằm của thầy lại. Xếp dẹp xong, thầy khoác y cầm bát lên đường đi về Kosambi. Đi nhiều chặng, thầy tới nơi. Rồi thầy đặt y bát xuống, đi rửa chân và đi tới chỗ tôn giả Ānanda cư trú. Sau khi chào hỏi tôn giả, thầy ngồi xuống một bên tôn giả.

Lúc bấy giờ, thầy Chanda hỏi tôn giả Ānanda :

- Thưa tôn giả, hồi ấy nhiều vị thượng tọa khất sĩ đang cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thuộc thành phố Vārānasī. Buổi sáng ấy con mang y cầm bát đi vào thành Vārānasī để khất thực. Khất thực và thọ thực xong, con cất y bát, rửa chân, cầm theo chiếc chìa khóa, đi từ cụm rừng này đến cụm rừng kia, từ tịnh thất này đến tịnh thất kia, từ con đường thiền hành này tới con đường thiền hành khác. Đến đâu gặp các vị thượng tọa khất sĩ, con cũng đều xin quý vị dạy dỗ trao truyền cho con, thuyết pháp cho con, để con có thể biết Pháp và thấy Pháp.

« Lúc bấy giờ các vị thượng tọa khất sĩ thuyết pháp cho con, dạy con rằng :

- Sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành và thức cũng vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã, và niết bàn là sự yên ổn lắng dịu.

« Khi ấy con có thưa với các vị thượng tọa khất sĩ :

- Con đã biết sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành và thức cũng vô thường. Tất cả các hành đều vô thường. Tất cả các pháp đều vô ngã, và niết bàn là sự an ổn lắng dịu. Nhưng con không được vui khi nghe nói rằng tất cả các hành đều rỗng không, không thể nắm bắt được, và chỉ khi nào ái dục chấm dứt thì mới có niết bàn.

« Nếu như thế thì trong đó có một cái ngã (chủ thể) nào có thể biết được [sự thật] một cách chân thực, thấy được [sự thật] một cách chân thực, để ta có thể nói rằng “thấy được Pháp”?

« Lúc ấy con mới tự hỏi rằng trong số các vị khất sĩ thượng tọa, ai là người có khả năng vì ta mà thuyết pháp khiến cho ta biết được Pháp và thấy được Pháp?

« Rồi con nghĩ : “ Tôn giả Ānanda hiện giờ đang ở tại vườn Ghosita trong vùng Kosambi. Tôn giả là người đã từng được gần gũi và làm thị giả cho đức Thế tôn, đã từng được Bụt khen ngợi và đã được tất cả các bậc tu phạm hạnh biết đến. Tôn giả ấy chắc chắn sẽ có khả năng thuyết pháp cho ta, để ta có thể biết được Pháp và thấy được Pháp.”

« Lành thay, tôn giả Ānanda! Xin tôn giả bây giờ đây thuyết pháp cho con, khiến cho con biết được Pháp và thấy được Pháp. »

Lúc bấy giờ tôn giả Ānanda nói với thầy Chanda :

- Hay thay, Chanda! Tôi rất vui. Tôi mừng cho thầy vì thầy có khả năng đứng trước người tu phạm hạnh mà không che dấu [những gì trong tâm mình] để mong phá trừ những gai gốc hư ngụy [trong tâm mình].

« Thầy Chanda! Những kẻ phàm phu si mê không có khả năng hiểu được sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, không biết rằng tất cả các hành đều vô thường, tất cả các pháp đều vô ngãniết bàn là sự an ổn lắng dịu. Giờ này đây khi thầy đã có khả năng tiếp nhận giáo pháp thâm diệu thì hãy lắng nghe, tôi sẽ vì thầy mà nói. »

Lúc bấy giờ, thầy Chanda nghĩ : « Ta có được niềm vui, có được tâm trạng mầu nhiệm hết sức này, bởi vì ta biết giờ đây ta có được khả năng tiếp nhận giáo pháp thâm diệu. »

Lúc ấy, tôn giả Ānanda nói với thầy Chanda :

- Tôi đã được đích thân nghe Bụt dạy cho tôn giả Mahakatyayana (Ca Chiên Diên) như sau :

- Người đời thường bị vướng vào hai cái thấy cực đoan : đó là cái thấy có và cái thấy không. Người đời vì bị kẹt vào trong các cảnh giới [của nhận thức] cho nên tâm họ bị ràng buộc. Nếu không tiếp nhận, không nắm bắt, không đứng ở [trong cái kẹt] ấy, không kế độ chấp vào một cái ngã, thì người ta sẽ thấy rằng khi [điều kiện có đủ để] sinh thì cái khổ sinh, khi [điều kiện hết để cái khổ] diệt thì cái khổ diệt (trong đó không cần một cái ngã, và trong đó những ý niệm có và không không thể áp đặt vào được). Này Kaccāyana, [khi một người thấy được như thế thì] người ấy không còn hồ nghi gì nữa, không bị phiền não nào [sai sử] nữa, và cái thấy ấy không do ai trao truyền mà chỉ mình tự biết. Cái thấy ấy gọi là chánh kiếnNhư lai đã nói đến.

« Tại sao như thế, Katyayana? Tại vì khi một người quán chiếu sự tập khởi của thế giới một cách đúng phép, thì người ấy không làm phát khởi ý niệm không, và khi người ấy quán chiếu sự hoại diệt của thế giới một cách đúng phép thì người ấy cũng không làm phát khởi ý niệm có. Này Katyayana, Như lai loại bỏ cả hai ý niệm cực đoan ấy và thuyết pháp về trung đạo. Nghĩa là cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, vì vô minh nên có hành, v.v... cho đến sinh, lão tử, ưu, bi, não. Đó là sự tập khởi của đau thương. Nghĩa là cái này không vì cái kia không, cái này diệt vì cái kia diệt, vì vô minh diệt nên hành diệt, v.v... cho đến sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, v.v... Đó là sự chấm dứt của đau thương. »

Trong lúc tôn giả Ānanda thuyết pháp, khất sĩ Chanda đạt tới tình trạng viễn trần ly cấu, đắc được pháp nhãn thanh tịnh. Bấy giờ, khất sĩ Chanda thấy Pháp, đắc Pháp, biết Pháp, làm cho Pháp hưng khởi, vượt thoát được mọi hồ nghi. Cái thấy ấy của thầy không do kẻ khác trao truyền lại. Trong giáo pháp của vị đại sĩ, thầy đạt được trạng thái vô sở uý. Thầy cung kính chắp tay thưa với tôn giả Ānanda :

- Quả thật như thế, tôn giả đúng là một vị tu hành phạm hạnh, một vị thiện tri thức, một vị giáo thọ có khả năng dạy bảo, giáo giới và thuyết pháp [rất hay].

« Bây giờ đây, từ tôn giả Ānanda, ta đã được nghe một giáo pháp như thế, và ta đã thấy được rằng tất cả các pháp đều trống không, đều có tính cách an lắng, không thể nào nắm bắt được, và chỉ khi nào hết ái, lìa dục thì mới có được cái tuyệt đối an lắng là niết bàn. Tâm ta an lạc, an trú ngay trong giải thoát, không còn thối thất nữa, không còn thấy cái ngã nữa mà chỉ thấy chánh pháp. »

Bấy giờ tôn giả Ānanda nói với thầy Chanda :

- Giờ đây thầy đã đạt tới được cái lợi ích lành mạnh to lớn, đã có được con mắt tuệ thánh thiện trong giáo pháp thậm thâm của Bụt.

Rồi cả hai vị đại sĩ cùng vui mừng cho nhau, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người trở về trú xứ của mình.

(Làng Mai)

Tạp A hàm, kinh 262

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13136)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12691)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13611)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13583)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13201)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13764)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13584)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12425)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14696)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12715)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12290)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13339)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14973)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13066)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12483)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13299)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11844)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12538)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11354)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11647)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11046)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13171)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13051)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11463)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12043)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12209)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11798)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12624)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12226)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12126)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11896)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11836)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11095)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11258)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12255)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12342)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11894)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12837)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11890)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12493)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12897)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13776)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14759)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11769)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12044)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12669)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14583)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12628)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15267)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13104)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14096)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15400)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant