Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Chuyển Pháp Luân

04 Tháng Giêng 201708:43(Xem: 14857)
Kinh Chuyển Pháp Luân

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
hay Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca

Dịch và chú thích bởi  GS Nguyễn Vĩnh Thượng


Kinh Chuyển Pháp Luân

Lời dịch giả: bài dịch tiếng Việt được căn cứ chính yếu vào bài dịch tiếng Anh của Đại Đức Mahathera Narada trong quyển The Buddha and his Teachings, 1964.

Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
Tựa Kinh theo tiếng Pali là Dhamma-Cakka-Pavattana Sutta, tiếng Sanskrit là Dharma-Cakra-Pravartana Sutra. Người Hoa dịch là Kinh Chuyển Pháp Luân.
Dhamma có nghĩa là (Phật) Pháp, lời dạy của Đức Phật.
Cakka có nghĩa là bánh xe, cái dĩa tròn.
Pavattana có nghĩa là chuyển động lăng tròn.
Sutta là quyển Kinh.
Trong tiếng Hán Việt, Pháp Luân ( 法   輪): luân có nghĩa là bánh xe, Pháp Luân có nghĩa là bánh xe (Phật) Pháp (Anh. Dharma Wheel).
Trong tiếng Anh, tựa bài Kinh có rất nhiều lời dịch khác nhau:
-The Setting in Motion of the Wheel of the Dharma Sutra.
-Discourse on Turning the Wheel of Truth.
-Discourse on Turning the Wheel of the Dharma.
Đã có rất nhiều bản dịch “Kinh chuyển Pháp luân” ra tiếng Hoa, Việt, Anh, Pháp … đăng trên Internet.

Để giúp độc giả nhận ra các đoạn mạch của Kinh chuyển Pháp Luân, chúng tôi phân chia bài Kinh này ra nhiều đoạn với những tiểu tựa.


I.-Nhập đề

Tôi (=Ngài Ananda) nghe như vầy:
Vào một thời nọ, Đức Phật Thích ca ở tại Vườn Lộc Uyển, xứ Isipatana (hiện nay là Sarnath), gần thành Benares.


II.-Thân bài

       II.A. - Con đường ở giữa:

Đức Phật gọi 5 thầy Tỳ Kheo đang ngụ ở nơi ấy, đã từng là bạn đồng tu khổ hạnh với mình trước đây, dạy rằng:

“Này các thầy Tỳ Kheo! Có hai cực đoan (Sa. Antu, Anh. Extreme) mà bậc xuất gia phải tránh:
-Thứ nhất là chìm đắm trong dục lạc (sensual pleasures). Đó là điều thắp hèn, phàm tụcvô ích.
-Thứ hai là theo lối tu khắc khổ (harsh austerity). Đó là điều gây khổ sở và vô ích.
Các thầy hãy từ bỏ hai cực đoan ấy. Như Lai (Tathagata, Đức Phật thường dùng danh từ này để tự xưng mình) đã thấu hiểu rằng Con đường ở giữa (Pa. Majjhima patipada, Anh. Middle way, Việt-Hán. Trung đạo)
hai cực đoan ấy, tức là không thiên về một bên nào quá đángNhư Lai đã áp dụng để phát triển nhản quan, sự hiểu biết phân minh, tiến đến sự an tịnh (Pa. vupasamaya, Anh. peace) đưa đến trí tuệ (Pa. abhinnaya, Anh. knowlegde), giác ngộ (Pa. sambodhaya, Anh. enlightenment/awaking) và niết-bàn (Pa. nibbana, Sa. Nirvana) hay con đường dứt khổ.

        II.B. - Bát Chánh Đạo:

Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữaNhư Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo(*1) (Hán-Việt. 八正道, Sa. Ārya 'ṣṭāṅga mārgaḥ, Pi. Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, Anh. Eightfold path).
Bát Chánh Đạocon đường có 8 chi nhánh (eightfold) là: 1.-Chánh Kiến (正見, Pa. Samma ditthi, Anh. Right view), 2.-Chánh Tư duy (正思唯, Pa. Samma sathkappa, Anh. Right intention), 3.-Chánh Ngữ ( 正語 , Pa. Samma vaca, Anh. Right speech), 4.-Chánh Nghiệp (. 正業 , Pa. Samma kammanta, Anh. Right action), 5.-Chánh Mạng (正命,  Pa. Samma ajiva, Anh. Right Livehood), 6.-Chánh Tinh Tấn (正精進, Pa. Samma Vayama, Anh. Right Effort), 7.-Chánh Niệm (正念, Pa. Samma sati, Anh. Right Mindfulness), 8.-Chánh Định (正定,  Pa. Samma Samadhi, Anh. Right Concentration).

         II.C. - Tứ Diệu Đế (四妙諦, Sa. Catvāry āryasatyāni, Pi. cattāri ariya-saccāni, Anh. Four Noble Truths), là bốn chân lí cao cả/ cao thượng ; cũng gọi là Tứ thánh đế ( 四聖諦,Four Holy Truths). Đây là trọng tâm của bài thuyết Pháp này.
                 1. Khổ  Đế  
Này các thầy Tỳ Kheo! Bây giờ Như Lai giảng về Chân Lý Cao thượng về sự Khổ (Pa. Dukhā ryasatya, Anh.the Noble truth of Suffering): Sanh là sự hợp lại của Ngũ Uẩn(*2 ) ( Sa. Pañcaskandha, Pa. Pancu-padanakkhandha, Anh. Five Aggregates), là khổ; Lão/già là khổ, bịnh là khổ, tử/chết là sự tan rã Ngũ Uẩn, là khổ. Buồn rầu, lo lắng, thất bại, rối loạn tâm thần là khổ. Sống chung với người mình không ưa thích là khổ, lìa xa người thân yêu là khổ, ước muốn mà không được là khổ. Nói cách khác, có thân Ngũ Uẩn (five psycho-physical condition groups) là khổ, vì ngũ uẩnvô thường, biến đổi không ngừng.
                 2. Tập  Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về nguyên nhân của khổ đau (Pa.Dukkha samudaya ariya sacca, Anh. Noble Truth of the cause): Chính lòng ham muốn được tái sanh, chìm đắm trong dục lạc, tức là, lòng ham muốn chìm đắm trong khoái cảm dục vọng, ham muốn mọi vật được trường tồn vĩnh cữu, lòng ham muốn trong tâm ý rằng sau cái chết thì không còn gì nữa; đó là nguyên nhân của khổ đau.

                3. Diệt Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao Thượng về sự diệt khổ đau (Pa. Dukkha-nirodha-ariya Sacca, Anh. Noble Truth of Ending Suffering). Đó là sự chấm dứt lòng ham muốn, không luyến tiếc.

               4. Đạo Đế:
Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về con đường dẫn đến sự diệt khổ (Pa. Dukkha nirodhaga-mini-patipada –ariya-sacca, Anh. Noble Truth of the way leading to the cessation of suffering). Đó chính là  Bát Chánh Đạo.

            II.D. - Tam Chuyển Pháp Luân(*3), Thập Nhị Hành(*4): để giúp 5 vị Tỳ Kheo hiểu thấu rõ Tứ Điệu Đế, Đức Phật thực hiệntam chuyển Pháp luân” cho mỗi Đế. Có 4 Đế, nên có 12 hành, người Trung Hoa gọi là Thập nhị hành ( 3 chuyển x 4 Đế = 12 hành).
                1. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Khổ Đế:
                          
a. Thị Chuyển:

Này các thầy Tỳ Kheo! Khổ đế [sự thật về nỗi khổ đau: phiền não, sanh tử luân hồi…] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.
                           b. Khuyến chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết Khổ Đế này.
                           c.Chứng chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã chứng nghiệm được Khổ Đế này. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng (seeing, understanding, wisdom, true knowledge and light) đã phát sanh đến Như Lai. [ánh sáng ở đây có thể hiểu là “diệt trừ được vô minh”]
               2. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Tập Đế:
                           a.
Thị chuyển:

Này các Tỳ Kheo! Khổ Tập Đế [sự thật về các nguyên nhân của đau khổ, phiền não, và sanh tử luân hồi] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.
                           b.Khuyến chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết các nguyên nhân của sự khổ: Khổ Tập Đế.
                           c.Chứng chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã chứng nghiệm được Khổ Tập Đế này. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng đã phát sanh đến Như Lai.
               3. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Diệt Đế:
                          
a.Thị chuyển:

Này các thầy Tỳ Kheo! Khổ Diệt Đế [sự thật về việc phải diệt trừ sự khổ đau để đạt được an lạc, thanh tịnh, hạnh phúcgiác ngộ] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.
                           b.Khuyến chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết cần phải dứt bỏ, tiêu diệt sự khổ đau: Khổ Diệt Đế.
                           c.Chứng chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã trải nghiệm quyết định tiêu diệt sự khổ đau: Khổ Diệt Đế. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và áng sáng đã phát sanh đến Như Lai.
              4. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Diệt Khổ Đạo Đế (Bát Chánh Đạo):
                           a.Thị chuyển:

Này các thầy Tỳ Kheo! Diệt Khổ Đạo Đế (=Bát Chánh Đạo) [8 con đường có 8 chi nhánh dẩn đến việc diệt trừ khổ đau] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.
                           b.Khuyến chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết Diệt Khổ Đạo Đế để giúp dẩn đến việc diệt trừ khổ đau.
                           c.Chứng chuyển:
Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã thực nghiệm “Bát Chánh Đạo”. Khi Diệt Khổ Đạo Đế được thực hiện (to be practised) và được phát triển (to be developed) thì nhãn quan, sự hiểu, sự biết, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng đã phát sanh đến Như Lai.

Sau khi kết thúctam chuyển Pháp luân” (Pa. tiparivă, Anh. three stages/ phases) - thập nhị hành (Pa. dvadasakara, Anh. twelve aspects), Đức Phật Thích-ca giảng tiếp:
Này các thầy Tỳ Kheo! Nếu Như Lai chưa hoàn toàn thấu triệt Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths) về ba phương diện (three stages/ phases) và đủ mười hai phương thức (twelve aspects) một cách hoàn toàn sáng tỏ thì Như Lai đã không xác nhận điều này trước thế gian này gồm có cả chư Thiên (Gods), Ma vương (Maras), Phạm thiên (Brahmas), Đạo sĩ (Recluses), Giáo sĩ Bà-la-môn (Brahmans), Con người (Humans) và loài ngoài hạng con người nữa (Some-One) rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ( Pa. Anuttara Samma Sambodhi, Anh. The highest Awakening).

Này các thầy Tỳ Kheo! đến khi Như Lai thấu triệt Bốn Diệu Đế/ Bốn Thánh Đế (insight and understanding of the Four Noble Truths/Four Holy Truths), về 3 phương diện (three stages) và đủ mười hai phương thức (twelve aspects) một cách hoàn toàn sáng tỏ thì đến lúc đó Như Lai mới xác nhận trước thế gian này gồm có cả chư Thiên (Gods), Ma vương (Maras), Phạm thiên (Brahmas), Đạo sĩ (Recluses), Giáo sĩ Bà-la-môn (Brahmans), Con người (Humans) và loài ngoài hạng con người nữa (Some-One) rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và rằng lúc ấy tri kiếnnhãn kiến phát sanh thì tâm của Như Lai được giải thoát và không còn lay chuyển. Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh nữa.


III. Kết luận:

Đức Phật giảng xong, 5 vị Tỳ Kheo thấy vui mừng trong lòng. Ngài Kondanna khi nghe giảng Tứ Diệu Đế liền chứng được pháp nhãn thanh tịnh (Pa. Dhamma Cakkhu, Anh. Pure eye of Dhamma); và Ngài chứng ngộ rằng “cái gì đã có sanh tất phải có diệt” (Everything is of a nature to arise is likewise of a nature to cease).

Lúc Đức Phật chuyển Pháp Luân, chư Thiên trên hành tinh này hoan hô: “Pháp Luân này quả thật tuyệt diệu! Chẳng có Pháp Luân nào cao siêu hơn Pháp Luân này. Không có chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên, Đạo sĩ, Giáo sĩ Bà-la-môn nào trên thế gian này có thể giảng được như Đức Phật đã giảng tại vườn Lộc Uyển trong làng Isipatana, gần thành Benares.”
Nghe lời vừa tán dương trên, chư Thiên ở các cung trời Tứ-Đại-Thiên-Vương (Catum-Maha-Rajika, Anh. Four Kings) v…v… cũng đồng thanh hoan hô: “tại vườn Lộc Uyển, trong làng Isipatana, gần thành Benares, bánh xe chuyển Pháp tối thượng đã được Đức Phật thuyết giảng.” và họ quay lưng rời bỏ chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, Đạo sĩ, Giáo sĩ Bà-la-môn và bất cứ người nào trên thế gian này. Họ sẽ hướng về Đức Phật.
Trong khoảnh khắc ấy tiếng hoan hô vang dội làm rung chuyển mạnh mẽ, chỉ trong nháy mắt đã làm cả 10.000 thế giới trong cõi Phạm Thiên đều rung chuyển theo.

Một hào quang vô cùng rực rỡ hơn tất cả hào quang của chư Thiên đã chiếu sáng trên thế gian.
Đức Phật liền nói: “Kondanna quả đã giác ngộ! Kondanna quả đã giác ngộ! Từ đó Kondanna được gọi tên là Annata Kondanna , có nghĩa là “Kondanna là người đã giác ngộ”.
  Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh Pali), quyển V, trang 420.

*-*-*

Trong Luật tạng (Vinaya Pitaka)   có nơi nói rằng Ngài Kondanna thỉnh cầu Đức Phật cho Ngài làm đệ tử của Phật, Đức Phật đã chấp thuận. Kondanna là vị sư xuất gia đầu tiên, Tăng đoàn (Sangha, Community of Monks & Nuns) đã được thành lập từ đó, tiếp theo là 4 vị Tỳ Kheo kia cũng gia nhập tăng đoàn và họ lần lượt chứng quả Arahant.

*-*-*

Chú thích:  
(*1) Bát Chánh Đạocon đường 8 chi nhánh (eightfold) như sau:

1.Chánh kiến: Người có chánh kiến là người hiểu rõ 4 Diệu Đế.
Người có chánh kiến là người thấu hiểu sự vật theo: - thật tướng vô thường, thật thể vô ngã, thật tánh duyên khởi tức là mọi vật đều liên kết, đều tuỳ thuộc lẫn nhau mà hiện hữu.
Người có chánh kiến là người thấu hiểu mọi hành động đều có hiệu quả: chết không phải là hết, những hành động và đức tin đều có cái hậu quả sau khi chết.
2.Chánh tư duy: có nghĩa là mọi suy nghĩ/ tư duy căn cứ vào 4 Diệu Đế, căn cứ vào các Pháp: vô thường, khổ, vô ngã .
3.Chánh ngữ: có nghĩa là lời nói phải hòa nhã, hợp đạo lý, chân chính/ không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói những lời phù phiếm.
4.Chánh nghiệp: có nghĩa là hành động từ bỏ các điều ác, từ bỏ việc làm tổn thương đến người khác, hành động giúp người khác được lợi, được vui, và cũng giúp chính mình được lợi và an vui.
5.Chánh mạng: có nghĩa là sinh sống bằng những nghề không xúc phạm đến thân mạngtài sản của người khác.
6.Chánh tinh tấn: có nghĩa là siêng năng làm điều lành, cố gắng tránh đều ác.
7.Chánh niệm: có nghĩa là luôn luôn nhớ, nghĩ đến điều lành, và nghĩ tới điều ác nên tránh.
8.Chánh định: có nghĩa là luôn luôn giữ tâm không bị vọng động, giữa tâm thanh tịnh, bình thản, và chú tâm vào điều tốt.

(*2) Ngũ uẩn:
Ngũ uẩn (五蘊, Sa. pañca-skandha, Pa. pañca-khandha, Anh. five aggregates་), còn gọi là Ngũ ấm (五陰), pañca là 5 ; skandha là nhóm, người Trung Hoa dịch là uẩn có nghĩa là tích tụ, là (các điều, các vật) được chất chứa cùng một nhóm.  Ngũ uẩn là năm nhóm yếu tố kết hợp lại tạo thành con người: - Phần vật chất  có hình dáng gọi là 1.Sắc uẩn;- Phần tâm lý không có hình dáng, gồm 4 nhóm, gọi là: 2.Thọ uẩn, 3.Tưởng uẩn, 4.Hành uẩn và 5. Thức uẩn.  (Xem thêm bài Ngũ Uẩn của NVT).

(*3) Tam chuyển (Pa. tipariva, Anh. three phases/ stages) Pháp luân: ức Phật đã giảng “mỗi Diệu Đế” bằng cách đi qua 3 giai đoạn nhằm giúp cho 5 vị Tỳ Kheo hiểu rõthực hiện hoàn toàn mỗi Diệu Đế:
           1.Thị chuyển: đây là giai đoạn công nhận (recognition), hiểu biết về “mỗi Diệu Đế” mà (hiện nay) Đức Phật đã thấy rõ, (trước kia, trước khi giác ngộ, Đức Phật chưa thấy rõ). Ngài giảng rõ cho 5 vị Tỳ Kheo ý thức về sự có mặt của Khổ đau, hành trình tìm hiểu nguyên nhân, quyết định diệt trừ khổ đau, và con đường giúp diệt trừ khổ đau.
           2 .Khuyến chuyển: đây là giai đoạn khuyến khích (encouragement) tìm hiểu về “mỗi Diệu Đế”, Đức Phật đã khuyến khích 5 vị Tỳ Kheo nên tìm hiểu rõ về sự khổ đau, về nguyên nhân, quyết định diệt trừ khổ đau, và phương cách để diệt trừ khổ đau.
           3. Chứng chuyển: đây là giai đoạn thực hiện (realization), Đức Phật nêu lên bằng chứng Ngài đã trải nghiệm và thực hiệnmỗi Diệu Đế”, do đó 5 vị Tỳ Kheo cần phải thực hiệnmỗi Diệu Đế” này.

Tóm lại, sau khi đã nhận thức từng (hay 4) Diệu Đế thì phải hiểu rõ từng (hay 4) Diệu Đế, rồi hoàn thành việc thực hiện từng (hay 4) Diệu Đế. Và như thế các thầy Tỳ kheo mới giải thoát khỏi khổ đau.

(*4) Thập nhị hành (Pa. dvadasakara, Anh. twelve aspects): Đức Phật thực hiệntam chuyển Pháp luân” cho mỗi Diệu Đế (mỗi chân lý vi diệu). Có 4 Diệu Đế (4 chân lý vi diệu), nên có 12 hành, người Trung Hoa gọi là Thập nhị hành ( 3 chuyển x 4 Diệu Đế = 12 hành).

Bài học từ “Kinh Chuyển Pháp Luân” của Đức Phật Thích-ca.

Bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật lịch sử đã dạy cho chúng ta những điều sau đây:

1.-Con đường ở giữa
Đức Phật khẳng định với 5 vị Tỳ Kheo đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia rằng: “Đức Phật đồng ý với quý Tỳ Kheo này việc tham luyến dục lạc là điều không có ích lợi, nhưng Đức Phật thêm vào đó là việc tham luyến lối tu khắc khổ cũng không có lợi” và rồi Đức Phật đưa ra giải pháp: “ Hãy tránh cả hai cực đoan, và chọn con đường ở giữa hai cực đoan này để được đưa đến giác ngộ.”
Khi là Thái tử, Ngài đã trải nghiệm cuộc sống vương giả, đã hưởng thụ dục lạc, yến tiệc linh đình, cung phi mỹ nữ múa hát ngày đêm, có đủ kẻ hầu người hạ, tương lai còn được vua cha trao cho ngai vàng…, nhưng Ngài đã “ngộ” rằng việc tham luyến dục lạc là điều phàm tục, không có lợi ích, không thể kéo dài mãi mãi. Sau đó, trong bước đầu của cuộc đời xuất gia, Ngài đã trải nghiệm cuộc sống của tu sĩ theo cách tu khắc khổ, nhưng thể xác của Ngài suy yếu lần lần nên yinh thần cũng không được minh mẫn, rồi Ngài “ngộ” rằng lối tu khắc khổ cũng không có lợi ích. Do đó Ngài mới chọn “con đường ở giữa” hai thái cực này.

2.-Tứ Diệu Đế:
Trọng tâm của Kinh chuyển Pháp luân là lời giảng dạy của Đức Phật về Tứ Diệu Đế (Sa. catvāri āryasatyāni; Pa. cattāri ariyasaccāni, Four Noble Truths), các Đại sư Trung Hoa còn dịch là Tứ Thánh Đế (Four Holy Truths):

1.-Khổ  Đế (dukkha, Sa. Duhkha, the truth of suffering) là chân lý về sự khổ đau: cuộc đời này đầy đau khổ. Các Đại sư  Trung Hoa dịch dukkha là  khổ (suffering), dukkha còn có nghĩa rộng như là sự không hài lòng (dissatisfaction), sự căng thẳng (stress)…

 2.-Khổ Tập  Đế (samudaya dukkha, the cause of suffering): nguyên nhân gây khổ đau là vọng tưởng và bám vào sự vật vô thường.

 3.-Khổ Diệt Đế (nirodha dukkha, the cessation of suffering): cần phải diệt trừ những vọng tưởng và bỏ sự bám víu vào sự vật vô thường.

 4.-Diệt khổ Đạo Đế (magga dukkha, the path to the cessation of suffering = the Noble Eightfold Path) là “con đường có 8 chi nhánh” = Bát Chánh Đạo, đây là phương cách để diệt trừ sự bám víu vào các vật vô thường, và do đó sự tái sanh và khổ đau sẽ dứt.

3.-Bát Chánh Đạo
(đã trình bày ngắn gọn ở phần chú thích. Có thể đọc thêm bài viết Tứ Diệu Đế Bát Chánh Đạo của NVT)

4.- Ngũ uẩn:
5 nhóm yếu tố kết hợp lại tạo thành con người: 1.Sắc uẩn, 2.Thọ uẩn, 3.Tưởng uẩn, 4.Hành uẩn và 5. Thức uẩn.  Các “Uẩn” thì liên kết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau mà hiện hữu, khi tan rả thì con người cũng không còn sống.

(đã trình bày ngắn gọn ở phần chú thích. Có thể xem thêm bài viết Ngũ Uẩn của NVT).

Đức Phật  nói “ngũ uẩn” luôn biến đổi không ngừng, ngũ uẩnvô thường, như vậy ngũ uẫn là khổ.

5.-Vô thường:
Ngài Kondanna đã ngộ lời giảng dạy của Đức Phật Thích ca về triết lý vô thường (impermanence) khi Kondanna phát biểu: “Cái gì đã có sanh tất phải có diệt”.

Toronto, 03 December 2016
Nguyễn Vĩnh Thượng
 Cựu giáo sư triết học (1969 – 1975) tại các trường Trung Học Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước (Long An) và trường Sư Phạm Sài gòn.

 

Tài liệu tham khảo chính yếu

-Cao Hữu Đính, Văn Học Sử Phật Giáo, Huế: tác giả xuất bản, 1970. Đây là bài cours mà GS CHĐ đã soạn giảng cho Sinh viên Đại Học Vạn Hạnh Saigon và Phật Học Viện Nha Trang.
-Hirakawa Akira, A History of Indian Buddhism: from Sakyamuni to Early Mahayana, translated and edited by Paul Groner, Hawaii: University of Hawaii Press, 1974.
-Kogen Mizuno, Buddhist Sutras: Origin, Development, Transmission. Translated by Morio Takanashi & others, adapted by Rebecca M. Davis. Tokyo: Kosei Publishing Co. First English edition, 1982. Sixth printing, 1995.
-Narada, Mahathera, The Buddha and his Teachings, Kandy (Sri Lanka): Buddhist Publication Society, First enlarged edition: 1964, Second revised and enlarged edition: 1973.
-Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Saigon: Lê Thanh Thư Xã, 1963.
-Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu ngôn ngữ Kinh điển Phật giáo, Sài-gòn: NXB TP.HCM, 2000.

 Cùng một tác giả
Các bài viết đã đăng trên Internet bởi các trang Web:

Thư viện Hoa sen, Chùa Adida (Australia), Trang nhà Quảng Đức, Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long,
Petrus Ký-LHP, An phong-An bình …:

-Ảnh hưởng Phật giáo trong pháp luật triều Lý, 1971.
-Tư tưởng Phật giáo trong văn học đời Lý, 1996 (Sách).
-Phật giáo như là một triết học hay như là một tôn giáo, 2014.
-Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca, 2014.
-Việc phiên dịch Kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ, 2016.
-Việc phiên dịch Kinh điển Phật giáo ra chữ Hán, 2016.
-Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển, 2016.
-Biểu nhất lảm Tam tạng Kinh điển Phật giáo, 2016.
-Về một nhà giáo thời VNCH: GS TS Nguyễn Thanh Liêm, 2010.
-Lời giới thiệu về Nhà văn Cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, 2014.
-Thầy Tạ Ký- Nhà giáo và Nhà thơ, 2015.
-Tuyển tập Biên khảo Nguyễn Vĩnh Thượng, 2016 (Sách PDF & EPUB)
v…v…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17740)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12353)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 54045)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14282)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 13715)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57628)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 13218)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11827)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14555)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12041)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 13538)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13232)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 12100)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 11746)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 41947)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 38581)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14616)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12589)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 15911)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14345)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 13582)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 16245)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13027)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12787)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 14029)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14020)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16355)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12292)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14288)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11180)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10932)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13120)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13796)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13064)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12896)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13407)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 13526)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33513)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11251)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12825)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12959)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11525)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17771)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11320)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11747)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11404)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18872)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12461)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11216)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13060)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15624)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11732)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11610)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12631)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12548)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13862)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12833)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13200)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12652)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant