Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

03 Tháng Mười Hai 201510:32(Xem: 11868)
Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

KINH SAṂYUKTĀGAMA 17:
BỨNG GỐC VÀ BUÔNG BỎ


Nguyên Giác

 Kinh Saṃyuktāgama 17 Bứng Gốc Và Buông Bỏ

 
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.

Trong đó có Kinh Bahiya, dạy rằng “trong cái thấy chỉ là cái được thấy, trong cái nghe chỉ là cái được nghe…” Pháp này trong thơ thiền Việt Nam là, quên hết các pháp và chỉ còn thấy trên đầu một chữ “Như”…

Hay như trong Kinh Khemaka, Đức Phật dạy y hệt Kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ… chớ trụ tâm vào đâu hết…”

Hay như Kinh Kalaka Sutta, dạy chớ dựng lập thấy biết, và Đức Phật nói rằng đó là dạy về pháp "Như" tối thượng, không pháp nào cao hơn.

Hay như Kinh Cetana Sutta, dạy chớ dựng lập ý niệm.

Hôm nay, bài này sẽ khảo sát về lời dạy: hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà chúng ta nhận biết và tiếp cận. Nhưng chớ nghĩ đây là một hình thức hư vô chủ nghĩa, một kiến giải mà  chính Đức Phật đã bác bỏ. và vì chữ Không do Đức Phật tuyên thuyết hoàn toàn xa lìa hai cực có và không.

Tương tự, trong các pháp ngắn gọn đã khảo sát nêu trên, không có nghĩa là xóa bỏ tri kiến hay xóa bỏ ý niệm, chỉ đơn giản là sống với cái tâm khi niệm chưa khởi, khi tri kiến chưa dựng lập, khi không thấy một pháp nào để trụ hay vô-sở-trụ. Nói kiểu các thiền sư xa xưa, khi nghe chỉ là nghe, khi thấy chỉ là thấy, đó là tâm gì? Hay chỉ là vô tâm? Hay là tâm nguyên sơ? Nói gì cũng không trúng, vì qua nhiều bài kinh với nhiều cách tiếp cận, chúng ta thấy ngôn ngữ không nêu chính xác được. Mới biết, Đức Phật tuyệt vời tối thắng, tuyệt vời hy hữu.

*

Kinh sắp nói nơi này, hẳn là dạy cho những vị tăng đã nhiều năm học đạo, vì giới định huệcon đường tất yếu để giải thoát. Trong truyền thống, tu thiền là phải nhiếp tâm, phải nhiếp niệm và phải phòng hộ các căn – nhưng trong kinh này, không dạy nhiếp tâm, không dạy nhiếp niệm, không dạy phòng hộ các căn, chỉ đơn giản dạy là hãy bứng gốc và buông bỏ hết [mọi hiện tướng của thân tâm], và Đức Phật nói rõ đây là giáo pháp ngắn gọn.

Cũng nên ghi rằng, chư tổ Thiền Tông khi dạy pháp buông hết (công án: Tùy tha khứ) vẫn cảnh giác rằng buông bỏ mà chớ nghĩ là Không, thấy biết mà chớ nghĩ là Có...

Trong sách “Kho Báu Nhà Thiền” của Thiền sư Văn Thủ, bản Việt dịch của dịch giả Định Huệ, nơi “Chương 6: Học đạo cần phải nhận đúng như thật” có ghi lời dạy buông hết các pháp, từ Thiền sư Bá Trượng:

“Các ông trước dứt các duyên, bặt hết muôn việc, hết thảy các pháp thiện cùng bất thiện, thế gian cùng xuất thế gian, chớ có ghi nhớ, chớ có nghĩ tưởng, buông xả thân tâm cho nó tự tại, tâm như gỗ đá không còn phân biệt, tâm không dấy niệm, đất tâm không trống không thì mặt trời trí hụê tự hiện. Chỉ cần dứt hết thảy phan duyên tham, sân, ái thủ, tình chấp cấu tịnh sạch hết, đối với ngũ dục, bát phong chẳng động, chẳng bị cái thấy, nghe, hay, biết ràng buộc, chẳng bị các cảnh làm mê lầm thì tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, đó là người giải thoát...”(1)

Trong tác phẩm “Tham Thiên Phổ Thuyết” của Lai Quả Thiền Sư, bản Việt dịch của Thiền Sư Thích Duy Lực, nơi “Chương  10. Lục Căn Khó Nhiếp” có viết về lời dạy buông xả hết thấy nghe hay biết, xin trích:

“LỤC căn là chỉ cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Phạm vi của lục căn bất quá ở trên phạm vi thân này sao lại nói khó nhiếp ? Ông muốn nhiếp, ta thì muốn buông. Vì cớ sao ? Vì nhiếp để giữ kín nó lại đó là hại lớn. Chẳng bằng thấy có tướng thì buông xả cái thấy, nghe có tiếng thì buông xả cái nghe, bốn căn kia cũng như thế. Người hành đạo trước tiên quên thấy quên nghe, kế đến tịnh thân tâm, chẳng những lục căn, lục trần được buông xả, mà lục thức theo đó cũng dừng. Thường thấy người trụ Tòng lâm đầu thân, tay chân cứng như cây khô, đi như người gỗ, ngồi như ông Địa, đây tuy chẳng hay, song so với người phóng đãng thì tốt gấp muôn lần. Như thế, chẳng qua chỉ là mắt nhắm không liếc ngó, nhưng bên trong còn động, hễ con ngươi chợt nhìn liền bị tướng lôi; tai dù không nghe, hễ đầu bỗng lay động liền bị tiếng thâu. Cách hành như thế thì đâu có nhiếp được các căn.

 Cách nhiếp chân chánh ví dụ như: Một cái phòng xung quanh có sáu cửa sổ, trong đốt một ngọn đèn thì ánh sáng từ sáu cửa chiếu ra ngoài. Muốn trừ bỏ một cửa thì dùng vải bố che lại ắt một cửa tự tối. Dùng vải che dụ cho giữ con mắt không cho nhìn bên ngoài. Muốn trừ bỏ cửa thứ hai, cũng dùng vải che, vải che tức là giữ cái tai không cho nghe bên ngoài. Bốn cửa kia cũng vậy. Cách hành như thế tạm nhiếp thì được, song chưa phải là hạnh đốn (đốn ngộ). Cách hành của Thiền tông không cần đóng sáu cửa sổ, trước tiên bỏ ngọn đèn ở giữa phòng, kế đến dẹp luôn cả cái phòng, chẳng những lục căn, lục trần tự không, lục thức cũng tự xa lìa. Thực ra không cần dẹp bỏ, đèn và phòng đều tự tiêu tan. Thử hỏi: “Hồ ly tinh (ý thức phân biệt) nay đâu còn chỗ dấu thân nữa?”. Vậy cái đạo của thiền tông trước tiên dùng nghi tình hàng phục tâm, tâm quên thì trong ngoài đều quên, chẳng đóng mà tự đóng, chẳng nhiếp mà tự nhiếp, thật chẳng đúng ư...”(2)

*

Sau đây là bản Anh dịch Kinh Saṃyuktāgama 17 của Bhikkhu Bodhi. Các chữ trong ngoặc đơn () là do Nguyên Giác ghi chú để làm rõ nghĩa.

17. Discourse on Not Belonging to Oneself

Thus have I heard. At one time the Buddha was staying at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. A certain monk rose from his seat, bared his right shoulder and with palms together said to the Buddha:

“It would be well if the Blessed One would teach me the essentials of the Dharma in brief. On having heard the Dharma I shall alone and in a quiet place reflect on it with energy. Being established in it without negligence I shall reflect on that for whose sake a clansman’s son goes forth, shaving off beard and hair and putting Dharma robes on the body, out of faith going forth from the home to homelessness for the unsurpassed supreme holy life, realizing here and now that ‘birth for me has been eradicated, the holy life has been established, what had to be done has been done, I myself know that there will be no receiving of further existence.’”

Kinh Saṃyuktāgama 17: Kinh về không thuộc về chính mình

Như vầy tôi nghe. Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ, trong rừng Jeta, vườn Cấp Cô Độc. Một vị tăng đứng dậy từ chỗ ngồi, trần vai bên phải, chắp tay bạch Đức Phật:

“Con xin cung thỉnh Đức Phật dạy con Pháp tinh yếu ngắn gọn. Khi nghe pháp xong, con sẽ tìm về nơi vắng lặng, ở một mình, thực hành pháp này nhiệt tâm. Con sẽ hành pháp này tinh cần, con sẽ suy nghĩ rằng vì pháp đó mà con trai của một tộc họ xuất gia, cạo râu tóc, mặc pháp y, với tín tâm rời nhà để sống đời không nhà vì thánh hạnh tối thượng, chứng ngộ nơi đây và bây giờ rằng “sanh đã kết thúc với con, đời sống bậc thánh đã dựng lập, những gì phải làm đã làm xong, tự con biết là sẽ không còn tái sanh nữa.”

At that time the Blessed One said to that monk: “It is well, it is well, that you speak like this: ‘Blessed One, teach me the essentials of the Dharma in brief. On having been taught the Dharma herein in brief and fully understood its meaning, I shall alone and in a quiet place reflect on it with energy. Being established in it without negligence … up to … knowing myself that there will be no receiving of further existence.’ Are you speaking like this?” The monk said to the Buddha: “It is like this, Blessed One.”

Lúc đó, Đức Phật nói với vị sư đó: “Tốt lắm, tốt lắm, khi con nói thế này, ‘Bạch Đức Phật, hãy dạy con tinh yếu của Pháp ngắn gọn. Khi được dạy Pháp ngắn gọn xong, và hiểu đầy đủ nghĩa, con sẽ về độc cư nơi vắng lặng, hành pháp này tinh tấn. Dựng lập [tự thân] trong pháp đó không lui sụt... tới khi... tự biết rằng sẽ không tái sanh nữa.’ Con nói như thế, có đúng không?” Vị tăng nói với Đức Phật: “Bạch Đức Phật, đúng là như thế.”

The Buddha said to the monk: “Listen, listen and pay careful attention to what I will tell you. Monk, whatever things do not belong to you, they should quickly be eradicated and relinquished. Having eradicated those things will be for your benefit and welfare, for your peace for a long time.” Then the monk said to the Buddha: “I understood, Blessed One, I understood Well Gone One!”

Đức Phật nói với vị sư: “Hãy nghe, hãy nghe và hãy chú tâm vào những gì thầy sẽ nói với con. Tỳ kheo ơi, bất cứ những gì không thuộc về con, chúng nên nhanh chóng bị bứng gốc và buông bỏ. Bứng gốc những thứ đó sẽ làm lợi íchhạnh phúc cho con, cho con an lành lâu dài.” Rồi vị sư đó nói với Đức Phật: “Bạch Đức Phật, con hiểu rồi, con đã hiểu Như Lai!”

The Buddha said to the monk: “How do you understand in full the meaning of the teaching I herein spoke in brief?” The monk said to the Buddha: “Blessed One, bodily form does not belong to me, it should quickly be eradicated and relinquished. Feeling … perception … formations … consciousness does not belong to me, it should quickly be eradicated and relinquished. This will be for my benefit and welfare, for my peace for a long time. Blessed One, I thus understand in full the meaning of the teaching herein spoken in brief.”

Đức Phật nói với vị sư: “Con hiểu thế nào về nghĩa đầy đủ giáo pháp ngắn gọn thầy vừa nói?” Vị sư nói với Đức Phật: “Bạch Đức Phật, sắc thân hình hài không thuộc về con, cần nhanh chóng bị bứng gốc và buông bỏ. Thọ (tương tự, bứng gốc và buông bỏ với cảm thọ)... tưởng (tương tự, bứng gốc và buông bỏ với tri kiến về sắc, thanh, hương, vị...)... hành (tương tự, bứng gốc và buông bỏ với hành, là khi tâm khởi lên lựa chọn, lượng định sau khi tri kiến đã dựng lập với tưởng)... thức (ý thức khởi lên khi 6 căn gặp 6 trần) không thuộc về con, cần nhanh chóng bị bứng gốc và buông bỏ.  Như thế sẽ làm lợi íchhạnh phúc cho con, cho con an lành lâu dài. Bạch Đức Phật, con đã hiểu nghĩa đầy đủ như thế giáo pháp ngắn gọn vừa tuyên  thuyết.”

The Buddha said to the monk: “It is well, it is well, monk, that you understand in full the meaning of the teaching I herein spoke in brief. Why is that? Bodily form does not belong to you, it should quickly be eradicated and relinquished. In the same way feeling … perception … formations … consciousness does not belong to you, it should quickly be eradicated and relinquished. Having eradicated and relinquished it will be for your benefit and welfare, for your peace for a long time.

Đức Phật nói với vị sư: “Tốt lắm, tốt lắm, tỳ kheo, rằng con đã hiểu đầy đủ nghĩa giáo pháp thầy nói ngắn gọn. Sao lại như thế? Sắc thân hình hài không thuộc về con, nó cần nhanh chóng bị bứng gốc và buông bỏ. Tương tự, thọ... tưởng... hành... thức không thuộc về con, nó cần nhanh chóng bị bứng gốc và buông bỏ. Bứng gốc và buông bỏ nó, sẽ là lợi íchhạnh phúc cho con, cho con an lành lâu dài.

Then, on hearing what the Buddha had said, the mind of that monk was greatly delighted. He paid homage to the Buddha and withdrew. Practising alone in a quiet place with diligence he was established in being without negligence. Having practiced with diligence and being established in being without negligence he was able to reflect on that for the sake of what a clansman’s son goes forth, shaving off beard and hair and putting Dharma robes on the body, out of right faith going forth to homelessness … up to … he himself knew that there will be no receiving of further existence.’ Then that monk became an arahant, attaining liberation of the mind. (3)

Rồi thì, khi nghe Đức Phật nói xong, tâm của vị sư đó rất mực hoan hỷ. Vị sư đảnh lễ Đức Phật và lui ra. Thực hành đơn độc trong nơi vắng vẻ, với tinh tấn, vị sư an lập trong pháp này không biếng trễ. Thực hành với tinh tấn, và an lập trong pháp này không biếng trễ, vị sư chiêm nghiệm về những gì mà đứa con trai của gia tộc xuất gia, cạo râu tóc, mặc pháp y, tín tâm sống hạnh không nhà... tới khi... chính vị sư này biết rằng sẽ không còn nhận thân sau nào nữa.’ Rồi thì, vị sư đó trở thành một A La Hán, thành tụu giải thoát tâm.


Nguyên Giác

(1) Xem: http://thuvienhoasen.org/a14958/kho-bau-nha-thien

(2) Xem: http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-thien-pho-thuyet/tham-thien-pho-thuyet-quyen-thuong/10-luc-can-kho-nhiep

(3) Xem: https://suttacentral.net/en/sa17

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11604)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19143)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 23864)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13219)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12938)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12840)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12976)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14305)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105697)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14568)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38382)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 13993)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12800)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13676)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12474)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19351)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26984)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13441)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21561)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17933)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14179)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16043)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15013)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14129)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13123)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14376)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19641)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16675)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21085)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14740)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39082)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19261)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14633)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16063)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14596)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15168)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 38998)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14051)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24420)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14303)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17908)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21372)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19612)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17438)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13839)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13713)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14030)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21838)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16683)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15186)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14481)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 13993)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14303)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15576)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant