Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chỉ Quán Môn Luận Tụng

11 Tháng Tư 201607:50(Xem: 13861)
Chỉ Quán Môn Luận Tụng
CHỈ QUÁN MÔN LUẬN TỤNG

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Luận Tập Bộ Toàn quyển thứ 32.
Ngài Thế Thân Bồ-Tát tạo luận bằng chữ Phạn.
Ngài Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh phụng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán
Sa-môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc
dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt
nhân lần nhập thất thứ tư tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi.

Luận nầy dịch vào ngày 28.12.2006.
Tỳ Kheo Thích Hạnh Nhẫn góp phần hiệu đính xong lần thứ nhất vào ngày 10.4.2016.

Chỉ Quán Môn Luận Tụng

Nếu thấy thân người nữ
Cùng với vẻ diễm kiều
Người ngu không biết rõ
Vọng sinh ý dâm nhiễm.
Phật nói các: Sình trướng
Tiếp xúc, trừ ý dâm,
Theo được lời Thế Tôn
Được thắng quả không sót.
Giới tịnh, có nghe, nghĩ
Sách tiến thường tu tập,
Buộc niệm quán các cảnh
Đây là nhân giải thoát.
Nếu người có nhiễm sân
hôn trầm thụy miên,
Trạo cử, ác tác. Nghi
Năm thứ ngăn tu Định.
Ít nghe, ở đông người,
Ham vui thích sự hèn,
Ái thân và thọ dụng
Cũng ngăn được tu Định.
Loạn tâm có năm duyên
Tình tán theo các cảnh
Đắm vị và trầm, cử,
Ngã mạn, nặng danh tiếng.
Bí-xu nương Thánh giáo
Có lỗi phải nói trừ,
Khéo lấy duyên trụ tâm
Đó là hành tối thắng.
Tiếp, ở nơi yên lặng
Không hề có trở ngại,
Sau đó ngưng nghĩ tà
Là nghiệp đầu Bí-xu.
Nên ở rừng thây chết,
Đắp y phục phấn tảo,
Thường cầu sự tĩnh chỉ
Đoạn trừ tâm dâm nhiễm.
Khất thực thấy người nữ
Phải quán là bất tịnh,
Thu mắt trừ ý tà,
Chính tâm nhận đồ ăn.
Lắm lời, nhiều việc tạp
Đều phải nên xa lìa,
Duyên phiền não lại bức
Lực tuệ nên tu nhẫn.

Dưới cây trong bụi cỏ
Hoặc ở trong hang động,
Khi quán nên ở đây
Yên tịnh dễ tu tâm.
Khi duyên cảnh tập định
Không quá cao quá thấp,
Không nên quá gần, xa
Khiến tương ưng với cảnh.
Khéo giữ cảnh được duyên
Khéo quán sát rành rõ,
Khi nhắm mắt trụ tâm
Cũng như mở mắt thấy.
Căn môn đều nhiếp soát,
Trụ niệm ngưng nội tâm,
Duyên cảnh quán hiện tiền
Niệm niệm khiến liên tục.
Với tướng được giữ trước
Dụng tâm quán hình mạo
Sình trướng bên nữ căn
Đáng sợ đáng khinh hiềm.
Giống như nước ao đục
Gió thổi khiến động dao,
Khi nhìn ảnh các cây
Không trụ được sáng tỏ.
Nước tâm nhơ phiền não
Bị gió tình loạn thổi,
Khi lắng tâm quán sát
Tối tăm không thể trụ.
Tâm chìm nên sách tiến
Nên quán sự thắng diệu,
Như khốn đỉa hút máu
Rưới nước khiến hồi tỉnh.
Lại phải chóng thu liễm
An tâm nơi cảnh cũ,
Khiến ý có kham năng
Khéo điều đều tùy niệm.
Nếu tâm mà trạo cử
Nên nghĩ chán sự ác
Khiến tâm trụ tịch tĩnh
Như câu móc đầu voi.
Lìa xa trầm, trạo cử
Nên bình đẳng vận tâm
Tùy tình trụ nơi xả
Khi ấy không lỗi lầm.
Từ đây dần trụ được
Giữ tướng ảnh tâm an
Sáng tỏ hành trung đạo
Cầm đèn chính niệm chiếu.
Khi ấy dùng Tầm, Tứ
Nên lần lượt quán sát
Định ảnh tức liền sinh
Rõ ràng trụ ở trước.
Tịnh sáng không dao động
Như hình Đại Trượng Phu
Ảnh này vọng quán trước
Chính là tướng sai khác.
Tướng này đã sinh rồi
Các dục ác liền trừ
Tức người buộc tâm này
Tướng phương tiện Sơ định.
Thứ biết thể của sân
Vốn do tham dục phát,
Ái dục đã trừ rồi
Lìa được khỏi sân khuể.
Tiếp dùng niệm sách tiến
Trừ bỏ tâm hôn trầm,
Đã quán tướng sai khác
Nghi tình liền ngưng dứt.
Thứ phải trừ ác tác
Khéo đi đường an ổn,
Tịch tĩnh không chướng ngại
Phòng ngừa được trạo cử.
Nên biết dùng tâm thô
Quán tướng được giữ kia,
Liền ở trong tâm ảnh
Dùng ti vi tế cầu.
Thấy tâm hỷ sai khác
Do đây được khinh an,
Thứ chứng được định lạc
Định chi thứ như vậy.
Tức là định căn bản
Khéo an nơi tâm niệm,
Giống như muốn đến thôn
Và đến ở trong thôn.
Đã được định căn bản
Lại tu thêm hành khác
Được Tha tâm, Túc trụ,
Thần thông Thiên nhãn, nhĩ.
Ở đây khi có Tư
Tâm chưa được tĩnh trụ
Giống như sông có sóng
Nên biết địa chư cao.
Đã được Sơ định rồi
Nhưng trụ nơi sở duyên,
Tiếp y Định thứ hai
Tầm, Tư đều ngưng dứt.
Tuy trụ được vị này
Còn có nước hỷ động,
Khi vào định thứ ba
Tâm liền được tĩnh trụ.
Do tâm ấy có lạc
Chưa thể khiến trụ niệm,
Đã chứng định thứ tư
Các lỗi đều dứt trừ.
Phần thối, phần thắng tiến,
Phần trụ, phần quyết trạch,

Tĩnh lự có bốn loại
Người tu định phải biết.
Nếu định thuận phiền não
Đây gọi là phần thối,
Sau thắng là phần thắng,
Trụ tụ trụ nên biết.
Do trước khéo phân biệt
Là nhân quyết trạch đạo,
Định này với được kia
Gọi là phần quyết trạch.
Nơi các tướng vô thường
Làm các hành giải Khổ...
Nếu người được định này
Là các phần đạo: Noãn...
Với các tướng xanh, trướng
Sự quán có nhiều đường,
Như Thánh giáo tu hành
Khác nhau phải nên biết.
Tử thi gió vào bụng
Nơi huyệt có mủ chảy
Cả háng cũng đều khô
Gọi đó là sưng trướng.
Không ái phần thân thô
Chỉ tham thân tế hoạt,
Với ngưới tâm nhiễm này
Khiến tu quán như vậy.
Hoặc ở nơi tử thi
Có ít mủ trắng chảy,
Thịt còn lại đều xanh
Gọi đó là bầm xanh.
Thấy sắc mà sinh ái
Đó gọi người ái sắc,
Đối trị dùng xanh bầm,
Mặt trời lúc nắng cháy.
Tử thi khắp chảy mủ
Đó là tướng mủ chảy,
Với người ái hương kia
Khiến quán ngừng tâm nhiễm.
Lưng tử thi đứt nát
Gọi là tướng đoạn hoại,
Với người ái toàn thân
Đại Tiên Tôn vì nói.
Đối trị ái da thịt
Vì nói tướng thực tàn,
Tay, chân các phần xương
Tùy chỗ đều phân tán.
Với người tham các phần
Nói tướng răng xương loạn,
Ngay nơi tướng xương loạn
Dao, gậy phá chia lìa.
Cũng vì ái toàn thân
Khiến quán tướng đả loạn
Thi hài bị dao chém
Hoặc bị gậy, tên phá.
Máu chảy khắp thân tàn
Gọi là tướng huyết đồ.
Sạch sẽ hương xoa thân
Tư trang mặc áo đẹp,
Nơi đó người khởi tham
Dùng thuốc hay phân tích.
Với cảnh chỉ mình ái
Không chấp nhận người xem,
Nhiều trùng rúc tử thi
Khiến quán trừ niệm ác.
Thịt tử thi tiêu tán
Chỉ còn lại răng, xương,
Nơi răng sinh tham trước
Khiến quán tướng răng xương.
Nếu thấy người mới chết
Thức đi còn thân tàn
Chúng sinh tham trước lạc
Khiến trừ tham kiều diễm.
Phân tiểu và dớt dãi
Tụ hợp chung thành thân,
Ba mươi hai loại vật
Da bọc gọi là người.
Lông tóc và móng, răng
Gan, ruột các tướng nhân
Trong trống ba trăm xương,
Ràng quấn chín trăm xương;
Chín lỗ chảy bất tịnh
Bẩn tưởi khó trình bày,
Quán kỹ thật đáng ghét,
Người trí chẳng nên gần.
Đã quán thân người nữ
Cũng lại xét thân mình
Nơi đó nhân tham nhiễm
Theo lý thường buộc niệm.
Không thoát ngục ba cõi
Hoặc do tâm dục nhiễm
Cho nên người trí sáng
Cực khéo nghĩ sự này.
Trải nhiều khổ địa ngục
May mắn được thân người
phóng túng cuồng tâm
Không tu hạnh thù thắng.
Tham dâm có nhiều loại
Tùy sinh ác chẳng đồng,
Một quán đều trừ được
Chính là quán xương trắng.
Chạm sắc hình kiều diễm
Áo quần sinh nhiễm trước,
Thuốc nào trừ được đây?
Không qua quán xương trắng.
Trước nơi ngón chân cái
Định tâm duyên tạo sưng
Vỡ ra đã chảy mủ
Thịt đều tùy rơi rụng.
Liền quán hình xương ngón
sắc như chi, câu trắng,
Vết sưng đã lớn dần
Da thịt đều trừ sạch.
Lần lượt quán như thế
Thịt thân đều trừ hết,
Chính niệm thắng giải thành
Chỉ quán khớp xương ấy.
Nếu còn lại ít thịt
Bèn gọi là loạn ý,
Huống lại phóng tâm khỉ
Rong ruổi cầu các cảnh.
Thời gian lâu buộc tưởng
Tự biết khéo trụ được,
Tiếp dần đến người khác
Quán chung là đốt xương.
Dần rộng đến bờ biển
Trong đó đầy xương trắng,
Định này đã thành rồi
Bỏ rộng lại khiến hẹp.
Khi lược bỏ từ ngoài
Đến chỉ xương thân mình,
Lại quán xương ngón chân
Là thứ tự tâm định.
Hoặc lại bỏ từng miếng
Cực đến nơi xương đảnh,
Nên biết tâm cuối cùng
Nhiếp giữa mi khiến trụ.
Nếu tu tập như vậy
Thường sinh thắng Phạm cung,
Chẳng đọa lạc ba đường
Được sinh trời Ngũ Tịnh.
Tâm nhân gian thiện tán
Trở lại dòng sinh tử,
Người trí tu tâm định
Như lửa cháy áo thân.
Liền bỏ được các duyên
Nên ở nơi rừng vắng,
Chớ khiến vô thường bức
Chết uổng trong tán tâm.
Dùng Bát-nhã tịnh tâm
Rốt được quả khả ái,
Nếu không mong hậu hữu
Với thắng đạo nên tu.
Cạo tóc đắp Ca-sa
Phải nên tu Thánh đạo,
Tự nói các tạp sự
Sẽ là nhân sinh tử.


CHỈ QUÁN MÔN LUẬN TỤNG

Sửa chính tả: Phật Tử Thanh Phi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13135)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12689)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13611)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13582)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13763)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13584)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12425)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14693)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12713)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12287)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13338)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14972)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13065)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12483)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13298)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 11964)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11843)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12538)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11353)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11647)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11045)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13048)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11463)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12043)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12208)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11798)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12623)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12226)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12126)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11895)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11835)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11095)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11257)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12255)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12342)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11893)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11889)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12491)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12895)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13776)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14756)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11765)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12735)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12668)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14582)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12624)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15265)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13102)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14095)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15400)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant