Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16-11 Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký

30 Tháng Tư 201000:00(Xem: 8137)
16-11 Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999


XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU

Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký
Thứ Mười Một


 Bấy giờ có tám ức Khẩn Na La chúng, Đại Thọ Khẩn Na La vương làm thượng thủ , thấy chư A La Hán, Ca Lâu La, Long Nữ, Long Vương, Cưu Bàn Trà, Càn Thát Bà, Dạ Xoa cúng dường Phật được thọ ký, họ sanh lòng hi hữu chưa từng có, do vì chúng sanh bất khả đắc vậy, vì không mạng giả, không sanh giả, không có nhơn, không trượng phu, không dưỡng dục, không thọ giả, không có ngã, không ngã sở vậy. Do các ấm mà gọi là chúng sanh. Tất cả các ấm cũng bất khả đắc. Do các giới chủng gọi là chúng sanh. Tất cả giới chủng cũng bất khả đắc. Do các nhập mà gọi là chúng sanh. Tất cả các nhập cũng bất khả đắc. Do có nghiệp nên có quả báo, mà hành nghiệp ấy cũng bất khả đắc, Vô thượng Bồ đề cũng bất khả đắc, tất cả Bồ Tát cũng bất khả đắc, tất cả chư Phật cũng b ất khả đắc. Dầu vậyđức Thế Tôn thọ ký cho chư Bồ Tát . Do nghĩa gì mà Như Lai thọ ký cho chư Bồ Tát, nêu bày danh hiệu của họ, hiển hiện nghiệp báo, nói đương lai Bồ Tát đại chúng, cũng hiển bày chư Phật thần thông lực, cũng nói chánh pháp lực, cũng hiển hiện trang nghiêm Phật độ, tuyên nói chúng sanh có nghiệp có báo, cũng nói Phật độ thanh tịnh, cũng hiển bày Bồ Tát du hành các phật quốc từ một Phật độ, cũng nói Bồ Tát đến đó cúng dường, cũng nói thần biến cúng dường thù thắng, lại liệt bày đồ cúng vi diệu hi hữu, lại nói qua bao nhiêu kiếp sẽ được làm Phật, đức Phật ấy trụ thế bao lâu, Phật ấy sẽ có bao nhiêu Thanh Văn, sau khi diệt độ chánh pháp của Phật ấy trụ thế bao lâu, tại sao Như Lai bỏ chúng sanh mà nhập đại Niết bàn ?

 Đại Thọ Khần Na La Vương sanh niệm nghi ấy liền cùng tám ức chúng Khẩn Na La lễ Phật chấp tay nói kệ bạch hỏi rằng :

 « Chúng tôi nghe Phật thọ ký rồi
 Lòng sanh nghi hoặc sao Đại Trí
 Đã nói thọ ký lại nói không
 Nơi hai thuyết ấy tôi chẳng hiểu
 Đã nói không tịch lìa tự tánh
 Pháp giới bình đẳng không biến động
 Mà sao Như Lai thọ cúng dường
 Việc ấy thế nào bạch Thế Tôn
 Đức Phật đã nói pháp vô sanh
 Mà lại nói phát tâm Bồ đề
 Đức vô lượng trí nói hai thuyết
 Thuyết ấy bí mật tôi chẳng hiểu
 Thế Tôn nói pháp không có diệt
 Màsao lại nói là có tử
 Ngưỡng mong như thiệt nói rõ cho
 Dứt hết lòng nghi tôi được mừng
 Sao đức Thế Tôn nói như ảo
 Mà lại nói rằng sanh cõi trời
 Đức Lưỡng Túc Tôn nói như vậy
 Giáo pháp bí mật tôi chẳng hiểu
 Phật nói các pháp không sở y
 Mà lại nói y thiện tri thức
 Đây là mật ngữ của Thế Tôn
 Tôi thiệt chẳng hiểu bạch Như Lai
 Tại sao Phật nói không sở tác
 Lại dạy chúng sanh tu hạnh nghiệp
 Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhơn Sư
 Lời nói bí mật tôi chẳng hiểu
 Tại sao Phật nói tánh tự không
 Lại nói quán không được giải thoát
 Ở nơi nghĩa nầy tôi chẳng hiểu
 Ngưỡng mong Như Lai dứt nghi cho
 Tại sao Phật nói sự tận diệt
 Lại nói các pháp tánh tịch diệt
 Chúng tôi ngưỡng mong đấng vô thượng
 Giải rõ những thuyết bí mật ấy
 Tại sao Thế Tôn cần kệ tụng
 Hiển thị các pháp như hư không
 Mà người ngu si hủy báng pháp
 Chết rồi chắc đọa đại địa ngục
 Đại Hùng luôn nói các thiện đạo
 Mà lại còn nói các đạo khác
 Đã nói các loài do tạo nghiệp
 Lại nói không có ai tạo nghiệp
 Đấng Vô Thượng Tôn thường tuyên nói
 Các thuyết sai biệt chẳng biết được
 Chúng tôi nơi ấy sanh nghi hoặc
 Ngưỡng mong Thế Tôn dứt trừ cho
 Đã nói nghiệp lành không họp được
 Lại nói tu hành được Bồ đề
 Sa Môn Pháp Vương nói như vậy
 Chúng tôi nơi ấy chẳng hiểu được
 Tại sao nói pháp bất khả tận
 Mà nói kẻ chê tội được hết
 Đấng vô lượng trí xin khai thị
 Chúng tôi nơi ấy rất nghi ngờ
 Như Lai đã nói pháp chơn tế
 Lại nói điên đảo và thí giới
 Đấng mắt sáng không lòa diệt tội
 Ngưỡng mong vì tôi nói nghĩa ấy
 Ngoài Phật không ai gì chúng tôi
 Giải thích được những điều nghi ấy
 Chỉ có Như Lai dứt trừ được
 Vì thế tôi kính đấng Đại Giác’’.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Đại Thọ Khẩn Na La Vương rằng :

 « Ông hỏi nói không lại thọ ký
 Nơi hai sự ấy chẳng hiểu được
 Các pháp nếu là chẳng phải không
 Thì Phật chẳng vì họ thọ ký
 Do nhơn duyên gì nói như vậy
 Các pháp nếu có thể tánh riêng
 Thì nó còn mãi chẳng chuyển được
 Nó phải chẳng giảm cũng chẳng tăng
 Các pháp thể tánh vốn tự không
 Dường như mặt gương bằng sạch sáng
 Hay hiện tất cả các sắc tượng
 Phải biết tất cả pháp như vậy
 Pháp giới không có tướng biến dị
 Ông nơi tất cả vật cúng dường
 Mỗi mỗi các phần nên quan sát
 Trong những phần nào mà có tướng
 Pháp giới thường trụ không biến khác
 Người trí phải nên quán như vậy
 Các người phàm phu đều mê hoặc
 Vì không trí huệ nên không hiểu
 Ông hỏi Phật nói là vô sanh
 Lại nói phát tâm nên khó hiểu
 Các ông nay phải nhứt tâm nghe
 Đấng thập lực nói nghĩa bí mật
 Phàm phu chìm ngập sông sanh tử
 Cũng còn buộc ràng nắm chỗ ấy
 Tâm thường ôm lấy tưởng điên đảo
 Nên thọ sanh tử các khổ não
 Từ trước đến nay chưa nghe pháp
 Phật nếu vì họ quyết định nói
 Phàm phu ngu mê nơi pháp ấy
 Càng thêm tăng trưởng các nghi hoặc
 Họ nghe Bồ đề lợi ích lớn
 Lòng họ chuyên chú nơi quả ấy
 Tâm họ lại còn sanh ham luyến
 Tự nhiên thắng trí không thông được
 Ông hỏi không diệt lại có chết
 Hai điều nầy ông chẳng biết được
 Nơi đây ông phải nhứt tâm nghe
 Phật sẽ vì ông nói chơn thiệt
 Vì các chúng sanh chấp thường kia
 Do đó Như Lai nói nghĩa diệt
 Hằng thấy những có đều suy hoại
 Không có một pháp nào là thường
 Ông hỏi các pháp như mộng ảo
 Lại nói sanh thiên nên nghi ngờ
 Hữu học phàm phu thiện ác đạo
 Pháp ấy bất định nên hư ảo
 Ông hỏi Phật nói không sở y
 Lại nói y chỉ thiện tri thức
 Vì người cầu rời bỏ y chỉ
 Nên thiện hữu nói không sở y
 Ông hỏi rốt ráo không tác năng
 Lại nói có tác nên chẳng hiểu
 Phải xem xe kia nhiều thành phần
 Cũng quán xe có những tác dụng
 Nếu lại có người chấp nơi ngã
 Cũng lại lấy những sự ngã làm
 Phật vì bọn họ nói không tác
 Dầu như vậy chẳng phải không dụng
 Ông hỏi tất cả tánh tự không
 Lại nghi quán không được giải thoát
 Người vô trí ngu si điên đảo
 Chẳng có biết được thể tánh không
 Từ nơi vọng tưởng phân biệt sanh
 Hư vọng phan duyên nên bị buộc
 Vì độ những chúng sanh như vậy
 Thế Tôn nói tánh chẳng phải có
 Như ông hỏi rằng sự tận diệt
 Tất cả các pháp tánh cũng diệt
 Các chúng sanh mê hoặc vô trí
 Vì vọng phân biệt nên khát ái
 Như kẻ khát nước thấy dương diệm
 Vì nhớ tưởng nên càng thêm khát
 Người ngu nên bị hư vọng hại
 Nơi vô sở hữu khởi phân biệt
 Người khát vọng sanh thấy tướng nước
 Nơi chỗ dương diệm nước vốn không
 Vọng tưởng làm hại các chúng sanh
 Nơi các bất tịnh tưởng là tịnh
 Phàm phu ngu si bị ái trói
 Trong nhơ xấu ấy tánh chẳng sạch
 Như dương diệm kia giống tướng nước
 Trong thể tánh nắng thiệt không nước
 Như vậy trong thân không sắc sạch
 Thân sắc cũng lại tánh chẳng sạch
 Phàm phu ngu si điên đảo thấy
 Vọng tưởng là sạch nên bị trói
 Dầu nói các pháp như hư không
 Cũng nói hủy báng đọa địa ngục
 Người ngu nghe nói sanh sợ sệt
 Người trí dầu nghe tâm an ổn
 Thế gian thể tánh tự không tịch
 Ngu si vô trí tưởng có ngã
 Bọn họ nếu nghe tánh không giáo
 Sợ sệt chẳng được còn thọ sanh
 Bọn họ hủy báng pháp tánh không
 Đều do vì họ chấp ngã kiến
 Như người trói buộc nơi hư không
 Người vô trí ấy đọa địa ngục
 Phật vốn đã nói các thiện đạo
 Và vì thế gian nói các đạo
 Nói có tạo nghiệp mà chẳng mất
 Cũng trừ chấp là có tác giả
 Tất cả các đạo dường cảnh mộng
 Phật vì ông nói biết như vậy
 Trong mộng không có tướng khứ hai
 Người thấy điên đảo chấp khứ lai
 Phật đã diễn nói xó tác nghiệp
 Suy tìm mười phương không tác giả
 Vì như gió lớn thổi cây khô
 Cây ấy chạm nhau phát sanh lửa
 Gió ấy cùng cây chẳng nghĩ tưởng
 Chúng ta hay phát xuát lửa ấy
 Dầu là như vậy mà lửa sanh
 Phải biết có nghiệp không tác giả
 Ông hỏi phước đức không tích tụ
 Sao họp Thiện được quả Bồ đề
 Nay Phật chơn thiệt vì ông nói
 Ông phải chăm chỉ chí tâm nghe
 Ví như người đời được trường thọ
 Mạng họ đến được hơn trăm tuổi
 Nơi số tuổi ấy không tụ tích
 Tất cả duyên họp cũng như vậy
 Ông hỏi các pháp không có tận
 Sao Phật lại nói nghiệp được hết
 Người quán không pháp không có cùng
 Tùy thế pháp nên nghiệp có hết
 Phật dầu nói có thiệt tế pháp
 Điên đảo cũng chẳng ngoài thiệt tế
 Hàng chúng sanh ngu si điên đảo
 Chẳng biết rõ được chơn thiệt tế
 Khẩn Na La Vương phải lắng nghe
 Vì người tinh tấn đủ tinh tấn
 Tất cả các tướng là nhất tướng
 Đó là vô tướngphải nên biết
 Nếu hay hiểu được nơi chữ nhứt
 Phật vì người trí nói Bồ đề
 Tất cả các tướng là nhất tướng
 Đó là vô tướng phải nên biết
 Nếu hay hiểu được nơi chữ nhứt
 Phật vì người tri nói Bồ đề
 Tất cả các pháp đều vô tác
 Đây nói chữ A môn tổng trì
 Tất cả Bồ Tát chỗ tu hành
 Vô biên hành tướng Phật đã nói
 Đây cũng vào được tất cả pháp
 Đó là chữ A môn tổng trì
 Tất cả các pháp đều tịch diệt
 Dạy môn chữ A khiến chứng nhập
 Khẩn Na La Vương phải nên biết
 Đây cũng chữ A môn tổng trì
 Tất cả các pháp vô phân biệt
 Vào pháp môn nầy Phật đã nói
 Khẩn Na La Vương phải nên biết
 Đây cũng chữ A môn tổng trì
 Tất cả các pháp không tự tánh
 Dạy môn chữ A khiến chương nhập
 Khẩn Na La Vương phai nên biết
 Đây cũng chữ A môn tổng trì
 Tất cả các pháp không vô biên
 Dùng môn chữ A nói các pháp
 Khẩn NaLa Vương phải nên biết
 Đây cũng chữ A môn tổng trì
 Pháp tận vô tận Phật đã nói
 Phải nói tất cả pháp vô tận
 Tất cả Như Lai đủ thập lực
 Đã nói môn tổng trì vô tận
 Tất cả các pháp không có môn
 Đã nói môn tổng trì vô tận
 Tất cả các pháp không có môn
 Vì vậy không nên hiện chẳng có
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Do đây vào được môn chữ A
 Nơi các pháp bất khả tư nghì
 Chư Phật biết thiệt hay hiển thị
 Thọ khẩn Na La Vương nên biết
 Đây cũng chữ A đà la ni
 Tất cả các pháp không sở thu
 Phật vì người trí nói Bồ đề
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là môn chữ A phải nên nhập
 Tất cả các pháp không có lai
 Nếu người chẳng tu thì chẳng được
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là môn chữ A phải nên nhập
 Các pháp giả danh đều sẽ có
 Suy tự tánh nó chẳng thể được
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là môn chữ A phải nên nhập
 Tất cả các pháp không tự tánh
 Suy tự tánh nó chẳng thể được
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là đà la ni của Phật nói
 Tất cả các pháp bất khả đắc
 Vì pháp tự tánh không nên vậy
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là đà la ni Thiện Thệ nói
 Khẩn Na La Vương nên lắng nghe
 Tất cả các pháp lìa nghĩ nhớ
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là môn chữ A phải nên nhập
 Chư Phật Thế Tôn đã hiển thị
 Vì pháp không thiệt không chướng ngại
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Nên nhập đà la ni chữ A
 Tất cả các pháp không chướng ngại
 Không có gì hay chướng các pháp
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Nhập mô chữ A Phật đã nói
 Tất cả các pháp không có sanh
 Người trí phải biết chỉ nhứt tướng
 Tất cả pháp kia là vô sanh
 Hãy biết pháp ấy không có danh
 Tất cả các pháp không có sanh
 Sanh ấy bổn lai bất khả đắc
 Đây cũng tức là môn tổng trì
 Là môn chữ A phải nên nhập
 Nếu pháp là không thiệt không sanh
 Chẳng nhìn thấy được chẳng chỉ được
 Các pháp tự tánh bất khả đắc
 Vì thế không có ai hay thấy
 Tất cả các pháp không có sanh
 Nên là nhứt tướng không có tướng
 Ví như hư không không có bằng
 Tất cả các pháp cũng như vậy
 Tất cả các pháp không tăng giảm
 Chẳng một chẳng hai chẳng nhiệt não
 Cũng chẳng phải lạnh chẳng phải nóng
 Vì chẳng phải có chẳng thấy được
 Không có tướng cong không tướng ngay
 Cũng không có tướng sáng tướng tối
 Cũng không những tướng thấy nghe thảy
 Là đà la ni vô sở hữu
 Chẳng phải siểm khúc chẳng chánh trực
 Không có các tướng co duỗi thảy
 Cũng không giận hờn không vui vẻ
 Lại không khởi tác không tịch diệt
 Không có tướng nhập và tướng xuất
 Không tiến không thối không lai vãng
 Cũng lại không ngủ và không thức
 Lìa tướng giác tri cần phải biết
 Chẳng phải mắt thấy cũng chẳng mù
 Không có năng kiến và ám chướng
 Cũng không tướng mở và tướng nhắm
 Chẳng có điểu phục chẳng điều phục
 Chẳng phải điệu động chẳng chỉ tức
 Chẳng phải thế gian chẳng Niết bàn
 Chẳng phải chơn thiệt chẳng hư vọng
 Phải biết Phật cảnh là như vậy
 Vì muốn điều phục các thế gian
 Dứt trừ lòng nghi cho các ông
 Trong đệ nhứt nghĩa ngoài Phật ra
 Tất cả không ai trừ nghi được ”.

 Đại Thọ Khẩn Na La Vương nghe đức Phật nói môn tổng trì lòng rất vui mừng phát tâm tinh tấn dũng mãnh, tức thì hóa làm tám ức lầu gác. Các lầu gác ấy hoặc ở trên cây, trên hoa sen hoặc ở trên núi, đều trang nghiêm bằng thất bửu, có lọng thất bửu, tràng thất bửu, tua tụi bữu hoa, tua tụi lụa nhiễu nhiều màu để trang sức.

 Đại Thọ Khẩn Na La Vương cùng tám ức Khẩn Na La cầm các thứ hoa trên đất, dưới nước tại Hương Sơn đề rải trên Phật rồi đều

 Lên lầu gác thất bửu bay nhiễu đức Phật ba vòng, lại rải hoa lên đức Phật rồi lại nhiễu đức Phật ba vòng nữa.

 Đại Thọ Khẩn Na La Vương và chúng Khẩn Na La xuống lầu gác đi nhiễu đức Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, nhứt tâm chắp tau chiêm ngưỡng Thế Tôn mắt chẳng tạm rời đứng qua một phía suy nhớ đức Như Lai vô lượng công đức thuở quá khứhiện tại.

 Biết tâm nguyện của Đại Thọ Khẩn Na La Vương và tám ức chúng Khẩn Na La, đức Thế Tôn hiện tướng mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi rằng :

 “ Phật chẳng phải không duyên mà cười
 Đấng Thiên Nhơn Sư nói như thiệt
 Chúng thấy Phật cười đều hoài nghi
 Nay thấy Tối Thắng như trăng non
 Bạch đức Thế Tôn hôm nay ai
 Nơi pháp vô nhị sanh thắng huệ
 Ngày nay tôi ôm lòng nghi hoặc
 Ngưỡng mong Thế Tôn trừ nghi cho
 Ai ở Phật pháp được tịnh tâm
 Do đó Như Lai hiện tướng cười
 Ngưỡng mong Như Lai nói rõ cho
 Chúng tôi hết nghi lòng vui mừng
 Bấy giờ tất cả hàng đại chúng
 Nếu nghe Phật nói đều mừng rỡ
 Nguyện trừ nghi hoặc cho đại chúng
 Như lời Phật dạy đều làm được
 Vì thế nên đấng Lưỡng Túc Tôn
 Dứt trừ nghi hoặc nói rõ cớ
 Nguyện vì Khẩn Na La Vương thảy
 Và vì tất cả các chúng sanh ”.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng rằng :

 “ Lành thay Mã Thắng hỏi phải lúc
 Nay Phật vì ông phân biệt nói
 Do vì ông hỏi Phật hiển bày
 Đại chúng sẽ được Phật công đức
 Ông nên thanh tịnh tâm chuyên nhứt
 Nghe sự hi hữu chớ loạn ý
 Đức Thiện Thệ có trí tối thắng
 Tri kkiến rộng lớn không chướng ngại
 Đặt nghi vấn nơi Khẩn Na La
 Làm lợi tất cả các chúng sanh
 Nay Phật nói quả đương lai họ
 Lắng nghe Phật sẽ dứt nghi cho
 Thọ Khẩn Na La tám ức chúng
 Vương và quan dân các quyến thuộc
 Chúng ấy cúng dường nơi Phật rồi
 Từ đây mạng chung sanh cõi trời
 Từ đó về sau chín ức kiếp
 Lưu chuyển ở trong cõi Nhân Thiên
 Tu tập đầy đủ năm thần thông
 Được trí tự tại tâm tự tai
 Họ nơi na do tha Phật độ
 Là do chư Phật sai qua đó
 Thân ở cung trời luôn bất động
 Hằng thọ thiền duyệt vui an ổn
 Họ ở chín mươi ngàn muôn kiếp
 Tại trong Trời Người lưu chuyển rồi
 Mỗi mỗi ở trong Phật độ mình
 Đều được thành bực vô thượng đạo
 Kiếp ấy hiệu là Thường Chiếu Diệu
 Ở trong kiếp ấy thành Phật đạo
 Đây đều hạng nhứt sanh bổ xứ
 Chúng trí huệ ấy sẽ thành Phật
 Phật độ ấy không một người nào
 Chẳng phải người tu hành thành thục
 Đều là bực nhứt sanh bổ xứ
 Không người cầu Thanh Văn Duyên Giác
 Tất cả đều là đại Bồ Tát
 Người soi sáng đời đều sanh đó
 Đều là người nhứt sanh bổ xứ
 Họ đều sẽ được thành Phật đạo
 Cõi ấy các chúng đại Bồ Tát
 An trụ trong hoằng thệ đại nguyện
 Ở trong vô lượng chư Phật độ
 Ta đều sửa trị khiến thanh tịnh
 Bồ Tát ấy nguyện rất rộng lớn
 Ở trong đêm dài khéo suy lường
 Vì họ có tính nguyện thanh tịnh
 Đều riêng sửa trị Phật độ mình
 Các Phật độ ấy trang nghiêm đẹp
 Xa rời tất cả các phiền não
 Đất ấy khắp nơi có cung điện
 Giải thoát tất cả các ác đạo
 Bao nhiêu tội áctám nạn
 Các Phật độ ấy thảy đều không
 Đã tu thanh tịnh Phật độ rồi
 Chúng sanh liền được dễ điều phục
 Như vậy Thế Tôn Thiên Trung Thiên
 Nói thọ ký cho Khẩn Na La
 Tất cả chư đại chúng hiện tại
 Nghe rồi thảy đều rất vui mừng ” .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12778)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12704)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11756)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11740)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12331)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12389)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19830)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11966)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11998)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16891)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12678)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15066)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16128)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12885)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12247)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11921)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11930)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13156)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16513)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13236)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12501)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11826)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19866)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11166)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11265)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10406)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11102)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10974)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10041)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11758)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11639)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11965)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11118)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11352)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12069)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12565)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10770)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17988)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11729)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9952)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11246)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13176)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16581)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11856)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10908)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11846)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28812)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12381)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53068)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35492)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16091)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12188)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12319)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11405)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17199)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14982)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14618)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13845)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11712)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15064)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant